Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 84/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 84/2002/TT-BTC NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TÀI CHÍNH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Thi hành Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ về bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001, Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

- Hộ gia đình, cá nhân thường trú ở các địa bàn nông thôn, có hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Tổ nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hoạt động sản xuất kinh doanh và có trụ sở chính ở các địa bàn nông thôn.

Các tổ chức và cá nhân nói trên (dưới đây gọi chung là cơ sở ngành nghề nông thôn) sản xuất kinh doanh hoặc cung ứng dịch vụ sản phẩm thuộc các ngành nghề theo quy định tại Mục 1 Điều 1 Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước, môi trường), kho bãi cho các khu vực dân cư có ngành nghề nông thôn, hỗ trợ chi phí đào tạo, xúc tiến thương mại cho các cơ sở ngành nghề nông thôn để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Về cơ sở hạ tầng:

Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn theo quy định tại Thông tư số 79/2001/TT-BTC ngày 28/9/2001 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.

2. Đất đai:

Cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai sau đây:

2.1. Được hưởng ưu đãi về giá thuê đất với mức giá cho thuê đất thấp nhất quy định tại Điều 2 Quyết định số 1357/QĐ-BTC ngày 30/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định khung giá cho thuê đất đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước cho thuê đất: bằng 0,5% giá 1m2 đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ về quy định khung giá các loại đất.

2.2. Cơ sở ngành nghề nông thôn đã được chính quyền địa phương có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối sang dùng cho sản xuất kinh doanh thì không phải chuyển sang thuê đất mà tiếp tục được sử dụng và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước trong thời hạn quy định đối với loại đất đó theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/2/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Sau thời hạn quy định phải chuyển sang thực hiện theo chế độ hiện hành về thuê đất theo đúng mục đích sử dụng.

2.3. Trường hợp Cơ sở ngành nghề nông thôn di chuyển mặt bằng sản xuất ra khỏi khu dân cư thì được hưởng chế độ miễn tiền thuê đất 3 năm kể từ ngày hoàn thành xong việc xây dựng cơ sở sản xuất trên diện tích mặt bằng mới, hoặc được hưởng chế độ ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất theo quy định tại Khoản 5 Mục III Phần I Thông tư số 35/2001/TT-BTC ngày 25/5/2001 về hướng dẫn nộp tiền thuê đất, góp đất liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước (nếu có).

2.4. Tiền cho thuê đất thu được từ các hợp đồng thuê đất của Cơ sở ngành nghề nông thôn được để lại ngân sách địa phương theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước. Hàng năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ưu tiên lồng ghép, bố trí vốn để chi đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực dân cư có làng nghề, ngành nghề nông thôn của địa phương.

3. Về ưu đãi tín dụng đầu tư:

Cơ sở ngành nghề nông thôn có dự án đầu tư có hiệu quả, được Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay tín dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và các văn bản quy định khác hiện hành.

4. Về ưu đãi thuế và lệ phí:

- Cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng các mức ưu đãi về thuế theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/ 07/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10, Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 về sửa đổi bổ sung danh mục A, B và C ban hành tại phụ lục kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ; Thông tư số 22/2001/TT-BTC ngày 03/ 04/ 2001 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 146/1999/TT-BTC ngày 17/ 12/1999 hướng dẫn thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế cho các đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác hiện hành.

- Cơ sở ngành nghề nông thôn nếu được phép khai thác tài nguyên phục vụ sản xuất, chế biến được miễn, giảm thuế tài nguyên theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/ 09/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi). Trình tự, thủ tục giải quyết việc miễn giảm thuế tài nguyên thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 153/1998/TT-BTC ngày 26/ 11/ 1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/ 09/ 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi).

- Các nghệ nhân được miễn các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao) phát sinh trong hoạt động truyền dạy nghề.

- Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện đóng các khoản phí và lệ phí theo quy định tại Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/UBTVQH ngày 28/8/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 2/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn khác hiện hành.

5. Về xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm:

Nhà nước sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu để hỗ trợ một phần chi phí cho các Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện hoạt động phát triển thị trường đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm như sau:

5.1 Cơ sở ngành nghề nông thôn được giảm 50% chi phí thuê diện tích gian hàng tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm ở trong nước.

Doanh nghiệp kinh doanh hội chợ, triển lãm có trách nhiệm giảm 50% chi phí thuê gian hàng cho các Cơ sở ngành nghề nông thôn. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thanh toán khoản giảm giá này cho doanh nghiệp kinh doanh hội chợ, triển lãm.

Kết thúc hội chợ, triển lãm doanh nghiệp kinh doanh hội chợ, triển lãm lập hồ sơ đề nghị Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thanh toán khoản giảm giá cho thuê gian hàng đối với Cơ sở ngành nghề nông thôn. Hồ sơ bao gồm:

+ Công văn đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh hội chợ, triển lãm;

+ Hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng thuê gian hàng giữa bên cho thuê và bên thuê;

+ Bản kê danh sách Cơ sở ngành nghề nông thôn đã thuê gian hàng tham gia hội trợ, triển lãm.

5.2 Cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng các chế độ hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động phát triển thị trường đẩy mạnh xúc tiến thương mại quy định tại Thông tư số 61/2001/TT-BTC ngày 1/8/2001 của Bộ Tài chính và các quy định khác hiện hành.

Khi nhận được tiền hỗ trợ của nhà nước Cơ sở ngành nghề nông thôn hạch toán giảm chi phí kinh doanh.

5.3 Cơ sở ngành nghề nông thôn được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động xuất khẩu và các văn bản hiện hành khác.

5.4 Cơ sở ngành nghề nông thôn được thưởng khi có kim ngạch xuất khẩu theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Quyết định số 65/2001/QĐ-BTC ngày 29/6/2001 về việc thưởng theo kim ngạch xuất khẩu cho các mặt hàng gạo, cà phê, thịt lợn, rau quả hộp trong năm 2001 và Quyết định số 63/2002/ QĐ-BTC ngày 21/5/2002 về thưởng kim ngạch xuất khẩu cho các mặt hàng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác của pháp luật hiện hành.

Các khoản tiền thưởng nói trên Cơ sở ngành nghề nông thôn hạch toán vào thu nhập kinh doanh.

6. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động:

- Các cơ sở đào tạo của Nhà nước ưu tiên dành chỉ tiêu đào tạo nghề cho các Cơ sở ngành nghề nông thôn trong phạm vi kế hoạch kinh phí hàng năm Nhà nước cấp cho cơ sở dạy nghề.

- Nghệ nhân làng nghề được phối hợp với các cơ sở đào tạo của nhà nước để tổ chức các lớp đào tạo hoặc tự tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với ngành nghề sản xuất của Cơ sở ngành nghề nông thôn và được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền nghề. Chi phí tổ chức các lớp đào tạo được bù đắp từ các nguồn:

+ Tiền thu học phí của học viên hoặc người sử dụng lao động đóng góp trên cơ sở thoả thuận;

+ Hỗ trợ của các trung tâm đào tạo của huyện, của tỉnh, thành phố (nếu có);

+ Hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;

Nếu các nguồn trên không đủ bù đắp chi phí đào tạo, thì phần còn thiếu cơ sở được hạch toán vào chi phí kinh doanh.

- Các lớp đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm thì chi phí đào tạo tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Cơ sở ngành nghề nông thôn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, Sở Tài chính - Vật giá, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Quỹ Hỗ trợ phát triển có trách nhiệm hướng dẫn, thực hiện thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với cơ sở ngành nghề nông thôn.

2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các ngành, các địa phương, Cơ sở ngành nghề nông thôn phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu hướng dẫn giải quyết.

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 84/2002/TT-BTC

Hanoi, September 26, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING FINANCIAL MATTERS FOR PROMOTING THE DEVELOPMENT OF RURAL PRODUCTION/BUSINESS LINES AND CRAFTS

In furtherance of the Prime Minister’s Decision No. 132/2000/QD-TTg of November 24, 2000 on a number of policies to promote the development of rural production/business lines and crafts, and the Government’s Resolution No. 05/2001/NQ-CP of May 24, 2001 adding a number of measures to execute the 2001 economic plan, the Finance Ministry hereby guides financial matters for promoting the development of rural production/business lines and crafts, as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Application objects and scope:

- Family households and individuals permanently residing in rural areas and conducting production and/or business activities;

- Cooperation groups and teams, cooperatives, private enterprises, joint-stock companies, limited liability companies and partnerships conducting production and/or business activities and being headquartered in rural areas.

The above-said organizations and individuals (hereinafter referred collectively to as rural production, business and craft establishments) conducting production and/or business activities or providing services and/or products of the production and/or business lines and crafts specified in Section 1, Article 1 of the Prime Minister’s Decision No. 132/2000/QD-TTg of November 24, 2000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. SPECIFIC PROVISIONS

1. Regarding infrastructure:

The State shall provide capital support for investment in rural traffic roads and infrastructure of rural craft villages as provided for in the Finance Ministry’s Circular No. 79/2001/TT-BTC of September 28, 2001 guiding the financial mechanism for the execution of projects on rural traffic roads, aquacultural infrastructure and infrastructure of rural craft villages.

2. Regarding land:

Rural production, business and craft establishments shall enjoy the following preferential land policies:

2.1. To enjoy the land rent preferences with the lowest rates prescribed in Article 2 of the Finance Minister’s Decision No. 1357/QD-BTC of December 30, 1995 prescribing the land rent bracket applicable to domestic organizations, which are leased land by the State: equal to 0.5% of the price of 1 m2 of land, issued by the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities together with the Government’s Decree No. 87/CP of August 17, 1994 prescribing the price bracket of assorted land.

2.2. Rural production, business and craft establishments, which have already been permitted by the competent local administrations to convert the land use purposes from agriculture, aquaculture or salt-making land into land for other production and business purposes, shall not have to switch to lease land, but continue using it and fulfill their obligations toward the State budget within the time limit prescribed for such type of land in Article 26 of the Government’s Decree No. 04/2000/ND-CP of February 11, 2000 detailing the implementation of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Land Law. After the prescribed time limit, they shall have to switch to comply with the current land rent regime for the right purposes.

2.3. In cases where rural production, business and craft establishments move their production places out of population quarters, they shall enjoy the land rent exemption for three years after the completion of the construction of production establishments on the new land areas, or enjoy the preferential regime of land rent reduction or exemption provided for in Clause 5, Section III, Part I of Circular No. 35/2001/TT-BTC of May 25, 2001 guiding the payment of land rent and joint-venture contribution with value of land use right of domestic organizations, family households and individuals (if any).

2.4. Land rents collected under land lease contracts from rural production, business and craft establishments shall be left to local budgets in strict compliance with the provisions of the State Budget Law. Annually, the provinces and centrally-run cities shall have to prioritize the incorporation or allocation of capital for investment in infrastructure of population areas where exist craft villages or rural production/business lines and crafts in their respective localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Rural production, business and craft establishments having efficient investment projects shall be provided with the investment credit loans, post-investment interest rate supports or investment credit guarantees by the Development Assistance Fund according to the provisions of the Government’s Decree No. 43/1999/ND-CP of June 29, 1999 on the State’s development investment credits and other current legal documents.

4. Regarding tax and fee preferences:

- Rural production, business and craft establishments shall enjoy tax preference levels provided for in the Government’s Decree No. 51/1999/ND-CP of July 8, 1999 detailing the implementation of Domestic Investment Promotion Law (amended) No. 03/1998/QH10, Decree No. 35/2002/ND-CP of March 29, 2002 amending and supplementing lists A, B and C in the Appendix to Decree No. 51/1999/ND-CP of July 8, 1999; the Finance Ministry’s Circular No. 22/2001/TT-BTC of April 3, 2001 amending Circular No. 146/1999/TT-BTC of December 17, 1999 guiding the tax exemption or reduction for subjects eligible for the investment preferences under Decree No. 51/1999/ND-CP and other current legal documents.

- Rural production, business and craft establishments, if permitted to exploit natural resources in service of production or processing, shall enjoy natural resources tax exemption or reduction as provided for in Article 12 of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998 detailing the implementation of the Natural Resources Tax Ordinance (amended). The order and procedures for effecting the natural resources tax exemption or reduction shall comply with the guidance in the Finance Ministry’s Circular No. 153/1998/TT-BTC of November 26, 1998 guiding the implementation of the Government’s Decree No. 68/1998/ND-CP of September 3, 1998 detailing the implementation of the Natural Resources Tax Ordinance (amended).

- Artisans shall be exempt from enterprise income tax (income tax on high income-earners) for their incomes earned from job-teaching activities.

- Rural production, business and craft establishments shall pay charges and fees according to the stipulations in the National Assembly Standing Committee’s Charge and Fee Ordinance No. 38/2001/UBTVQH of August 28, 2001, the Government’s Decree No. 57/2002/ND-CP of June 2, 2002 detailing the implementation of the Charge and Fee Ordinance and other current guiding documents.

5. Regarding trade promotion and product consumption:

The State shall use the Export Support Fund to partly cover expenses for rural production, business and craft establishments activities of market development, trade promotion and product consumption, as follows:

5.1. Rural production, business and craft establishments shall enjoy 50% reduction of the expense for renting pavilions in domestic trade fairs and exhibitions to display their products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Upon conclusion of trade fairs and exhibitions, enterprises dealing therein shall make dossiers requesting the Export Support Fund to pay for pavilion rent discounts for rural production, business and craft establishments. Each dossier comprises:

+ Written request of the enterprise dealing in trade fairs and exhibitions;

+ Pavilion rent contract between the lessor and the lessee and written record on liquidation thereof;

+ List of rural production, business and craft establishments having rented pavilions in trade fairs and exhibitions.

5.2. Rural production, business and craft establishments shall enjoy the regime of State support for activities of market development and trade promotion prescribed in the Finance Ministry’s Circular No. 61/2001/TT-BTC of August 1, 2001 and other current regulations.

When receiving supports from the State, the rural production, business and craft establishments shall account them as decrease in business costs.

5.3 Rural production, business and craft establishments shall enjoy the preferential regime provided for in the Prime Minister’s Decision No. 195/1999/QD-TTg of September 27, 1999 on export activities and other current documents.

5.4. Rural production, business and craft establishments shall be rewarded when they earn export turnover according to the Finance Minister’s Decision No. 65/2001/QD-BTC of June 29, 2001 on export turnover reward for goods items of rice, coffee, pork and canned vegetables and fruits in 2001 and Decision No. 63/2002/QD-BTC of May 21, 2002 on export turnover reward for goods items under the Prime Minister’s direction and other relevant provisions of the current law.

The rural production, business and craft establishments shall account the above-said rewards into business income.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The State-run training establishments shall prioritize the allocation of job-training quotas to the rural production, business and craft establishments within annual plans of funding to be allocated by the State to job-training establishments.

- Artisans of craft villages may coordinate with the State-run training establishments in organizing training courses or organize by themselves training courses suitable to production lines of the rural production, business and craft establishments, and shall be exempted from taxes on job-teaching activities. Expenses for organizing training courses shall be covered by the following sources:

+ Tuition collected from trainees or contributions by labor employers on the basis of agreements;

+ Supports from training centers of districts, provinces or cities (if any);

+ Supports from organizations and individuals at home and abroad.

If the above-said sources are not enough to cover training expenses, the deficit shall be accounted by the establishments into their business costs.

- For training courses organized in form of on-job study, training expenses shall be accounted into production and/or business costs of rural production, business and craft establishments.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the People’s Committees of all levels, the Finance-Pricing Services and Tax Departments of the provinces and centrally-run cities, and the Development Assistance Fund shall have to guide the implementation of this Circular and other legal documents on the preferential and incentive policies toward rural production, business and craft establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

;

Thông tư 84/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 84/2002/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 26/09/2002
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [18]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 84/2002/TT-BTC hướng dẫn về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…