ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 02 năm 2020 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN NĂM 2020
Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Quảng Ngãi, lượng mưa trong nửa đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh có khả năng thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 40% đến 70%, nền nhiệt độ có khả năng cao hơn TBNN từ 0,5°C đến 1,5°C.
Hiện tại, dung tích trữ của các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ở mức thấp, đạt trung bình khoảng 70% dung tích thiết kế (cùng kỳ năm 2019 thì dung tích trữ của các hồ chứa đều đạt gần 100% dung tích thiết kế); đặc biệt dung tích trữ của nhiều hồ chứa lớn đạt thấp so với dung tích thiết kế như: Nước Trong 80%, Đakđrinh 85,0%, Liệt Sơn 44%, Hóc Dọc 31%, Thới Lới 21%, Hố Quýt 67%, Huân Phong 67%.
Với tình hình nguồn nước hiện tại và nhận định khí tượng, thủy văn nêu trên thì khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào cuối vụ Đông Xuân 2019 - 2020 và vụ Hè Thu 2020 là khá cao, có nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 8008/CT-BNN-TCTL ngày 25/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020; UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở ngành, địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình nguồn nước; chỉ đạo, hướng dẫn (hoặc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo) các địa phương, đơn vị chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm nước để phục vụ dân sinh và sản xuất năm 2020.
b) Đánh giá tình hình nguồn nước, khả năng bảo đảm cấp nước để hướng dẫn lịch thời vụ vụ Hè Thu 2020 hợp lý; khuyến cáo các địa phương tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ cây lúa sang cây trồng cạn sử dụng ít nước đối với những vùng bị thiếu nước), không sản xuất đối với những vùng nguồn nước không đảm bảo cung cấp trong suốt mùa vụ.
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và đề xuất kịp thời UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các biện pháp chống hạn cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại từng thời điểm xảy ra hạn hán và kinh phí thực hiện phòng, chống hạn, xâm nhập mặn.
a) Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn năm 2020; chủ động triển khai Phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn đã được Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phê duyệt.
b) Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, diễn biến thời tiết và kiểm kê nguồn nước để có kế hoạch sử dụng nước hợp lý, đảm bảo phục vụ dân sinh, sản xuất trên địa bàn huyện, thành phố.
c) Đối với các địa phương chưa xây dựng, phê duyệt Phương án phòng, chống hạn và xâm nhập mặn năm 2020: Chỉ đạo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) cấp huyện và cấp xã khẩn trương xây dựng, phê duyệt và gửi Phương án về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, kiểm tra; trình cấp thẩm quyền xem xét, hỗ trợ kinh phí phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (nếu có).
d) Chỉ đạo UBND cấp xã và các Tổ chức thủy lợi cơ sở thường xuyên thực hiện nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, sửa chữa cửa cống lấy nước bị rò rỉ, thất thoát nước; đắp đập tạm ngăn mặn, đào ao, khoan giếng để bơm nước phục vụ sinh hoạt và chống hạn cho cây trồng khi bị hạn hán.
đ) Áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng (nông - lộ - phơi, nhỏ giọt, phun mưa...). Đối với những vùng thường xảy ra hạn hán, vùng có chân ruộng cao, vùng nằm ở cuối kênh thường xuyên thiếu nước tưới; nhất là các khu tưới thuộc công trình hồ chứa nước Liệt Sơn, các khu tưới thuộc xã Phổ cường, huyện Đức Phổ,... phải chuyển đổi sang cây trồng cạn trong vụ Hè Thu năm 2020, sử dụng ít nước tưới để đảm bảo hiệu quả sản xuất.
e) Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện để kịp thời đưa vào sử dụng, phục vụ sản xuất năm 2020 và những năm tiếp theo.
g) Sau khi kết thúc tưới vụ Đông Xuân 2019 - 2020, lập kế hoạch chi tiết sử dụng nước vụ Hè Thu 2020 cho từng công trình cụ thể, đề xuất giải pháp chống hạn (nếu xảy ra) trên tinh thần tự lực, kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm.
h) Hướng dẫn bà con nông dân thực hiện gieo sạ đúng lịch thời vụ vụ Hè Thu 2020 để hạn chế tác động của hạn hán, thiếu nước; tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm.
i) Chủ động bố trí ngân sách địa phương, các nguồn vốn hợp pháp khác và kinh phí hỗ trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi để thực hiện phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đảm bảo cấp nước phục vụ dân sinh, sản xuất năm 2020 đạt hiệu quả.
k) Định kỳ vào ngày thứ 5 (năm) hàng tuần (từ tháng 02/2020 đến hết tháng 8/2020), báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình hạn hán, những vùng có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt, sản xuất; tình hình triển khai thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để Sở tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, chỉ đạo.
3. Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình thủy lợi Quảng Ngãi
a) Triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ như UBND các huyện, thành phố được nêu tại Điểm 2 Chỉ thị này.
b) Triển khai thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết kiệm nước; trong đó: Phải kiểm tra, sửa chữa các cửa cống lấy nước bị rò rỉ, thất thoát nước, nạo vét kênh mương; vận hành các cống lấy nước đúng yêu cầu dùng nước; tiếp tục thực hiện biện pháp tưới luân phiên trên hệ thống thủy lợi Thạch Nham để đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất, dân sinh và phòng chống hạn; ưu tiên cấp nước cho các khu công nghiệp, cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi; đề xuất UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các địa phương khoanh vùng tưới, những vùng không đảm bảo nguồn nước nên chuyển sang cây trồng cạn hoặc không sản xuất.
c) Khi nguồn nước kênh chính Nam (Thạch Nham) hoặc kênh Liệt Sơn không đảm bảo đủ nước tưới thì chủ động điều tiết nước từ hồ chứa nước Núi Ngang vào hệ thống kênh chính Nam Sông Vệ, kênh Liệt Sơn để đảm bảo nguồn nước tưới cho các huyện Mộ Đức, Đức Phổ.
d) Chịu trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Công ty Cổ phần Thủy điện Đakđrinh trong việc vận hành điều tiết liên hồ chứa, đảm bảo cấp nước phục vụ dân sinh, sản xuất, môi trường và tuân thủ Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 25/7/2018.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Chỉ thị 03/CT-UBND về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Số hiệu: | 03/CT-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký: | Nguyễn Tăng Bính |
Ngày ban hành: | 24/02/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Chỉ thị 03/CT-UBND về triển khai giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn năm 2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Chưa có Video