BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2024/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2024 |
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Nhà nước đầu tư, quản lý.
2. Thông tư này không điều chỉnh đối với các trường hợp:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Nghị định số 44/2024/NĐ-CP).
b) Xác định tuổi thọ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo, mở rộng, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
c) Xác định giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để: Làm giá chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tham gia trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ gồm: Bộ Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Cơ quan quản lý đường bộ, gồm: Cơ quan quản lý đường bộ ở trung ương, cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện và cơ quan quản lý đường bộ cấp xã quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
3. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ quan quản lý tài sản), gồm: Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh, cơ quan quản lý tài sản cấp huyện và cơ quan quản lý tài sản cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
4. Tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện kế toán, quản lý, lưu trữ hồ sơ, báo cáo kê khai, đăng nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
5. Các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 3. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm danh mục các loại tài sản quy định tại Điều 3 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
Điều 4. Tiêu chuẩn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ xác định là tài sản cố định
1. Xác định tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản.
b) Một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản.
d) Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều cơ quan quản lý thì phần tài sản được giao cho từng cơ quan là một tài sản.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên.
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên.
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này phải được lập hồ sơ tài sản để quản lý chặt chê về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng chỉ thực hiện theo dõi về hiện vật, không phải hạch toán nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản theo quy định tại Thông tư này. Các chỉ tiêu về giá trị (nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại) của tài sản là số nguyên; trường hợp kết quả xác định các chỉ tiêu này là số thập phân thì được làm tròn theo nguyên tắc cộng thêm 01 vào phần số nguyên.
2. Mỗi một tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này là một đối tượng ghi sổ kế toán. Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải phản ánh, ghi chép đầy đủ thông tin về nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại của tài sản.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính đủ hao mòn theo quy định thì cơ quan quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản tài sản theo quy định hiện hành và tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này cho đến khi được xử lý theo quy định.
4. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn tiếp tục sử dụng được thì cơ quan quản lý tài sản tiếp tục thực hiện quản lý, sử dụng, theo dõi, bảo quản tài sản theo quy định hiện hành và không phải tính hao mòn.
Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng sau đó thuộc trường hợp thay đổi nguyên giá theo quy định tại Điều 7 Thông tư này thì phải tính hao mòn theo quy định cho thời gian sử dụng còn lại (nếu có) sau khi thay đổi nguyên giá.
5. Trường hợp chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì cơ quan quản lý tài sản đó tiếp tục thực hiện quản lý, theo dõi và tính hao mòn tài sản theo quy định tại Thông tư này trong thời gian chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản, cho thuê quyền khai thác tài sản.
6. Trường hợp chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì trong thời gian chuyển nhượng, cơ quan quản lý tài sản (bên chuyển nhượng):
a) Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản.
b) Không thực hiện tính hao mòn tài sản theo quy định tại Thông tư này và phải tiếp tục theo dõi nguyên giá tài sản đã hạch toán tại thời điểm chuyển nhượng trên sổ kế toán và theo dõi trên thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
c) Khi hết thời hạn chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (bao gồm cả trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn), cơ quan quản lý tài sản tiếp nhận lại tài sản theo Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản và quy định của pháp luật; xác định lại nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản theo quy định tại khoản 5 Điều 6, Điều 12 Thông tư này để thực hiện quản lý, tính hao mòn theo quy định tại Nghị định số 44/2024/NĐ-CP và Thông tư này.
7. Trường hợp sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có để tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thì trong thời gian bàn giao tài sản cho nhà đầu tư thực hiện dự án, cơ quan quản lý tài sản:
a) Có trách nhiệm theo dõi, báo cáo phần tài sản được sử dụng để tham gia dự án trong quá trình giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
b) Không thực hiện tính hao mòn tài sản theo quy định tại Thông tư này và phải tiếp tục theo dõi nguyên giá tài sản đã hạch toán tại thời điểm bàn giao tài sản cho nhà đầu tư thực hiện dự án và theo dõi trên thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
c) Khi nhà đầu tư chuyển giao tài sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý tài sản tiếp nhận lại tài sản theo quy định, xác định lại giá trị còn lại của tài sản theo quy định tại khoản 6 Điều 6, Điều 12 Thông tư này để thực hiện quản lý, tính hao mòn theo quy định tại Nghị định số 44/2024/NĐ-CP và Thông tư này.
8. Cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm:
a) Lập thẻ tài sản, thực hiện kế toán đối với toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao quản lý theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.
b) Thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm; thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán nếu có chênh lệch phát sinh khi thực hiện kiểm kê.
c) Thực hiện báo cáo kê khai, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.
NGUYÊN GIÁ, HAO MÒN, GIÁ TRỊ CÒN LẠI CỦA TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 6. Xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hình thành từ mua sắm, đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định số 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì nguyên giá được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
a) Các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán (nếu có) được trừ vào giá trị ghi trên hóa đơn chỉ được áp dụng trong trường hợp giá trị ghi trên hóa đơn bao gồm cả các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hoặc phạt người bán.
b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc mua sắm tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà cơ quan đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng. Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng/chiều dài/diện tích/giá trị ghi trên hóa đơn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh chi phí chung...).
2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hình thành từ đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định số 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, nguyên giá được xác định là giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
a) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện ghi sổ kế toán tài sản kể từ ngày bàn giao đưa tài sản vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là nguyên giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
- Giá trị thẩm tra quyết toán.
- Giá trị đề nghị phê duyệt quyết toán.
- Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B.
- Giá trị tổng mức đầu tư hoặc dự toán dự án được phê duyệt hoặc dự toán dự án được điều chỉnh lần gần nhất (trong trường hợp dự toán dự án được điều chỉnh).
Khi được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan quản lý tài sản thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được phê duyệt để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán tài sản theo quy định.
b) Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản) khác nhau nhung không dự toán riêng, quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (như: số lượng/dự toán của từng hạng mục, tài sản/tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng...).
Trường hợp dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản) khác nhau, có dự toán riêng nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản đê ghi sổ kế toán theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng/dự toán của từng hạng mục, tài sản/tỷ trọng theo giá trị thị trường của tài sản tương ứng...).
c) Đối với dự án bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (nhiều đối tượng ghi sổ kế toán tài sản) khác nhau mà được đầu tư, nghiệm thu theo từng hạng mục, tài sản thì hạng mục, tài sản nào đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng, nghiệm thu đưa vào sử dụng phải ghi sổ kế toán đối với hạng mục, tài sản đó kể từ ngày bàn giao đưa vào sử dụng.
d) Trường hợp giá trị quyết toán của dự án phải điều chỉnh theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền sau khi được thanh tra, kiểm toán thì cơ quan quản lý tài sản phải thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá theo kiến nghị, kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
d) Trường hợp trong dự án có nội dung đầu tư vào tài sản khác (không thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại Điều 3 Thông tư này) thì phải loại trừ phần giá trị đầu tư vào tài sản khác trong giá trị quyết toán của dự án khi xác định nguyên giá tài sản.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do cơ quan quản lý tài sản tiếp nhận theo quyết định giao, quyết định điều chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền từ ngày Nghị định số 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này) thì nguyên giá được xác định theo công thức sau:
Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao, điều chuyển |
= |
Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản |
+ |
Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử |
+ |
Các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí |
+ |
Chi phí khác (nếu có) |
Trong đó:
a) Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định như sau:
a1) Đối với tài sản đã được theo dõi, ghi sổ kế toán, nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản là nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được theo dõi, ghi sổ kế toán của cơ quan có tài sản giao, điều chuyển.
Trường hợp tài sản chưa được theo dõi, ghi sổ kế toán thì trước khi trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, điều chuyển tài sản, cơ quan có tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản. Trong đó:
- Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển (là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang giao cho cơ quan quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này quản lý) chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định tại các điểm a2, a3 và a4 khoản này.
- Trường hợp tài sản giao, nhận điều chuyển do các đối tượng không phải là cơ quan quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư này quản lý thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan đến việc đánh giá lại giá trị tài sản của các đối tượng đó. Trường hợp pháp luật có liên quan chưa có quy định thì việc đánh giá lại giá trị tài sản thực hiện theo quy định tại các điểm a2, a3 và a4 khoản này.
a2) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa được theo dõi, ghi sổ kế toán nhưng có hồ sơ xác định giá mua hoặc giá xây dựng và thời điểm đưa tài sản vào sử dụng của tài sản đó thì nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
a3) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa được theo dõi, ghi sổ kế toán và không có hồ sơ để xác định giá mua hoặc giá xây dựng theo quy định tại điểm a2 khoản này nhưng có căn cứ để xác định thời điểm đưa tài sản vào sử dụng và giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa vào sử dụng thì nguyên giá để ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản được xác định theo công thức sau:
Nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản |
= |
Giá mua mới của tài sản cùng loại hoặc giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng |
Trong đó:
- Giá mua mới của tài sản cùng loại áp dụng đối với tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc là giá của tài sản mới cùng loại được bán trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
- Giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương áp dụng đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc (bao gồm cả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc được hình thành thông qua mua sắm) được xác định theo công thức sau:
Giá xây dựng mới của tài sản |
= |
Đơn giá xây dựng mới của tài sản có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành (hoặc mới của theo quy định cụ thể của địa phương nơi tài sản có tài sản) áp dụng tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng |
x |
Diện tích, thể tích xây dựng/ Số lượng/tiêu chí khác (nếu có) của tài sản |
+ |
Giá trị của các kết cấu khác gắn với công trình/hạng mục công trình (như: trần, sàn/tiêu chí khắc (nếu có)) xác định theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành (hoặc theo quy định cụ thể của địa phương nơi có tài sản) tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng |
a4) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa được theo dõi, ghi sổ kế toán mà không có căn cứ để xác định nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại các điểm a1, a2 và a3 khoản này thì cơ quan quản lý tài sản thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá trị tài sản làm căn cứ xác định nguyên giá ghi trên Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản.
b) Chi phí khác (nếu có) là các chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao, được điều chuyển mà cơ quan tiếp nhận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào sử dụng (bao gồm cả chi phí thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá trị tài sản). Trường hợp phát sinh chi phí chung cho nhiều tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì thực hiện phân bổ chi phí cho từng tài sản theo tiêu chí cho phù hợp (như: Số lượng/chiều dài/diện tích/giá trị tài sản phát sinh chi phí chung/tiêu chí khác (nếu có)).
c) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có giao cho cơ quan quản lý tài sản theo quy định tại Chương II Nghị định số 44/2024/NĐ-CP mà giá trị tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì sau khi tiếp nhận, cơ quan quản lý tài sản phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý/tạm quản lý tài sản trước khi giao (Bên giao) căn cứ nguồn gốc hình thành tài sản, các hồ sơ có liên quan để xác định nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản theo quy định tương ứng tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 9 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP, khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
4. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong quá trình sử dụng thực hiện kiểm kê phát hiện thừa thì tùy theo nguồn gốc và thời điểm đưa vào sử dụng, nguyên giá của tài sản được xác định tương ứng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cơ quan quản lý tài sản tiếp nhận lại tài sản sau khi hết thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Thông tư này thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định lại bằng (=) nguyên giá đã hạch toán tại thời điểm chuyển nhượng theo Hợp đồng chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản cộng (+) giá trị đầu tư nâng cấp, mở rộng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả việc bù trừ phần giá trị của bộ phận tài sản tháo dỡ, nếu có); trong đó phần giá trị tăng thêm do đầu tư nâng cấp, mở rộng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt được xác định tương tự quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
6. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cơ quan quản lý tài sản tiếp nhận lại tài sản sau khi hết thời gian tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 5 Thông tư này thì cơ quan quản lý tài sản thực hiện thuê doanh nghiệp thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại của tài sản.
Điều 7. Các trường hợp thay đổi (điều chỉnh) nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả trường hợp dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng tài sản khác nhưng trong dự án có nội dung đầu tư vào tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có và trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng tài sản không phải là cơ quan quản lý tài sản).
3. Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.
4. Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.
5. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác, trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường bộ hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Thông tư này, cơ quan quản lý tài sản thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do (trường hợp) thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại chỉ tiêu nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ làm cơ sở xác định mức hao mòn, giá trị còn lại của tài sản để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện việc quản lý, tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này.
Việc xác định lại nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các trường hợp thay đổi nguyên giá quy định tại Điều 7 Thông tư này thực hiện như sau:
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định lại theo hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền về kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán cộng (+) phần giá trị tăng thêm do đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, phần giá trị tăng thêm do nâng cấp, mở rộng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt được xác định tương tự quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Trường hợp dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, mở rộng tài sản khác nhưng trong dự án có nội dung đầu tư vào tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có và trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng tài sản không phải là cơ quan quản lý tài sản thì phần giá trị tăng thêm do nâng cấp, cải tạo, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phần giá trị đầu tư vào tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong giá trị quyết toán của dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với trường hợp tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán trừ (-) phần giá trị của bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tháo dỡ cộng (+) chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tháo dỡ mà cơ quan quản lý tài sản đã chi ra tính đến thời điểm hoàn thành việc tháo dỡ, trừ việc tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản để thay thế thực hiện bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trong đó, phần giá trị của bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tháo dỡ được xác định như sau:
a) Trường hợp có hồ sơ xác định giá mua, giá trị quyết toán/giá trị dự toán của bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tháo dỡ thì phần giá trị của bộ phận tài sản tháo dỡ được xác định theo giá mua, giá trị quyết toán/giá trị dự toán của bộ phận tài sản tháo dỡ.
b) Trường hợp không có hồ sơ quy định tại điểm a khoản này nhưng phân bổ được nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho bộ phận tài sản tháo dỡ theo tiêu chí phù hợp (như: số lượng, khối lượng, giá mua, dự toán...) thì phần giá trị của bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tháo dỡ được xác định theo giá trị phân bổ.
c) Trường hợp không có hồ sơ quy định tại điểm a khoản này và không phân bổ được nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho bộ phận tài sản tháo dỡ quy định tại điểm b khoản này thì xác định phần giá trị của bộ phận tài sản tháo dỡ là giá mua mới của bộ phận tài sản đó trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng.
Trường hợp không xác định được giá mua mới của bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tháo dỡ trên thị trường tại thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì cơ quan quản lý tài sản thuê doanh nghiệp thẩm định giá để xác định phần giá trị của bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tháo dỡ làm căn cứ xác định nguyên giá tài sản sau khi tháo dỡ.
4. Đối với trường hợp lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định lại bằng (=) nguyên giá đang hạch toán cộng (+) phần giá trị tăng thêm do lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (+) chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc lắp đặt mà cơ quan quản lý tài sản đã chi ra tính đến thời điểm hoàn thành việc lắp đặt, trừ việc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản để thực hiện bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Trong đó, phần giá trị tăng thêm do lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là giá trị tương ứng của bộ phận tài sản được lắp đặt thêm xác định theo các trường hợp tương ứng quy định tại Điều 6 Thông tư này.
5. Đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này thì cơ quan quản lý tài sản thuê doanh nghiệp thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản (bao gồm cả chi phí thuê doanh nghiệp thẩm định giá để đánh giá lại giá trị còn lại, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản) phù hợp với quy định tại Điều 10 Thông tư này đối với tài sản bị thiệt hại để ghi trên Biên bản xác định việc thay đổi nguyên giá. Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp này được xác định như sau:
Nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
= |
Giá trị còn lại của tài sản theo đánh giá lại |
x |
Thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định tại Điều 10 Thông tư này (năm) |
Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại (năm) |
Điều 9. Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ xác định là tài sản cố định quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này được giao cho cơ quan quản lý tài sản phải tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan quản lý tài sản không phải tính hao mòn đối với:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa tính hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được.
b) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.
c) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác.
d) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại Điều 3 Thông tư này.
3. Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.
4. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính tròn 01 (một) năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn trong năm đó.
1. Danh mục tài sản, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (trừ thời gian tính hao mòn tài sản đối với các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này) như sau:
STT |
Danh mục các loại tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ |
Thời gian sử dụng để tính hao mòn (năm) |
Tỷ lệ hao mòn (% năm) |
1 |
Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường |
40 |
2,5 |
2 |
Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ |
40 |
2,5 |
3 |
Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ |
40 |
2,5 |
4 |
Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ gắn liền với cầu phao |
|
|
4.1 |
Kết cấu hạ tầng bến phà đường bộ; cầu phao |
20 |
5 |
4.2 |
Công trình nhà điều hành bến phà đường bộ; cầu phao |
|
|
|
Nhà cấp I |
80 |
1,25 |
|
Nhà cấp II |
50 |
2 |
|
Nhà cấp III |
25 |
4 |
|
Nhà cấp IV |
15 |
6,67 |
4.3 |
Phương tiện, thiết bị, vật kiến trúc gắn với công trình phục vụ hoạt động của bến phà đường bộ; cầu phao |
Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. |
|
5 |
Trạm kiểm tra tải trọng xe |
20 |
5 |
6 |
Trạm thu phí đường bộ |
|
|
6.1 |
Kết cấu hạ tầng trạm thu phí |
20 |
5 |
6.2 |
Công trình nhà điều hành trạm thu phí |
|
|
|
Nhà cấp I |
80 |
1,25 |
|
Nhà cấp II |
50 |
2 |
|
Nhà cấp III |
25 |
4 |
|
Nhà cấp IV |
15 |
6,67 |
6.3 |
Phương tiện, thiết bị, vật kiến trúc gắn với công trình phục vụ hoạt động của trạm thu phí |
Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. |
|
7 |
Bến xe |
25 |
4 |
8 |
Bãi đỗ xe |
25 |
4 |
9 |
Nhà hạt quản lý đường bộ |
25 |
4 |
10 |
Trạm dừng nghỉ |
25 |
4 |
11 |
Kho bảo quản vật tư dự phòng |
20 |
5 |
12 |
Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS)/Trung tâm quản lý, điều hành giao thông |
|
|
12.1 |
Công trình nhà quản lý hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin |
|
|
|
Nhà cấp I |
80 |
1,25 |
|
Nhà cấp II |
50 |
2 |
|
Nhà cấp III |
25 |
4 |
|
Nhà cấp IV |
15 |
6,67 |
12.2 |
Vật kiến trúc, máy móc thiết bị phụ trợ gắn với công trình phục vụ hoạt động của Trung tâm ITS/Trung tâm quản lý, điều hành giao thông |
Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. |
|
13 |
Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ |
|
|
13.1 |
Đối với các công trình phục vụ cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ |
|
|
|
Nhà cấp I |
80 |
1,25 |
|
Nhà cấp II |
50 |
2 |
|
Nhà cấp III |
25 |
4 |
|
Nhà cấp IV |
15 |
6,67 |
13.2 |
Đối với các phương tiện, thiết bị, vật kiến trúc, tài sản khác gắn với công trình phục vụ hoạt động cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ |
Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. |
|
14 |
Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành giao thông đường bộ |
Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. |
|
15 |
Các công trình, thiết bị khác của đường bộ theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ |
|
|
15.1 |
Trường hợp các công trình, thiết bị khác có quy định tại Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính |
Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn xác định theo Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. |
|
15.2 |
Trường hợp các công trình, thiết bị khác chưa có quy định tại Thông tư số 23/2023/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính |
10 |
10 |
2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản bằng (=) thời gian đã tính hao mòn của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng. Trong đó, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng được xác định theo công thức sau:
3. Đối với tài sản có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản bằng (=) thời gian đã tính hao mòn của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại.
4. Đối với tài sản có điều chỉnh, thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 6 và khoản 3, khoản 4 Điều 7 Thông tư này:
a) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá chưa hết thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định thì thời gian tính hao mòn của tài sản được tính đến năm mà giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề nhỏ hơn hoặc bằng mức hao mòn hằng năm của tài sản.
b) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá đã hết thời gian tính hao mòn của tài sản theo quy định thì cộng thêm 01 năm vào thời gian tính hao mòn (năm phát sinh việc điều chỉnh, thay đổi nguyên giá) để xử lý phần giá trị tăng, giảm do điều chỉnh, thay đổi nguyên giá.
Điều 11. Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức:
Mức hao mòn hàng năm của tài sản |
= |
Nguyên giá của tài sản |
x |
Tỷ lệ hao mòn (% năm) |
Trong đó:
a) Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định theo quy định tại Điều 6, Điều 8 Thông tư này.
b) Tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được giao, nhận điều chuyển quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này nhưng chưa được theo dõi, ghi sổ kế toán, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi thực hiện kiểm kê phát hiện thừa theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư này thì mức hao mòn hàng năm của tài sản kể từ sau năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan quản lý tài sản được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Riêng năm đầu tiên ghi sổ kế toán tại cơ quan quản lý tài sản (năm cơ quan quản lý tài sản tiếp nhận tài sản/năm thực hiện kiểm kê phát hiện thừa) thì mức hao mòn của tài sản được xác định theo công thức sau:
3. Số hao mòn lũy kế của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức:
Số hao mòn lũy kế tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n) |
= |
Số hao mòn lũy kế tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n-1) |
+ |
Số hao mòn tài sản tăng trong năm (n) |
- |
Số hao mòn tài sản giảm trong năm (n) |
4. Số hao mòn tài sản cho năm cuối cùng của thời gian tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế của tài sản đó xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 12. Giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Giá trị còn lại của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để ghi sổ kế toán được xác định theo công thức sau:
Giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 năm (n) |
= |
Nguyên giá của tài sản |
- |
Số hao mòn lũy kế đến ngày 31 tháng 12 năm (n) |
Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đánh giá lại giá trị tài sản quy định tại khoản 6 Điều 6, khoản 5 Điều 8 Thông tư này thì giá trị còn lại của tài sản khi đánh giá lại là giá trị còn lại của tài sản theo đánh giá lại.
KÊ KHAI, BÁO CÁO VỀ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Mẫu báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Báo cáo kê khai lần đầu theo Mẫu số 01A quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng đối với:
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có tại thời điểm Nghị định số 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (bao gồm cả tài sản đã báo cáo kê khai lần đầu theo quy định tại Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ);
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh kể từ ngày Nghị định số 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
2. Báo cáo kê khai bổ sung theo Mẫu số 01B, Mẫu số 01C quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này này áp dụng trong trường hợp có thay đổi thông tin về cơ quan quản lý tài sản hoặc thông tin về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã báo cáo kê khai lần đầu.
Mẫu báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo từng phương thức quy định tại các Điều 13, 14, 15 và 16 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP theo Mẫu số 01D quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02A quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo tổng hợp tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Mẫu số 02B quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có trước ngày Nghị định số 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đã xác định giá trị để ghi sổ kế toán theo quy định tại Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ, Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính thì sử dụng giá trị đã xác định để ghi sổ kế toán.
2. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện có trước ngày Nghị định số 44/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa xác định giá trị để ghi sổ kế toán theo quy định tại Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ, Nghị định số 33/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính thì việc xác định giá trị tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5, khoản 4 Điều 8 Thông tư số 35/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định.
3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã được theo dõi trên sổ kế toán của cơ quan quản lý tài sản trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, có thời gian để tính hao mòn, tỷ lệ hao mòn quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này thay đổi so với quy định tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số 35/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính thì từ năm tài chính 2024 thực hiện xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản như sau:
Mức hao mòn hàng năm của tài sản |
= |
Giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023 theo sổ kế toán |
Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản (năm) |
Trong đó:
Thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản (năm) |
= |
Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại theo quy định (năm) |
- |
Thời gian đã sử dụng của tài sản (năm) |
Thời gian tính hao mòn của tài sản cùng loại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
Riêng mức hao mòn tài sản cho năm cuối cùng thuộc thời gian để tính hao mòn của tài sản được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn luỹ kế của tài sản đó.
Trường hợp tài sản đã hết thời gian tính hao mòn theo quy định, nhưng tài sản vẫn còn giá trị còn lại thì mức hao mòn của năm 2024 bằng giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Điều 16. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2024 và được áp dụng từ năm tài chính 2024.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 35/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định.
3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định tương ứng tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
4. Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện việc quản lý, tính hao mòn, kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định tại Thông tư này./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
CÁC
BIỂU MẪU
(Kèm theo Thông tư số 74/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
Báo cáo kê khai lần đầu tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. |
|
Báo cáo kê khai bổ sung thông tin. |
|
Báo cáo kê khai tăng, giảm tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. |
|
Báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. |
|
Báo cáo tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. |
|
Báo cáo tổng hợp tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. |
BỘ GTVT/UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kê khai lần đầu tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường hộ
A. Thông tin về đối tượng báo cáo
Tên đối tượng: …………………. Mã đơn vị:
Địa chỉ: Thôn/Xóm …………… Xã/Phường ……………. Quận/Huyện ………………… Tỉnh/Thành phố………………………….
Loại hình:
B. Thông tin về người lập biểu:
Họ và tên: Điện thoại liên hệ: Email:
C. Thông tin về tài sản
STT |
Tài sản (Chi tiết theo từng loại tài sản) |
Địa chỉ |
Năm đưa vào sử dụng |
Loại/ cấp/ hạng |
Số lượng/ Chiều dài... |
Diện tích (m2) |
Giá trị (đồng) |
Tình trạng sử dụng của tài sản |
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ mục đích công cộng |
||||
Đất |
Sàn sử dụng nhà |
Cầu, hầm, bãi đỗ xe… |
Nguyên giá |
Giá trị còn lại |
Còn sử dụng được |
Hỏng, không sử dụng được |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày … tháng …. năm …. |
……., ngày … tháng …. năm …. |
Hướng dẫn lập Mẫu số 01A:
- Đối tượng báo cáo: Tên cơ quan quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ, khoản 3 Điều 2 Thông tư này; trường hợp phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP thì đơn vị thực hiện báo cáo là đơn vị được phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện kế toán.
- Cột (2) Tài sản: Danh mục tài sản thuộc phạm vi quản lý được quy định tại Điều 3 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư này (Trường hợp đã theo dõi cầu đường bộ dài dưới 25m trong tài sản là “Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường” thì không phải tách riêng cầu và đường. Đối với phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng chỉ thực hiện theo dõi về hiện vật, không phải hạch toán nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại theo quy định tại Thông tư này.
- Cột (4) Năm đưa vào sử dụng: Ghi năm tài sản được bắt đầu đưa vào sử dụng. Trường hợp tài sản chưa được theo dõi trên sổ kế toán và không có căn cứ để xác định thời điểm đưa tài sản vào sử dụng thì ghi N/A.
- Cột (7) Diện tích đất (không áp dụng đối với tài sản là đường) là diện tích trong quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc văn bản của cấp có thẩm quyền hoặc diện tích đất thực tế quản lý, sử dụng.
- Cột (10) Nguyên giá: Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này.
- Cột (12), (13): Tình trạng tài sản: Còn sử dụng được/Hỏng, không sử dụng được.
- Cột (14) Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ mục đích công cộng: Theo quy định tại khoản 8 Điều 13 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
BỘ GTVT/UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
A. Thông tin về đối tượng báo cáo
Tên đối tượng báo cáo: ………… Mã đơn vị:
Địa chỉ: Thôn/Xóm …………… Xã/Phường …………….
Quận/Huyện ………………… Tỉnh/Thành phố………………………….
B. Thông tin thay đổi
STT |
Chỉ tiêu |
Thông tin đã kê khai |
Thông tin thay đổi |
Ngày tháng thay đổi thông tin |
Lý do thay đổi thông tin |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
1. Về cơ quan quản lý tài sản |
||||||
1 |
Tên |
|
|
|
|
|
2 |
Địa chỉ |
|
|
|
|
|
3 |
Cơ quan quản lý cấp trên |
|
|
|
|
|
4 |
Thông tin khác |
|
|
|
|
|
II. Về tài sản |
||||||
1 |
Loại/cấp/hạng |
|
|
|
|
|
2 |
Số lượng/Chiều dài... |
|
|
|
|
|
3 |
Diện tích đất |
|
|
|
|
|
4 |
Diện tích sàn sử dụng nhà |
|
|
|
|
|
5 |
Diện tích cầu, hầm, bãi đỗ xe... |
|
|
|
|
|
6 |
Năm đưa vào sử dụng |
|
|
|
|
|
7 |
Nguyên giá |
|
|
|
|
|
8 |
Giá trị còn lại |
|
|
|
|
|
9 |
Tình trạng sử dụng của tài sản |
|
|
|
|
|
10 |
Phương thức khai thác tài sản |
|
|
|
|
|
11 |
Thông tin khác |
|
|
|
|
|
……., ngày … tháng …. năm …. |
……., ngày … tháng …. năm …. |
Hướng dẫn lập Mẫu số 01B:
- Đối tượng báo cáo: Tên cơ quan quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ, khoản 3 Điều 2 Thông tư này; trường hợp phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP thì đơn vị thực hiện báo cáo là đơn vị được phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện kế toán.
- Cột (3) Thông tin đã kê khai: Là thông tin tại Mẫu số 01A ban hành kèm theo Thông tư này.
- Phương thức khai thác tài sản: Theo quy định tại Điểm 12 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
BỘ GTVT/UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Kê khai tăng, giảm tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
A. Thông tin về đối tượng báo cáo
Tên đối tượng: …………… Mã đơn vị: ……………………
B. Thông tin về tài sản
ĐVT: đồng
STT |
Danh mục tài sản |
Hình thức xử lý tài sản |
Quyết định xử lý (hoặc bán đấu giá) (Số, ngày) |
Đối tượng tiếp nhận tài sản |
Tổng số tiền thu được |
Số tiền nộp tài khoản tạm giữ |
Chi phí xử lý |
Số tiền nộp ngân sách nhà nước |
Chi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9= (6-8) |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày … tháng …. năm …. |
……., ngày … tháng …. năm …. |
Hướng dẫn lập Mẫu số 01C:
- Đối tượng báo cáo: Tên cơ quan quản lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ, khoản 3 Điều 2 Thông tư này; trường hợp phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện kế toán theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP thì đơn vị thực hiện báo cáo là đơn vị được phân cấp/ủy quyền/giao thực hiện kế toán.
- Cột (2): Danh mục tài sản thuộc phạm vi quản lý được quy định tại Điều 3 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư này (Trường hợp đã theo dõi cầu đường bộ dài dưới 25m trong tài sản là “Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường” thì không phải tách riêng cầu và đường).
- Cột (3) Hình thức, phương thức xử lý: Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
- Cột (4) Quyết định xử lý (hoặc bán đấu giá): Theo quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25 và 26 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
- Cột (7), (8), (9): Theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
BỘ GTVT/UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
, ngày tháng năm |
Tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ
(Theo từng phương thức khai thác tài sản)
A. Thông tin về đối tượng báo cáo
Tên đơn vị: …………. Mã đơn vị: …………………..
B. Thông tin về tình hình khai thác tài sản
STT |
Danh mục tài sản |
Phương thức khai thác |
Hợp đồng khai thác tài sản |
Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản được phê duyệt |
Quản lý, sử dụng số tiền thu được (đồng) |
Ghi chú |
|||||||
Số, ngày |
Giá trị Hợp đồng (đồng) |
Thời hạn khai thác (năm, tháng) |
Tổ chức, doanh nghiệp nhận khai thác |
Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (Số/ngày) |
Tổng số vốn đầu tư (đồng) |
Tổng số tiền đã thu |
Chi phí có liên quan |
Số tiền nộp tài khoản tạm giữ |
Số tiền nộp ngân sách nhà nước |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày … tháng …. năm …. |
……., ngày … tháng …. năm …. |
Hướng dẫn lập Mẫu số 01D:
- Cột (2): Danh mục tài sản thuộc phạm vi quản lý được quy định tại Điều 3 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP ngày 24/4/2024 của Chính phủ và Điều 3 Thông tư này (Trường hợp đã theo dõi cầu đường bộ dài dưới 25m trong tài sản là “Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường” thì không phải tách riêng cầu và đường).
- Cột (3) Phương thức khai thác: Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
- Cột (4), (5), (6), (7) Hợp đồng khai thác tài sản: Theo quy định tại các Điều 14, 15 và 16 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
- Cột (8), (9) Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng tài sản được phê duyệt: Theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 44/2024/NĐ-CP.
- Cơ quan quản lý cấp trên: Là cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan quản lý tài sản.
BỘ GTVT/UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường hộ
Kỳ báo cáo ……………………
STT |
Cơ quan quản lý tài sản/ Danh mục tài sản |
Năm đưa vào sử dụng |
Số lượng/ Chiều dài... |
Diện tích (m2) |
Giá trị tài sản (đồng) |
Hình thức xử lý tài sản |
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản (đồng) |
Ghi chú |
||||||||||
Đất |
Sàn sử dụng nhà |
Cầu, hầm, bãi đỗ xe… |
Nguyên giá |
Giá trị còn lại |
Thu hồi |
Điều chuyển |
Chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý |
Thanh lý |
Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại |
Khác |
Tổng số tiền thu được |
Chi phí có liên quan |
Số tiền nộp ngân sách nhà nước |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày … tháng …. năm …. |
……., ngày … tháng …. năm …. |
BỘ GTVT/UBND
TỈNH, THÀNH PHỐ... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Tổng hợp tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Kỳ báo cáo ……………….
STT |
Cơ quan quản lý tài sản/ Danh mục tài sản |
Năm đưa vào sử dụng |
Số lượng/ Chiều dài... |
Diện tích (m2) |
|
Giá trị tài sản (đồng) |
Phương thức khai thác tài sản |
Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ khai thác tài sản (đồng) |
Ghi chú |
|||||||
Đất |
Sàn sử dụng nhà |
Cầu, hầm, bãi đỗ xe… |
Nguyên giá |
Giá trị còn lại |
Trực tiếp tổ chức khai thác |
Chuyển nhượng, quyền thu phí sử dụng tài sản |
Cho thuê quyền khai thác tài sản |
Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản |
Số tiền thu được |
Chi phí có liên quan |
Số tiền nộp ngân sách nhà nước |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……., ngày … tháng …. năm …. |
……., ngày … tháng …. năm …. |
MINISTRY OF
FINANCE |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 74/2024/TT-BTC |
Hanoi, October 31, 2024 |
CIRCULAR
ON REGULATIONS FOR THE MANAGEMENT AND DEPRECIATION OF ROAD TRANSPORT INFRASTRUCTURE ASSETS, AND GUIDELINES FOR DECLARATION AND REPORTING ON ROAD TRANSPORT INFRASTRUCTURE ASSETS
Pursuant to the Law on Management and Use of Public Assets dated June 21, 2017;
Pursuant to Decree No. 44/2024/ND-CP dated April 24, 2024 of the Government on the management, use, and operation of road transport infrastructure assets;
Pursuant to Decree No. 14/2023/ND-CP dated April 20, 2023 of the Government on the functions, tasks, powers, and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the request of the Director of the Public Asset Management Authority;
The Minister of Finance hereby issues a Circular on the management, depreciation of road transport infrastructure assets, and providing guidelines for the declaration and reporting on road transport infrastructure assets.
Chapter I
...
...
...
Article 1. Scope
1. This Circular regulates the management and depreciation of road transport infrastructure assets classified as fixed assets and provides guidelines for the declaration and reporting of road transport infrastructure assets invested in and managed by the State.
2. This Circular does not apply to:
a) Road transport infrastructure assets specified in Clause 2, Article 1 of Decree No. 44/2024/ND-CP dated April 24, 2024 of the Government on the management, use, and operation of road transport infrastructure assets (hereinafter referred to as Decree No. 44/2024/ND-CP).
b) Determination of the lifespan of road transport infrastructure assets for the purposes of construction, upgrading, renovation, expansion, or maintenance projects related to road transport infrastructure assets.
c) Determination of the value of road transport infrastructure assets for: Pricing for the concession of asset-based tolling rights, leasing of the asset operating right, limited-term concession of asset operating right; disposal of road transport infrastructure assets; participation in public-private partnership (PPP) projects.
Article 2. Regulated entities
1. State road transport management authorities, including: The Ministry of Transport; People’s Committees of provinces or centrally affiliated cities (hereinafter referred to as Province-level People’s Committees).
2. Road management authorities, including: Central road management authorities; province-level road management authorities, district-level road management authorities commune-level road management authorities, as specified in clause 2, Article 2 of Decree No. 44/2024/ND-CP.
...
...
...
4. Organizations and units directly responsible for accounting, managing, archiving records, declaring reports, and entering information into the database of road transport infrastructure assets, as specified in Clause 4, Article 2 of Decree No. 44/2024/ND-CP.
5. Other entities involved in the management, depreciation, declaration, and reporting of road transport infrastructure assets.
Chapter II
GENERAL PROVISIONS ON THE MANAGEMENT OF ROAD TRANSPORT INFRASTRUCTURE ASSETS
Article 3. Road transport infrastructure assets
Road transport infrastructure assets include the types of assets listed in Article 3 of Decree No. 44/2024/ND-CP.
Article 4. Criteria for determining road transport infrastructure assets as fixed assets
1. Determination of road transport infrastructure assets:
a) An asset that can be used independently is identified as a single asset.
...
...
...
c) In cases where a system is allocated to multiple managing authorities, the portion of the asset allocated to each authority is identified as a separate asset.
2. Road transport infrastructure assets specified in Clause 1 of this Article are classified as fixed assets if they meet the following two criteria:
a) The asset has a useful life of at least one (1) year.
b) The original cost of the asset is at least 10,000,000 VND (ten million VND).
Article 5. Principles of management and responsibilities of management authorities of road transport infrastructure assets
1. Road transport infrastructure assets specified in Articles 3 and 4 of this Circular must have asset records prepared for strict physical and value-based management in accordance with regulations on the management and use of public property and other relevant laws. For compensated and cleared road safety corridor land, only physical monitoring is required, without accounting for the asset’s original cost, depreciation, or residual value under this Circular. The value indicators (original cost, depreciation, residual value) of the assets are expressed as whole numbers; if the calculation results in decimal values, they shall be rounded up by adding 1 to the integer part.
2. Each road transport infrastructure asset specified in Articles 3 and 4 of this Circular constitutes a separate accounting object. Accounting for road transport infrastructure assets must comprehensively record and reflect information regarding the original cost, depreciation, and residual value of the assets.
3. For road transport infrastructure assets that are no longer needed but have not yet fully depreciated, the asset management authority must continue to manage, monitor, and maintain the asset in accordance with current regulations and calculate depreciation as prescribed in this Circular until the asset is disposed of under the law.
4. For road transport infrastructure assets that have been fully depreciated but are still in use, the asset management authority shall continue to manage, utilize, monitor, and maintain the assets in accordance with current regulations, without further depreciation.
...
...
...
5. In case of concession of asset-based tolling right, leasing of the asset operating right related to the road transport infrastructure asset, the asset management authority shall continue to manage, monitor, and depreciate the asset in accordance with the provisions of this Circular during the period of such concession or lease.
6. In cases of limited-term concession of operating rights for road transport infrastructure assets, during the concession period, the asset management authority (transferor) shall:
a) be responsible for inspecting and supervising the transferee's compliance with legal obligations and the limited-term concession agreement of asset operating right.
b) do not calculate depreciation for the assets under this Circular but must continue to record the original asset cost on the accounting ledger at the time of concession and disclose it in the explanatory section of the financial statement as required by current accounting standards.
c) Upon expiration of the limited-term operating rights concession (including early termination of the agreement), the asset management authority must reclaim the assets as per the limited-term concession agreement of asset operating right and legal regulations; reassess the original cost and residual value of the assets as stipulated in Clause 5, Article 6, and Article 12 of this Circular, and resume management and depreciation as specified in Decree No. 44/2024/ND-CP and this Circular.
7. In cases where existing road transport infrastructure assets are used to participate in public-private partnership (PPP) projects, during the handover of the assets to the investor for project implementation, the asset management authority shall:
a) monitor and report on the assets used for the project while under the investor's control.
b) do not calculate depreciation for the assets under this Circular but must continue to record the original cost of the assets on the accounting ledger at the time of handover and disclose it in the explanatory section of the financial statement as required by current accounting standards.
c) when the investor transfers the assets back to the competent state authority, the asset management authority must reclaim the assets, reassess their residual value as stipulated in Clause 6, Article 6, and Article 12 of this Circular, and resume management and depreciation as specified in Decree No. 44/2024/ND-CP and this Circular.
...
...
...
a) Prepare asset cards and account for all road transport infrastructure assets under their management in compliance with current accounting standards.
b) Conduct annual asset inventories and adjust accounting records if discrepancies arise during the inventory process.
c) Submit declarations and reports on the management, usage, and operation of road transport infrastructure assets as stipulated in Article 29 of Decree No. 44/2024/ND-CP and this Circular.
Chapter III
ORIGINAL COST, DEPRECIATION, AND RESIDUAL VALUE OF ROAD TRANSPORT INFRASTRUCTURE ASSETS
Article 6. Determination of the original cost of road transport infrastructure assets
1. For road transport infrastructure assets formed through procurement and brought into use from the effective date of Decree No. 44/2024/ND-CP, the original cost is determined using the following formula:
Original cost of road transport infrastructure assets procured = Invoice value – Trade discounts, price reductions, or seller penalties imposed on the seller (if applicable) + Transportation, loading, unloading costs; repair, renovation, or upgrade costs; installation, and trial operation costs + Taxes (excluding deductible, reimbursable, or refundable taxes); fees and charges as prescribed by law + Other costs (if applicable)
Where:
...
...
...
b) Other costs (if any) refer to reasonable expenses directly related to the procurement of road transport infrastructure assets incurred by the agency up to the point the asset is put into use. If common costs incur for multiple road transport infrastructure assets, they must be allocated to each asset using appropriate criteria (e.g., quantity/length/area/invoice value of the road transport infrastructure assets incurring the common costs).
2. For road transport infrastructure assets formed through new construction investment and completed and brought into use from the effective date of Decree No. 44/2024/ND-CP, the original cost is determined as the final settlement value approved by the competent authority or person (hereinafter referred to as competent authority) in accordance with legal regulations. Specific provisions for certain cases are as follows:
a) In cases where road transport infrastructure assets have been put into use (due to completed construction investment) but have not yet received final settlement approval from the competent authority assigned to manage the road transport infrastructure assets must record the assets in the accounting books starting from the date of handover and use. The recorded original cost is a provisional cost. The provisional cost in this case should be determined in the following order of priority:
- Audited settlement value.
- Proposed settlement approval value.
- Value determined according to the A-B acceptance record.
- Total investment or project estimate value approved, or the most recently adjusted project estimate value (in cases of project estimate adjustments).
When the settlement is approved by the competent authority, the asset management authority shall adjust the provisional cost recorded in the accounting books to align with the approved settlement value, update the accounting records accordingly, and conduct asset accounting in compliance with the applicable regulations.
b) In cases where a project includes multiple components or assets (various accounting objects to be recorded in the accounting books), but no separate budget estimates or final settlements exist for each component or asset, the total settlement value approved by the competent authority must be allocated to each component or asset for accounting purposes using appropriate criteria (e.g., quantity/budget of each component or asset/proportional value based on the market value of the respective assets).
...
...
...
c) For projects with multiple components or assets (various accounting objects to be recorded in the accounting books) that are invested and approved for acceptance individually, any component or asset that has completed construction, received acceptance, and been handed over for use must be recorded in the accounting books as of the handover date.
d) If the project’s settlement value requires adjustment based on recommendations or conclusions from competent authorities following inspections or audits, the asset management authority must adjust the original cost in compliance with those recommendations or conclusions.
d) For projects that include investments in assets other than road transport infrastructure assets (as defined in Article 3 of this Circular), the value of such investments must be excluded from the project's total settlement value when determining the original cost of road transport infrastructure assets.
3. For road transport infrastructure assets received by the asset management authority through assignment or transfer decisions by competent authorities after the effective date of Decree No. 44/2024/ND-CP (except for cases specified in point c of this clause), the original cost is determined using the following formula:
The original cost of road transport infrastructure assets assigned or transferred
=
The original cost recorded in the Handover and Acceptance Report
+
Transportation, loading and unloading costs, repair, renovation, upgrade costs, installation, and trial operation costs
...
...
...
Fees and charges as prescribed by the law on fees and charges
+
Other costs (if any)
Where:
a) The original cost recorded in the Handover and Acceptance Report is determined as follows:
a1) For assets already recorded in the accounting books, the original cost recorded in the Handover and Acceptance Report is the original cost of the road transport infrastructure assets already tracked in the accounting books of the agency assigning or transferring the assets.
In cases where the assets have not been monitored or recorded in the accounting books, before submitting them to the competent authority for approval of assignment or transfer, the entity holding the assets is responsible for reassessing the asset value and the remaining depreciation period of the assets. Where:
- For assets assigned or transferred (as road transport infrastructure assets currently managed by the asset management authorities specified in Clause 3, Article 2 of this Circular) that have not been recorded in the accounting books, the reassessment must comply with the provisions outlined in a2, a3, and a4 of this clause.
- For assets assigned or transferred by entities other than the asset management authorities specified in Clause 3, Article 2 of this Circular, the reassessment must follow the legal regulations relevant to asset valuation for those entities. If no specific legal regulations apply, the reassessment should be conducted according to a2, a3, and a4 of this clause.
...
...
...
a3) For road transport infrastructure assets not recorded in the accounting books and without documentation to determine the purchase price or construction cost as specified in a2, but with evidence to establish the time the asset was put into use and the new purchase price of a similar asset or the new construction cost of an asset with equivalent technical specifications, the original cost recorded in the Handover and Acceptance Report is determined using the following formula:
The original cost recorded in the Handover and Acceptance Report
=
Purchase price of a similar asset or the new construction cost of an asset with equivalent technical specifications at the time the asset was put into use
Where:
- Purchase price of a similar asset applies to assets other than buildings, construction works, or architectural structures. This is the market price of a new, similar asset at the time it was put into use.
- New construction cost of an asset with equivalent technical specifications applies to buildings, construction works, or architectural structures (including those formed through procurement). This cost is determined using the following formula:
New construction cost of the asset
=
...
...
...
x
Area, volume, or other relevant criteria (if applicable)
+
Value of additional structural components associated with the building or structure (e.g., ceilings, flooring, or other specific components as regulated by the relevant ministry or local authority where the asset is located at the time of its use)
a4) For road transport infrastructure assets that have not been recorded in accounting books and lack the basis to determine their original cost according to the provisions of a1, a2, and a3, the asset management authority shall hire a valuation firm to appraise the asset's value as the basis for determining the original cost recorded in the Handover and Acceptance Report.
b) Other costs (if any) include reasonable expenses directly related to the acceptance of road transport infrastructure assets assigned or transferred. These costs, incurred by the receiving agency up to the time the asset is put into use, may include hiring a valuation firm to determine the asset's value. If there are common costs for multiple assets, these should be allocated to each asset based on suitable criteria (e.g., quantity, length, area, asset value, or other relevant criteria (if any)).
c) For existing road transport infrastructure assets assigned to the asset management authority under Chapter II of Decree No. 44/2024/ND-CP, if the asset values have not been recorded in accounting books, the asset management authority shall, after acceptance, collaborate with the previous managing/temporary managing authority (assigning party) to determine the original cost and remaining value of the assets. This determination is based on the origin of the assets, related documentation, and the provisions of Points a, b, and d, Clause 3, Article 9 of Decree No. 44/2024/ND-CP, as well as Clauses 1 and 2 of this Article and Clause 2, Article 15 of this Circular.
4. For road transport infrastructure assets discovered in surplus during inventory checks, the original cost of the asset is determined based on its origin and the time it was put into use, following the provisions outlined in Clauses 1, 2, and 3 of this Article.
5. For road transport infrastructure assets received back by the asset management authority after the expiration of the limited-term concession of asset operating rights as stipulated in Point c, Clause 6, Article 5 of this Circular, the original cost is re-determined as follows: Re-determined original cost = Original cost recorded at the time of concession under the limited-term concession agreement of asset operating right + Value of upgrades or expansions according to projects approved by competent authorities/persons (including offsets for the value of dismantled asset components, if any); in which the additional value resulting from upgrades or expansions under the project approved by competent authorities is determined in accordance with the provisions at point a, clause 2 of this Article.
...
...
...
Article 7. Cases of changes (adjustments) in the original cost of road transport infrastructure assets
1. Reassessment of the value of road transport infrastructure assets during inventory checks under decisions of competent authorities.
2. Implementation of upgrades and expansions of road transport infrastructure assets under a project approved by competent authorities (including cases where the project involves construction, upgrading, renovation, or expansion of other assets, but includes components related to existing road transport infrastructure assets, as well as cases where the project owner is not the asset management authority).
3. Dismantling one or more components of road transport infrastructure assets (in cases where the value of dismantled components is included in the original cost of the asset), except for dismantling performed for replacement during maintenance.
4. Installing one or more additional components of road transport infrastructure assets, except for installations made for replacement during maintenance.
5. Loss of a portion of or significant damage to road transport infrastructure assets caused by natural disasters, force majeure, or other unforeseen events, except for cases where the assets are repaired under road maintenance regulations or restored through insurance or compensation from related organizations or individuals.
Article 8. Determination of the original cost of road transport infrastructure assets in cases of changes to the original cost
In cases where changes to the original cost of road transport infrastructure assets arise as stipulated in Article 7 of this Circular, the asset management authority must prepare a record clearly stating the reason for the change and recalculate the asset's original cost. This recalculation serves as the basis for determining depreciation and residual value, adjusting accounting records, and ensuring proper management and depreciation of the assets under this Circular.
The recalculation of the original cost for each case specified in Article 7 is as follows:
...
...
...
2. In the case specified in Clause 2, Article 7 of this Circular, the original cost of road transport infrastructure assets shall be recalculated as follows: Revised original cost of road transport infrastructure assets = Original cost currently recorded + Value added from upgrades or expansions of the road transport infrastructure assets approved by competent authorities.\text{Revised original cost of road transport infrastructure assets approved by competent authorities. In which, the additional value resulting from upgrades or expansions under the project as approved by competent authorities shall be determined in accordance with Clause 2, Article 6 of this Circular.
In cases where the project approved by competent authorities involves the construction, upgrading, renovation, or expansion of other assets but includes investment in existing road transport infrastructure assets, and where the project owner undertaking the upgrading, renovation, or expansion is not the asset management authority, the additional value resulting from upgrading, renovation, or expansion of road transport infrastructure assets shall be the portion of the investment in road transport infrastructure assets within the project settlement value as approved by competent authorities.
3. For cases where one or more components of road transport infrastructure assets are dismantled as specified in Clause 3, Article 7 of this Circular, the original cost of the road transport infrastructure assets shall be recalculated as follows: Revised original cost of road transport infrastructure assets = Original cost currently recorded - Value of the dismantled component(s) of road transport infrastructure assets + Reasonable direct costs incurred in the dismantling process, excluding the dismantling of components for replacement as part of maintenance works related to road transport infrastructure assets.
In which, the value of the dismantled component(s) of road transport infrastructure assets is determined as follows:
a) If records are available showing the purchase price, settlement value, or budgeted value of the dismantled component(s) of road transport infrastructure assets, the value of the dismantled component(s) shall be determined based on these records.
b) If no such records exist as stated in point (a) but the original cost of the road transport infrastructure assets can be allocated to the dismantled component(s) using appropriate criteria (e.g., quantity, volume, purchase price, budget, etc.) the value of the dismantled component(s) shall be determined based on the allocated value.
c) If neither records as stated in point (a) are available nor can the original cost of the road transport infrastructure assets be allocated to the dismantled component(s) as described in point (b), the value of the dismantled component(s) shall be determined as the market purchase price of similar components at the time the assets were initially utilized.
In cases where the market purchase price of the dismantled component(s) cannot be determined at the time of initial use, the asset management authority shall hire a valuation firm to assess the value of the dismantled component(s) as the basis for determining the revised original cost of the remaining road transport infrastructure assets.
4. In cases where one or more components are newly installed in road transport infrastructure assets as specified in Clause 4, Article 7 of this Circular, the original cost of the road transport infrastructure assets shall be recalculated as follows: Revised original cost of road transport infrastructure assets = Original cost currently recorded + Additional value of the newly installed component(s) of the road transport infrastructure assets + Reasonable direct costs incurred during the installation process, excluding the installation of components for maintenance purposes related to road transport infrastructure assets.
...
...
...
5. For cases specified in Clause 5, Article 7 of this Circular, the asset management authority shall hire a valuation firm to reassess the remaining value and remaining depreciation period of the assets (including the cost of hiring the valuation firm for reassessment), in accordance with the provisions of Article 10 of this Circular concerning damaged assets. The reassessed values shall be recorded in a document detailing the changes to the original cost. The revised original cost of road transport infrastructure assets in this case shall be calculated as follows:
Original cost of road transport infrastructure asset
=
Reassessed residual value of the asset
x
Depreciation period of the asset as stipulated in Article 10 of this Circular (years)
Depreciation period remaining for the reassessed asset (years)
Article 9. Principles for depreciation of road transport infrastructure assets
1. Road transport infrastructure assets classified as fixed assets, as defined in Articles 3 and 4 of this Circular, and assigned to asset management authorities, must be depreciated according to the provisions of this Circular, except for the cases specified in Clause 2 of this Article.
...
...
...
a) Road transport infrastructure assets that have not yet been fully depreciated but are damaged beyond repair.
b) Road transport infrastructure assets that have been fully depreciated but are still in use.
c) Road transport infrastructure assets during the period of limited-term concession of operating rights.
d) Road transport infrastructure assets involving compensated and cleared land within road safety corridors as specified in Article 3 of this Circular.
3. Depreciation of road transport infrastructure assets must be conducted annually in December, before the closing of accounting books.
4. For road transport infrastructure assets arising during the year: if the asset has been in use for six months or more, depreciation for a full year shall be applied; if the asset has been in use for less than six months, no depreciation shall be calculated for that year.
Article 10. List of assets, useful life for depreciation, and depreciation rates for road transport infrastructure assets
1. The list of assets, their useful life for depreciation, and the depreciation rates for road transport infrastructure assets (excluding depreciation periods for cases specified in Clauses 2, 3, and 4 of this Article) are as follows:
No.
...
...
...
Useful life for depreciation (years)
Depreciation rate (%/year)
1
Roads and auxiliary structures attached to roads
40
2,5
2
Road bridges and auxiliary structures attached to bridges
40
...
...
...
3
Road tunnels and auxiliary structures attached to tunnels
40
2,5
4
Road ferry terminals, pontoon bridges, and auxiliary structures attached to ferry terminals or pontoon bridges
4.1
...
...
...
20
5
4.2
Management buildings at ferry terminals or pontoon bridges
Grade I buildings
80
...
...
...
Grade II buildings
50
2
Grade III buildings
25
4
...
...
...
15
6,67
4.3
Vehicles, equipment, and auxiliary structures attached to ferry terminals or pontoon bridges
The useful life and depreciation rate are determined according to Circular No. 23/2023/TT-BTC dated April 25, 2023, issued by the Minister of Finance.
5
Vehicle weight inspection stations
20
5
...
...
...
Toll stations
6.1
Toll station infrastructure
20
5
6.2
Management buildings at toll stations
...
...
...
Grade I buildings
80
1,25
Grade II buildings
50
2
...
...
...
Grade III buildings
25
4
Grade IV buildings
15
6,67
6.3
Vehicles, equipment, and auxiliary structures at toll stations
...
...
...
7
Bus terminals
25
4
8
Parking lots
25
4
9
...
...
...
25
4
10
Rest stops
25
4
11
Material storage warehouses
20
...
...
...
12
Intelligent Transportation System (ITS) centers and Traffic management and operation centers
12.1
Management buildings for IT infrastructure
...
...
...
80
1,25
Grade II buildings
50
2
Grade III buildings
25
...
...
...
Grade IV buildings
15
6,67
12.2
Auxiliary structures, machines, and equipment for ITS centers/Traffic management and operation centers
The useful life and depreciation rate are determined according to Circular No. 23/2023/TT-BTC dated April 25, 2023, issued by the Minister of Finance.
13
Traffic rescue and relief centers
...
...
...
13.1
Facilities for traffic rescue and relief
Grade I buildings
80
1,25
...
...
...
Grade II buildings
50
2
Grade III buildings
25
4
Grade IV buildings
...
...
...
6,67
13.2
Vehicles, equipment, auxiliary structures for traffic rescue and relief centers
The useful life and depreciation rate are determined according to Circular No. 23/2023/TT-BTC dated April 25, 2023, issued by the Minister of Finance.
14
IT systems, machinery, and equipment for road asset management and traffic operation
The useful life and depreciation rate are determined according to Circular No. 23/2023/TT-BTC dated April 25, 2023, issued by the Minister of Finance.
15
Other road infrastructure works and equipment as per road traffic laws
...
...
...
15.1
In cases where other structures and equipment are regulated under Circular No. 23/2023/TT-BTC dated April 25, 2023, issued by the Minister of Finance
The useful life and depreciation rate are determined according to Circular No. 23/2023/TT-BTC dated April 25, 2023, issued by the Minister of Finance.
15.2
In cases where other structures and equipment are not yet regulated under Circular No. 23/2023/TT-BTC dated April 25, 2023, issued by the Minister of Finance
10
10
2. For road transport infrastructure assets with adjusted original cost due to investment in upgrades or expansion as part of a project approved by the competent authority, as stipulated in Clause 2, Article 7 of this Circular, the depreciation period of the asset shall equal the depreciation period already accounted for prior to the cost adjustment plus (+) the remaining depreciation period of the asset after the upgrade or expansion. The remaining depreciation period of the asset after the upgrade or expansion shall be determined using the following formula:
...
...
...
3. For assets with adjusted original cost due to partial loss or significant damage caused by natural disasters, force majeure events, or other unexpected impacts as stipulated in Clause 5, Article 7 of this Circular, the depreciation period of the asset = the depreciation period already accounted for prior to the cost adjustment + the remaining depreciation period of the asset based on reassessment.
4. For assets with adjusted original cost as specified in Point a, Point d, Clause 2, Article 6, and Clauses 3 and 4, Article 7 of this Circular:
a) If the year of adjustment or change of original cost occurs before the end of the asset's prescribed depreciation period, the depreciation period shall extend until the year in which the remaining value of the asset as of December 31 of the preceding year is less than or equal to the annual depreciation value of the asset.
b) If the year of adjustment or change of original cost occurs after the asset's prescribed depreciation period has ended, an additional year shall be added to the depreciation period (the year of adjustment or change of original cost) to account for the increase or decrease in value due to the original cost adjustment or change.
Article 11. Method of calculating depreciation for road transport infrastructure assets
1. The annual depreciation amount for each road transport infrastructure asset is calculated using the following formula:
Annual depreciation amount of the asset
=
Original cost of the asset
...
...
...
Depreciation rate (% per year)
Where:
a) The original cost of the road transport infrastructure asset is determined as stipulated in Articles 6 and 8 of this Circular.
b) The depreciation rate is specified in Clause 1, Article 10 of this Circular.
2. For road transport infrastructure assets assigned or transferred as stipulated in Clause 3, Article 6 of this Circular but not yet recorded in the accounting system, or assets identified as surplus during inventory as per Clause 4, Article 6 of this Circular, the annual depreciation amount for the asset starting from the first year recorded in the accounting system by the asset management authority is determined using the formula provided in Clause 1 of this Article.
For the first year recorded in the accounting system by the asset management authority (the year the asset is transferred/received or identified as surplus during inventory), the depreciation amount is calculated as follows:
Depreciation amount for the first year recorded in the accounting book = Annual depreciation amount of the asset determined using the formula specified in Clause 1 of this Article x (Depreciation period of assets of the same type as specified in Clause 1, Article 10 of this Circular (years) - Remaining depreciation period of the asset as specified or the remaining depreciation period of the asset after revaluation (years))
3. The cumulative depreciation amount for each road transport infrastructure asset is calculated using the following formula:
Cumulative depreciation amount until December 31 of year (n)
...
...
...
Cumulative depreciation amount until December 31 of year (n-1)
+
Depreciation increase during year (n)
-
Depreciation decrease during year (n)
4. The depreciation amount for the final year of the depreciation period of the road transport infrastructure asset is determined as the difference between the original cost and the cumulative depreciation of the asset as calculated under Clause 3 of this Article.
Article 12. Residual value of road transport infrastructure assets
The residual value of road transport infrastructure assets for accounting purposes is determined as follows:
Residual value of the asset until December 31 of year (n)
...
...
...
Original cost of the asset
-
Cumulative depreciation until December 31 of year (n)
For road transport infrastructure assets whose value has been reassessed as stipulated in Clause 6, Article 6, and Clause 5, Article 8 of this Circular, the residual value of the asset after reassessment is the residual value determined by the reassessment.
Chapter IV
DECLARATION AND REPORTING ON ROAD TRANSPORT INFRASTRUCTURE ASSETS
Article 13. Forms for initial declaration reports and supplementary declaration reports of road transport infrastructure assets
The forms for declaration reports on road transport infrastructure assets, as stipulated in Clause 2, Article 29 of Decree No. 44/2024/ND-CP, are specified as follows:
1. Initial declaration report: use Form No. 01A, as specified in the Appendix issued with this Circular, for:
...
...
...
Road transport infrastructure assets arising after Decree No. 44/2024/ND-CP comes into force.
2. Supplementary declaration report: use Form No. 01B and Form No. 01C, as specified in the Appendix issued with this Circular, in cases of changes in information about the asset managing authority or the road transport infrastructure assets that were initially declared.
Article 14. Forms for reports on the management, use, and operation of road transport infrastructure assets
The forms for reports on the management, use, and operation of road transport infrastructure assets, as stipulated in Clause 5, Article 29 of Decree No. 44/2024/ND-CP, are specified as follows:
1. Report on the operation status of road transport infrastructure assets by each method: use Form No. 01D, as specified in the Appendix issued with this Circular, for operation methods defined in Articles 13, 14, 15, and 16 of Decree No. 44/2024/ND-CP.
2. Comprehensive report on the management and use of road transport infrastructure assets: use Form No. 02A, as specified in the Appendix issued with this Circular.
3. Comprehensive report on the operation of road transport infrastructure assets: use Form No. 02B, as specified in the Appendix issued with this Circular.
Chapter V
IMPLEMENTATION
...
...
...
1. For road transport infrastructure assets existing before Decree No. 44/2024/ND-CP come into effect, which had their values determined and recorded in accounting books under Decree No. 10/2013/ND-CP dated January 11, 2013, Decree No. 33/2019/ND-CP dated April 23, 2019, and relevant Circulars issued by the Ministry of Finance, the recorded values shall continue to be used in accounting.
2. For road transport infrastructure assets existing before Decree No. 44/2024/ND-CP come into effect but without determined values for accounting purposes under Decree No. 10/2013/ND-CP, Decree No. 33/2019/ND-CP, and relevant Circulars issued by the Ministry of Finance, asset valuation shall be carried out in accordance with Clause 1, Article 5, and Clause 4, Article 8 of Circular No. 35/2022/TT-BTC dated June 16, 2022, which governs the management and depreciation of fixed road transport infrastructure assets.
3. For road transport infrastructure assets recorded in the accounting books of managing authorities before this Circular takes effect, if the depreciation period or rate specified in Clause 1, Article 10 of this Circular differs from that in Appendix No. 01 and Appendix No. 03 of Circular No. 35/2022/TT-BTC, the annual depreciation amount from the financial year 2024 onwards shall be calculated as follows:
Annual depreciation amount of the asset
=
Residual value of the asset until December 31, 2023, recorded in the accounting books
Remaining depreciation period of the asset (years)
Where:
Remaining depreciation period of the asset (years)
...
...
...
Depreciation period of similar assets as stipulated (years)
-
Time the asset has been in use (years)
The depreciation period for similar assets is determined based on the provisions in Clause 1, Article 10 of this Circular.
For the final year of the depreciation period, the annual depreciation amount is calculated as the difference between the original cost and the accumulated depreciation of the asset.
If the asset has exceeded its depreciation period as per regulations but still has a remaining value, the depreciation amount for 2024 will equal the remaining value of the asset as of December 31, 2023.
Article 16. Entry into force and responsibilities for enforcement
1. This Circular comes into force as of December 15, 2024, and is applicable from the financial year 2024.
2. This Circular supersedes Circular No. 35/2022/TT-BTC dated June 16, 2022 of the Minister of Finance, which governs the management and depreciation of fixed road transport infrastructure assets.
...
...
...
4. The Ministry of Transport and the People’s Committees of provinces shall direct and organize the implementation of management, depreciation, declaration, and reporting on road transport infrastructure assets as prescribed in this Circular./.
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Bui Van Khang
;
Thông tư 74/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 74/2024/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Bùi Văn Khắng |
Ngày ban hành: | 31/10/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 74/2024/TT-BTC quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video