ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2390/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 06 tháng 9 năm 2023 |
CẤP NƯỚC SINH HOẠT AN TOÀN KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI, GIAI ĐOẠN 2024-2028
Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
Thực hiện Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2024 - 2028, cụ thể như sau:
1. Sự cần thiết phải xây dựng Kế hoạch cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn
Nước sinh hoạt có vai trò quan trọng trong đời sống người dân nói chung và người dân ở nông thôn nói riêng. Theo quy định của pháp luật, bình quân mỗi người, mỗi ngày đêm cần 60 lít nước sinh hoạt đạt chất lượng theo QCVN 01-1:2018/BYT, ban hành kèm Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Điều này yêu cầu, ngoài việc cung cấp đủ nước sinh hoạt, còn phải đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt cho người dân. Do vậy, cần tổ chức kiểm soát tất cả trang thiết bị, hóa chất… để chủ động kiểm soát tất cả các khâu trong quá trình sản xuất nước sinh hoạt để đưa đến người tiêu dùng. Do vậy, việc xây dựng Kế hoạch cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2024-2028 là rất cần thiết.
2. Thực trạng cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh
Trên địa bàn tỉnh có 285 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở nông thôn, cung cấp nước sinh hoạt cho 61.260 hộ (23,01% tổng số hộ ở nông thôn). Trong đó có 23.027 hộ được dùng nước sạch và 38.233 hộ được dùng nước hợp vệ sinh.
Trong 285 công trình, có 279 công trình cấp nước tập trung nông thôn có quy mô nhỏ và vừa, công suất cấp nước cho dưới 100 m3/ngày đêm. Có 6 công trình cấp nước nông thôn tập trung có quy mô cấp cho trên 100 m3/ngày đêm. Tuy nhiên chỉ có 4 công trình cấp nước sinh hoạt có đầy đủ các hạng mục của hệ thống cấp nước tập trung nông thôn đó là: (1) Công trình cấp nước sinh hoạt huyện Phú Thiện và Ia Pa; (2) Công trình cấp nước xã Đông, xã Nghĩa An huyện Kbang; (3) Công trình cấp nước sinh hoạt xã Hà Tam huyện Đak Pơ; (4) Công trình cấp nước bơm dẫn thôn Hòa Sơn, Hòa Thành xã Ia Phang huyện Chư Pưh. 02 công trình còn lại có công suất trên 100 m3/ngày đêm, được đấu nối với công trình cấp nước đô thị nên không có đầy đủ các hạng mục của hệ thống cấp nước tập trung nông thôn (gồm: Công trình cấp nước tập trung xã Song An và xã Thành An, thị xã An Khê, được đấu nối vào hệ thống Công ty cổ phần nước Sài Gòn An Khê; Công trình cấp nước sinh hoạt xã Dun, Kông Htok, Ia Pal, Hbông huyện Chư Sê, được đấu nối vào hệ thống cấp nước đô thị của thị trấn huyện Chư Sê của Công ty Cổ phần cấp nước Chư Sê).
Căn cứ quy định tại Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn giai đoạn 2024-2028 đối với 4 công trình: (1) Công trình cấp nước sinh hoạt huyện Phú Thiện và Ia Pa; (2) Công trình cấp nước xã Đông, xã Nghĩa An huyện Kbang; (3) Công trình cấp nước sinh hoạt xã Hà Tam huyện Đak Pơ; (4) Công trình cấp nước bơm dẫn thôn Hòa Sơn, Hòa Thành xã Ia Phang huyện Chư Pưh.
3.1. Mục tiêu tổng quát
- Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước cấp theo quy chuẩn quy định.
- Có các giải pháp ứng phó với các sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt từ nguồn đến người sử dụng nước.
- Nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- 100% người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt từ các công trình trên được thường xuyên sử dụng nước sinh hoạt theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Tỷ lệ thất thoát nước xuống dưới 18%; tự cân đối được thu chi trong cung ứng dịch vụ nước sinh hoạt nông thôn.
- Nhận diện được các mối nguy: Bao gồm các mối nguy thực tế, mối nguy tiềm năng; Phương án xử lý các mối nguy; tổ chức khắc phục các sự cố về cấp nước sinh hoạt nông thôn ở mỗi công trình.
4. Nội dung và giải pháp thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn
4.1. Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo đảm cấp nước an toàn. Hằng năm xây dựng kế hoạch truyền thông về bảo đảm cấp nước an toàn. Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền với các nội dung giáo dục về Luật Tài nguyên nước, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm; giới thiệu phổ biến Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn, giới thiệu nhân rộng các mô hình, kinh nghiệm về thực hiện tốt cấp nước an toàn để người dân, các cơ sở cấp nước, chính quyền các cấp nâng cao trách nhiệm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm cấp nước an toàn, bền vững.
4.2. Áp dụng đầy đủ các quy định, các Quy chuẩn kỹ thuật về cấp nước an toàn, cho các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở nông thôn; đảm bảo tính đúng, tỉnh đủ các chi phí hợp lý trong giá nước; tuyên truyền, vận động người dân việc trả tiền khi sử dụng các dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn; thực hiện quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ chất lượng nguồn nước nguyên liệu; xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép.
4.3. Đào tạo, nâng cao năng lực về cấp nước an toàn; ứng dụng công nghệ trong thực hiện cấp nước an toàn.
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp quản lý lĩnh vực cấp nước sinh hoạt trong việc tổ chức quản lý thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn, kiểm soát chất lượng nước, thực hiện thỏa thuận dịch vụ cấp nước trên địa bàn.
- Đối với các đơn vị cấp nước: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, người lao động trong đơn vị; tổ chức các hội thảo, hội nghị hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn; ứng dụng công nghệ, thiết bị thông minh trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước; nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết bị xử lý nước hiện đại, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
4.4. Kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về cấp nước an toàn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng nước của các đơn vị cấp nước theo quy chuẩn hiện hành; kiểm tra việc xây dựng Kế hoạch và thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn của các tổ chức cá nhân.
4.5. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sinh hoạt
Xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
Xây dựng các nội dung quy định trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước phù hợp đặc điểm nguồn nước tại các khu vực trên địa bàn tỉnh.
TT |
Tên công trình |
Năm đưa vào sử dụng |
Công suất (m3/ ngày đêm) |
Số hộ cấp nước (hộ) |
Nguồn nước cấp |
Phạm vi cấp nước |
Thời gian thực hiện |
Đơn vị thực hiện |
Nội dung chính thực hiện cấp nước an toàn |
1 |
Công trình cấp nước sinh hoạt huyện Phú Thiện và Ia Pa |
2019 |
4.000 |
4.796/ 9.400 |
Nguồn nước mặt từ hồ chứa nước Ayun Hạ |
huyện Phú Thiện và Ia Pa |
Bắt đầu từ năm 2024 |
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai |
1. Bảo đảm cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật. 2. Các hạng mục công trình thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. 3. Chủ động thực hiện trong kiểm soát các nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên 48 giờ. 4. Thực hiện quản lý tài chính rõ ràng. |
2 |
Công trình cấp nước xã Đông, xã Nghĩa An huyện Kbang |
2019 |
1000 |
1.713/ 2.200 |
Hồ thủy điện Kanak |
xã Đông và xã Nghĩa An huyện Kbang |
Bắt đầu từ năm 2024 |
Trạm Quản lý thủy nông huyện Kbang |
1. Bảo đảm cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật. 2. Các hạng mục công trình thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. 3. Chủ động thực hiện trong kiểm soát các nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên 48 giờ. 4. Thực hiện quản lý tài chính rõ ràng, doanh thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy phục vụ công tác duy tu, sửa chữa nhỏ. |
3 |
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Hà Tam huyện Đak Pơ |
2022 |
491 |
621 |
Suối lạnh xã Hà Tam huyện Đak Pơ |
Xã Hà Tam huyện Đak Pơ |
Bắt đầu từ 2025 |
UBND xã Hà Tam huyện Đak Pơ |
1. Bảo đảm cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật. 2. Các hạng mục công trình thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. 3. Chủ động thực hiện trong kiểm soát các nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên 48 giờ. 4. Thực hiện quản lý tài chính rõ ràng, doanh thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy phục vụ công tác duy tu, sửa chữa nhỏ. |
4 |
Công trình cấp nước bơm dẫn thôn Hòa Sơn, Hòa Thành xã Ia Phang huyện Chư Pưh |
2020 |
120 |
295 |
Nước ngầm |
thôn Hòa Sơn và thôn Hòa Thành thuộc xã Ia Phang huyện Chư Pưh |
Từ Năm 2026 |
Ban quản lý và cung cấp nước sạch huyện Chư Pưh |
1. Bảo đảm cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật. 2. Các hạng mục công trình thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. 3. Chủ động thực hiện trong kiểm soát các nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên 48 giờ. 4. Thực hiện quản lý tài chính rõ ràng, doanh thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy phục vụ công tác duy tu, sửa chữa nhỏ. |
Kinh phí thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn của đơn vị đơn vị được tính vào giá thành sản xuất nước sinh hoạt khi xây dựng phương án giá nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (quy định tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
7.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị cấp nước xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT và các quy định khác.
b) Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn.
c) Tổng hợp, báo cáo hàng năm, đột xuất tình hình triển khai Kế hoạch bảo đảm cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7.2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
7.3. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sinh hoạt theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
b) Xây dựng các quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước; tổ chức thực hiện các quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông cho người dân về việc sử dụng nước sinh hoạt, góp phần phòng, chống dịch bệnh.
7.4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Theo dõi, quản lý việc khai thác sử dụng nguồn nước; hướng dẫn, kiểm tra việc lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; giám sát các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
b) Xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nước và chế độ chia sẻ thông tin kịp thời giúp đơn vị cấp nước chủ động khắc phục các rủi ro về nguồn nước.
c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước.
7.5 Các sở, ngành khác có liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch.
7.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
a) Tổ chức tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của nhân dân về việc bảo đảm cấp sinh hoạt nước an toàn khu vực nông thôn, bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sinh hoạt tiết kiệm và an toàn.
b) Căn cứ Kế hoạch này và các quy định của pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn, từng bước áp dụng các quy định về cấp nước sinh hoạt an toàn theo Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT, đảm bảo cấp nước sinh hoạt an toàn cho người dân ở nông thôn trên địa bàn.
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ, phòng ngừa các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, khu vực bảo vệ nguồn nước, xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn hệ thống cấp nước trên địa bàn quản lý; kiểm tra, xử lý hoạt động vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước; xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước, hành lang bảo vệ hệ thống đường ống cấp nước và các trường hợp phá hoại công trình cấp nước trên địa bàn quản lý.
d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tích cực tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ nguồn nước; sử dụng nước tiết kiệm. Tích cực tham gia giám sát cộng đồng về bảo đảm cấp nước an toàn và hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước của các tổ chức, cá nhân tại địa phương; trường hợp phát hiện hành vi vi phạm, chính quyền địa phương phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn, khắc phục.
đ) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn trên địa bàn.
7.7. Các đơn vị cấp nước sạch nông thôn theo Kế hoạch cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn của tỉnh.
a) Căn cứ Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNT, nghiên cứu lập và triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm cấp nước an toàn đối với các hệ thống cấp nước do đơn vị quản lý; tự tổ chức giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn; cập nhật, bổ sung Kế hoạch giai đoạn sau; thường xuyên kiểm tra chất lượng nước đầu vào, đầu ra và chủ động có giải pháp kịp thời bảo đảm chất lượng nước cấp.
b) Bảo vệ an toàn hệ thống cấp nước; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát, đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước; đề xuất biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm; lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng; thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước trên các phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý.
c) Đầu tư, cải tạo, nâng cấp công trình cấp nước; lắp đặt, nâng cấp trang thiết bị giám sát, điều khiển hệ thống cấp nước; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành hệ thống cấp nước.
d) Xây dựng quy trình quản lý, ứng phó, khắc phục rủi ro; bố trí nhân lực, vật tư, trang thiết bị kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố nhằm giảm thời gian ngừng cấp nước và đáp ứng yêu cầu cấp nước ổn định.
đ) Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao năng lực thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn cho cán bộ, người lao động của đơn vị; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ xử lý nước phù hợp theo từng giai đoạn nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng và hiệu quả.
8.1. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, các đơn vị cấp nước và các đơn vị liên quan: Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Định kỳ trước ngày 25 tháng 12 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 2390/KH-UBND năm 2023 về cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2024-2028
Số hiệu: | 2390/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai |
Người ký: | Dương Mah Tiệp |
Ngày ban hành: | 06/09/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 2390/KH-UBND năm 2023 về cấp nước sinh hoạt an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2024-2028
Chưa có Video