Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 09/CT-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 03 năm 1992

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ RỪNG VÀ TRỒNG RỪNG NĂM 1992 .

Trong công tác trồng cây gây rừng năm 1991, toàn thành phố đã trồng được 2.071 ha rừng tập trung/kế hoạch 2.000 ha đạt 103,5% kế hoạch, trong đó rừng phòng hộ trồng được 1.724 ha/1.635 ha đạt 105,4% kế hoạch, rừng kinh tế trồng được 347 ha/365 ha đạt 95% kế hoạch, cây phân tán trồng được 5.129.000 cây/5.000.000 cây đạt 102,6% kế hoạch năm.

Phong trào trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng của thành phố luôn luôn giữ vững và phát triển mạnh mẽ, trong nhiều năm, đã thu hút các thành phần kinh tế tham gia, đem lại lợi ích thiết thực là nguồn lâm sản phục vụ cho chất đốt, gỗ gia dụng và làm nguyên liệu giấy xuất khẩu, đặc biệt sinh thái môi trường thành phố ngày càng cải thiện nhất là ở Duyên Hải, Củ Chi, Thủ Đức, Hóc Môn... Năm 1991 thành phố tổ chức triển khai trồng rừng phòng hộ môi trường theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, tăng thêm quỹ rừng.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng năm 1991 vẫn còn yếu ở khâu chăm sóc bảo vệ rừng chưa làm tốt, nhất là các đơn vị có địa bàn xa ở Cần Giờ. Nạn chặt phá rừng chưa giảm, diện tích trồng mới, chăm sóc chưa đảm bảo kỹ thuật, công tác giao đất giao rừng có làm nhưng tiến độ còn chậm, mới giao được cho 87 hộ với diện tích 7.173,3 ha chiếm 25% diện tích đất và rừng hiện có. Việc chuyển đổi phương thức quản lý diện tích rừng kinh tế sang rừng phòng hộ môi trường của một số đơn vị còn lúng túng và gặp khó khăn trong quản lý quyết toán.

Để khắc phục những thiếu sót tồn tại năm 1991, đồng thời đẩy mạnh công tác trồng rừng, bảo vệ rừng, nhằm thực hiện được chỉ tiêu, kế hoạch năm 1992. Ủy ban nhân dânthành phố chỉ thị ngành nông nghiệp phối hợp với các ngành, các cấp, cơ quan, đoàn thể, đơn vị sản xuất lâm nghiệp một số công việc năm 1992 như sau :

1- Sở Nông nghiệp thành phố và quận huyện có diện tích trồng rừng, các đơn vị sản xuất lâm nghiệp cần tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả công tác trồng rừng, bảo vệ rừng năm 1991, đồng thời tổ chức lễ phát động phong trào trồng cây, gây rừng bảo vệ rừng năm 1992 ở thành phố và các huyện ngoại thành. Lấy ngày sinh của Bác Hồ 19/5/1992 là ngày triển khai trồng rừng của thành phố, để cổ vũ và thúc đẩy phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh của thành phố nhằm thực hiện thắng lợi chỉ tiêu kế hoạch năm 1992 trồng 3.500 ha rừng tập trung, trong đó rừng phòng hộ 1.500 ha, rừng kinh tế 2.000 ha, 3.000.000 cây phân tán, chăm sóc bảo vệ 24.000 ha rừng của thành phố. Chú trọng xây dựng các khu rừng lịch sử, văn hóa ở Thủ Đức, Củ Chi, Bình Chánh, Duyên Hải... để cải tạo cảnh quan nhằm phục vụ nghỉ ngơi vui chơi, học tập, nghiên cứu khoa học cho nhân dân thành phố và khách tham quan.

2- Căn cứ vào chỉ tiêu năm 1992, ngành nông nghiệp cùng với ban ngành, quận huyện, các đơn vị sản xuất lâm nghiệp phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị, chuẩn bị tốt những điều kiện cần thiết ngay từ bây giờ như : vốn, vật tư, giống, phương tiện, kỹ thuật để sớm triển khai trồng rừng năm 1992 kịp thời vụ.

3- Về nguồn vốn thực hiệnkế hoạch trồng rừng năm 1992, rừng phòng hộ môi trường và kinh phí bảo vệ rừng do ngân sáchTrung ương và thành phố cấp, theo luận chứng được duyệt. Riêng rừng kinh tế sẽ vay theo lãi suất ngân hàng cho từng loại cây trồng. Để thực hiệnkế hoạch trồng cây phân tán, thành phố trích từ nguồn thu lâm sản nhằm hỗ trợ một phần cây giống cho các đơn vị sự nghiệp và hộ nông dân nghèo, phần kinh phí còn lại các đơn vị sản xuất lâm nghiệp, đơn vị quân đội, trường học, hộ dân tham gia tự bỏ vốn để trồng, chăm sóc, bảo vệ. Chủng loại cây trồng, ngoài những loại cây lâm nghiệp đã có cần chú trọng các loại giống mới mà phổ biến cho bà con trồng, các trường học nên phát triển nhiều loại hoa kiểng để tăng thêm vẻ đẹp mỹ quan, phục vụ cho công tác giáo dục tham quan, giải trí của thành phố.

4- Đối với công tác giao đất giao rừng, kiểm tra bảo vệ rừng, Sở Nông nghiệp phải đánh giá lại toàn bộ việc giao đất giao rừng có tổng kết rút kinh nghiệm nhân điển hình để năm 1992 phải làm tốt các mặt sau đây :

- Đẩy mạnh tiến độ giao đất giao rừng, giao khoán rừng cho hộ gia đình chăm sóc bảo vệ, hướng dẫn các hộ gia đình xây dựng vườn rừng, thâm canh lâm, nông, ngư kết hợp để tăng thu nhập, ổn định đời sống tại rừng, kịp thời ngăn chặn việc chặt phá rừng tại gốc. Năm 1992 phải đẩy mạnh giao đất giao rừng cho các hộ dân trồng và chăm sóc bảo vệ, đạt trên 50% diện tích đất và rừng chưa có chủ.

- Thường xuyên kiểm tra và tăng cường công tác phòng chống cháy và chặt phá rừng, tổ chức học tập cho cán bộ, công nhân viên, nhân dân, các đơn vị sản xuất có liên quan đến rừng về “Luật bảo vệ và phát triển rừng”, các văn bản pháp lý khác của Nhà nước. Hướng dẫn nhân dân, các tổ chức đoàn thể, đơn vị quốc doanh thi hành đúng luật thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng.

- Kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những đơn vị, cá nhân cố tình chặt phá rừng. Ngăn chặn kịp thời việc xây dựng những công trình làm thiệt hại đến tài nguyên rừng vốn còn quá ít ở thành phố.

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng cần chú trọng đến việc quản lý Nhà nước về rừng, phải có sự kết hợp với địa phương và chủ rừng để có sự phối hợp thống nhất tạo mạng lưới hoàn chỉnh trong công tác quản lý bảo vệ. Từ nay về sau cần chấm dứt mọi trường hợp rừng không có chủ rõ ràng và bị chặt phá.

5- Tổ chức thực hiện :

- Ủy ban nhân dânthành phố giao ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan như : kế hoạch, tài chính, ngân hàng, giáo dục, thống kê, các quận huyện, đơn vị sản xuất lâm nghiệp, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Lực lượng vũ trang, triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ thị nầy. Hàng tháng, quý tổ chức kiểm tra, đôn đốc, báo cáo tiến độ thực hiện và những khó khăn vướng mắc về Thường trực Ủy ban nhân dânthành phố để kịp thời giải quyết.

- Sở Văn hóa thông tin, báo đài, phát thanh, truyền hình, Ban thi đua khen thưởng thành phố có kế hoạch đưa tin những đơn vị tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào trồng rừng và bảo vệ rừng ở thành phố để biểu dương khen thưởng, kỷ luật đúng mức./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Viết Thanh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Chỉ thị 09/CT-UB về việc thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và trồng rừng năm 1992 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 09/CT-UB
Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Võ Viết Thanh
Ngày ban hành: 17/03/1992
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Chỉ thị 09/CT-UB về việc thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và trồng rừng năm 1992 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…