ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND |
Bắc Giang, ngày 29 tháng 6 năm 2015 |
Những năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang có bước phát triển toàn diện, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô, năng lực và hiệu quả sản xuất được nâng cao. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng trong nông nghiệp cũng nảy sinh những tác động xấu về mặt môi trường và tính bền vững của sản xuất. Chất thải trong sản xuất phần lớn không được xử lý; các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý xử lý chất thải; hoạt động giết mổ gia súc gia cầm phần lớn là do các cơ sở tự phát, nhỏ lẻ thực hiện, các cơ sở này không đảm bảo vệ sinh, không có hệ thống thu gom và xử lý chất thải cũng góp phần làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường.
Nhằm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thống kê, rà soát, đánh giá phân loại về mức độ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản do Trung ương cấp phép đóng trên địa bàn tỉnh và các cơ sở do UBND tỉnh và các cơ quan chức năng của tỉnh cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh. Việc thống kê phải được hoàn thành, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 6/2016.
- Xây dựng chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển; các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng, chế biến thủy sản và sản xuất, chế biến khác trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh, chú trọng tới các điều kiện, tiêu chí bảo vệ môi trường. Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh và chủ động chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, chương trình... thuộc lĩnh vực được phân công đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm sản, thủy sản; chủ động tích cực triển khai áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, xử lý chất thải nói chung, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại nói riêng.
- Phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định về môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; xử lý nghiêm các vi phạm về môi trường thuộc lĩnh vực được phân công; tăng cường kiểm tra, xử lý môi trường làng nghề và lĩnh vực liên quan.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi trường trong hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo lĩnh vực, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản theo thẩm quyền. Xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc các trường hợp cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả; công khai thông tin các hành vi vi phạm để tạo áp lực dư luận.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để ngành nông nghiệp quản lý, giám sát, cảnh báo môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Xác định và công bố mức độ ô nhiễm môi trường tại các khu vực có mật độ tập trung cao các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường giám sát cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường và công tác đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Chủ trì triển khai thực hiện Quy hoạch làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1565/QĐ-UBND ngày 11/10/2013.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành quy định quản lý làng nghề trên địa bàn tỉnh trong đó phân công, phân cấp cụ thể về trách nhiệm quản lý làng nghề giữa các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương để triển khai, phối hợp đồng bộ, hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý việc công nhận làng nghề đảm bảo các điều kiện về môi trường, rà soát danh sách làng nghề đã được công nhận, chú trọng đến các tiêu chí bảo vệ môi trường.
- Tăng cường tuyên truyền về công tác áp dụng, công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn; làm tốt công tác đánh giá, thẩm định, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa nông, lâm, thủy sản.
Chủ động tiếp cận, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản và bảo vệ môi trường nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Xây dựng kế hoạch và cân đối ngân sách, đảm bảo dành một phần kinh phí thích đáng cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Chủ động phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm đồng thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực thẩm trên địa bàn tỉnh.
- Thống kê, rà soát, đánh giá phân loại về mức độ gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản do UBND huyện, thành phố cấp chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh. Việc thống kê phải được hoàn thành, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp trong tháng 5/2016.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, nuôi trồng, chế biến thủy sản tập trung và sản xuất chế biến khác trong lĩnh vực nông lâm, thủy, sản theo thẩm quyền. Xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo thẩm quyền; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về môi trường trên địa bàn.
- Tập trung chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với Sở, ngành liên quan trong việc chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra và hướng dẫn thực hành quy trình sản xuất tốt, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông, lâm, thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường; xử lý vấn đề môi trường làng nghề cũng như đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn.
- Cân đối nguồn phần kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện. Giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện chỉ thị này báo cáo theo đúng quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Số hiệu: | 05/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký: | Lại Thanh Sơn |
Ngày ban hành: | 29/06/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chưa có Video