Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/CT-UBND

Bạc Liêu, ngày 15 tháng 11 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Trong thời gian qua, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thi tiết, thiên tai diễn biến hết sức bất thường, phức tạp, khó lường theo chiều hướng cực đoan; dự báo trong những năm tới tần suất các cơn bão, mưa cường suất lớn, hạn hán, sạt lở, nắng nóng, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra nhiều hơn; tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên không hiệu quả, ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.

Để chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và bảo vệ tài nguyên, môi trường có hiệu quả, thích ứng với các diễn biến bất thường của thời tiết trong thời gian tới theo tinh thn chỉ đạo ca Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Kết luận s56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 19/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XV về việc tăng cường ứng phó với biến đi khí hậu và phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 15/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 19/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XV. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện tốt một số việc sau:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các S, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, biểu dương và kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng dân cư có ý thức, thực hiện tốt các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường, thực hiện tốt công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai; đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; tạo không gian môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với SNông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các dự án quan trắc nước mặt, nước ngầm trên địa bàn tỉnh; tăng cường năng lực quan trắc, giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường, quan trắc chất lượng nước vụ phục nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là phục vụ nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao và ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tai.

- Cập nhật, cụ thể hóa “Khung kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu” của tỉnh Bạc Liêu; lựa chọn các công trình, nhiệm vụ ưu tiên để lồng ghép triển khai thực hiện.

- Khẩn trương triển khai thực hiện tốt Kết luận 36-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đt đai trong thời kỳ đy mạnh toàn diện công cuộc đi mới, tạo nn tảng đđến năm 2020 nước ta cơ bản trthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2045; chiến lược về ứng phó với biến đổi khí hậu; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Thực hiện tiết kiệm tài nguyên nước, hạn chế các loại hình sản xuất sử dụng lãng phí tài nguyên, gây phát thải nhiều chất ô nhiễm, khí nhà kính, hủy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng rủi ro thiên tai; tập trung xử lý ô nhim môi trường theo hướng cải thiện cht lượng môi trường năm sau cao hơn năm trước; thực hiện phân loại rác thải tại ngun, nht là rác thải sinh hoạt, thúc đẩy tái chế, tái sử dụng, hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải, xử lý triệt đchất thải độc hại, chất thải y tế.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:

- Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ nâng cao nhận thức cộng đồng, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường dựa vào cộng đồng; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án phòng chống, giảm nhẹ thiên tai như: Nâng cấp và đầu tư hệ thống đê, bờ bao, hệ thống tiêu thoát nước; khẩn trương hoàn thành các công trình chống ngập, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đê biển, các công trình trình chống sạt lở ven sông, ven biển cho các huyện ven biển dần hình thành hệ thống chống ngập đồng bộ, hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các dự án về quan trắc nước mặt; rà soát quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chđộng điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với khả năng cấp nước của từng vùng, từng địa phương; đẩy nhanh tiến độ thi công công trình chống hạn, cấp nước, đẩy mạnh áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chủ động theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, hạn hán, xâm nhập mặn để chđạo sn xuất hiệu quả, hạn chế thiệt hại.

- Phối hợp với Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh huyện tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc chủ động tự phòng, tránh thiên tai được an toàn trong điều kiện biến đi khí hậu.

- Tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, tăng độ che phủ rừng, nghiên cứu cơ chế cho phép kết hợp khai thác các giá trị kinh tế của rừng để góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững; chuyển đổi mô hình cây trồng, vật nuôi thích ứng biến đổi khí hậu, xây dựng kế hoạch giảm thải khí nhà kính trong nông nghiệp.

- Chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tham mưu Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm, khắc phục những hạn chế để bổ sung vào phương hướng nhiệm vụ năm sau sát với thực tế của địa phương, có tính đến yếu tố bất thường do biến đổi khí hậu; tham mưu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện chức năng của Quỹ Phòng chống thiên tai hỗ trợ cho công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai đúng theo quy định và hiệu quả.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chịu trách nhiệm:

Tiếp tục rà soát, xem xét khả năng cân đối vốn của tỉnh và quy định của Luật Đầu tư công tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn ngân sách trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm theo thứ tự ưu tiên của từng danh mục dự án để cung cấp, duy tu bảo dưỡng đê điều, di dời dân và các Chương trình, Đề án nhằm đảm bảo an toàn, góp phần phòng, chống, ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất thường của thiên tai; ưu tiên bố trí nguồn vốn các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ cho công tác phòng, chng thiên tai và các dự án đầu tư về ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

4. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm:

- Thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, đảm bảo phát triển bền vững; các công trình giao thông qua vùng thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai phải có phương án thiết kế, cải tạo nâng cấp đm bảo không ảnh hưng đến các khu dân cư, đặc biệt tuyến đường giao thông qua vùng ngập, nước dâng phải bố trí thoát nước phù hợp, không gây cản trở thoát nước (kể cả trong quá trình thi công); quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện vận tải, nhất là các phương tiện vận tải khách, đảm bảo an toàn giao thông, ít phát thải khí cac-bon.

- Thường xuyên kim tra các khu vực đường xung yếu, các cầu yếu để đảm bảo giao thông thông suốt khi trong điều kiện biến đổi khí hậu và có sự cố do thiên tai; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện sn sàng khắc phục khi có sự cố, đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất.

5. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm:

Rà soát lại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về thoát nước có tính tới các tác động của biến đổi khí hậu, sử dụng các vật liệu xây dựng thông minh, thân thiện môi trường; phối hợp cơ quan liên quan và các địa phương rà soát quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước, nhất là tại các đô thị, chủ động trin khai các phương án, giải pháp phù hợp nhằm khắc phục nhanh tình trạng ngập úng khi mưa lớn.

6. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ; Sở Công Thương chịu trách nhiệm:

- Ưu tiên phối hợp, tổ chức thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường chủ động công bố để chính quyền, nhân dân địa phương biết.

- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát đối với các dự án đầu tư, cơ ssản xuất sử dụng nguyên liệu hóa thạch có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; hạn chế việc sử dụng đồ nhựa có tính năng sử dụng một lần, không sử dụng các máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

7. Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Xây dựng, y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền gia cố đảm bảo an toàn các bin quảng cáo, kiên quyết tháo dỡ các biển quảng cáo trái phép, không đảm bảo an toàn khi có thời tiết cực đoan xảy ra.

- Rà soát nâng cấp, đầu tư các công trình du lịch trọng điểm nhằm thu hút các hoạt động du lịch bền vững, thân thiện môi trường.

8. Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chịu trách nhiệm:

- Hướng dẫn, đôn đốc các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố tiếp tục rà soát, cập nhật phương án phòng chống thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai hàng năm với các tình huống thiên tai cụ thể có thể xảy ra trên địa bàn, tập trung hoàn thiện kế hoạch phòng chống thiên tai theo giai đoạn 05 năm.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, từng bước đầu tư, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cho lực lượng tìm kiếm cu nạn nhằm đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn trong mọi tình huống.

- Chỉ đạo rà soát phương án cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống thiên tai, trong đó cần chú trọng việc phối hợp và bố trí lực lượng, phương tiện tại những khu vực trọng điểm để huy động kịp thời khi có yêu cầu.

- Htrợ các địa phương tổ chức diễn tập cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống thiên tai, sự cố nhằm bảo đm chủ động ứng phó trong mọi tình huống.

9. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chịu trách nhiệm:

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát nhân lực và các vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tchức tập huấn, huấn luyện cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, cứu sập và sơ tán dân khi có thiên tai xy ra.

- Xây dựng kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng để phát huy sức mạnh tng hp, chủ động phòng chng, đối phó kịp thời với mọi tình huống thiên tai xảy ra, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai, lụt, bão.

- Phối hợp các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố có liên quan tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường.

10. Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan truyền thông của địa phương: Thường xuyên tăng cường cập nhật và phát tin kịp thời về tình hình thời tiết, diễn biến của mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, triều cường, các bản tin về tài nguyên nước, khoáng sản, bảo vệ môi trường... cho toàn thể cộng đồng nhân dân nhằm nâng cao ý thức phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

11. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh chịu trách nhiệm:

- Theo dõi tình hình khí tượng thủy văn din biến mưa, bão, thiên tai để có dự báo, thông báo kịp thời phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai.

- Cung cấp kịp thời diễn biến tình hình khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh cho Ban Chỉ huy Phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

12. Các Sở, Ban, Ngành khác: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện tốt công tác phòng, ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường qun lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để chủ động tham gia phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố chịu trách nhiệm:

- Tổ chức triển khai Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai,... và các văn bn hướng dẫn đến các cấp, ngành, đặc biệt là cấp cơ s(xã, phường, thị trấn); chủ động xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và phương án phòng, chống, ứng phó tương ứng từng loại hình, cấp độ rủi ro thiên tai, trong đó đặc biệt quan tâm đến các kế hoạch, phương án ứng phó với bão, bão mạnh, hạn hán và xâm nhập mặn; quán triệt công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu: Phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại ch; lực lượng tại ch; vật tư và phương tiện tại ch; hậu cần tại ch); có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các lực lượng, chỉ đạo kịp thời, đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh tng hợp trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

- Tăng cường tuyên truyền công tác ứng phó biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó cảnh báo thiên tai, đảm bảo thông tin chỉ đạo của cấp chính quyền đến từng ấp, khu phố, người dân, đặc biệt người dân ở vùng trũng thấp, ven sông đngười dân sẵn sàng ứng phó trước các tình huống thiên tai bất thường, cực đoan; vận động nhân dân chủ động chuẩn bị, sẵn sàng phòng chống bảo vệ tài sản của gia đình; chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn, thực hành diễn tập về các tình huống thiên tai giả định, phương án xử lý, tránh tình trạng bị động, hoảng loạn khi có thiên tai xảy ra.

- Tiếp tục củng cố lực lượng, hiện đại hóa phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng chng thiên tai; chủ động huy động các nguồn nhân lực của địa phương để làm tốt công tác phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, lụt, bão trên địa bàn.

- Chỉ đạo rà soát, tăng cường quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống tiêu thoát nước, khu dân cư, đô thị tại khu vực ven sông, đảm bảo hạn chế tác động do thiên tai; chủ động lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát trin của ngành, lĩnh vực.

- Chủ động dự phòng nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng chống thiên tai, các địa phương xây dựng dự toán chi và kế hoạch thu Quỹ Phòng, chống thiên tai hàng năm theo quy định tại Điều 10, Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ.

- Thường xuyên kiểm tra và chủ động bố trí nguồn kinh phí được phân cấp để tổ chức nạo vét, khai thông dòng chảy các kênh, rạch và các công trình tiêu thoát nước trên địa bàn; xử lý triệt để các hộ dân san lấp mặt bằng không phép, xây dựng công trình lấn chiếm dòng chảy.

Đề nghị Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo đề xuất trình y ban nhân dân tnh chỉ đạo; đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì theo dõi việc tchức thực hiện của các Sở, Ban, Ngành, y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo nội dung nêu trên và làm đầu mối, tổng hp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ 6 tháng và hàng năm về Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TN&MT (báo cáo);
- Cục KTTV và Biến đổi khí hậu;
- TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành;
- Các tổ chức chính trị - xã hội;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Đài Khí tượng thủy văn tỉnh;
- Báo Bạc Liêu; Đài PT-TH tỉnh;
- CVP; các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH (đăng Công báo);
- Lưu: VT, (TQ02).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Chiến

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Số hiệu: 11/CT-UBND
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
Người ký: Lê Minh Chiến
Ngày ban hành: 15/11/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [9]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…