ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2009/CT-UBND |
Yên Bái, ngày 29 tháng 6 năm 2009 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Trong những năm gần đây, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực thi công tác quản lý tài nguyên nước còn nhiều bất cập, thiếu chặt chẽ. Quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước phân tán, chồng chéo tại nhiều Sở, ngành, chưa xác định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh tài nguyên nước. Tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có quy hoạch, không có giấy phép đã vi phạm Luật Tài nguyên nước, gây tổn hại đến số lượng và chất lượng nguồn nước, gây hạ thấp mực nước, ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nguồn nước ở một số nơi, làm ảnh hưởng xấu tới môi trường và cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt ở một số vùng trên địa bàn tỉnh.
Để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Chỉ thị.
Uỷ ban nhân dân tỉnh nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; hành nghề khoan nước dưới đất trái với quy định của pháp luật.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức tổng kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất của các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, đình chỉ các hoạt động không có giấy phép, không được cấp phép theo quy định của pháp luật. Công tác tổng kiểm tra này phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2009 (không bao gồm công tác xử lý vi phạm).
b) Xây dựng các đề án:
- Đề án điều tra lập danh bạ các giếng khoan thăm dò, khai thác nước; xác định số lượng, vị trí, tình trạng các giếng đã bị hư hỏng không còn hoạt động (bao gồm các giếng khoan nhỏ của các hộ gia đình, giếng khoan khai thác của các cơ quan các giếng khoan thăm dò, giếng khoan quan trắc không còn sử dụng);
- Đề án trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04/9/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về việc xử lý trám lấp giếng không sử dụng nhằm tránh sự xâm nhập của chất thải gây ô nhiễm nguồn nước;
- Đề án kiểm kê, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Đề án kiểm kê các nguồn nước thải và đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước .
- Đề án Quy hoạch, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2020;
Các đề án trên phải được xây dựng trong năm 2009 - 2010 trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt làm căn cứ thực hiện cho những năm sau.
c) Khẩn trương hoàn thành dự án "Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước" đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 17/5/2007 về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Yên Bái, thời gian hoàn thành đến 30/6/2009.
d) Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các Nghị định: Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ điện, thuỷ lợi, Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về quản lý lưu vực sông.
đ) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước cho nhân dân, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện, xã nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước.
e) Đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức cá nhân đang khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước; hành nghề khoan nước dưới đất lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Thẩm định hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước; hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của Luật Tài nguyên nước.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm
Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí cho công tác điều tra, xử lý trám lấp giếng không sử dụng, công tác quy hoạch, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước và các nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước khác từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm.
4. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng ngay chính sách thu thuế hoặc phí khai thác tài nguyên nước nhằm đảm bảo duy trì, phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp.
5. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường về việc thỏa thuận địa điểm các dự án đảm bảo nguồn nước cho thực hiện các dự án, công trình.
b) Khi lập và thẩm định các quy hoạch ngành phải có quy hoạch vùng đệm bảo vệ các hồ thủy lợi, thuỷ điện và nguồn nước sinh hoạt, phải tuân thủ quy định phân vùng xả thải vào nguồn nước phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
c) Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nước sạch hoàn thiện hồ sơ xin phép khai thác cho đúng với quy định cấp phép hiện hành.
a) Trong quá trinh thẩm định các dự án cần chú ý tới các nội dung về phương án cấp nước, thoát nước, xả nước thải vào nguồn nước.
b) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí cho công tác điều tra, xử lý trám lấp giếng không sử dụng; công tác quy hoạch, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước và các nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước khác từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế hàng năm trình UBND tỉnh quyết định phân bổ kinh phí cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Kiểm tra định kỳ chất lượng nguồn nước khai thác cho mục đích sinh hoạt, đặc biệt đối với các đơn vị kinh doanh nước sạch với lưu lượng lớn; trong trường hợp chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn, yêu cầu các chủ thể khai thác khắc phục ngay đồng thời báo cáo, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh để xử lý.
Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý tài nguyên nước phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, đồng thời nghiên cứu, đề xuất phương án bổ sung biên chế cho công tác quản lý tài nguyên nước ở các cấp, các ngành.
9. Công an tỉnh có trách nhiệm:
Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành quy định Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các Sở, ban, ngành; có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho việc nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cấp nước sinh hoạt nông thôn.
b) Tổng hợp kết quả tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh hoạt nông thôn gửi Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi lập hồ sơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo đúng quy định của Luật Tài nguyên nước.
15. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, phường, xã, thị trấn:
a) Tổ chức kiểm tra rà soát ngay các tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước, trên địa bàn; phân loại các đơn vị hoạt động có giấy phép, không giấy phép, sai giấy phép; xử lý theo thẩm quyền và tổng hợp báo cáo, đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước.
b) Tổ chức đăng ký công trình khai thác nước không phải xin phép trên địa bàn.
c) Thống kê lập danh bạ các giếng khoan, giếng đào đã hư hỏng, không còn hoạt động để báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch trám lấp.
16. Các cơ quan Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Yên Bái.
Cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến những quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước và nội dung Chỉ thị này để mọi người dân, tổ chức hiểu, thực hiện; phát hiện, phản ánh kịp thời các trường hợp vi phạm về quản lý tài nguyên nước nhằm quản lý khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai và đôn đốc thực hiện, tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm kết quả thực hiện về Uỷ ban nhân dân tỉnh./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Chỉ thị 14/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Yên Bái
Số hiệu: | 14/2009/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Yên Bái |
Người ký: | Hoàng Thương Lượng |
Ngày ban hành: | 29/06/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 14/2009/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước tỉnh Yên Bái
Chưa có Video