Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 151/1999/CT-BNN-TY

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIA SÚC

Từ giữa tháng 6 năm 1999, bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở trâu, bò, lợn đã xảy ra ở 12 tỉnh, thành phố. Nguồn dịch do tư thương vận chuyển trái phép gia súc bị bênh từ Trung Quốc vào các tỉnh biên giới phía Bắc rồi lây lan sang một số tỉnh phía Nam là các địa phương có mầm bệnh tiềm ẩn ở các ổ dịch cũ.

Đến cuối tháng 9 năm 1999, bệnh LMLM đã xảy ra ở 43 tỉnh, thành phố, gồm 176 huyện, 675 xã, phường với 14.892 trâu, bò và 8.158 lợn mắc bênh.

Như vậy, dịch LMLM năm nay có đặc điểm là số gia súc mắc bệnh không nhiều như những năm trước nhưng phạm vi xảy ra dịch ở nhiều tỉnh, thành phố.

Nguyên nhân khiến dịch lan rộng là:

- Việc công bố dịch chưa kịp thời, ảnh hưởng đến kết quả chống dịch.

- Việc lập Trạm, Chốt kiểm dịch động vật tạm thời chưa được chủ trọng hoặc hoạt động kém hiệu quả.

- Khi phát hiện có dịch bệnh LMLM đã không thực hiện tốt việc hạn chế lưu thông gia súc dễ nhiễm bệnh dịch và sản phẩm của chúng.

- Có nhứng vi phạm về thủ tục kiểm dịch.

Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh LMLM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân (UBND), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trong ngành thú y thực hiện một số biện pháp sau đây:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

* Báo cáo với UBND tỉnh và đề nghị UBND tỉnh thực hiện các biện pháp sau:

- Khi chưa có dịch: cần chỉ thị cho UBND các cấp, các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm dịch động vật, ngăn chặn việc đưa nguồn dịch vào địa phương, đồng thời phổ biến, hướng dẫn cán bộ và nhân dân các biện pháp phòng dịch bệnh.

Lập các Trạm, Chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại các đầu mối giao thông quan trọng.

- Khi có dịch: cần có Quyết định công bố dịch theo quy định tại Pháp lệnh Thú y. Trong Quyết định phải nêu rõ tên bệnh, loài vật mắc bệnh, địa điểm cụ thể nơi có dịch, đồng thời lập Ban chống dịch.

Lập trạm, chốt kiểm dịch động vật, tổ chức canh gác, quản lý không cho đưa gia súc và sản phẩm gia súc từ ổ dịch ra ngoài; yêu cầu cơ quan sở tại buộc chủ gia súc cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ phòng chóng dịch bệnh cho động vật.

Cấp đủ kinh phí cho việc tiêm phòng vành đai và các hoạt động chống dịch.

* Đồng thời, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các biện pháp sau:

- Soạn thảo các văn bản hướng dẫn phòng chống bệnh, hướng dẫn việc thi hành các quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh.

- Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các hoạt động tuyên truyền, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ gia súc, tiêm phòng...

- Chỉ đạo Chi cục Thú y tăng cường biện phát kiểm dịch, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan; khoanh vùng ổn định, vùng vành đai xung quanh ổ dịch và tổ chức thực hiện tiêm phòng cho gia súc.

2. Cục Thú y:

Cục Thú y thông báo kịp thời cho các tỉnh tình hình dịch LMLM, các địa danh có dịch, hướng lây lan; hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh cho các Chi cục Thú y; tổ chức phối hợp công tác kiểm dịch giữa các tỉnh, thành phố và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; lập kế hoạch về vắc xin phòng bệnh cho các vùng cần tiêm phòng và kế hoạch bổ sung Quỹ dự trữ kịp thời.

3. Các Chi cục Thú y:

Phải có phương án chống dịch cụ thể trình UBND tỉnh gồm các biện pháp chủ yếu như xác định loại và số lượng gia súc cần tiêm phòng, địa điểm lập Trạm, Chốt kiểm dịch, thực hiện kiểm dịch tại gốc. Phối hợp với chính quyền cơ sở và ngành văn hoá thông tin tuyên truyền rộng rãi cách phòng chống bệnh cho cán bộ nhân dân.

5. Các Công ty thuốc thú y Trung ương:

Phải cung ứng kịp thời và đầy đủ vắc xin, các loại thuốc khử trùng và vật tư thú y cho công tác phòng chống bệnh LMLM.

6. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc các Sở Nông nghiệp -PTNT tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.

 

 

Ngô Thế Dân

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 151/1999/CT-BNN-TY về các biện pháp phòng chống bệnh lở mồn long móng gia súc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 151/1999/CT-BNN-TY
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Ngô Thế Dân
Ngày ban hành: 04/11/1999
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 151/1999/CT-BNN-TY về các biện pháp phòng chống bệnh lở mồn long móng gia súc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…