Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2007 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ DỰ ÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO

Căn cứ Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách Nhà nước;
Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án và hoạt động trong Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo như sau
:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi áp dụng:

a) Thông tư này hướng dẫn nội dung, mức chi và cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án và hoạt động được bố trí nguồn vốn trực tiếp trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (sau đây viết tắt là CTMTQGGN) gồm:

- Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề;

- Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

- Dự án dạy nghề cho người nghèo;

- Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo;

- Dự án nâng cao năng lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo cán bộ giảm nghèo và hoạt động truyền thông);

- Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo;

- Hoạt động giám sát, đánh giá.

b) Đối với các chính sách, dự án khác của chương trình giảm nghèo như: chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số; hỗ trợ về y tế cho người nghèo; hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo; hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và nước sinh hoạt được thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.

2. Về nguồn vốn thực hiện CTMTQGGN:

- CTMTQGGN được thực hiện từ các nguồn vốn: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

 Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh) bố trí tối thiểu bằng 1% tổng chi ngân sách địa phương hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, cùng với nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho chương trình, lồng ghép với các nguồn vốn khác trên địa bàn để thực hiện tốt mục tiêu của chương trình.

- Các nguồn vốn phải được đưa vào kế hoạch và quản lý thống nhất. Việc phân bổ ngân sách trung ương hỗ trợ theo nguyên tắc tập trung ưu tiên nguồn lực cho các xã miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo có tỷ lệ hộ nghèo cao. UBND cấp tỉnh xây dựng tiêu chí phân bổ ngân sách theo số lượng đối tượng nghèo và hệ số khó khăn của từng vùng (điều kiện về vị trí địa lý, diện tích, dân số, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, khả năng bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính khác ngoài ngân sách) bảo đảm phân bổ vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, không bình quân chia đều.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 1. Công tác lập, phân bổ, quyết định giao dự toán; quản lý, sử dụng ngân sách và quyết toán ngân sách CTMTQGGN

Việc lập, phân bổ, quyết định giao dự toán; quản lý sử dụng và quyết toán, kinh phí CTMTQGGN thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật và quy định hiện hành về hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các quy định tại Thông tư này như sau:

 1.1. Về lập dự toán CTMTQGGN:

- Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch và mục tiêu của công tác giảm nghèo của địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành chủ trì Dự án lập dự toán ngân sách chi tiết theo từng Dự án gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét tổng hợp trình UBND cấp tỉnh để gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể trung ương có tham gia các hoạt động, dự án của CTMTQGGN lập dự toán gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán của các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể trung ương và các địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối vốn cho CTMTQGGN để trình cấp có thẩm quyền quyết định.

1.2. Phân bổ và giao dự toán:

Căn cứ tổng mức kinh phí của CTMTQGGN được cấp có thẩm quyền thông báo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chủ trì dự án dự kiến phương án phân bổ kinh phí của Chương trình cho từng dự án và chi tiết cho các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kết quả phân bổ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của các Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

a) Tiêu chí phân bổ dự toán từ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương:

Căn cứ vào khả năng ngân sách trung ương bố trí hàng năm cho CTMTQGGN, việc phân bổ dự toán hỗ trợ cho các dự án thực hiện theo các tiêu chí sau:

- Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề: Căn cứ vào chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được theo Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ, số hộ nghèo để xem xét phân bổ.

- Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: căn cứ vào số xã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và mức vốn đầu tư bình quân hàng năm.

- Dự án dạy nghề cho người nghèo: căn cứ vào số người nghèo trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề.

- Dự án nâng cao năng lực:

+ Đối với hoạt động đào tạo cán bộ làm công tác giảm nghèo: căn cứ số lượng cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.

+ Đối với hoạt động truyền thông: căn cứ vào số lượng xã nghèo.

- Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo: phân bổ dự toán cho những địa phương có đề án mô hình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (UBND cấp tỉnh hoặc Bộ, ngành Trung ương).

- Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo: tiêu chí phân bổ kinh phí hỗ trợ trợ giúp pháp lý là số xã nghèo ngoài các xã thuộc chương trình 135 giai đoạn II.

- Hoạt động giám sát, đánh giá: mức phân bổ tối đa bằng 5% tổng nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho CTMTQGGN. Sau khi bố trí kinh phí hoạt động giám sát, đánh giá cho các cơ quan chủ trì thực hiện chương trình, dự án; phần kinh phí còn lại phân bổ cho các địa phương theo tỷ lệ % trên mức kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho CTMTQGGN địa phương và theo số xã nghèo của từng địa phương.

- Xã nghèo theo quy định tại Thông tư này là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên tính từ ngày 01/01/2007.

 b) Phân bổ và giao dự toán:

- Đối với các Bộ, ngành, cơ quan trung ương: căn cứ dự toán ngân sách của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan phân bổ dự toán cho các đơn vị thực hiện theo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng dự án và gửi kết quả phân bổ và giao dự toán về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính theo quy định.

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: hàng năm, căn cứ vào dự toán chi ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu và khả năng bố trí trong chi cân đối ngân sách địa phương cho CTMTQGGN, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính xây dựng tiêu chí và phương án phân bổ vốn thực hiện CTMTQGGN để UBND cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và giao dự toán theo quy định; đồng thời hướng dẫn UBND cấp dưới phân bổ vốn cho chương trình để đảm bảo tổng mức chi trong cân đối ngân sách địa phương cho chương trình không thấp hơn 1%.

Sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định dự toán của Chương trình, UBND cấp tỉnh quyết định phân bổ và giao dự toán  theo từng Dự án thuộc Chương trình cho từng cơ quan, đơn vị và ngân sách cấp dưới thực hiện; đồng thời tổng hợp kết quả phân bổ, giao dự toán gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính theo quy định.      

- Đơn vị sử dụng ngân sách sau khi nhận được quyết định giao dự toán, tiến hành phân bổ theo nội dung chi, nhóm mục chi, mã số chương trình theo quy định gửi cơ quan chủ quản tổng hợp để gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định làm căn cứ rút dự toán.

- Sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách đồng gửi cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước cùng cấp, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thực hiện.

1.3.  Chấp hành dự toán:

- Phương thức chuyển vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện theo quy định hiện hành về hướng dẫn quản lý vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương.

- Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước của đơn vị được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.

- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, cấp phát, thanh toán cho từng dự án của CTMTQGGN theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; các chế độ chi tiêu hiện hành và các quy định tại Thông tư này.

- Các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách của CTMTQGGN có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.

1.4. Công tác hạch toán, quyết toán:

- Các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách của CTMTQGGN có trách nhiệm hạch toán và quyết toán kinh phí thực hiện các Dự án theo chương, loại, khoản tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước; mã số CTMTQGGN và quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

- Đối với một số hoạt động của Chương trình do cơ quan, tổ chức thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng với cơ quan chủ trì dự án thì chứng từ làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan chủ trì dự án, gồm: Hợp đồng thực hiện nhiệm vụ (kèm theo dự toán chi tiết được cơ quan chủ trì dự án phê duyệt), biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, uỷ nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan trực tiếp thực hiện dự án lưu giữ theo quy định hiện hành.

1.5. Kiểm tra, giám sát và kiểm toán:

- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất; giám sát đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của các dự án, bảo đảm việc quản lý, sử dụng kinh phí chương trình đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

- Các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách của Chương trình thực hiện quy chế kiểm soát chi theo quy định hiện hành.

- Thực hiện kiểm toán đối với toàn bộ hoạt động quản lý tài chính của CTMTQGGN theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.

- Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc và cơ quan đoàn thể xã hội các cấp, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện chương trình.

1.6. Thông tin báo cáo:

- Các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách CTMTQGGN báo cáo tình hình thực hiện Chương trình với cơ quan chủ quản để tổng hợp gửi các cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo cấp tỉnh về tiến độ thực hiện và tình hình thực hiện của các dự án thuộc CTMTQGGN.

- Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo cấp tỉnh tổng hợp tình hình thực hiện  các dự án thuộc CTMTQGGN báo cáo Bộ, ngành chủ trì Dự án, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

- Các Bộ, ngành chủ trì dự án chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nội dung và hiệu quả sử dụng kinh phí của CTMTQGGN báo cáo Ban chỉ đạo giảm nghèo Trung ương.

Nội dung, mẫu biểu, quy trình báo cáo thực hiện theo các quy định hiện hành về quản lý và điều hành các CTMTQG và quy định tại Thông tư này. Các chỉ tiêu giám sát đánh giá thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

2. Nội dung và mức chi của các  dự án:

2.1. Dự án khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề

2.1.1. Đối tượng hỗ trợ: hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010) có người trong độ tuổi lao động, có đất sản xuất nhưng thiếu kiến thức, kinh nghiệm và điều kiện áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Ưu tiên cho các đối tượng là phụ nữ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.   

2.1.2. Nội dung và mức chi:

a) Chi tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất cho các hộ nghèo. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể:

- Hỗ trợ chi phí tổ chức lớp tập huấn, bao gồm: thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập.

- Hỗ trợ tiền nước uống và văn phòng phẩm, tài liệu cho người nghèo trong thời gian tập huấn không quá 20.000 đồng/người/ngày.

- Hỗ trợ tiền ăn cho người nghèo trong thời gian tập huấn 20.000 đồng/ người/ngày.

 - Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 40.000 đồng/ người/ngày.

- Chi hỗ trợ người nghèo tham quan, khảo sát mô hình sản xuất khuyến nông, khuyến ngư đang áp dụng thành công ở các địa phương: 

+ Hỗ trợ tiền tàu, xe đi và về theo mức giá vé tàu, vé xe thông thường của tuyến đường đi tham quan, khảo sát.

+ Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian tham quan, khảo sát tối đa 50.000 đồng/người/ ngày.

+ Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm) tối đa không quá 100.000 đồng/người/ngày.

b) Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, mô hình công nghệ cao, chuyển giao khoa học công nghệ trên các vùng sinh thái theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Đối với hộ nghèo ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa mức hỗ trợ tối đa 100% chi phí về giống và vật tư chính; đối với hộ nghèo ở các vùng khác mức hỗ trợ tối đa là 50% chi phí mô hình.

- Hỗ trợ hộ nghèo mua sắm trang thiết bị, máy móc, công cụ chế biến bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Mức hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 3.000.000 đồng/hộ.

2.1.3. Quy trình xây dựng kế hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt dự án: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về thực hiện dự án Khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010.

2.2. Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo:

2.2.1. Đối tượng đầu tư: các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2.2.2. Danh mục các công trình đầu tư: ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư theo dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ dân sinh và phát triển sản xuất tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng xã, bao gồm: bờ bao chống triều cường, kè, công trình thuỷ lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; đường ra bến cá; chợ cá.

2.2.3. Cơ chế đầu tư và mức hỗ trợ được thực hiện như đối với dự án phát triển cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 8/8/2006 của Uỷ ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.

2.3. Dự án dạy nghề cho người nghèo:

2.3.1. Đối tượng hỗ trợ học nghề: người trong độ tuổi lao động thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là người nghèo), ưu tiên người nghèo là thanh niên và phụ nữ chưa qua đào tạo nghề và thuộc một trong các trường hợp sau:

- Dạy nghề cho người nghèo vùng dân tộc thiểu số, vùng ngập lũ;

- Dạy nghề cho người nghèo để làm việc trong các lâm trường, khu kinh tế quốc phòng khu vực Tây Nguyên, miền núi phía bắc;

- Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo tại các doanh nghiệp;

- Dạy nghề, giáo dục định hướng cho người nghèo đi xuất khẩu lao động;

- Dạy nghề để chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang ngành nghề khác ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp hoặc khu vực đô thị hoá;

- Thí điểm mô hình dạy nghề có hiệu quả cho người nghèo.

2.3.2. Hình thức và thời gian dạy nghề: Do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với nhu cầu, trình độ học nghề của người nghèo và tối đa không quá 12 tháng.

2.3.3. Điều kiện hỗ trợ:

- Người nghèo trong độ tuổi lao động, có đủ sức khoẻ, chưa qua đào tạo nghề hoặc phải chuyển đổi nghề và có nhu cầu học nghề được cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề hoặc các doanh nghiệp để học nghề ngắn hạn (một lần) và không phải trả học phí.

- Người nghèo phải nộp đơn xin học nghề có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (theo mẫu số 1 đính kèm Thông tư này) gửi cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.

2.3.4. Nội dung và mức chi:

a) Đối với đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề:

- Hỗ trợ cơ sở dạy nghề (bao gồm cả doanh nghiệp có cơ sở dạy nghề) thực hiện dạy nghề cho người nghèo theo hợp đồng đào tạo nghề ký với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội với mức 300.000 đồng/người/tháng để chi cho các nội dung sau:

+ Tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ nghề;

+ Thù lao giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành nghề;

+ Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề;

+ Thuê lớp học, thuê thiết bị dạy nghề chuyên dụng (nếu có);

+ Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có);

+ Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo.

- Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo tham gia học nghề:

+ Tiền ăn trong thời gian học nghề là 10.000 đồng/người/ngày.

+ Tiền đi lại: Người nghèo học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên được hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé phương tiện giao thông công cộng, nhưng tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học. 

b) Đối với đào tạo nghề gắn với tạo việc làm:

 Hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp có đề án tự tổ chức dạy nghề theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm và nhận người nghèo vào làm việc ổn định tại doanh nghiệp tối thiểu 24 tháng (áp dụng đối với doanh nghiệp không đủ điều kiện công nhận là cơ sở dạy nghề). Mức hỗ trợ cụ thể tuỳ thuộc vào hình thức và thời gian dạy nghề của doanh nghiệp và theo hợp đồng ký kết với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội. Mức hỗ trợ tối đa 1.200.000 đồng/người nghèo để chi cho các nội dung sau:

+ Thù lao giáo viên dạy lý thuyết và giáo viên hướng dẫn thực hành nghề;

+ Hỗ trợ nguyên, nhiên, vật liệu học nghề;

+ Hỗ trợ tiền ăn cho người học nghề.

Ngoài nội dung và mức chi hỗ trợ dạy nghề trên đây, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng khoá học, của từng đối tượng học nghề, khả năng ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định việc hỗ trợ thêm về tiền ở cho người đi học. Các địa phương thực hiện lồng ghép nguồn kinh phí của dự án dạy nghề cho người nghèo với Dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục đào tạo để triển khai dự án dạy nghề ngắn hạn cho các đối tượng theo Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/1/2006 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Trường hợp người nghèo đăng ký học nghề thuộc đối tượng được tham gia học nghề của nhiều chương trình, dự án từ nguồn ngân sách nhà nước thì chỉ được lựa chọn tham gia học nghề của một chương trình, dự án.

2.3.5. Quy trình, hồ sơ, thủ tục thực hiện dự án dạy nghề cho người nghèo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.4.  Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo:

2.4.1. Phạm vi nhân rộng mô hình: xã nghèo (ngoài chương trình 135 giai đoạn II) có điều kiện phát triển vùng nguyên liệu và các vùng sinh thái có điều kiện phát triển kinh tế, xã nghèo có điều kiện phát triển các ngành nghề truyền thống; ưu tiên cho những xã nghèo tạo việc làm và tạo nguồn thu nhập ổn định cho người nghèo.

2.4.2. Các mô hình giảm nghèo: căn cứ vào các mô hình đã được xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm trong giai đoạn 2001-2005; tổng kết kinh nghiệm để ứng dụng và mở rộng các mô hình.

2.4.3. Điều kiện đầu tư: mô hình nhân rộng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt mô hình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

2.4.4. Nội dung và mức chi hỗ trợ mô hình:

a) Chi hỗ trợ cho hộ nghèo để phát triển sản xuất, tạo việc làm, theo mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm:

- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất:

+ 100 % đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số và 90% đối với hộ nghèo ở miền núi, bãi ngang ven biển, xã ngập sâu mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long;

+ 80% đối với hộ nghèo ở các xã nghèo thuộc vùng khác.

- Chi hỗ trợ công cụ sản xuất cầm tay thiết yếu đối với hộ nghèo ở các xã nghèo triển khai dự án.

- Hỗ trợ một lần vật tư chủ yếu (gạch, xi măng) cho các hộ nghèo tham gia dự án có nhu cầu xây mới, sửa chữa và nâng cấp chuồng trại chăn nuôi để phát triển chăn nuôi. Mức hỗ trợ cụ thể theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/hộ.

b) Chi khảo sát, xác định lựa chọn xã nghèo và hộ nghèo có nhu cầu và điều kiện để nhân rộng mô hình.

c) Chi nghiên cứu, xây dựng dự án nhân rộng mô hình và kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình: mức chi tối đa 2 triệu đồng/mô hình.

d) Chi tập huấn triển khai mô hình, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm mô hình: nội dung và mức chi thực hiện theo tiết a, điểm 2.1.2 mục II của Thông tư này.

2.5. Dự án nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp:

2.5.1. Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo:

a) Đối tượng đào tạo, nâng cao năng lực:

- Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã.

- Trưởng thôn, bản.

- Cán bộ tham gia công tác giảm nghèo của các tổ chức, đoàn thể ở trung ương và địa phương.

b) Hình thức tổ chức và tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo, nâng cao năng lực do cơ quan quản lý dự án thực hiện đảm bảo phù hợp với trình độ của cán bộ từng cấp và từng khu vực (đặc biệt đối với cán bộ là người dân tộc).

c) Nội dung và mức chi đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở các cấp (trung ương, tỉnh, huyện và xã) gồm:

- Chi trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia nước ngoài (nếu có) theo mức quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn, quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước hiện hành.

- Chi hỗ trợ tiền ăn, ngủ, đi lại cho học viên trong thời gian đào tạo theo Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Riêng đối với cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã và cán bộ không chuyên trách ở xã, ở thôn thuộc các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì được cấp toàn bộ chi phí học tập, ăn ở, đi lại theo Điều 8 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn.

- Chi tổ chức lớp học gồm: thuê hội trường, phòng học; thiết bị phục vụ học tập; văn phòng phẩm, tài liệu, giáo trình giảng dạy; chi tổ chức cho học viên đi khảo sát thực tế; chi phí ăn, ở, đi lại cho giảng viên và cán bộ quản lý lớp của cơ sở đào tạo trong trường hợp phải tổ chức lớp ở xa cơ sở đào tạo.

- Chi in ấn tài liệu, biên soạn bài giảng phục vụ cho lớp học: mức chi theo quy định hiện hành về hướng dẫn nội dung chi, mức chi biên soạn chương trình khung, giáo trình môn học.

- Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng kinh phí cho lớp đào tạo.

2.5.2. Hoạt động truyền thông:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí) về cơ chế chính sách của Nhà nước về giảm nghèo cho nhân dân ở những địa bàn vùng núi cao, vùng sâu, vùng khó khăn; giới thiệu mô hình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả nhằm mục đích nhân rộng các mô hình này đồng thời phổ biến những kinh nghiệm hay trong các hoạt động xoá đói giảm nghèo ở các địa phương để các tỉnh nghiên cứu vận dụng. Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng giữa cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng.

- Chi xây dựng, sản xuất, nhân bản và phát hành các loại sản phẩm truyền thông để cung cấp cho địa phương. Mức chi theo sản phẩm thực tế phù hợp với giá cả trên thị trường.

- Chi tổ chức các cuộc thi tuyên truyền về giảm nghèo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

2.6. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo:

2.6.1. Đối tượng: các xã nghèo ngoài các xã thuộc Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.

2.6.2. Nội dung và mức chi trợ giúp pháp lý cho người nghèo:

a) Việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo thực hiện theo Luật Trợ giúp pháp lý; Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn Luật.

b) CTMTQGGN hỗ trợ một số nội dung trợ giúp pháp lý cho người nghèo như sau:

- Hỗ trợ các xã tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước tại cơ sở (xã, thôn, bản) nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghèo;

- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại xã nhằm phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật và giải quyết vụ việc đơn giản tại cộng đồng;

- Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động tại xã;

- Cung cấp tờ gấp pháp luật, băng catset miễn phí cho người nghèo.

Mức hỗ trợ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định phù hợp với từng xã nhưng mức tối đa 2 triệu đồng/xã/năm.

2.7. Chi cho hoạt động giám sát, đánh giá, bao gồm:

- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá CTMTQGGN bốn cấp (từ cấp Trung ương đến xã).

- Thiết lập phương pháp thu thập và xử lý thông tin ở các cấp.

- Xây dựng phần mềm quản lý đối tượng ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.

- Tổ chức tự giám sát, đánh giá ở các cấp theo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.      

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách, dự án của chương trình.

- Báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chương trình ở các cấp.

- Hỗ trợ xã, phường làm công tác giám sát chương trình.

Nội dung và mức chi cho các hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện theo chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước. Riêng đối với xã nghèo mức hỗ trợ để thực hiện giám sát chương trình tối thiểu 450.000 đồng/tháng/xã.

Căn cứ vào nội dung chi nêu trên và hướng dẫn qui trình giám sát đánh giá của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng cấp phù hợp với nhiệm vụ được giao. 

III.  ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để liên Bộ nghiên cứu giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Huỳnh Thị Nhân

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư TW, Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Sở KHĐT, Sở Tư pháp,

Sở NNPTNT,  Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật-Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH;

- Các đơn vị thuộc BTC, Bộ LĐTBXH;  

- Lưu VT: BTC, BLĐTBXH.

THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 102/2007/TTLT-BTC-BLDTBXH

Hanoi, August 20, 2007

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE FINANCIAL MANAGEMENT MECHANISM APPLICABLE TO SOME PROJECTS OF THE NATIONAL TARGET PROGRAM ON POVERTY REDUCTION

Pursuant to the Prime Ministers Decision No. 20/2007/QD-TTg of February 5, 2007, approving the national target program on poverty reduction in the 2006-2010 period;
Pursuant to the Governments Decree No. 60/2003/ND-CP of June 10, 2003, detailing and guiding the implementation of the State Budget Law;
The Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby jointly guides the financial management mechanism applicable to some projects and activities under the national target program on poverty reduction as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Governing scope:

a/ This Circular guides contents and levels of expenses and the financial management mechanism applicable to projects and activities funded directly with capital sources of the national target program on poverty reduction (below abbreviated to NTPPR), including:

- Project on agricultural-forestry-fishery extension and support for production and trade development;

- Project in support of development of basic infrastructure in extreme difficulty-hit communes on coastal alluvial banks and islands;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Project on multiplication of poverty reduction models;

- Project on strengthening poverty reduction capacity (including training personnel involved in poverty reduction and communication);

- Policy on legal aid for the poor;

- Monitoring and evaluation activities.

b/ Other policies and projects of the NTPPR such as the policy on preferential credit for poor households; production land support for poor households of ethnic minorities; medical support for the poor; educational support for the poor; and housing and drinking water support for poor households, comply with current regulations of the Government and the Prime Minister and guiding documents.

2. Capital sources for implementation of the NTPPR:

- The NTPPR shall be implemented with the following funding sources: the central budget, local budgets, international financial aid and money raised from domestic and foreign organizations and individuals.

The Peoples Committee of a province or centrally run city (below referred to as provincial-level Peoples Committee for short) shall arrange at least 1% of the yearly total local budget for the program, to be submitted to the Peoples Council of the same level for decision, apart from additional allocations from the central budget and other local funding sources, for the achievement of the programs objectives.

- Funding sources must be included in plans and uniformly managed. The allocation of central budget supports must comply with the principle of prioritizing resources for communes in mountainous regions, on coastal alluvial banks or islands with a high percentage of poor households. Provincial-level Peoples Committees shall formulate budget allocation criteria based on the number of poor people and difficulty coefficient of each region (the conditions on local geographical position, area, population, socio-economic situation, budget distribution and capacity of mobilizing non-budget financial sources), ensuring the allocation of funds for proper purposes and to proper beneficiaries, avoiding equal division.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Formulation, allocation and assignment of budget estimates; management, use, and settlement of the NTPPR budget

The formulation, allocation and assignment of budget estimates; the management, use and settlement of the NTPPR budget comply with the State Budget Law, its guiding documents, current regulations guiding the management of targeted additional capital allocated from the central budget to local budgets, and this Circulars provisions as follows:

1.1. Formulation of the NTPPR budget estimates:

- Annually, based on the local poverty reduction plan and objectives already approved by a competent authority, the provincial/municipal Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with project-managing services and departments in formulating a budget estimate detailed by project, and send it to the provincial/municipal Finance Service and Planning and Investment Service for consideration, synthesization and submission to the provincial-level Peoples Committee, which will further send it to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.

- Ministries, branches, and central mass organizations involved in the NTPPRs activities and projects shall formulate budget estimates and send them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.

- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consider and synthesize budget estimates of ministries, branches, central mass organizations and localities, and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for sum-up and arrangement of funds for the NTPPR and submission to a competent authority for decision.

1.2. Allocation and assignment of budget estimates:

Based on the total fund for the NTPPR notified by the competent authority, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with project-managing ministries and branches in, making a detailed plan to allocate the Programs fund for each project to ministries, branches, central mass organizations, provinces and centrally run cities in conformity with the assigned objectives and tasks.

The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall synthesize allocation results and send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for inclusion in budget estimates of ministries, branches and localities and submission to the Prime Minister for further submission to the National Assembly in accordance with the State Budget Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Based on the annual amounts possibly allocated from the central budget for the NTPPR, budget support estimates shall be allocated to projects according to the following criteria:

- Project on agricultural-forestry-fishery extension and support for production and trade development: the major targets to be attained under the Prime Ministers Decision No. 20/2007/QD-TTg of February 5, 2007, and the number of poor households for consideration and allocation.

- Project in support of development of basic infrastructure in extreme difficulty-hit communes on costal alluvial banks or islands: the number of communes approved by the Prime Minister and the annual average investment capital level.

- Project on job training for the poor: the number of poor people in the working age range who have not yet received job training.

- Project on capacity strengthening:

+ Training of personnel engaged in poverty reduction: the number of personnel at all levels.

+ Communication: the number of poor communes.

- Project on multiplication of poverty reduction models: To allocate budget estimates to localities with models already approved by competent authorities (provincial-level Peoples Committees, ministries or centrally run branches).

- Policy on legal aid for the poor: the number of poor communes other than those covered by Program 135, the second phase.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A poor commune referred to in this Circular means a commune with a poor household rate of 25%, counting from January 1, 2007.

b/ Allocation and assignment of budget estimates:

- For ministries, branches and central agencies: Based on the Programs budget estimate assigned by the Prime Minister, ministers and heads of agencies shall allocate it to units for realization according to specific objectives and tasks of each project, and send the allocation and assignment results to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Finance according to regulations.

- For a province or centrally run city: Annually, based on the targeted additional central budget expenditure estimate and the local budget amount possibly arranged for the NTPPR, the provincial/ municipal Service of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial/municipal Planning and Investment Service and Finance Service in, formulating fund allocation criteria and plans for the implementation of the NTPPR so that the provincial-level Peoples Committee can submit them to the Peoples Council of the same level for decision and assignment according to regulations: and, at the same time, guide subordinate Peoples Committees to allocate funds to the Program, ensuring that the total fund for the program is not lower than 1% of the local budget.

After the provincial-level Peoples Council decides on the Programs budget estimate, the provincial-level Peoples Committee shall allocate and assign it for each project of the Program to each agency, unit and subordinate budget for realization. It shall, at the same time, sum up the allocation and assignment results and send them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance according to regulations.

- A budget-using unit shall, after receiving the budget estimate assignment decision, allocate the budget according to the prescribed expenditure contents, category and code of the program, then send the allocation results to the finance agency of the same level for evaluation before they can be used as the basis for cash withdrawal.

- After reaching agreement with the finance agency, the managing agency shall assign the budget estimate to budget-using units and concurrently send it to the finance agency, the state treasury of the same level and the state treasury where transactions are conducted for coordinated implementation.

1.3. Realization of budget estimates:

- Targeted additional capital shall be transferred from the central budget to local budgets according to current regulations guiding the management of this capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- State treasuries shall control, allocate and make payment to each project of the NTPPR according to the Finance Ministrys circular guiding the management, allocation and payment of state budget expenditures via state treasuries; the current spending mechanisms and the provisions of this Circular.

- Units directly using the NTPPR budget shall manage and efficiently use funds for proper purposes and proper beneficiaries.

1.4. Accounting and settlement:

- Units directly using the NTPPRs budget shall account and settle funds for implementation of projects according to corresponding chapters, categories and items in the state budget index; the NTPPRs code, the State Budget Law, the Accounting Law and their guiding documents.

- With regard to the Programs activities contracted by agencies and organizations to project management units, the documents serving as a basis for payment and settlement shall be kept at the project management units, including task performance contracts (enclosed with detailed cost estimates approved by project management units), minutes on test and take-over of works, minutes on contract liquidation, orders of payment and other related papers. Payment documents shall be kept by project implementation units according to current regulations.

1.5. Inspection, supervision and audit:

- Labor, war invalids and social affairs agencies shall coordinate with finance as well as planning and investment agencies of the same level in periodically or extraordinarily inspecting and supervising the performance of tasks and objectives of projects, ensuring the management and use of the programs funds in a thrift and effective manner for proper purposes.

- Units directly using the Programs budget shall observe current expenditure control regulations.

- All financial activities of the NTPPR must be audited in accordance with the Law on the State Audit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.6. Information and reporting:

- Units directly using the NTPPRs budget shall report on the implementation of the Program to their managing agencies for sum-up and sending to finance, planning and investment, and labor, war invalids and social affairs agencies of the same level.

- Provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall review and report on the implementation of projects under the NTPPR to the provincial-level steering committees for poverty reduction.

- Provincial level steering committees for poverty reduction shall review and report on the implementation of projects under the NTPPR to the project-managing ministries and branches, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Finance.

- Project-managing ministries and branches shall send sum-up reports on the implementation of projects to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance, and the Ministry of Planning and Investment according to regulations.

- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall review and report on the assessment of the realization of objectives, contents and efficacy of the use of the NTPPRs funds to the central steering committee for poverty reduction.

Contents and forms of reports and the process of reporting comply with current regulations on management and administration of national target programs and this Circular. Monitoring and evaluation indicators shall comply with the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Projects expenditure contents and levels:

2.1. Project on agricultural-forestry-fishery extension and support for production and trade development

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1.2. Expenditure contents and levels:

a/ Expenses on training to provide production knowledge for poor households. Expenditure contents and levels comply with the States current regulations on the organization of conferences of state agencies and public non-business units, specifically:

- Expense in support of the organization of training courses, including renting training halls, rooms and equipment.

- Expense in support of payment for drinks, stationery and materials for poor people during training courses: not exceeding VND 20,000/person/day.

- Expense in support of payment for meals for poor people during training courses: not exceeding VND 20,000/person/day.

- Expense in support of technical instructors: VND 40,000/instructor/day.

- Expense in support of poor people to go on study or survey visits to successful models of agricultural or fishery extension in localities:

+ Support of train and bus fares at ordinary rates paid for study or survey visits.

+ Support of meal expenses during study or survey visits: not exceeding VND 50,000/person/day.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Expenses in support of the building of demonstration models of application of new techniques to production, and hi-tech or technology transfer models in various ecological regions covered by projects already approved by competent authorities:

- For poor households in high mountain, deep-lying or remote regions, the maximum support level is 100% of expenses for varieties or breeds and major materials; for poor households in other regions, the maximum support level is 50% of expenses for a model.

- The support level for poor households to buy equipment, machinery or tools for post-harvest product processing and preservation shall be project-based and approved by competent authorities but must not exceed VND 3,000,000/household.

2.1.3. The process of planning, formulating, appraising and approving projects complies with the Ministry of Agriculture and Rural Developments guidance on implementation of projects on agricultural-forestry-fishery extension and support for production and trade development under the 2006-2010 national target program on poverty reduction.

2.2. Project in support of development of basic infrastructure in extreme difficulty-hit communes on costal alluvial banks or islands:

2.2.1. Investment localities: extreme difficulty-hit communes on costal alluvial banks or islands under the Prime Ministers decision.

2.2.2. List of works to be invested: the state budget shall provide support for project-based investments in the construction of basic infrastructures in service of peoples life and production development, depending on specific conditions of each commune, including: anti-flood banks, embankments, irrigation works, seawater pump stations for aquaculture and salt making; roads to fish wharves; fish markets.

2.2.3. Investment mechanisms and support levels are the same as for projects on infrastructure development in extreme difficulty-hit communes under the program on economic development in extreme difficulty-hit communes in ethnic minority and mountainous regions in the 2006-2010 period according to Joint Circular No. 676/2006/TTLT-UBDT-KHDT-TC-XD-NNPTNT of August 8, 2006, of the Nationalities Committee, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Construction and the Ministry of Agriculture and Rural Development, guiding the implementation of the program on socio-economic development in extreme difficulty-hit communes in ethnic minority and mountainous regions in the 2006-2010 period.

2.3. Project on job training for the poor:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Teaching jobs for poor people in ethnic minority or flooded regions;

- Teaching jobs for poor people to work in forestry farms or defense- economic zones in the Central Highlands and northern mountainous regions;

- Teaching and creating jobs for poor people in enterprises;

- Teaching jobs and providing orientation training for poor people to go to work overseas;

- Teaching jobs for poor people to switch from agriculture to other trades in areas where agricultural land is converted for industrial development or in urbanized areas;

- Experimenting effective job-teaching models for poor people.

2.3.2. Forms and duration of job training: To be decided by provincial-level Peoples Committees as suitable to poor peoples needs and job-training levels. A job-training duration must not exceed 12 months.

2.3.3. Support conditions:

- Poor people in the working age range who have good health, have not yet received job training or who have to change their jobs and wish to learn new jobs may be introduced by labor, war invalids and social affairs agencies to job training establishments or enterprises for free short-term job training (only once).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3.4. Expenditure moments and levels:

a/ For job training at job-training establishments:

- To provide support at a level of VND 300,000/person/month for job-training establishments (including enterprises with job-training establishments) to teach jobs for poor people under training contracts signed with labor, war invalids and social affairs agencies, to cover expenses on:

+ Enrolment, opening and closing of training courses and award of job certificates;

+ Remunerations for lecturers and instructors;

+ Raw materials, fuel and materials for job learning;

+ Renting of classrooms and necessary equipment (if any) for job training;

+ Modification and compilation of programs or curricula (if any);

+ Management of classes, at a level not exceeding 5% of their total job-training fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Meals during the job training time: VND 10,000/person/day.

+ Travel expenses: Poor people who have to go 15 km or longer to learn jobs are eligible for support of mass transit fares not exceeding VND 200,000/person/training course.

b/ For job training in association with employment:

To provide direct supports to enterprises with schemes on job training through job passing, practice- based training and recruitment of poor people for at least 24 months in enterprises (applicable to enterprises not recognized as job-training establishments). Specific support levels depend on forms and duration of job training provided by enterprises and contracted with labor, war invalids and social affairs agencies, but do not exceed VND 1,200,000/person, covering expenses on:

+ Remunerations for lecturers and instructors;

+ Raw materials, fuel and materials for learning jobs;

+ Meals for job trainees.

Apart from the above contents and levels of support for job training, depending on specific conditions of each training course, job trainees, local budget limits and other mobilized sources, provincial/ municipal Peoples Committees shall consider and decide on additional pecuniary support for trainees accommodation. Localities shall integrate funding sources of the project on job training for the poor and the project on strengthening job-training capacity under the national target program on education and training so as to implement short-term job training projects according to the Prime Ministers Decision No. 81/2005/QD-TTg and Circular No. 06/2006/TTLT-BTC-BLDTBXH of January 19, 2006, guiding the implementation of the policy on short-term job-training support for rural laborers. If poor people registering to learn jobs are eligible for participating in various job-training courses under different state budget-funded programs or projects, they may choose to learn jobs under only one program or project.

2.3.5. The process, dossiers and procedures for implementation of the project on job training for the poor comply with the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.1. Scope of model multiplication: Poor communes (other than those under Program 135, phase II) with conditions to develop raw material areas and ecological zones for economic development, and poor communes with conditions for development of traditional trades. Priority will be given to poor communes to create jobs and stable incomes for poor people.

2.4.2. Poverty reduction models: Based on the models already built and experimented in the 2001-2005 period, to draw experiences for their further application and multiplication.

2.4.3. Investment conditions: To be-multiplied models must be approved by a competent authority. The process of formulation, evaluation and approval of a model complies with the guidance of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2.4.4. Expenditure contents and levels of support for models:

a/ Expenditure in support of poor households to develop production and create jobs after the models already approved by competent authorities, including:

- Expenses in support of plant varieties, animal breeds, fertilizers and plant protection drugs in service of production, to be paid at the following levels:

+ 100%, for poor ethnic minority households and 90%, for poor households in mountainous regions, on coastal alluvial banks or in submerged communes in the Mekong river delta;

+ 80%, for poor households in poor communes in other regions.

- Expenses for the purchase of essential hand-held production tools for poor households in poor communes covered by the project.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Expenses in support of survey and identification of poor communes and households which have the need and conditions for applying a model.

c/ Expenses in support of research and formulation of model multiplication projects and detailed plans: not exceeding VND 2,000,000/model.

d/ Expenses on model application training, on assessment and review to draw application experience: Expenditure contents and levels comply with Item a, Point 2.1.2, Section II of this Circular.

2.5. Project on strengthening capacity of personnel engaged in poverty reduction at all levels

2.5.1. Training, strengthening capacity of personnel engaged in poverty reduction:

a/ Training and capacity strengthening will be provided for:

- Officials engaged in poverty reduction at all levels: Central, provincial, district and commune levels.

- Heads of hamlets and villages.

- Central and local mass organizations officials engaged in poverty reduction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Contents and levels of expenditure for training of personnel engaged in hunger eradication and poverty reduction at all levels (central, provincial, district and commune):

- Paying remunerations to lecturers and foreign specialists (if any), at the levels set in the Finance Ministrys Circular No. 79/2005/TT-BTC of September 15, 2005, guiding the management and use of funds for training and re-training state cadres and employees.

- Supporting meal, accommodation and travel expenses for trainees during the training time according to the Finance Ministrys Circular No. 23/2007/TT-BTC of March 21, 2007, providing for working travel allowances and expenses for organization of conferences of state agencies and public non-business units. Particularly, full-time and commune-level public employees and part-time officials in high mountain, deep-lying, remote, border or island communes or villages do not have to pay all study, meal, accommodation and travel expenses according to Article 8 of the Governments Decree No. 121/2003/ND-CP of October 21, 2003, on benefits and policies for commune, ward and township officials.

- Organizing training courses: Renting halls, classrooms: buying learning equipment, stationery, teaching materials, textbooks; organizing field visits for trainees; paying meal, accommodation and travel expenses for lecturers and administrators of training establishments in case it is necessary to organize classes far from those establishments.

- Printing documents, compiling lecture notes for training sessions: Expenditure levels comply with current regulations guiding contents and levels of expenditure for compilation of framework training programs and curricula.

- Managing training courses: not exceeding 5% of the total training fund for those courses.

2.5.2. Communication:

- Publicizing on the mass media (radio, television, newspapers) state mechanisms and policies on poverty reduction for people in high-mountain, deep-lying and difficulty-hit regions; to introduce effective poverty reduction models for multiplication and, at the same time, disseminate good experiences in hunger eradication and poverty reduction for provinces to study and apply. Expenditure levels are as contracted between agencies in charge of public information work and mass media agencies.

- Developing, producing, multiplying and distributing communication products to localities. Expenditure levels are based on actual products and market prices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.6. Policy on legal aid for the poor:

2.6.1. Beneficiaries: Poor communes other than those covered by the Program on socio-economic development in extreme difficulty-hit communes in ethnic minority and mountainous regions in the 2006-2010 period.

2.6.2. Contents and levels of expenditure for legal aid for the poor:

a/ The implementation of the policy on legal aid for the poor complies with the Law on Legal Aid; the Governments Decree No. 07/2007/ND-CP of January 12, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Legal Aid and documents guiding this Law.

b/ The NTPPR will provide support for some contents of legal aid for the poor as follows:

- Supporting communes to disseminate state policies and laws at the grassroots (communes, hamlets, villages) in order to improve the poor peoples knowledge about law;

- Organizing legal aid clubs in communes in order to popularize laws, provide legal consultancy and handle simple cases in communities;

- Organizing mobile legal aid teams in communes;

- Providing free leaflets and cassettes with legal information to the poor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.7. Expenses on monitoring and evaluation activities, including:

- Building a system of monitoring and evaluation indicators applicable to the NTPPR at four levels (from central to commune levels).

- Formulating information collection and processing methods at all levels.

- Making a software for management of the program beneficiaries at district, provincial and central levels.

- Organizing annual, mid-term and final self-monitoring and evaluation of the program at all levels.

- Inspecting, monitoring and evaluating the implementation of the programs policies and projects.

- Reviewing, analyzing and evaluating the implementation of the program at all levels.

- Supporting communes and wards to oversee the implementation of the program.

- Contents and levels of expenses on monitoring and evaluation activities comply with the States current financial regulations. Particularly for poor communes, the minimum support level for program monitoring is VND 450,000/month/commune.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO. All previous regulations contrary to this Circular are annulled.

2. Concerned units are requested to report all problems arising in the course of implementation to the ministries for study and solution.

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Huynh Thi Nhan

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

 

;

Thông tư liên tịch 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
Người ký: Huỳnh Thị Nhân, Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 20/08/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [8]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư liên tịch 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo do Bộ Lao đông, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [9]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…