BỘ
TÀI CHÍNH - BỘ TÀI NGUYÊN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2008 |
Căn cứ Nghị định
số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Để thống nhất quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự
nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước, Liên tịch Bộ Tài
chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn như sau:
1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế do ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ, dự án đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước.
2. Các nhiệm vụ, dự án quản lý tài nguyên nước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi chung là các Bộ, cơ quan trung ương) thực hiện do ngân sách trung ương bảo đảm; các nhiệm vụ, dự án quản lý tài nguyên nước do các cơ quan, đơn vị ở địa phương thực hiện do ngân sách địa phương bảo đảm.
3. Các nhiệm vụ, dự án quản lý tài nguyên nước phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới đủ điều kiện để phân bổ kinh phí và triển khai thực hiện.
4. Các đơn vị sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế trong lĩnh vực tài nguyên nước phải đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; cuối quý, cuối năm quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành.
1. Nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước:
1.1. Nhiệm vụ chi ngân sách trung ương:
a. Hoạt động điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên nước:
- Hoạt động mạng quan trắc tài nguyên nước của trung ương;
- Lập bản đồ tài nguyên nước theo lưu vực sông, vùng lãnh thổ, tầng chứa nước và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước trên phạm vi toàn quốc;
- Điều tra, đánh giá nguồn nước mặt, nước dưới đất theo vùng, toàn quốc
phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông, vùng kinh tế trọng điểm, toàn quốc.
c. Hoạt động bảo vệ tài nguyên nước:
- Đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước các vùng liên tỉnh, vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm;
- Xác định chất lượng nước và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước đối với các sông liên tỉnh; giám sát việc xả nước thải vào nguồn nước;
- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ chất lượng nước, phòng, chống ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn; khôi phục các nguồn nước bị ô nhiễm các vùng liên tỉnh, vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm.
d. Hoạt động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước:
- Thống kê, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước các vùng liên tỉnh, vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm;
- Xác định ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông liên tỉnh, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực cần bảo vệ, các khu vực hạn chế khai thác nước; xây dựng kế hoạch điều hoà, phân bổ tài nguyên nước và tổ chức giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện biện pháp sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, tiết kiệm, chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, khôi phục các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt các vùng liên tỉnh, vùng kinh tế - xã hội, vùng kinh tế trọng điểm.
đ. Các hoạt động phục vụ khác:
- Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước quốc gia định kỳ theo quy định của Luật tài nguyên nước: Soạn thảo, in ấn ban hành văn bản, biểu mẫu hướng dẫn kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước, xây dựng quy trình quy phạm kiểm kê và tập huấn cho cán bộ kiểm kê cấp tỉnh; thực hiện kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp, xử lý và công bố số liệu kiểm kê tài nguyên nước trên phạm vi cả nước;
- Tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản các báo cáo kết quả điều tra, đánh giá, quy hoạch tài nguyên nước; công bố các kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước và các thông tin dữ liệu về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước quốc gia;
- Biên tập, biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác điều tra, đánh giá, quy hoạch về tài nguyên nước; biên tập, biên soạn niên giám dữ liệu tài nguyên nước; đánh giá, dự báo và định kỳ thông báo tiềm năng các nguồn nước;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên nước đến cấp tỉnh;
- Hỗ trợ hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước và các hoạt động nghiệp vụ giải quyết tranh chấp về nguồn nước;
- Sửa chữa lớn, mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê và điều tra, đánh giá tài nguyên nước (đối với đơn vị sự nghiệp công lập);
- Vốn đối ứng dự án hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực tài nguyên nước (nếu có);
- Các khoản chi khác liên quan đến nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước (nếu có).
1.2. Nhiệm vụ chi ngân sách địa phương:
a. Hoạt động điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên nước:
- Hoạt động mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương;
- Lập các loại bản đồ tài nguyên nước trên phạm vi địa phương và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước địa phương;
- Điều tra, đánh giá nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn địa phương theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b. Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn địa phương.
c. Hoạt động bảo vệ tài nguyên nước:
- Đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn của địa phương;
- Thống kê các mục đích khai thác, sử dụng nước; xác định chất lượng nước và khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước đối với các sông, hồ trên địa bàn của địa phương; giám sát việc xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn địa phương;
- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ chất lượng nước, phòng, chống ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn; khôi phục các nguồn nước bị ô nhiễm trên địa bàn địa phương sau khi được phê duyệt;
- Xác định, quản lý, giám sát các vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương.
d. Hoạt động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước:
- Thống kê, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn của địa phương;
- Xác định ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất nằm trọn trong địa bàn địa phương; xây dựng kế hoạch điều hoà, phân bổ tài nguyên nước và giám sát việc khai thác sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn địa phương;
- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện biện pháp sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, tiết kiệm; chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; khôi phục các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt trên địa bàn địa phương sau khi được phê duyệt.
đ. Các hoạt động phục vụ khác:
- Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước định kỳ theo quy định của Luật Tài nguyên nước trên địa bàn địa phương: in ấn các văn bản, biểu mẫu kiểm kê; tập huấn kiểm kê cho cán bộ huyện, xã; tổ chức thực hiện kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp, xử lý số liệu kiểm kê;
- Tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản các báo cáo kết quả điều tra, đánh giá, quy hoạch tài nguyên nước; công bố kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước và các thông tin dữ liệu về tài nguyên nước trên địa bàn địa phương; duy trì hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước ở địa phương;
- Biên tập, biên soạn niên giám, dữ liệu tài nguyên nước và đánh giá, dự báo, định kỳ thông báo tiềm năng các nguồn nước ở địa phương;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về tài nguyên nước;
- Hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước và các hoạt động nghiệp vụ giải quyết tranh chấp về nguồn nước trên địa bàn địa phương;
- Sửa chữa lớn, mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê và điều tra, đánh giá tài nguyên nước (đối với đơn vị sự nghiệp công lập);
- Kinh phí đối ứng dự án hợp tác với nước ngoài về tài nguyên nước của địa phương (nếu có);
- Các khoản chi khác liên quan đến nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước ở địa phương (nếu có).
Các nhiệm vụ, dự án quản lý tài nguyên nước thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và các quy định cụ thể dưới đây:
a) Chi phí quản lý chung: Là chi phí có tính chất chung của đơn vị trực tiếp thực hiện dự án bao gồm: Chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) cho bộ máy quản lý; chi phí điện nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí phục vụ công tác quản lý, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ cho bộ máy quản lý, chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, công cụ, dụng cụ của đơn vị, chi hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết công tác, chi phí chuyển quân, chi phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công trong vùng thực hiện dự án, chi phí nghiệm thu bàn giao sản phẩm của đơn vị thi công và các chi phí khác mang tính chất quản lý có liên quan đến thực hiện dự án; được xác định như sau:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, các doanh nghiệp tham gia thực hiện dự án, chi phí quản lý chung được xác định theo tỷ lệ % trên chi phí trực tiếp, cụ thể:
+ Nhóm I (gồm các hoạt động lập bản đồ tài nguyên nước; điều tra, đánh giá nguồn nước mặt, nước dưới đất): Chi ngoại nghiệp 25%, chi nội nghiệp 20%;
+ Nhóm II (gồm các hoạt động quan trắc, kiểm kê tài nguyên nước): Chi ngoại nghiệp 20%, chi nội nghiệp 20%;
+ Nhóm III (gồm các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên nước quy định tại tiết c, tiết d mục 1.1, phần II của Thông tư; hoạt động lập định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác điều tra, đánh giá về tài nguyên nước): Chi ngoại nghiệp 15%, chi nội nghiệp 15%;
+ Đối với hoạt động lập quy hoạch tài nguyên nước: thực hiện theo quy định hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định về định mức chi phí cho công tác lập, thẩm định quy hoạch;
- Đối với đơn vị sự nghiệp được ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên trực tiếp thực hiện dự án được tính chi phí quản lý chung tối đa 15 triệu đồng/năm/dự án, đối với dự án có tổng chi phí trực tiếp đến 5 tỷ đồng; trường hợp dự án có tổng chi phí trực tiếp lớn hơn 5 tỷ đồng thì cứ 1 tỷ đồng tăng thêm được bổ sung 0,003 của phần tăng thêm.
b) Chi phí khác:
- Chi hội thảo, thẩm định, xét duyệt, kiểm tra, nghiệm thu dự án được tính tối đa bằng 1,5% tổng chi phí trực tiếp và chi phí chung. Mức chi cụ thể theo chế độ tài chính hiện hành.
- Các khoản chi phí khác như: Bồi thường về đất và tài sản trên đất, bảo vệ môi trường; bồi dưỡng hiện vật; vận chuyển nhân lực, máy móc, thiết bị từ đơn vị đến địa điểm thi công dự án; thuê thiết bị, phương tiện thi công (nếu có); mua tài liệu, chuyên gia, hợp tác khoa học (nếu có) và các nội dung chi khác có liên quan được thanh toán theo thực tế và quy định hiện hành.
c) Đối với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án của đơn vị sự nghiệp cấp dưới trực thuộc mà không được ngân sách cấp kinh phí chi hoạt động thường xuyên thì được tính chi phí quản lý chung bằng 5% trên chi phí trực tiếp và chi phí chung để thực hiện công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, dự án. Mức chi cụ thể theo chế độ tài chính hiện hành.
3. Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước:
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí chi sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước thực hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính. Thông tư này hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung như sau:
3.1. Căn cứ lập dự toán:
a. Đối với các nội dung công việc có định mức kinh tế kỹ thuật: Dự toán kinh phí được xác định trên cơ sở khối lượng công việc, điều kiện thi công của từng khu vực nhân (x) đơn giá hiện hành.
b. Đối với nội dung công việc chưa có định mức kinh tế kỹ thuật: Dự toán kinh phí được xác định trên cơ sở khối lượng công việc cụ thể cần thực hiện, chế độ tài chính hiện hành của nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Dự toán kinh phí thực hiện dự án trong hoạt động quản lý tài nguyên nước, bao gồm:
+ Chi phí trực tiếp: Chi phí nhân công (tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương), chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, năng lượng, khấu hao máy móc thiết bị;
+ Chi phí quản lý chung;
+ Chi phí khác.
3.2. Trình tự lập dự toán ngân sách:
Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau, Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm sau của Bộ Tài chính, tình hình thực hiện dự toán năm trước, nội dung và khối lượng công việc cần thực hiện trong năm kế hoạch, định mức kinh tế-kỹ thuật, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và các quy định tại Thông tư này;
- Ở Trung ương: Các đơn vị lập dự toán chi sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước theo từng nhiệm vụ, kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán gửi cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp báo cáo Bộ, cơ quan trung ương trực tiếp quản lý xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách của Bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
- Ở địa phương: Các đơn vị lập dự toán chi sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước theo từng nhiệm vụ, kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán gửi cơ quan quản lý cấp trên xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan, gửi cơ quan tài chính cùng cấp báo cáo Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.
3.3. Chấp hành dự toán:
Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có thay đổi về chính sách chế độ, đơn giá sản phẩm, khối lượng công việc dẫn đến thay đổi dự toán kinh phí thì đơn vị được giao trực tiếp thực hiện dự án phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh lại dự toán dự án.
Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện việc quản lý, cấp phát, thanh toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, dự án quản lý tài nguyên nước theo quy định tại Thông tư này được phản ảnh và quyết toán vào Loại 12 khoản 11 "Chi sự nghiệp kinh tế", theo Chương tương ứng của các Bộ, ngành, địa phương và chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước.
3.4. Công tác quyết toán:
a) Đối với các nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước: Việc quyết toán các nhiệm vụ được thực hiện theo khối lượng thực tế hoàn thành trong phạm vi dự toán giao và đầy đủ chứng từ theo quy định.
b) Đối với các dự án: Căn cứ để lập báo cáo quyết toán đối với các dự án hoàn thành:
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và dự toán dự án;
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng các hạng mục công việc hoàn thành;
+ Các hợp đồng kinh tế, bản thanh lý hợp đồng hoặc biên bản bàn giao kết quả khối lượng công việc được giao khoán đã hoàn thành;
+ Các chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo kết quả dự án hoàn thành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy chế kiểm tra, nghiệm thu của cấp có thẩm quyền ban hành (bao gồm khối lượng và kinh phí): Cấp nào phê duyệt dự án, cấp đó nghiệm thu dự án, phê duyệt quyết toán.
c) Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán năm:
Hết kỳ kế toán các đơn vị dự toán phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán. Trình tự lập, mẫu biểu báo cáo, thời gian nộp và trách nhiệm xét duyệt báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành.
Các cơ quan chủ quản ở trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; việc quản lý sử dụng, thanh toán kinh phí trong hoạt động quản lý tài nguyên nước, nhằm bảo đảm sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Nơi
nhận: |
|
Thông tư liên tịch 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu: | 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký: | Nguyễn Văn Đức, Phạm Sỹ Danh |
Ngày ban hành: | 05/12/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư liên tịch 118/2008/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động quản lý tài nguyên nước do Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Chưa có Video