Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 161/1998/TTLT/TC-GTVT

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 1998

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 161/1998/TTLT/TC-GTVT NGÀY 16-12-1998 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ CHẾ ĐỘ CẤP PHÁT THANH TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG CÔNG ÍCH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ, SỬA CHỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT 

Căn cứ Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;
Căn cứ Thông tư số 06/TC/TCDN ngày 24/02/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích;
Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập các doanh nghiệp công ích trong ngành đường sắt;
Căn cứ đặc thù về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt;
Liên bộ Tài chính - Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý tài chính và chế độ quản lý, cấp phát thanh toán đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng áp dụng Thông tư này là các doanh nghiệp hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt (gọi tắt là doanh nghiệp công ích đường sắt) thuộc Liên hiệp đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập theo các tiêu thức được quy định tại Điều 1 và Điều 2 - Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1998 của Chính phủ. Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ, đặt hàng và uỷ quyền cho Liên hiệp đường sắt Việt Nam thực hiện nhiệm vụ ký kết các hợp đồng, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu khối lượng quản lý, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt cho các doanh nghiệp công ích đường sắt.

2. Doanh nghiệp công ích đường sắt được nhà nước giao vốn, tài sản và nhân lực cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý, duy tu, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường sắt theo các định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

3. Đối với các tài sản là đối tượng thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng đường sắt do doanh nghiệp công ích đường sắt quản lý như: Hệ thống cầu, đường, hầm (cầu, hầm, đường chính tuyến, đường trong ga, ghi, cầu cạn, kè, tường rào đường sắt, cống các loại, thiết bị cố định dọc tuyến như biển báo, cọc mốc chỉ giới, chòi ghi, chòi gác chắn và các thiết bị gác chắn đường ngang); Các thiết bị thuộc hệ thống thông tin tín hiệu (tín hiệu ra vào ga, hệ thống cáp tín hiệu, thiết bị khống chế chạy tàu, hệ thống điều khiển và khống chế tập trung, hệ thống các đường truyền tải, hệ thống nguồn, các trạm tổng đài); Hệ thống kiến trúc nhà ga (nhà làm việc, nhà khách đợi tàu, nhà bán vé, nhà kho hành lý, hàng hoá, ke ga, cánh dơi, bãi hàng, chòi ghi, chòi gác chắn và các thiết bị gác chắn đường ngang) doanh nghiệp không phải trích khấu hao cơ bản, chỉ xác định và theo dõi mức hao mòn theo quy định tại khoản 1,2 Điều 19 - Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định 1062/TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Doanh ngiệp công ích đường sắt tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp và thực hiện nộp thuế và các khoản thu Ngân sách nhà nước theo quy định của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.

5. Doanh nghiệp công ích đường sắt không phải nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, không phải nộp tiền thuê sử dụng đất đối với phần diện tích đất gắn liền với các tài sản là đối tượng thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng đường sắt nêu tại điểm 3 trên đây, trường hợp doanh nghiệp công ích đường sắt sử dụng diện tích đất đó vào kinh doanh dịch vụ thì phải trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

6. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ công ích Nhà nước giao, các doanh nghiệp công ích đường sắt có quyền tận dụng đất đai, cảnh quan, vốn và tài sản Nhà nước do doanh nghiệp quản lý để tổ chức hoạt động kinh doanh thêm phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường với các điều kiện:

- Được Bộ Giao thông vận tải cho phép bằng văn bản;

- Không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt được nhà nước giao;

- Đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định hiện hành;

- Hạch toán riêng phần hoạt động kinh doanh ngoài nhiệm vụ công ích;

- Thưc hiện nghĩa vụ nộp thuế với phần hoạt động kinh doanh ngoài nhiệm vụ công ích theo quy định của pháp luật.

II- QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỐN,TÀI SẢN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH ĐƯỜNG SẮT:

1. Việc đầu tư, huy động vốn, đầu tư ra ngoài doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, Mục II - Thông tư 06 TC/TCDN ngày 24 tháng 02 năm 1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.

2. Chuyển nhượng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản:

- Việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp công ích đường sắt phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp công ích đường sắt không được cầm cố, thế chấp, cho thuê, nhượng bán các tài sản cố định thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng đường sắt.

- Doanh nghiệp công ích đường sắt được nhượng bán những tài sản không cần dùng, lạc hậu kỹ thuật để thu hồi vốn tái đầu tư. Khi nhượng bán, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng định giá lại và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật. Thành phần hội đồng gồm có: Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kỹ thuật và một số chức danh khác theo yêu cầu cụ thể của đơn vị.

- Khoản chênh lệch giữa tiền thu được do nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản và chi phí nhượng bán được hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối với tài sản cho thuê, doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo quy định và theo dõi riêng để thu hồi khi hết hạn.

- Không được cầm cố, thế chấp, cho thuê đối với các tài sản đi mượn, đi thuê, nhận giữ hộ, nhận cầm cố, nhận thế chấp... của doanh nghiệp khác.

3. Thanh lý tài sản: Doanh nghiệp công ích đường sắt được thanh lý những tài sản kém, mất phẩm chất, lạc hậu kỹ thuật, không còn nhu cầu sử dụng, tài sản hư hỏng không thể phục hồi được, tài sản đã hết thời gian sử dụng.

3.1 Đối với các tài sản cố định thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng đường sắt: Khi thanh lý phải được Bộ Giao thông vận tải và cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp cho phép bằng văn bản.

Sau khi thanh lý, căn cứ giá trị còn lại, hạch toán giảm vốn kinh doanh trên sổ kế toán. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán tài sản cố định thanh lý và chi phí thanh lý phải nộp ngân sách Nhà nước (hoặc được bổ sung kinh phí cho sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt nếu được Bộ Tài chính cho phép).

3.2 Đối với tài sản cố định khác, việc thanh lý được thực hiện như đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh.

3.3 Trình tự thủ tục thanh lý: Doanh nghiệp phải thành lập hội đồng thanh lý tài sản, thành phần hội đồng gồm có: Giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng kỹ thuật, và một số chức danh khác theo yêu cầu cụ thể của đơn vị. Trường hợp sử dụng phụ tùng, phế liệu thu hồi từ tài sản thanh lý cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tổ chức định giá; nếu bán vật tư, tài sản thanh lý phải thông báo công khai và tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật.

4. Toàn bộ vật tư phế liệu thay ra trong quá trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt (ray, ghi các loại, tà vẹt, phụ kiện...) đều phải thu hồi, làm các thủ tục nhập kho đầy đủ tại các đơn vị theo quy định và được nhượng bán. Việc nhượng bán phải thực hiện theo các quy định như đối với nhượng bán tài sản. Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do nhượng bán vật tư phế liệu này và chi phí nhượng bán phải nộp vào Ngân sách Nhà nước (hoặc được bổ sung kinh phí cho sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt nếu được Bộ Tài chính cho phép).

5. Việc giao vốn, trách nhiệm bảo toàn vốn, đánh giá lại tài sản, phương án xử lý các trường hợp tổn thất tài sản, quản lý các khoản công nợ thực hiện như quy định đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh.

6. Doanh nghiệp công ích đường sắt có trách nhiệm mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và vốn hiện có của doanh nghiệp theo đúng chế độ kế toán hiện hành.

III - KẾT QUẢ TÀI CHÍNH VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH ĐƯỜNG SẮT

A - KẾT QUẢ TÀI CHÍNH

1. Doanh thu của doanh nghiệp công ích đường sắt bao gồm: Doanh thu từ hoạt động công ích, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác.

a/ Doanh thu từ hoạt động công ích bao gồm:

- Khoản thu do Nhà nước thanh toán các sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo kế hoạch và dự toán được duyệt.

- Thu từ hoạt động khôi phục giao thông khẩn cấp xảy ra do thiên tai, hoả hoạn, bão lũ hoặc tai nạn mà doanh nghiệp công ích đường sắt bỏ thêm chi phí để khắc phục ngoài kế hoạch được giao.

b/ Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh thu từ các hoạt động khác áp dụng như đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh.

c/ Doanh nghiệp công ích đường sắt có trách nhiệm mở sổ kế toán ghi chép, theo dõi và phản ánh đầy đủ, kịp thời các nguồn thu phát sinh và lập hoá đơn chứng từ đầy đủ theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Chi phí của doanh nghiệp công ích đường sắt bao gồm: chi phí hoạt động công ích, hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.

a/ Nội dụng chi của hoạt động công ích bao gồm:

- Chi phí vật liệu, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong qua trình hoạt động;

- Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo chế độ quy định của Nhà nước;

- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo chế độ quy định;

- Chi phí khấu hao tài sản cố định, đối tượng và mức trích theo quy định của Bộ Tài chính (trừ các tài sản cố định thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng đường sắt không phải trích khấu hao theo quy định tại điểm 3 - mục I - Thông tư này);

- Chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định;

- Khoản trích nộp hình thành nguồn kinh phí cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có). Mức trích hàng năm theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính;

- Các chi phí khác theo quy định hiện hành của nhà nước;

Các khoản chi phí như nguyên vật liệu, dịch vụ mua ngoài... phải có hoá đơn chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính. Các khoản chi tiếp khách, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, giao dịch, đối ngoại... mức chi không được vượt quá quy định của Nhà nước.

b/ Nội dung chi của hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác, thực hiện như đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh.

3. Doanh nghiệp công ích đường sắt được sử dụng doanh thu để bù đắp các khoản chi phí, trong đó:

- Doanh thu từ hoạt động công ích để bù đắp chi phí cho các hoạt động công ích, thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp);

- Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác dùng để bù đắp chi phí của hoạt động kinh doanh và hoạt động khác, thuế và các khoản thu khác của nhà nước theo quy định của Pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp);

- Doanh nghiệp công ích đường sắt tổ chức hoạt động kinh doanh về nguyên tắc phải đảm bảo có lãi, không được lấy lãi từ hoạt động công ích bù lỗ hoạt động kinh doanh và hoạt động khác.

B - XỬ LÝ KẾT QUẢ TÀI CHÍNH

1. Đối với doanh nghiệp công ích đường sắt có thu nhập trong năm, bao gồm cả thu nhập từ hoạt động kinh doanh và từ các hoạt động khác được xử lý theo thứ tự như sau:

a) Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định;

b) Trừ các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn, các khoản chi phí hợp lệ chưa được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;

c) Trừ các khoản lỗ chưa được trừ vào thu nhập trước thuế;

d) Phần thu nhập còn lại sau khi trừ các khoản a, b, c doanh nghiệp được trích lập các quỹ theo tỷ lệ và mức khống chế sau:

- Quỹ đầu tư phát triển: trích tối thiểu bằng 5%.

- Quỹ dự phòng tài chính: Trích 10%, số dư của quỹ này tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ.

- Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 3 tháng lương thực tế nếu số nộp ngân sách năm báo cáo cao hơn năm trước; bằng 2 tháng lương thực tế nếu số nộp ngân sách năm báo cáo bằng hoặc thấp hơn năm trước.

Sau khi trừ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính nếu lợi nhuận trích vào 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi còn dư thì phần chênh lệch còn lại được bổ sung toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển, nếu không đủ nguồn để trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng hai tháng lương thực tế thì doanh nghiệp công ích đường sắt được Nhà nước cấp đủ phần còn thiếu.

2. Thủ tục, thời điểm trích lập, mục đích sử dụng các quỹ của doanh nghiệp công ích đường sắt thực hiện như đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh.

Trong phạm vị tổng mức trích vào 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi; Giám đốc doanh nghiệp công ích đường sắt được quyền quyết định tỷ lệ trích vào mỗi quỹ sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn doanh nghiệp.

Doanh nghiệp công ích đường sắt không thành lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Trường hợp đặc biệt cần thu hẹp quy mô hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt thì Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính xem xét trợ cấp cho số lao động mất việc làm theo chế độ quy định.

IV- LẬP KẾ HOẠCH VÀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THANH TOÁN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÔNG ÍCH ĐƯỜNG SẮT

A. LẬP VÀ GIAO KẾ HOẠCH

1. Hàng năm, căn cứ vào tình trang kỹ thuật của cầu, đường, hầm, thông tin, tín hiệu thiết bị; công trình kiến trúc thuộc cở sở hạ tầng đường sắt và nhu cầu vận tải trên từng tuyến khai thác, các định mức kinh tế kỹ thuật, các quy định và hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. Doanh nghiệp công ích đường sắt lập kế hoạch quản lý, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt, dự toán về thu, chi tài chính gửi về Liên hiệp đường sắt Việt Nam xem xét cân đối tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính. Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ phê duyệt, tổng hợp báo cáo gửi cơ quan tài chính và các cơ quan có liên quan.

2. Trong phạm vi dự toán thu chi ngân sách hàng năm được duyệt, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch quản lý và sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt (kể cả kế hoạch lập quỹ dự phòng khôi phục giao thông khẩn cấp xảy ra do thiên tai hoả hoạn, bão lũ hoặc tai nạn do nguyên nhân khách quan), phân bổ dự toán ngân sách cho các doanh nghiệp công ích đường sắt và gửi Bộ Tài chính để tổng hợp. Ngân sách Nhà nước chỉ cấp phát, thanh toán trong phạm vị dự toán đã được duyệt.

Trường hợp thực hiện vượt dự toán được duyệt sẽ xử lý theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.

Trường hợp để khôi phục giao thông khẩn cấp xảy ra do thiên tai hoả hoạn, bão lũ hoặc tai nạn do nguyên nhân khách quan mà doanh nghiệp công ích đường sắt bỏ thêm chi phí để khắc phục ngoài kế hoạch được giao, doanh nghiệp công ích đường sắt phải lập biên bản xác định mức độ thiệt hại (có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc của Ban thanh tra giao thông Đường sắt), sau khi dùng quỹ dự phòng bù đắp nếu còn thiếu báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính xem xét giải quyết.

B - CẤP PHÁT VÀ THANH TOÁN KINH PHÍ

1. Nguồn kinh phí cấp phát, thanh toán sản phẩm công ích cơ sở hạ tầng đường sắt bao gồm:

- Nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát;

- Nguồn kinh phí thu từ phí sử dụng cơ sở hạ tầng đường sắt do các doanh nghiệp vận tải đường sắt nộp theo tỷ lệ do Nhà nước quy định;

- Nguồn kinh phí khác (nếu có);

2. Các nguồn kinh phí chỉ được sử dụng chi cho mục đích quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sủa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt, không được dùng cho mục đích khác.

3. Việc cấp phát, thanh toán sản phẩm công ích cho các doanh nghiệp công ích đường sắt được thực hiện thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước; Hàng tháng Bộ Tài chính chuyển tạm ứng kinh phí bằng "lệnh chi tiền" sang Kho bạc Nhà nước để cấp phát thanh toán cho các doanh nghiệp công ích đường sắt, đồng thời thông báo cho Liên Hiệp đường sắt Việt Nam làm cơ sở theo dõi tổng hợp báo cáo.

Về chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán sản phẩm công ích đường sắt của hệ thống Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo Thông tư số 40/1998/TT-BTC ngày 31/03/1998 của Bộ Tài chính "hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước". Ngoài ra đối với các doanh nghiệp công ích đường sắt, Kho bạc Nhà nước tiến hành cấp phát, thanh toán khi có đủ:

+ Thông báo kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh phí đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và phân bổ;

+ Định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng sản phẩm do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

+ Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành do Bộ Giao thông vận tải uỷ quyền cho Liên hiệp đường sắt Việt Nam xác nhận;

+ Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch.

V. KIỂM TRA KẾ TOÁN, BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÔNG KHAI TÀI CHÍNH

1. Lập và báo cáo tài chính

- Hàng quý, năm doanh nghiệp công ích đường sắt có trách nhiệm lập báo cáo tài chính theo quy định hiện hành. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính.

- Báo cáo tài chính quý, năm gửi Liên hiệp đường sắt Việt Nam; Bộ Giao thông vận tải, cơ quan thuế, cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan thống kê.

- Thời gian gửi quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính.

2. Kiểm tra kế toán, báo cáo tài chính:

- Hàng quý, năm doanh nghiệp công ích đường sắt phải tự kiểm tra kế toán, báo cáo tài chính.

- Bộ Giao thông vận tài chủ trì cùng Tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và Liên hiệp đường sắt Việt Nam tổ chức kiểm tra phê duyệt quyết toán và báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp công ích đường sắt.

- Cơ quan tài chính có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chế độ tài chính, kế toán, kỷ luật thu nộp ngân sách và tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính.

- Những vi phạm chế độ kế toán, chế độ thu chi tài chính, chế độ nộp ngân sách, chế độ trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính, xử phạt kinh tế theo quy định của pháp luật.

3. Công khai báo cáo tài chính năm:

- Căn cứ vào báo cáo tài chính hàng năm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp công ích đường sắt công bố công khai một số chỉ tiêu tài chính trước hội nghị công nhân viên chức của doanh nghiệp.

- Nội dung các chỉ tiêu công bố công khai theo mẫu đính kèm thông tư số 06/TC/TCDN ngày 24/02/1997 của Bộ Tài chính.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Ngoài những quy định riêng cho doanh nghiệp công ích đường sắt tại thông tư này, doanh nghiệp công ích đường sắt còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật đối với doanh nghiệp Nhà nước.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Mọi quy định trước đây về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp công ích đường sắt trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

3. Trong quá trình thực hiện, có vướng mắc, đề nghị các doanh nghiệp công ích đường sắt phản ánh về liên hiệp đường sắt Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi bổ sung cho phù hợp.

Đào Đình Bình

(Đã ký)

Phạm Văn Trọng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF COMMUNICATONS AND TRANSFORT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 161/1998/TC-GTVT

Hanoi, December 16, 1998

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT, ALLOCATION AND SETTLEMENT REGIMES FOR STATE ENTERPRISES ENGAGED IN PUBLIC-INTEREST ACTIVITIES IN THE FIELD OF RAILWAYS INFRASTRUCTURE MANAGEMENT AND REPAIR

Pursuant to Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government on State enterprises engaged public-interest activities;
Pursuant to Circular No.06/TCDN of February 24, 1997 of the Ministry of Finance guiding the financial management regime for State enterprises engaged in public-interest activities;
Pursuant to the Communications and Transport Minister
s decision on the establishment of public- interest enterprises in the railways sector;
Based on the particularities of activities of the State enterprises engaged in public-interest activities in the field railways infrastructure management and repair;
The Ministry of Finance and the Ministry of Communications and Transport hereby jointly guide the financial management regime and the management, allocation and settlement regime for State enterprises engaged in public-interest activities in the field of railways infrastructure management and repair as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Subject to this Circular shall be State enterprises engaged in public-interest activities in the field of railways infrastructure management and repair (called for short as the railways public-interest enterprises) under the Vietnam Railways Union, established by Communications and Transport Minister’s decision according to the criteria prescribed in Article 1 and Article 2, Decree No.56-CP of October 2, 1996 of the Government. The Ministry of Communications and Transport assigns, places the order to and entrust the Vietnam Railways Union to conclude contracts for, to inspect, supervise and accept, the work volume of railways infrastructure management and repair for railways public-interest enterprises.

2. The railways public-interest enterprises are provided by the State with capital, property and human resources necessary for performing the tasks of managing, maintaining and repairing railways infrastructure in order to ensure railways traffic safety under the economic and technical norms issued by the Ministry of Communications and Transport.

3. For properties which belong to the railways infrastructure system managed by the railways public- interest enterprises such as the systems of bridges, railroads, tunnels (bridges, tunnels, main tracks, station tracks, switches, viaducts, stone embankments, fences, sluices, fixed equipment along rail lines such as sign boards, marker posts, switch towers, half- barrier equipment); communications and signal system equipment (station entry-exit signals, signal cable system, track control equipment, concentrated control system, transmission lines system, switchboard stations); station architectures (working offices, waiting hall, booking hall, luggage and cargo warehouses, switch tower, half-barrier watch tower, cross-barrier equipment), the enterprises shall not have to make basic amortization but only to determine and monitor the wear and tear levels as prescribed in Clauses 1 and 2 of Article 19 regarding the regime of management, use and amortization of fixed assets, issued together with Decision No. 1062/TC/QDCSTC of November 14, 1996 of the Finance Minister.

4. The railways public-interest enterprises shall observe the enterprise accounting regime and pay taxes as well as other State Budget collections as prescribed by the State for the State public-interest enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Besides performing the public-interest tasks assigned by the State, the railways public-interest enterprises shall be entitled to make full use of lands, capes, State capital and properties under their management to organize extra business activities in conformity with their capabilities and market demands, provided that:

- It is so permitted in writing by the Ministry of Communications and Transport;

- Such business activities must not affect the tasks of managing, maintaining, preserving and repairing railways infrastructure assigned to them by the State;

- They have to register additional business lines and trades according to the current regulations;

- The business activities jurist be accounted separately from the public-interest tasks;

- They have to fulfill the tax obligations for the business activities outside the public-interest tasks as prescribed by law.

II. MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND PROPERTIES AT THE RAILWAYS PUBLIC-INTEREST ENTERPRISES

1. The investment, capital mobilization and investment outside enterprises shall comply with guidance in Points 1, 2 and 3, Item II, Circular No.06/TT/TCDN of February 24, 1997 of the Ministry of Finance guiding the financial management regime for the State public-interest enterprises.

2. Property transfer, leasing, mortgage and pledge:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The railways public-interest enterprises are not allowed to pledge, mortgate, lease or sell fixed assets in the railways infrastructure system.

- The railways public-interest enterprises are entitled to sell unnecessary and technically outdated properties in order to recover capital for reinvestment. When selling, the enterprise shall have to set up a reevaluation council and organize an auction as prescribed by law. The reevaluation council is compose of the director, the chief accountant, head of the technical section and a number of other officials according to specific requirements of the unit.

- The difference between the proceeds from the sale of property and the remaining, value of the property as well as the sale expenses shall be accounted into the enterprises business results.

- For the leased properties, the enterprises shall still have to make amortization as prescribed and monitor them so as to retrieve them when the leasing terms expire.

- They must not pledge, mortgate properties they have borrowed, hired, kept in custody, pledged, mortgated... from other enterprise(s).

3. Property liquidation: The railways public-interest enterprises are entitled to liquidate poor-quality, lost-quality or technically outdated properties which are no longer in use, irreparably damaged properties and properties with the expiry of use dates.

3.1. For fixed assets in the railways infrastructure system: Their liquidation must be permitted in writing by the Ministry of Communications and Transport and the body managing the State capital and property at enterprises.

Based on the remaining, value after the liquidation, to account the business capital reduction in the accounting books. The difference between the proceeds from the sale of liquidated fixed assets and the liquidation expenses shall be remitted into the State budget (or be additionally allocated as fund for repair of railways infrastructure if so permitted by the Ministry of Finance).

3.2. For other fixed assets, the liquidation shall be effected as for the State enterprises conducting business activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. All discarded supplies replaced during the process of maintenance and repair of railways infrastructure (tracks, switches of various kinds, strethcher bars, accessories...) must be fully recovered and warehoused at units according to regulations, and shall be put on sale. Their sale must comply with stipulations as for the property sale. The difference between the proceeds from such sale and the sale expenses must be remitted into the State budget (or be additionally allocated as fund for the repair of railways infrastructure if so permitted by the Ministry of Finance).

5. Capital allocation, responsibility to preserve capital, reevaluation of property, plans for handling cases of property loss, the management of loans and debts shall be effected as stipulated for State enterprises engaged in business activities.

6. The railways public-interest enterprises shall have to open accounting books to monitor accurately the entire capital and properties of the enterprises in accordance with the current accountancy regime.

III. FINANCIAL RESULTS AND HANDLING THE RESULTS BY RAILWAYS PUBLIC-INTEREST ENTERPRISES

A. FINANCIIAL RESULTS

1. The turnover of a railways public-interest enterprise includes: turnover from public-interest activities turnover from production and business activities and turnover from other activities.

a/ Turnover from public-interest activities includes:

- Revenues from the State payment for public interest products and services implemented accordance to plans and approved estimates.

- Revenue from urgent traffic restoration as the result of natural calamities, fires, floods or accidents which the railways public-interest enterprises have to spend more money outside the assigned plans overcome the consequences.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The railways public-interest enterprises shall have to open accounting books to record, monitor and reflect fully and promptly all arising revenues and have to make invoices and vouchers fully according to the regulations of the Ministry of Finance.

2. The expenditures of railways public-interest enterprises include: the costs of public-interest activities, business activities and of other activities.

a/ The public-interest activity costs shall include:

- The costs of materials, fuel and energy used in the course of operation;

- Expenses for salary wages and allowances of salary-nature according to the States regulations;

- Deductions for social insurance, health insurance and trade union funds as prescribed;

- Amortization of fixed assets, with objects and amortization levels being specified by the Ministry of Finance (except for fixed assets in the railways infrastructure system not subject to amortization as prescribed in Point 3, Item I of this Circular);

- Spendings on regular repairs, overhauls of fixed assets;

- Deduction for formation of lands (if any) for immediate higher-level managing bodies. The annual deduction level shall be proposed by the Ministry of Communications and Transport after consulting with the Ministry of Finance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The expenses for such things as raw materials, materials, services bought from outside... must be proved with valid invoices and vouchers as stipulated by the Ministry of Finance. Spendings on guest reception, public relations, inauguration, meetings, transactions... shall not exceed the levels prescribed by the State.

b/ The costs of production and/or business activities and other activities shall comply with regulations set for the State enterprise engaged in business activities.

3. The railways public-interest enterprises may use turnover to cover their expenses, in which:

- Turnover from public-interest activities shall be used to cover the costs of public-interest activities, taxes and other State collections as prescribed by law (except for the enterprise income tax);

- Turnover from production and business activities as well as from other activities shall be used to cover the costs of production, business and other activities, taxes and other State collections as prescribed by law (except for the enterprise income tax);

- The railways public-interest enterprises conducting business activities must, in principles, ensure that such business activities are profitable and must not offset the losses incurred in production, business and other activities with profits from public-interest activities.

B. HANDLING FINANCIAL RESULTS

1. For railways public-interest enterprises having revenues in the year, including revenues from business and other activities, such revenues shall be handled according to the following order:

a/ To pay the enterprise income tax as prescribed by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To deduct loss amounts not yet deducted from pre-tax income.

d/ The remaining income, after making deductions in periods a, b and c, shall be deducted by the enterprises to set up various funds according to the following controlled percentages and levels:

- For the development investment fund: The deduction is at least equal to 50 per cent.

- For the financial reserve fund: To deduct 10 per cent, the credit balance of this land shall not exceed 20 per cent of the charter capital.

- The deduction for reward and welfare funds shall not exceed the total actual wage payment for three months if the budget remittance in the reporting year is higher than that of the previous year; or for two months if it is equal or lower than that of the previous year.

After making deductions for the development investment fund and the financial reserve fund, the remaining profits, after being deducted for the reward and welfare funds, shall be fully supplemented to the development investment fund; if they are not enough for the establishment of the reward and welfare funds which are equal to the actual wage payment for two months, the railways public-interest enterprises shall be given the deficit amount by the State.

2. The deduction procedures and time, the use purposes of various lands of the railway public-interest enterprises shall comply with regulations set for the State enterprises engaged in business activities.

Within the total amount of deduction for the reward and welfare funds; directors of the railways public-interest enterprises shall have the right to decide on the deduction percentage for each fund after consulting with the Trade Unions therein.

The railways public-interest enterprises shall set up the severance allowance reserve fund. In special cases where the railways infrastructure maintenance and repair operation needs to be scaled down, the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of Finance shall consider and provide allowances for job losers according to the prescribed regime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A. ELABORATING AND ASSIGNING PLANS

1. Annually, basing themselves on the technical status of bridges, railroads, tunnels, communications and signal equipment, and architectural structures in the railways infrastructure system and on the requirements of transport on each operation lines, economic and technical norms as well as on regulations and guidance of the Ministry of Communications and Transport, the railways public- interest enterprises shall draw up plans for railways infrastructure management and repair as well as the financial revenue and expenditure estimates and submit them to Vietnam Railways Union for consideration and sum-up report to the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of Finance. The Ministry of Communications and Transport shall ratify and make a sum-up report to be sent to the finance agency and concerned bodies.

2. Within the approved annual budget revenue and expenditure estimate, the Ministry of Communications and Transport shall assign plans for railways infrastructure management and repair (including plans for settling up reserve fund for emergency traffic restoration in case of natural calamities, fires, storms and floods or accidents due to objective causes), and allocated budget estimates to railways public-interest enterprises and send them to the Ministry of Finance for sum-up. The State budget shall be allocated and settled only within the approved estimates.

In cases where the budget implementation goes beyond the approved estimate, it shall be handled according to the State Budget Law and current regulations.

Where a railways public-interest enterprise spends extra money to restore emergency traffic disrupted by natural calamities, fires, storms, floods or accidents as the objective causes, beyond its assigned plan, such enterprise shall have to make a report on the damage level (certified by the local administration or the railways traffic inspectorate) after using the reserve fund to offset it; if inadequate, it shall have to report it to the Ministry of Communications and Transport and the Finance Ministry for consideration and settlement.

B. FUND ALLOCATION AND SETTLEMENT

1. The fund sources for allocation and settlement of railways infrastructure public-interest product shall include:

- Sources of State budget allocations;

- Sources of fund collected from charges for the use of railways infrastructure, which are paid according to percentages prescribed by the State;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. All sources of fund shall be used only for the purposes of railways infrastructure management, maintenance and repair, not for other purposes.

3. The allocation and settlement of public-interest products for railways public-interest enterprises shall be effected via the State Treasury system; monthly, the Ministry of Finance shall transfer by "money order" to the State Treasury for payment allocation to railways public-interest enterprises, and at the same time notify the Vietnam Railways Union thereof for monitoring and making sum-up reports.

The management, allocation and settlement railways public-interest products by the State Treasury system shall comply with Circular No.40/1998/TT- BTC of March 31, 1998 of the Ministry of Finance "guiding the regime of management, allocation and payment of State budget expenditures via State Treasuries." Besides, the State Treasury shall make the allocation and payment for railways public-interest enterprises only when the following are available:

+ The production plan and the funding plan already approved and assigned by the Ministry Communications and Transport;

+ The techno-economic norms for each product issued by the Ministry of Communications and Transport;

+ The record on acceptance of the completed volume of products and services and their qualities, certified by the Vietnam Railways Union under the authorization of the Ministry of Communications and Transport;

+ The report on plan execution.

V. EXAMINATION OF BOOK-KEEPING AND FINANCIAL REPORT AND FINANCIAL PUBLICITY

1. Making financial reports:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The quarterly and annual financial reports shall be forwarded to Vietnam Railways Union, the Ministry of Communications and Transport, the tax authorities, the bodies managing the State capital and properties at enterprises, and statistical agencies.

- The report-forwarding time shall comply with the Ministry of Finance’s stipulations.

2. Examination of book-keeping and financial reports:

- Quarterly and annually, the railways public-interest enterprises shall have to examine the book-keeping and financial reports by themselves.

- The Ministry of Communications and Transport shall assume the prime responsibility and coordinate with the General Department for Management of State Capital and Properties at Enterprises and Vietnam Railways Union in examining and ratifying the annual settlement of accounts and financial reports of the railways public-interest enterprises.

- The finance agencies shall have to inspect the observance of financial and accounting regulations, the discipline in budget collection and remittance as well as the accuracy and truthfulness of financial reports.

- All violations of the regimes on book-keeping, financial revenues and expenditures, budget remittance, and on deduction for setting up enterprises’ funds and the use thereof shall be sanctioned administratively and/or economically according to the provisions of law.

3. Making public annual financial reports:

- Based on the annual financial reports already ratified by competent agencies, the railways public- interest enterprises shall announce a number of financial norms before the conference of the enterprise’s employees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VI. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. Besides regulations prescribed exclusively for them in this Circular; the railways public-interest enterprises shall have to abide by other law provisions on State enterprises.

2. This Circular takes effect as from January 1, 1999. All previous regulations on financial management over the railways public-interest enterprises, which are contrary to this Circular, shall be annulled.

3. The railways public-interest enterprises are requested to report any problems arising in the course of implementation to the Vietnam Railways Union for sum-up and report to the Ministry of Finance for study and appropriate amendment and supplement.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Pham Van Trong

;

Thông tư liên tịch 161/1998/TTLT/TC-GTVT chế độ quản lý tài chính và chế độ cấp phát thanh toán đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt do Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 161/1998/TTLT/TC-GTVT
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính
Người ký: Đào Đình Bình, Phạm Văn Trọng
Ngày ban hành: 16/12/1998
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư liên tịch 161/1998/TTLT/TC-GTVT chế độ quản lý tài chính và chế độ cấp phát thanh toán đối với doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý, sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt do Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [9]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…