BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2011/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2011 |
- Căn cứ Luật quản lý nợ công
ngày 17 tháng 6 năm 2009;
- Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ
quản lý nợ công;
Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp tính toán các chỉ tiêu giám sát và tổ chức
hoạt động giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia như sau:
Thông tư này hướng dẫn cụ thể phương pháp tính toán các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia được quy định tại Điều 7 và tổ chức hoạt động giám sát về nợ công quy định tại Điều 8 của Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công.
Trong Thông tư này, các từ ngữ đã được giải thích tại Điều 3 Luật Quản lý nợ công và Điều 2 Nghị định Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công được sử dụng với cùng nội dung. Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chỉ tiêu an toàn nợ là hệ thống chỉ tiêu quy định giới hạn tối đa về nợ có liên quan do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo an toàn nợ quốc gia.
2. Giám sát nợ là việc cơ quan quản lý nhà nước liên quan thông qua hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ để thực hiện theo dõi thường xuyên tình trạng nợ, phân tích, đánh giá mức độ rủi ro đối với danh mục nợ, từ đó kịp thời đưa ra những điều chỉnh chính sách quản lý nợ phù hợp.
3. Hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ bao gồm những chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, khả năng thanh toán nợ trong quan hệ so sánh với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
4. Tổng số dư nợ là tổng các khoản tiền vay đã giải ngân nhưng chưa hoàn trả lại hoặc chưa được xoá nợ tại một thời điểm phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Nghĩa vụ nợ là tổng số tiền phải thanh toán, bao gồm cả gốc, lãi và các khoản phí trong khoảng thời hạn nhất định.
6. Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc hoặc/và lãi đã quá hạn tính đến thời điểm nhất định.
7. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm.
8. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, được tính theo giá thực tế, theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố.
9. Dự trữ ngoại hối nhà nước là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo số liệu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật hiện hành.
10. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ là giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trong kỳ giám sát, theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố.
11. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
12. Tỷ giá quy đổi giữa Đồng Việt Nam và ngoại tệ để tính toán các chỉ tiêu về nợ bằng ngoại tệ là tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố.
HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT NỢ CÔNG VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA
Điều 3. Chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia
Hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia được quy định tại Điều 7 Nghị định số 79/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/7/2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công.
Điều 4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu giám sát nợ công
1. Nợ công so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ công so với GDP |
= |
Tổng dư nợ công tại thời điểm 31/12 |
x 100% |
GDP luỹ kế đến 31/12 |
2. Nợ Chính phủ so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ Chính phủ so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ của Chính phủ so với GDP |
= |
Tổng dư nợ của Chính phủ tại thời điểm 31/12 |
x 100% |
GDP luỹ kế đến 31/12 |
3. Nợ vay thương mại nước ngoài của Chính phủ so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ vay thương mại nước ngoài Chính phủ so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ vay thương mại nước ngoài của Chính phủ so với GDP |
= |
Tổng dư nợ thương mại nước ngoài Chính phủ tại thời điểm 31/12 |
x 100% |
GDP luỹ kế đến 31/12 |
4. Nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ được Chính phủ bảo lãnh so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ được Chính phủ bảo lãnh so với GDP |
= |
Tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh tại thời điểm 31/12 |
x 100% |
GDP luỹ kế đến 31/12 |
5. Nghĩa vụ nợ Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:
5.1 Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi, phí) của Chính phủ đối với các khoản vay về để cân đối ngân sách :
a) Chỉ số này xác định quy mô nợ của Chính phủ đối với các khoản vay về để cân đối ngân sách đến hạn hàng năm so với khả năng trả nợ của Chính phủ bằng nguồn thu ngân sách nhà nước và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với các khoản vay về để cân đối ngân sách so với thu ngân sách nhà nước |
= |
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với các khoản vay về để cân đối ngân sách luỹ kế đến 31/12 |
x 100% |
Thu ngân sách nhà nước luỹ kế đến 31/12 |
5.2 Nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi, phí) của Chính phủ đối với các khoản vay về cho vay lại:
a) Chỉ số này xác định quy mô nợ gián tiếp của Chính phủ đến hạn hàng năm so với nguồn thu ngân sách nhà nước.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với các khoản vay về cho vay lại so với thu ngân sách nhà nước |
= |
Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với các khoản cho vay lại luỹ kế đến 31/12 |
x 100% |
Thu ngân sách nhà nước luỹ kế đến 31/12 |
6. Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước:
a) Tỷ lệ này xác định quy mô của nghĩa vụ nợ dự phòng phát sinh từ khoản vay, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh so với nguồn thu ngân sách nhà nước và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước |
= |
Nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ luỹ kế đến 31/12 |
x 100% |
Thu ngân sách nhà nước luỹ kế đến 31/12 |
7. Nợ chính quyền địa phương so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô nợ của tất cả Chính quyền địa phương so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ của địa phương so với GDP |
= |
Tổng dư nợ của tất cả các địa phương tại thời điểm 31/12 |
x 100% |
GDP luỹ kế đến 31/12 |
Điều 5. Phương pháp xác định chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài
1. Nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP:
a) Chỉ số này phản ánh tương quan giá trị dư nợ nước ngoài của quốc gia so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP |
= |
Tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia tại thời điểm 31/12 |
x 100% |
GDP luỹ kế đến 31/12 |
2. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài (gốc, lãi, phí) của quốc gia hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ:
a) Chỉ số này phản ánh khả năng hoàn trả nợ nước ngoài từ nguồn thu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, qua đó phản ánh tính thanh khoản của nợ nước ngoài và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Trả nợ nước ngoài của quốc gia so với XK HH&DV |
= |
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia luỹ kế đến 31/12 |
x 100% |
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ luỹ kế đến 31/12 |
3. Dự trữ ngoại hối nhà nước so với nợ nước ngoài ngắn hạn:
a) Chỉ số này phản ánh khả năng sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước để trả các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Dự trữ ngoại hối nhà nước so với nợ nước ngoài ngắn hạn |
= |
Dự trữ ngoại hối nhà nước tại thời điểm 31/12 |
x 100% |
Dư nợ nước ngoài ngắn hạn tại thời điểm 31/12 |
Điều 6. Chỉ tiêu giám sát nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản nợ cho vay lại của Chính phủ:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô của các khoản nợ quá hạn trong tổng số dư nợ cho vay lại của Chính phủ tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản nợ cho vay lại của Chính phủ |
= |
Tổng dư nợ của các khoản nợ quá hạn đối với các khoản nợ cho vay lại của Chính phủ tại thời điểm 31/12 |
Tổng dư nợ cho vay lại của Chính phủ tại thời điểm 31/12 |
2. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô của các khoản nợ quá hạn trong tổng số dư nợ của các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ |
= |
Tổng dư nợ các khoản nợ quá hạn đối với các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ tại thời điểm 31/12 |
Tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh tại thời điểm 31/12 |
3. Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản nợ nước ngoài tự vay tự trả:
a) Chỉ số này phản ánh quy mô của các khoản nợ quá hạn trong tổng số dư nợ của các khoản vay nước ngoài tự vay tự trả (gồm cả khoản vay ngắn, trung và dài hạn) tại thời điểm 31/12 hàng năm.
b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các khoản nợ nước ngoài tự vay tự trả |
= |
Tổng dư nợ các khoản nợ quá hạn đối với các khoản nợ nuớc ngoài tự vay tự trả tại thời điểm 31/12 |
Tổng dư nợ của các khoản vay nước ngoài tự vay tự trả tại thời điểm 31/12 |
Điều 7. Chỉ tiêu về cơ cấu kỳ hạn, lãi suất
1. Cơ cấu nợ trung dài hạn - nợ ngắn hạn đối với nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.
2. Cơ cấu nợ vay trong nước (tín phiếu, trái phiếu) và vay nước ngoài (ODA, ưu đãi, thương mại) của Chính phủ.
3. Lãi suất vay bình quân của các khoản vay được tính trên cơ sở bình quân gia quyền của các khoản vay với điều kiện vay khác nhau.
4. Kỳ hạn vay bình quân của các khoản vay được tính trên cơ sở bình quân gia quyền của các khoản vay với kỳ hạn khác nhau.
Điều 8. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ
1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ với chức năng giúp đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu trong cách tổ chức các hoạt động quản lý nợ của một quốc gia, bao gồm:
a) Điều hành và xây dựng chiến lược nợ, các chỉ tiêu đánh giá về môi trường pháp lý, cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức thực hiện chiến lược nợ, đánh giá hoạt động quản lý nợ và kiểm toán.
b) Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô, chủ yếu là chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ.
c) Thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ, bao gồm huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ; bảo lãnh, cho vay lại và các nghiệp vụ quản lý rủi ro.
d) Dự báo dòng tiền và quản lý cán cân thanh toán.
đ) Quản lý các loại rủi ro trong hoạt động của cơ quan quản lý nợ có liên quan, bao gồm giám sát và an toàn dữ liệu, phân công nhiệm vụ, năng lực cán bộ.
e) Lưu trữ và báo cáo số liệu nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.
2. Thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ, cơ quan quản lý có thể giám sát được sự tiến bộ của hiệu quả công tác quản lý nợ công qua các thời kỳ.
HẠN MỨC NỢ CÔNG, VAY THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI VÀ BẢO LÃNH VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ
1. Hạn mức nợ công là mức trần tỷ lệ giữa số dư nợ công tại từng thời điểm so với GDP được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Cơ cấu hạn mức nợ công, bao gồm:
a) Nợ của Chính phủ bao gồm cả nợ trong nước và nước ngoài ;
b) Nợ của các doanh nghiệp, tổ chức được Chính phủ bảo lãnh bao gồm cả trong nước và nước ngoài.
c) Nợ của chính quyền địa phương phát sinh từ việc phát hành, uỷ quyền phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay thương mại nước ngoài của Chính phủ là mức trần số tiền vay ròng (số tiền vay thực nhận trừ số trả nợ gốc) hàng năm.
2. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng huy động vốn, hạn mức nợ công, Bộ Tài chính xác định hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay thương mại nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 11. Tổ chức điều hành hạn mức
1. Căn cứ phê duyệt của Quốc hội về hạn mức nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong từng thời kỳ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ hàng năm, hạn mức vay thương mại nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức thực hiện, xác nhận hạn mức, điều hành và giám sát các hạn mức về nợ để đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các doanh nghiệp gửi đăng ký nhu cầu vay vốn nước ngoài cho năm sau trước thời hạn 31/12 cho Bộ Tài chính (đối với các khoản vay đề xuất có bảo lãnh của Chính phủ) và cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với các khoản vay không có bảo lãnh của Chính phủ).
3. Trong khoảng thời gian chưa có phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức vay thương mại nước ngoài của năm thực hiện, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào tình hình thực hiện vay thương mại nước ngoài thực tế, xác định khoản vay thương mại nước ngoài nằm trong hạn mức vay thương mại nước ngoài trong năm với điều kiện số luỹ kế vay thương mại nước ngoài ròng đến thời điểm xác nhận không vượt quá 50% hạn mức vay thương mại nước ngoài của năm liền trước.
4. Trường hợp, do nhu cầu của nền kinh tế cần tăng thêm khối lượng huy động vốn làm cho hạn mức nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia vượt khung đã được Quốc hội quyết định, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội quyết định.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NỢ CÔNG VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA
1. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ thuộc khu vực công.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và các tổ chức khác thực hiện vay và trả nợ nước ngoài theo phương thức tự vay tự trả theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Mục tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia
1. Đảm bảo mục tiêu an toàn nợ, duy trì một danh mục nợ hợp lý trong giới hạn an toàn về nợ, đảm bảo sự bền vững nợ về mặt dài hạn, an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia.
2. Xác định sớm các rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục nợ và những tồn tại liên quan trong công tác quản lý nợ trong mối tương quan với môi trường kinh tế trong và ngoài nước.
3. Giúp cơ quan chủ trì giám sát nợ đề xuất với Chính phủ các biện pháp xây dựng, điều chỉnh danh mục nợ kịp thời khi cần thiết nhằm tối ưu hoá các phương án huy động vốn, giảm thiểu rủi ro và chi phí cho ngân sách nhà nước và nền kinh tế.
4. Làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong từng giai đoạn, phù hợp với các định hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
5. Giúp các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn vay tự theo dõi quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc phục, phát triển.
6. Tăng cường minh bạch tài chính, tăng cường quản lý các nghĩa vụ dự phòng.
7. Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
Điều 14. Nguyên tắc giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia
1. Việc giám sát các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia được thực hiện liên tục, thường xuyên.
2. Đảm bảo các quy định, hướng dẫn phải được tuân thủ, các kiến nghị đề xuất phải kịp thời, cụ thể và có tính khả thi.
3. Chi phí giám sát, phân tích, đánh giá về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Điều 15. Nội dung hoạt động giám sát
1. Giám sát đối với hệ thống các chỉ tiêu an toàn, hạn mức nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia theo quy định tại Chương 2 và 3 của Thông tư này.
2. Giám sát chuyên đề (thường xuyên, định kỳ) đối với hoạt động huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ, bao gồm:
a) Giám sát, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn vay cấp phát ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư phát triển của các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương.
b) Giám sát, đánh giá thực trạng, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại.
c) Giám sát, đánh giá thực trạng, hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ cho các chương trình/dự án của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Chính phủ bảo lãnh.
d) Giám sát, đánh giá thực trạng huy động và trả nợ của các doanh nghiệp, tổ chức theo phương thức tự vay tự trả nước ngoài.
Điều 16. Yêu cầu cung cấp thông tin và báo cáo
1. Bộ Tài chính yêu cầu đối tượng giám sát báo cáo tình hình thực hiện huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia với nội dung chính sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu báo cáo;
b) Phạm vi và nội dung báo cáo;
c) Đề cương yêu cầu báo cáo;
d) Thời hạn nộp báo cáo của đối tượng giám sát;
đ) Trách nhiệm, quyền hạn của đối tượng giám sát;
e) Các nội dung khác có liên quan.
2. Việc cung cấp thông tin thực hiện theo quy định tại Nghị định số 79/2010/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công và Thông tư số 53/2011/TT-BTC ngày 27/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo và công khai thông tin về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.
3. Căn cứ vào báo cáo, thông tin cung cấp của đối tượng giám sát, cơ quan giám sát nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan và xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả giám sát trong đó có kiến nghị về việc xử lý đối với các vấn đề phát sinh trình cấp có thẩm quyền quyết định.
TRÁCH NHIỆM CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC GIÁM SÁT NỢ CÔNG VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA
Điều 17. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì thực hiện việc giám sát vĩ mô tình trạng nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia và báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ hàng năm trước 30/6 năm sau.
2. Thông qua công tác giám sát, thực hiện phân tích đánh giá bền vững nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
3. Điều hành hạn mức nợ công, hạn mức vay thương mại nước ngoài và bảo lãnh vay nước ngoài của Chính phủ, chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia hàng năm.
4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất tình hình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ nước ngoài quốc gia.
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì giám sát, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn vay ODA theo quy định của Chính phủ.
2. Tham gia với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát về nợ công; tính toán các chỉ tiêu an toàn nợ; tình hình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ nước ngoài quốc gia.
Điều 19. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Chủ trì giám sát, đánh giá thực trạng vốn vay nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả.
2. Chủ trì xây dựng, điều hành và xác nhận hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả.
3. Tham gia, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát về nợ nước ngoài của quốc gia; các chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài của quốc gia; tình hình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia.
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác ở Trung ương
1. Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn vay cấp phát ngân sách nhà nước cho các chương trình/dự án của các cơ quan, đơn vị thuộc mình quản lý; kiểm tra, giám sát tình hình huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ của các Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan Trung ương.
2. Có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan kiểm tra, giám sát trong quá trình kiểm tra, giám sát.
3. Báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm về những nội dung đã cung cấp có liên quan đến việc huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia.
Điều 21. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chủ trì kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất về tình hình huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ của Chính quyền địa phương.
2. Đảm bảo việc cung cấp các thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền cho Bộ Tài chính và các cơ quan kiểm tra, giám sát khác có liên quan về tình hình nợ, chỉ tiêu giám sát nợ, huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính quyền địa phương.
Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan cho vay lại
1. Các cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện việc cho vay lại có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá thực trạng, hiệu quả sử dụng vốn vay và trả nợ đối với các chương trình/dự án vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
2. Có trách nhiệm báo cáo và cung cấp thông tin về huy động, sử dụng vốn vay và hoàn trả các khoản nợ vay về cho vay lại.
3. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát về việc chấp hành quy chế quản lý, sử dụng vốn vay và trả nợ vay về cho vay lại đối với các đối tượng được uỷ quyền.
1. Các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có hoạt động sử dụng vốn vay và trả nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật quản lý nợ công, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý nợ công, các văn bản liên quan về vay, trả nợ nước ngoài chủ động tổ chức huy động, lựa chọn nguồn vay có điều kiện tốt nhất, sử dụng vốn có hiệu quả và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan phát sinh từ các thoả thuận vay và bảo lãnh.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nợ trong việc tìm hiểu thông tin, đánh giá hiện trạng nợ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2011.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Tài chính để kịp thời xem xét, chỉnh lý./.
Nơi nhận : |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY
OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 56/2011/TT-BTC |
Hanoi, April 29th 2011 |
Pursuant to the Law on Public debt management dated June 17th 2009;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27th 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance ;
Pursuant to the Government's Decree No. 79/2010/ND-CP dated July 14th 2010 on public debt management;
The Ministry of Finance provides guidance on the calculation of supervision criteria and the supervision of public debts and national foreign debts as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular provide guidance on the calculation of criteria for supervising public debts and foreign debts prescribed in Article 7 of the Government's Decree No. 79/2010/ND-CP dated July 14th 2010 on public debt management (hereinafter referred to as the Decree No. 79/2010/ND-CP) and the supervision of public debs prescribed in Article 8 of the Decree No. 79/2010/ND-CP.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular the terms interrelated in Article 3 of the Law on Public debt management and Article 2 of the Decree No. 79/2010/ND-CP shall apply. The terms below are construed as follows:
1. Debt safety criteria mean a system of criteria that specify the maximum limits of debts decided by the National Assembly in each stage to ensure national debt security.
2. Debt supervision mean relevant state authorities supervising debts, analyzing and assessing level of risks to the debt portfolio, and making appropriate amendments to the policies on debt management via the system of debt supervision criteria
3. The system of debt supervision criteria includes indicators that reflect the public debts and national foreign debts and the solvency in comparison with macroeconomic criteria.
4. Total outstanding debt means the aggregated amount of disbursed loans that has not been repaid or not written off when the loan is taken as prescribed by Vietnam’s law.
5. Debt liability means the total amount payable, including the principal, interest, and fee over a certain period of time.
6. Overdue debt means a debt of which part or the whole principal and/or interest is overdue at a certain time.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8. Gross domestic product (GDP) means the new value of goods and services created by the whole economy over a certain period of time at actual prices, according to the data announced by General Statistics Office.
9. Foreign-exchange reserves means assets in foreign currencies in the monetary balance sheet of the State bank of Vietnam, according to the data announced by the State bank of Vietnam as prescribed by current laws.
10. Export turnover means the value of goods and services exported during the supervision period, according to the data announced by General Statistics Office.
11. The State budget revenues include revenues from taxes, fees, economic activities of the State, contributions of organizations and individuals, aids, and other revenues as prescribed by law.
12. The exchange rates between VND and foreign currencies for calculating debt criteria in foreign currencies shall be announced by the Ministry of Finance.
SYSTEM OF CRITERIA FOR SUPERVISING PUBLIC DEBTS AND NATIONAL FOREIGN DEBTS
Article 3. Criteria for supervising public debts and national foreign debts
The system of criteria for supervising public debts and national foreign debts is specified in Article 7 of the Decree No. 79/2010/ND-CP.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Ratio of public debt to GDP:
a) This ratio reflects the proportion of public debt to the income of the whole economy on December 31st every year.
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of public debt to GDP
=
Total outstanding debt on December 31st
x 100%
Accumulated GDP on December 31st
2. Ratio of government debt to GDP:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of government debt to GDP
=
Total outstanding debt of the Government on December 31st
x 100%
Accumulated GDP on December 31st
3. Ratio of commercial debt of the Government to GDP
a) This ratio reflects the proportion of commercial debt of the Government to the income of the whole economy on December 31st every year.
b) This ratio is calculated as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
=
Total outstanding commercial debt of the Government on December 31st
x 100%
Accumulated GDP on December 31st
4. Ratio of debt guaranteed by the Government to GDP:
a) This ratio reflects the proportion of debt guaranteed by the Government to the income of the whole economy on December 31st every year.
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of debt guaranteed by the Government to GDP
=
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x 100%
Accumulated GDP on December 31st
5. Ratio of debt liabilities of the Government to State budget revenues:
5.1. Repayment of loans (including principal, interest, and fees) taken by the Government to balance the budget:
a) This ratio reflects the proportion of the loans taken by the Government to balance the budget annually to the ability to repay debts of the Government using State budget revenues on December 31st every year.
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of repayment of loans taken by the Government to balance the budget to State budget revenues
=
Accumulated repayment of loans taken by the Government to balance the budget on December 31st
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Accumulated State budget revenues on December 31st
5.2. Repayment of loans (including principal, interest, and fees) taken by the Government for on-lending:
a) This ratio reflects the proportion of indirect debts of the Government that are due every year to State budget revenues:
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of repayment of loans taken by the Government for on-lending to State budget revenues
=
Accumulated repayment of loans taken by the Government for on-lending on December 31st
x 100%
Accumulated State budget revenues on December 31sts
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) This ratio reflects the proportion of contingent liabilities derived from loans and issuance of bonds guaranteed by the Government to State budget revenues on December 31st.
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of contingent liabilities of the Government to State budget revenues:
=
Accumulated contingent liabilities of the Government on December 31st
x 100%
Accumulated State budget revenues on December 31st
7. Ratio of municipal debts to GDP:
a) This ratio reflects the proportion of debts of all local governments to the income of the whole economy on December 31st every year.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ratio of municipal debts to GDP
=
Total outstanding debt of all local governments on December 31st
x 100%
Accumulated GDP on December 31st
Article 5. Method of establishing criteria for supervising foreign debts
1. Ratio of national foreign debt to GDP:
a) This ratio reflects the proportion of outstanding national foreign debt to the income of the whole economy on December 31st every year.
b) This ratio is calculated as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
=
Total outstanding national foreign debt on December 31st
x 100%
Accumulated GDP on December 31st
2. Ratio of annual repayment of national foreign debt (principal, interest, fees) to export turnover:
a) This ratio reflects the ability to repay foreign debt from export turnover, and reflect the liquidity of foreign debt on December 31st every year.
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of repayment of national foreign debt to export turnover
=
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
x 100%
Export turnover on December 31st
3. Ratio of foreign-exchange reserves to short-term foreign debts:
a) This ratio reflects the ability to repay short-term foreign debts from foreign-exchange reserves on December 31st every year.
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of foreign-exchange reserves to short-term foreign debts:
=
Foreign-exchange reserves on December 31st
x 100%
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 6. Criteria for supervising overdue debts
Ratio of overdue debts to the loans taken by the Government for on-lending:
a) This ratio reflects the proportion of overdue debts to the loans taken by the Government for on-lending on December 31st every year.
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of overdue debts to the loans taken by the Government for on-lending
=
Total overdue debt derived from the loans taken by the Government for on-lending on December 31st
Total loans taken by the Government for on-lending on December 31st
2. Ratio of overdue debts to the loans guaranteed by the Government:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of overdue debts to the loans guaranteed by the Government
=
Total overdue debts derived from the loans guaranteed by the Government on December 31st
Total outstanding loans guaranteed by the Government on December 31st
3. Ratio of overdue debts to non-guaranteed foreign loans:
a) This ratio reflects the proportion of overdue debts to total outstanding non-guaranteed foreign loans (including short-term, mid-term, and long-term loans) on December 31st every year.
b) This ratio is calculated as follows:
Ratio of overdue debts to non-guaranteed foreign loans
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Total overdue debts derived from non-guaranteed foreign loans on December 31st
Total outstanding non-guaranteed foreign loans on December 31st
Article 7. Criteria for term structure of interest rates
1. The structure of long-term/mid-term debts – short-term debts, applicable to public debts and national foreign debts.
2. Structure of domestic loans (treasury bills, bonds) and foreign loans (ODA, incentives) taken by the Government.
3. The average interest rate is calculated based on the weighted mean of loans with various loan conditions.
4. The average loan term is calculated based on the weighted mean of various terms.
Article 8. System of criteria for assessing debt management
1. The system of criteria for assessing debt management shall help assess the strengths and weaknesses in the debt management of a country, including:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The combination of macroeconomic policies, primarily monetary and fiscal policies.
c) The debt management, including raising and using loans to repay debts; guarantee, on-lending, and risk management techniques.
d) Cash flow forecast and management of the balance of payments
dd) The management of risk in the operation of relevant debt management agencies, including data security and supervision, task assignment, employees’ capability.
e) The retention and reports on public debts and national foreign debts.
2. Managing authorities shall monitor the public debt management via the system of criteria for assessing debt management.
LIMITS ON PUBLIC DEBTS, FOREIGN COMMERCIAL LOANS, AND FOREIGN LOAN GUARANTEE OF THE GOVERNMENT
Article 9. Limits on public debts
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Limits on public debt include:
a) Domestic and foreign debts of the Government
b) Debts of domestic and foreign enterprises and organizations guaranteed by the Government.
c) Debts of local governments from the issuance or authorized issuance of municipal bonds, loans from other legal financial sources as prescribed by law.
1. The limit on foreign commercial loan is the maximum level of the annual net borrowing (the actual loan received after deducting the principal)
2. Depending on the demand, the capital mobilization, and public debt limits, the Ministry of Finance shall impose the limits on foreign commercial loans and foreign commercial loan guarantee, then submit them to the Prime Minister for approval.
1. Annually, according to limits on public debts and national foreign debts approved by the National Assembly in each stage and the Prime Minister’s Decisions on the limits on foreign commercial loans, foreign commercial loan guarantee, and limits on non-guaranteed foreign commercial loans, the Ministry of Finance shall cooperate with the State bank of Vietnam in managing and supervising such limits in order or ensure the fulfillment of debt safety criteria approved by competent authorities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. While awaiting the Prime Minister’s approval for the limit on the foreign commercial loans, the Ministry of Finance and the State Bank, based on the actual foreign commercial loans granted, shall determine foreign commercial loans within the limit on foreign commercial loans in the year provided the accumulated net foreign commercial loans do not exceed 50% of the limit on foreign commercial loans of the previous year.
4. Where the economy needs to raise more capital and causes the limits on public debts and foreign debts to exceed the bracket decided by the National Assembly, the Ministry of Finance shall send reports to the Government and the Government shall request the National Assembly to decide.
ORGANIZING THE SUPERVISION OF PUBLIC DEBTS AND NATIONAL FOREIGN DEBTS
Article 12. Supervised subjects
1. The agencies and units appointed to raise, use loans, and repay public debts.
2. The enterprises, credit institutions, and other organizations that take and repay non-guaranteed foreign loans as prescribed by law.
Article 13. Targets of the supervision of public debts and national foreign debts
1. Ensure the debt safety, maintain a reasonable debt portfolio within the safety limits on debts, ensure the long-term debt stability, national financial and monetary security.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Assist debt management agencies to suggest measures for making and adjusting the debt portfolio to the Government in order to optimize the solutions for raising capital, minimize risks and costs incurred by the State budget and the economy.
4. Form the basis for the determination of policies and plans, orient the raise and use of loans and public debt and national foreign debt management in each stage in accordance with socio-economic development policies of the State.
5. Assist loan users in monitoring their own investments, production, and business, identifying unusual cases to find solutions and develop.
6. Improve financial transparency and management of reserve obligations
7. Raise the efficiency of the financial analysis and forecasting, contribute to the improvement of management efficiency and establishment of macroeconomic policies in each stage.
Article 14. Rules for supervising public debts and national foreign debts
1. The criteria for public debts and national foreign debts shall be constantly and regularly supervised.
2. Ensure the compliance with the regulations, the responsiveness, specificity, and feasibility of proposals.
3. The costs of the supervision, analysis, and assessment of public debts and national foreign debts shall be covered by the State budget.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The supervision of the safety criteria, limits on public debts and national foreign debts shall comply with the regulations in Chapter 2 and Chapter 3 of this Circular.
2. Thematic (periodic, regular) supervisions of the capital mobilization, capital use, and debt repayment include:
a) Supervising and assessing the efficiency of loans given by the State budget to development projects of Ministries, central agencies, and local governments.
b) Supervising and assessing the efficiency of the use of loans and ability to repay the foreign loans taken by the Government for on-lending.
c) Supervising and assessing the efficiency of the use of loans and the ability to repay loans taken by enterprises and credit institutions guaranteed by the Government.
d) Supervising and assessing the mobilization and repayment of non-guaranteed loans taken by enterprises and organizations.
Article 16. Requirement of information provision and reports
1. The Ministry of Finance shall request supervised subjects to report the mobilization, use, repayment of loans and the management of public debts and national foreign debts, including:
a) Purposes and requirements;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Outlines;
d) Deadline for submitting reports;
dd) Responsibilities and entitlements of supervised subjects;
e) Relevant contents.
2. The provision of information shall comply with the Decree No. 79/2010/ND-CP and the Circular No. 53/2011/TT-BTC dated April 27th 2011 of the Ministry of Finance providing guidance on reports and disclosure of information about public debts and national foreign debts.
3. Based on the reports and information provided by supervised subjects, supervising authorities shall study, analyze, assess relevant information and documents, and make a draft report on the supervision result, specifying suggestions for the resolutions of arising issues, and request competent authorities to make decisions.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES FOR THE SUPERVISION OF PUBLIC DEBTS AND NATIONAL FOREIGN DEBTS
Article 17. Responsibilities of the Ministry of Finance
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Analyze and report the sustainability of public debts and national foreign debts, send reports to the Prime Minister and competent authorities.
3. Control the limits on public debts, limits on foreign commercial loans and foreign loan guarantee of the Government; cooperate with the State bank of Vietnam in establishing limits on annual national foreign commercial loans, and submit them to the Prime Minister for approval.
4. Cooperate with relevant agencies in carrying out periodic or unscheduled inspections of the mobilization and use of loans, and the repayment of public debts and national foreign debts.
Article 18. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
1. Supervise and assess the efficiency of the use of ODA as prescribed by the Government.
2. Cooperate with the Ministry of Finance in public debt inspection and supervision; calculate debt safety criteria; supervise the mobilization and use of loans, and the repayment of public debts and national foreign debts.
Article 19. Responsibilities of the State bank of Vietnam
1. Supervising and assessing the non-guaranteed foreign loans taken by enterprises and credit institutions.
2. Establish, control, and ascertain the limits on non-guaranteed foreign loans taken by enterprises and credit institutions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 20. Responsibilities of other Ministries, ministerial agencies, and other central agencies
1. Inspect, supervise, and assess the efficiency of the use of loans given by the State budget to the projects/programs of affiliated agencies and units; inspect and supervise the mobilization, use of loans, and repayment of debts owed by state-owned enterprises and corporations under the management of Ministries and central agencies.
2. Cooperate with and enable inspecting and supervising authorities during the inspection and supervision.
3. Make reports, provide information and documents sufficiently, and take responsibility for the provided information relating to the mobilization, use of loans and repayment of public debts and national foreign debts.
Article 21. Responsibilities of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces
1. Carry out periodic or unscheduled inspections of the mobilization and use of loans, and the repayment and management of municipal debts.
2. Ensure the responsive provision of sufficient and accurate information for the Ministry of Finance and other inspecting and supervising authorities about debts, debt supervision criteria, mobilization and use of loans, and repayment of municipal debts.
Article 22. Responsibilities of on-lending organizations
1. The on-lending organizations authorized by the Ministry of Finance shall inspect, supervise, and assess the efficiency of the use and repayment of the loans for on-lending taken by the Government.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Cooperate with the Ministry of Finance in inspecting and supervising the compliance with the regulations on the management, use, and repayment of loans of the authorized subjects.
1. Enterprises and credit institutions that owe and repay public debts and national foreign debts shall comply with the Law on Public debt management, its guiding documents, and relevant documents on the loans and repayment of foreign debts; choose best loaners; efficiently use loans and fulfill all obligations arising from loan and guarantee agreements.
2. Facilitate the inspection, supervision, and enable debt management agencies to collect information and assess their debts.
This Circular takes effect on August 01st 2011.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central agencies, People’s Committees at all levels, involved organizations and individuals are recommended to report any difficulty during the implementation to the Ministry of Finance for consideration and amendment./.
PP THE
MINISTER
DEPUTY MINISTER
Tran Xuan Ha
;
Thông tư 56/2011/TT-BTC về hướng dẫn phương pháp tính toán chỉ tiêu giám sát và tổ chức hoạt động giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 56/2011/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 29/04/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 56/2011/TT-BTC về hướng dẫn phương pháp tính toán chỉ tiêu giám sát và tổ chức hoạt động giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video