BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40a-TC/NSNN |
Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 1997 |
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 40a-TC/NSNN NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 1998
Thực hiện Chỉ thị số 416/TTg ngày 14 tháng 6 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 1998; Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 1997 và xây dựng dự toán NSNN năm 1998 như sau:
A- TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NSNN NĂM 1997:
Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 1997 vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng: sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lưu thông hàng hoá, xuất khẩu đạt kết quả khá, lạm phát được kiềm chế, nhiều mặt xã hội chuyển biến tốt; ngay từ đầu năm nhiều Bộ, địa phương tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách đã được Chính phủ giao, khẩn trương triển khai thực hiện Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Thu ở một số lĩnh vực đạt kết quả khá (thu từ khu vực xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập, phí giao thông,...); điều hành, kiểm soát chi đã có tiến bộ. Nhưng thực tế đã xuất hiện tồn tại và khó khăn: Một số sản phẩm chủ yếu sản xuất và tiêu thụ chậm, tình trạng buôn lậu trốn thuế vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả dẫn đến kết quả thu ngân sách một số lĩnh vực đạt thấp so với dự toán Quốc hội thông qua (thu từ khu vực ngoài quốc doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế xuất nhập khẩu; phân bổ và triển khai thực hiện đầu tư XDCB và các chương trình mục tiêu quốc gia chậm dẫn tới chi ngân sách đối với các lĩnh vực này đạt thấp) tình hình chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả còn phổ biến.
Các Bộ, địa phương căn cứ mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; dự toán thu, chi NSNN đã được giao, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, đề ra các biện pháp chỉ đạo điều hành 6 tháng cuối năm 1997 để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 1997 Quốc hội đã thông qua. Đồng thời đánh giá tình hình thực hiện NSNN cả năm 1997 thuộc Bộ, địa phương quản lý để có cơ sở xây dựng dự toán NSNN năm 1998. Cụ thế:
1. Đối với khu vực doanh nghiệp Nhà nước:
- Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân loại doanh nghiệp để có chính sách cụ thể: Loại doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và cần thiết phải duy trì phát triển thì tìm các biện pháp hỗ trợ để vươn lên; loại cần phải sắp xếp lại, cổ phần hoá, loại phải giải thể hoặc phá sản.
- Thường xuyên đôn đốc thu nộp ngân sách, tăng cường kiểm tra kế toán và quyết toán của doanh nghiệp để loại trừ các chi phí bất hợp lý ra khỏi giá thành và phí lưu thông, tăng tích luỹ nộp ngân sách. Kiểm tra chặt chẽ việc trích tăng khấu hao cơ bản đảm bảo đúng quy định. Những khoản trích trước, quỹ dự phòng cần phải theo dõi chặt chẽ, thực tế không có nhu cầu cần hạch toán giảm chi phí tương ứng để xác định lại lợi tức chịu thuế và thuế lợi tức phải nộp NSNN.
- Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ quản lý thuế (kê khai, thông báo thu nộp, kiểm tra), xử lý thu hết số phải thu phát sinh, kiên quyết không để số đọng mới phát sinh.
- Ra lệnh thu, lệnh phạt đối với số thuế ẩn lậu và các khoản nợ đọng phải nộp mà các đơn vị có tình dây dưa, không nộp ngân sách.
2. Đối với khu vực xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
- Tổ chức thống kê các dự án đầu tư trên địa bàn và phân loại: số đang triển khai xây dựng, số đã đi vào hoạt động, số đã hết thời hạn miễn giảm thuế, diện tích đất, thời gian sử dụng đất của từng dự án để tính và thu đủ các khoản thu thuế, các khoản tiền thuê mặt đất, mặt nước, mặt biển theo quy định. Lập hồ sơ quản lý thu thuế của từng dự án, nắm chắc các số liệu liên quan đến thu thuế và tình hình tài chính của từng dự án.
- Tập trung kiểm tra quyết toán thuế, đảm bảo 100% các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh đều được quyết toán thuế. Chú ý kiểm tra các chi phí vật tư nguyên liệu nhập khẩu, vật tư thiết bị nhập được miễn thuế, thực hiện phạt và truy thu nếu sử dụng không đúng mục đích.
3. Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
- Tổng kết việc thực hiện đăng ký lại kinh doanh theo Chỉ thị số 657/TTg ngày 13 tháng 9 năm 1996 của Chính phủ. Gắn việc đăng ký kinh doanh với quản lý thu thuế; từng bước đưa việc quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh vào nề nếp; chấm dứt tình trạng kinh doanh không đăng ký, hoặc đăng ký không đúng; kinh doanh không nộp thuế hoặc nộp thuế không đúng, không đủ; kiểm tra chặt chẽ các hộ xin nghỉ kinh doanh; lập danh sách, thông báo công khai tất cả các hộ ở trụ sở UBND xã, phường, ở đội thuế để nhân dân góp ý kiến phát hiện các đối tượng phải nộp thuế.
- Nắm chắc biến động của giá cả thị trường, thực tế kinh doanh của từng đối tượng, từng ngành hàng trong từng thời điểm, thời vụ, tổ chức điều tra điểm và tiến hành tính toán lại doanh thu, mức thuê cho sát thực tế, chống thất thu về doanh thu tính thuế. Đối với các hộ thu theo phương pháp kê khai; cần kiểm tra chặt chẽ về chấp hành chế độ sổ sách kế toán, lập hoá đơn chứng từ khi mua bán hàng, các hợp đồng kinh tế; kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp kê khai không đúng thực tế kinh doanh như trốn doanh thu, khai tăng chi phí, mất hoá đơn, bán hoá đơn, ghi hoá đơn sai lệch giữa các liên, chứng từ. Mở rộng việc thực hiện chế độ kế toán đối với các hộ lớn và các công ty. Đối với các hộ nộp thuế theo phương pháp khoán; việc xác định doanh thu phải thực hiện đúng quy trình xác định doanh thu đã quy định tại Công văn số 240 TCT/NV6 ngày 21 tháng 2 năm 1995 của Tổng cục Thuế; tổ chức điều tra điển hình theo ngành hàng, ngành nghề kinh doanh hoặc địa bàn để dự kiến doanh thu tính thuế cho sát thực tế; lấy ý kiến tham gia của UBND, Hội đồng tư vấn thuế phường, xã để bảo đảm việc xác định doanh thu, mức thuế công bằng và khách quan, đồng thời công khai mức thuế của các đối tượng trên địa bàn tại trụ sở UBND xã, phường.
- Nắm vững tình hình SXKD của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để thu sát, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu.
4. Đối với thuế xuất nhập khẩu
- Giải quyết dứt điểm tình trang nợ đọng thuế theo chỉ thị 575/TTg ngày 24/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường các biện pháp quản lý chống thất thu, nhất là đối với mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu. Tăng cưởng quản lý, chống lợi dụng trốn thuế đối với hàng của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quà biếu, quà tặng, hàng gia công, hàng tạm nhập tái xuất và các trường hợp hoàn thuế.
- Tổ chức kiểm tra việc thu thuế xuất, nhập khẩu đối với các cửa khẩu có số thu thuế lớn.
5. Đối với các khoản thu liên quan đến đất đai và nhà ở:
- Đối với thu giao quyền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất: thu ngay những khoản thu từ đất còn nợ đọng, chiếm dụng theo các kết luận của thanh tra, kiểm tra. UBND các cấp cần chỉ đạo cơ quan Thuế phối hợp với cơ quan địa chính và các cơ quan liên quan để tổ chức thu kịp thời đối với các trường hợp được cấp giấy phép sử dụng đất hoặc cho thuê đất, các trường hợp đến đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xin phép xây dựng, xác nhận chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng để quản lý thu đúng chế độ quy định.
- Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp: Thực hiện thu đầy đủ đối với diện tích đất đến hạn nộp thuế năm 1997, đặc biệt là đối với những vùng trồng cây lâu năm ở miền đông Nam Bộ và Tây Nguyên; giá thóc tính thuế sát với giá thị trường.
- Đối với thuế nhà đất: hoàn thành gấp bộ thuế nhà đất, thực hiện thu thuế đầy đủ đối với diện tích đất.
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đơn giản hoá thủ tục và điều chỉnh giá cả hợp lý để đẩy mạnh bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
6. Đối với các khoản phí, lệ phí:
- Phí, lệ phí xã, phường: Nắm toàn bộ số thu về phí, lệ phí xã, phường, yêu cầu nộp hoặc phản ảnh đầy đủ số phí, lệ phí xã, phường đã thu vào ngân sách Nhà nước.
- Các loại phí, lệ phí do cơ sở, ngành thu: Thông qua công tác kiểm tra việc sử dụng chứng từ thu nắm chắc số thu, yêu cầu nộp hoặc phản ảnh đủ kịp thời vào NSNN.
- Phí giao thông: Thực hiện thu theo Thông tư 29 TC/TCT ngày 9/6/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 117 TC/TCT ngày 24 tháng 12 năm 1994 của Bộ Tài chính về việc thu phí giao thông qua giá xăng dầu. Thực hiện việc kiểm tra lượng nhập kho, xuất bán và kiểm kê số lượng xăng, dầu diezen tồn kho tại các công ty, chi nhánh thuộc đối tượng nộp phí giao thông, đôn đốc các đơn vị nộp kịp thời số lệ phí giao thông vào NSNN.
Căn cứ dự toán ngân sách năm được giao, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, thực hiện chi ngân sách đảm bảo chi đúng chế độ, đúng nhiệm vụ được giao, thực hành tiết kiệm để ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng. Đánh giá thực hiện phải trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, phân tích những lĩnh vực còn lãng phí, tìm ra nguyên nhân và biện pháp thực hiện 6 tháng cuối năm và làm cơ sở tính toán dự toán năm 1998.
1. Từ nay đến cuối năm, không giải quyết bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán, trừ trường hợp thật sự bức bạch như phòng chống, khắc phục thiên tại, lũ lụt. Các Bộ, ngành, địa phương và đơn vị phải thực hành tiết kiệm, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi để đảm bảo nhu cầu chi cấp thiết mới phát sinh, cắt giảm ngay các khoản chi hội nghị tiếp khách không cần thiết. Những nhu cầu chi đã có quyết định, nhưng chưa được bố trí trong dự toán đầu năm thì soát xét để giãn tiến độ và bố trí trong dự toán năm 1998. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng thu NSĐP vượt dự toán năm 1997 thì số tăng thu này cần ưu tiên bố trí bổ sung cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học để thực hiện ngay một bước Nghị quyết Trung ương 2 trong năm 1997, số còn lại bổ sung vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, không bố trí bổ sung chi hành chính. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có khả năng hụt thu NSĐP so với dự toán năm 1997; các địa phương cần chủ động sắp xếp lại các khoản chi cho phù hợp với nguồn thu của NSĐP, nhưng vẫn phải đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của địa phương, trong đó có nhiệm vụ chi giáo dục - đào tạo và khoa học.
2. Về chi xây dựng cơ bản: Các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện dự toán đầu tư XDCB đã được giao, làm cơ sở thực hiện cấp phát theo đúng khối lượng thực hiện đủ thủ tục thanh toán. Đối với các công trình dự kiến xây dựng thuộc dự toán năm 1997 nhưng đến 30/7/1997 chưa đủ thủ tục đầu tư XDCB theo Nghị định 42/CP của Chính phủ thì đưa ra khỏi kế hoạch đầu tư XDCB năm 1997, xem xét bố trí vào kế hoạch 1998. Trên cơ sở đánh giá khối lượng thực hiện 6 tháng đầu năm và khả năng thực hiện cả năm, số đã cấp phát thanh toán và khả năng cấp phát thanh toán 6 tháng cuối năm để xác định khối lượng phải chuyển bố trí dự toán năm 1998 đối với từng công trình.
3. Đối với các khoản chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi tái tạo quỹ rừng của NSĐP từ nguồn thu giao quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu bán nhà ở, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, thuế tài nguyên rừng; các địa phương cần căn cứ vào tình hình thu để điều hành chi cho phù hợp đúng mục đích quy định. Trường hợp thu không đạt dự toán thì điều chỉnh giảm chi tương ứng, chỉ thực hiện chi khi thực tế có thu để tránh nợ khối lượng không có nguồn thanh toán.
4. Đối với các chương trình quốc gia: Thực hiện cấp phát kinh phí cho các chương trình quốc gia theo đúng dự toán và tiến độ thực hiện. Cơ quan chủ quản chương trình quốc gia tổ chức tổng kết đánh giá hiệu quả của từng chương trình: Mục tiêu cần đạt được; thời gian thực hiện, kết quả đã thực hiện năm 1997, từ đó có kiến nghị cụ thể về cơ chế quản lý, sắp xếp lại chương trình.
5. Đối với các khoản chi thường xuyên: Căn cứ dự toán được giao đầu năm, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ và khả năng ngân sách để ước thực hiện cả năm cho sát tình hình thực tế của Bộ, địa phương. Từng lĩnh vực chi cần phân tích cụ thể theo từng mục chi của Mục lục NSNN; phân tích cơ cầu chi về tiền lương, phụ cấp lương, các khoản chi bắt buộc trích theo lương, các khoản chi nghiệp vụ thường xuyên và các khoản chi không có tính thường xuyên như mua sắm sửa chữa, cứu đói, khắc phục tiên tai, lũ lụt... để làm cơ sở tình toán bố trí dự toán năm 1998.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT NSNN VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN:
Các Bộ, cơ quan trung ương, chính quyền địa phương các cấp, các đơn vị căn cứ tình hình thực hiện Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật của Bộ, địa phương, đơn vị những tháng đầu năm 1997 tiến hành đánh giá tình hình triển khai trên các mặt: Phân cấp quản lý ngân sách, phân bổ dự toán ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách, kế toán ngân sách, quản lý ngân sách xã, chấp hành chế độ chính sách thu, chi ngân sách... từ đó có kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các chế độ chính sách cụ thể khác có liên quan đến quản lý và điều hành NSNN.
B- XÂY DỰNG DỰ TOÁN NSNN NĂM 1998:
Công tác lập dự toán NSNN phải thực hiện đầy đủ những quy định tại Nghị định 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996, Thông tư số 09 TC/NSNN ngày 18/3/1997 và Thông tư số 14 TC/NSNN ngày 28/3/1997. Căn cứ những yêu cầu tại Chỉ thị số 416/TTg ngày 14 tháng 6 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tế; Bộ Tài chính hướng dẫn một số vấn đề sau:
Năm 1998 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000, năm thứ 2 thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước. Tình hình năm 1997 và những năm gần đây cho thấy:
- Kinh tế duy trì được tốc độ phát triển, nhưng ở một số ngành đã có biểu hiện chững lại; gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Lạm phát được kiềm chế và có xu hướng giảm.
- Nhu cầu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên cho các sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và các lĩnh vực quốc phòng an ninh đòi hỏi ngày càng lớn.
Từ tình hình trên công tác xây dựng dự toán NSNN năm 1998 phải đáp ứng được các yêu cầu và mục tiêu sau:
1. Yêu cầu:
- Tiếp tục tăng cường tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, tạo sự chuyển biến một bước trong việc thực hiện chủ trương cơ cấu lại NSNN.
- Dự toán thu ngân sách Nhà nước phải được xây dựng đúng luật, bao quát và khai thác mọi nguồn thu, chống thất thu có kết quả, đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp; đồng thời khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, mở rộng nguồn thu hiện tại cũng như lâu dài. Nâng cao hơn năm 1997 về tỷ trọng chi ngân sách cho đầu tư phát triển, chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường; thực hiện tốt chủ trương Nhà nước hợp lực cùng toàn xã hội phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội. Tốc độ tăng chi thường xuyên phải thấp hơn tốc độ tăng chi đầu tư phát triển. Dự toán NSNN năm 1998 phải lập và tổng hợp chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách và chi tiết đến mục theo Mục lục NSNN.
- Xây dựng dự toán NSNN phải thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, Nghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ, Thông tư số 09 TC/NSNN ngày 18 tháng 3 năm 1997 và Thông tư số 14 TC/NSNN ngày 28/3/1997 của Bộ Tài chính về những nội dung: căn cứ và yêu cầu chung về lập dự toán ngân sách; biểu mẫu lập dự toán ngân sách; thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách; thảo luận về dự toán ngân sách; thời gian gửi báo cáo dự toán ngân sách; nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự lập, tổng hợp, quyết định dự toán ngân sách.
- ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới như năm 1997. Riêng số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được tính tăng thêm 6% so với số đã giao năm 1997.
2. Mục tiêu:
- Trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất đảm bảo tăng trưởng từ 9,0 - 9,2% GDP.
- Phấn đấu tổng thu NSNN năm 1998 đạt khoảng 21% GDP, trong đó thu thuế và phí đạt khoảng 20% GDP; chủ động điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội. Thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải tính đến yếu tố thực hiện tiến trình tham gia AFTA và xu thế tham gia các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế của nước ta; xây dựng nguồn thu trong nước ổn định, vững chắc. Trên cơ sở phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng và khai thác có hiệu quả các nguồn tài chính, nguồn thu từ tài nguyên, công sản và tăng cường chống thất thu.
- Dành khoảng 30% thuế và phí của NSNN cho chi đầu tư phát triển và trả nợ, trong đó ưu tiên bố trí chi đầu tư XDCB các công trình trọng điểm của Nhà nước, các công trình đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học; 70% thu thuế và phí cho chi thường xuyên; bảo đảm chi tiêu dùng thường xuyên ở mức cần thiết hợp lý, tiết kiểm, ưu tiên cho nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, tiếp thu công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và giải quyết các vấn đề bức xúc trong lĩnh vực xã hội. Thực hiện Nghị quyết trung ương II, dự toán chi ngân sách năm 1998 (bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư) phải tập trung cho giáo dục - đào tạo và chi cho sự nghiệp khoa học, công nghệ và mội trường để đến năm 2000 chi cho giáo dục - đào tạo đạt 15%, chi cho khoa học công nghệ và môi trường đạt 2% tổng chi NSNN. Bố trí chi cho các sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá phải tính toán trên cơ sở tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, từng ngành và phải tính đến yếu tố triển khai thực hiện một bước chủ trương xã hội hoá các nguồn đảm bảo cho các sự nghiệp này; giảm dần và tiến tới chấm dứt những khoản chi có tính chất bao cấp về đào tạo, y tế,... cho khu vực DNNN, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự chủ thực sự về tài chính. Bố trí chi quản lý hành chính hợp lý, tiết kiệm, hạn chế mua sắm sửa chữa trong các cơ quan quản lý nhà nước.
II. DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 1998 SO VỚI NĂM 1997
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 9%-9,2%;
- Tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 4,7%-4,8%;
- Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 14%-14,5%;
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 11%-12%;
- Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 28%-30%;
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 18%-20%;
- Chỉ số giá hàng tiêu dùng và dịch vụ khoảng 7%-8%;
- Đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 26%-28%.
III- NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CẦN CHÚ Ý KHI LẬP DỰ TOÁN THU, CHI NSNN NĂM 1998:
1- Về thu:
1.1. Đối với khu vực kinh tế quốc doanh:
a. Về thuế doanh thu:
Tính theo quy định tại Thông tư số 97 TC/TCT ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế doanh thu và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu. Tính đủ doanh thu của doanh nghiệp, chú ý doanh thu từ hoạt động khác như hoạt động tài chính, bán vật tư, hàng hoá, thanh lý tài sản. Trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng có phát hành xổ số khuyến mại thì doanh thu tính thuế tính theo hướng dẫn tại điểm 7 Công văn số 3006 TC/TCT ngày 28 tháng 8 năm 1996 của Bộ Tài chính. Dự tính cụ thể phần miễn giảm thuế doanh thu đối với cơ sở kinh doanh trên địa bàn miền núi theo Thông tư số 24 TC/TCT ngày 10/5/1996 của Bộ Tài chính (việc miễn giảm năm 1998 phải căn cứ quyết định cụ thể của Bộ Tài chính).
b. Về thuế tiêu thụ đặc biệt:
Tính theo Thông tư số 98 TC/TCT ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
c. Về thuế Tài nguyên: Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng khai thác, giá tính thuế và thuế suất. Riêng giá tính thuế, về nguyên tắc là giá bán đơn vị sản phẩm của tài nguyên tại nơi khai thác hay sản xuất bán ra.
d. Thuế lợi tức: Trên cơ sở xác định các yếu tố chi phí tổng hợp của Doanh nghiệp năm 1997, dự kiến các yếu tố tăng, giảm chi phí năm 1998 để tính thuế lợi tức. Cụ thể như sau:
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Trên cơ sở nguyên giá tài sản cố định năm 1997, tính toán mức tăng giảm nguyên giá trong năm 1998 để xác định mức khấu hao TSCĐ theo Quyết định 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14 tháng 11 năm 1996 của Bộ Tài chính ban hành chế độ sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Trong quá trình tính toán cần lưu ý đối với trường hợp tăng nhanh thời gian khấu hao, mức trích KHCB phải đảm bảo thuế lợi tức không giảm so với năm 1997; đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng không được trích vào giá thành.
- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Tính theo số phát sinh hợp lý, hợp lệ. Riêng đối với tài sản có đặc thù riêng, được tính trích trước chi phí sửa chữa lớn trên cơ sở dự toán chi phí của doanh nghiệp đã được Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Không tính vào chi phí sửa chữa lớn TSCĐ đối với các khoản chi phí có tính chất đầu tư XDCB.
- Chi phí nguyên, nhiên vật liệu: Căn cứ vào chi phí thực tế năm 1997, định mức nguyên, nhiên vật liệu, mức tăng sản lượng để tính chi phí nguyên, nhiên vật liệu năm 1998.
- Chi phí tiền lương: Đơn giá lương được áp dụng theo quy định tại Nghị định 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997. Trong đó cần chú ý một số điểm sau:
+ Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm phải đảm bảo nguyên tắc không làm giản số thu nộp ngân sách, đặc biệt là không làm giảm lợi nhuận thực hiện so với năm 1997.
- Các khoản chi phí khác như: Chi phí tiếp tân khánh tiết, hội họp, giao dịch, đối ngoại... có liên quan trực tiếp đến quá trình kinh doanh phải được tính theo mức và quy chế quản lý chi theo quy định của Nhà nước.
c. Thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; kể tài sản, tiền vốn đem góp vốn liên doanh (bao gồm tài sản, vật tư, thuộc tiền vốn NSNN, phần giá trị thương mại của đất khi góp vốn liên doanh bằng quyền sử dụng đất) tính thu sử dụng vốn theo hướng dẫn tại Thông tư 33 TC/TCT ngày 13 tháng 6 năm 1997 của Bộ Tài chính.
1.2. Đối với khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh: Rà soát lại và nằm chắc các đối tượng kinh doanh trên địa bàn theo tinh thần chỉ thị 657/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cần đánh giá mức độ thất thu về doanh số và đối tượng kinh doanh năm 1997 để xác định doanh số và đối tượng kinh doanh năm 1998, giảm dần tỷ lệ thất thu. Cụ thể:
a) Đối với các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân, HTX, tổ sản xuất: Tính chi tiết đến từng doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, hoạt động chuyển nhượng vốn của các chủ đầu tư phải tính thu thuế lợi tức theo hướng dẫn tại Thông tư 96 TC/TCT ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Bộ Tài chính.
b) Đối với các hộ thu khoán: Rà soát lại các hộ kinh doanh nhỏ chịu thuế môn bài đưa các hộ chưa thu thuế vào quản lý thu thuế môn bài. Trên cơ sở số hộ môn bài và các bậc thuế môn bài dự kiến đưa hết các hộ có địa điểm kinh doanh cố định vào tính thuế doanh thu và lợi tức.
1.3. Đối với lệ phí trước bạ: Lưu ý tính đủ lệ phí trước bạ đối với tài sản đã đăng ký quyền sở hữu nhưng mang đi góp vốn liên doanh theo hướng dẫn tại Thông tư số 93 TC/TCT ngày 21 tháng 12 năm 1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 19 TC/TCT ngày 16 tháng 3 năm 1995.
1.4. Đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp:
- Cần tính rõ số thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa để làm căn cứ bố trí chi đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn.
- Đối với cây lâu năm đã hết thời hạn miễn, giảm thuế; cần phải đưa vào tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Về giá tính thuế: Cần dự kiến giá lúa cho sát, bảo đảm không thấp hơn 10% giá lúa tại thị trường địa phương.
1.5. Đối với thuế nhà đất: Cần lưu ý đối với những đoanh nghiệp chuyển từ nộp thuế đất sang hình thức nộp tiền thuê đất.
1.6. Đối với thu giao quyền sử dụng đất:
- Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất tại địa phương, dự kiến diện tích đất cấp mới để tính toán thu giao quyền sử dụng đất.
- Trường hợp địa phương có các khoản thu giao quyền sử dụng đất tồn tại từ những năm trước chưa phản ảnh vào NSNN thì phải tính toán ghi rõ số thu này trong dự toán NSNN năm 1998 để chủ động trong bố trí chi NSĐP.
1.7. Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất và thu tiền cho thuê đất:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất tính theo Thông tư số 78 TC/TCT ngày 30 tháng 9 năm 1994 của Bộ Tài chính. Thu tiền cho thuê đất tính theo quy định tại văn bản hướng dẫn Nghị định số 85/CP ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Bộ Tài chính; giá đất cho thuê được tính theo quy định tại Điều 2 và Điều 6 của Bản quy định khung giá cho thuê đất ban hành theo Quyết định số 1357 TC/QĐ/TCT ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Bộ Tài chính.
1.8. Đối với thu tiền bán nhà ở:
- Tính theo Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ về bán và kinh doanh nhà ở và Nghị định số 21/CP ngày 16 tháng 4 năm 1996 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/CP.
- Với những địa phương có các khoản tiền thu bán nhà ở tồn tại từ những năm trước chưa nộp vào NSNN phải tính vào thu năm 1998.
1.9. Đối với thuế thu nhập cá nhân: Tính theo Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Đặc biệt cần ra soát đối tượng chịu thuế thu nhập ở các liên doanh, văn phòng đại diện, người trúng thưởng xổ số kiến thiết...
1.10. Đối với thu từ xổ số kiến thiết: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện thu năm 1997, phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, trong đó có việc Nhà nước áp dụng biện pháp chống số đề và căn cứ vào mạng lưới phát hành, khả năng tiêu thụ, điều chỉnh cơ cấu giá vé, giảm chi phí phát hành để tính thu năm 1998.
1.11. Đối với các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp chưa chuyển sang hoạt động theo cơ chế tài chính doanh nghiệp công ích trước đây được để lại một phần hoặc toàn bộ số thu để phục vụ công tác quản lý thu và nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị; theo Luật ngân sách nhà nước các khoản thu này phải được phản ánh vào NSNN, do đó yêu cầu các đơn vị sự nghiệp có thu phải tổng hợp đầy đủ vào dự toán thu, chi của đơn vị. Việc đơn vị được giữ lại để chi (sau đó thực hiện ghi thu, ghi chi) hoặc đơn vị phải nộp toàn bộ số thu vào NSNN và NSNN sẽ cấp phát đầy đủ cho đơn vị theo dự toán được duyệt phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đơn vị được giữ lại một phần hoặc toàn bộ số thu để chi cũng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán thu, chi.
1.12. Đối với thu phí, lệ phí: Tính chi tiết đối với từng loại phí, lệ phí do Trung ương và các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường quản lý. Để đảm bảo mọi nguồn thu phải được phản ảnh vào NSNN theo quy định của Luật NSNN, yêu cầu các đơn vị trước đây được trích một tỷ lệ nhất định để phục vụ cho công tác quản lý thu phí, lệ phí cũng phải tổng hợp đầy đủ số thu được trích lại và chi từ nguồn này vào dự toán thu, chi của đơn vị. Việc đơn vị được giữ lại để chi (sau đó thực hiện ghi thu, ghi chi) hoặc đơn vị phải nộp toàn bộ số thu vào NSNN và NSNN sẽ cấp phát đầy đủ cho đơn vị theo dự toán được duyệt phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các đơn vị được giữ lại một phần hoặc toàn bộ số thu để chi cũng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán thu, chi.
1.13. Đối với thu phí giao thông qua giá xăng dầu: Tính toán theo đúng quy định tại Thông tư 29 TC/TCT ngày 9/6/1997 của Bộ Tài chính. Cần chú ý những địa bàn có các đầu mối nhập khẩu xăng, dầu với khối lượng lớn.
1.14. Đối với thu khác ngân sách: Cần xác định và báo cáo rõ những khoản thu theo quy định của Chính phủ được dùng để chi cho những mục tiêu cụ thể như: thu phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu phạt và tịch thu hàng buôn lậu,...
1.15. Đối với các đơn vị vay ngân sách năm 1998 đến hạn phải trả (vay trực tiếp từ ngân sách, được vay các khoản do ngân sách vay về cho vay lại theo các dự án chương trình); phải chủ động lập dự toán nộp ngân sách năm 1998 về phần nợ gốc và lãi, theo đúng lịch trả nợ đã quy định.
2. Về chi:
2.1. Đối với chi đầu tư XDCB:
- Việc bố trí chi đầu tư XDCB tập trung phải bảo đảm nguyên tắc: ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm của Nhà nước, các công trình xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội ở miền núi, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các công trình đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học. Bố trí đủ vốn cho các công trình chuyển tiếp. Chấm dứt tình trạng bố trí vốn đầu tư dàn trải, phân tán, nhất là các công trình nhóm C. Dành vốn để thanh toán khối lượng các công trình XDCB đã hoàn thành trong năm 1997 nhưng chưa có nguồn thanh toán. Bố trí đủ vốn đối ứng cho các chương trình dự án vốn vay nước ngoài, viện trợ; phải đảm bảo nguyên tắc các chương trình dự án được NSNN cấp phát có nhu cầu vốn đối ứng sẽ được xem xét cân đối vào dự toán ngân sách, đối với các chương trình dự án vay lại thì các chủ dự án phải chủ động thu xếp nguồn cho phù hợp với nội dung hiệp định đã ký kết và các quy chế tài chính trong nước để không ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án.
- Bố trí đầu tư của ngành dầu khí từ lợi nhuận sau thuế được chia từ Liên doanh dầu khí Việt - Xô theo tỷ lệ Thủ tướng Chính phủ quy định đối với năm 1998.
- Tiếp tục bố trí đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi xã hội, phát triển quỹ nhà ở, đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, tái tạo quỹ rừng của NSĐP từ các nguồn: Thu giao quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu từ xổ số kiến thiết, thu tiền bán nhà ở, thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa, thuế tài nguyên rừng như năm 1997.
- Tiếp tục bố trí chi thực hiện dự án lòng hồ sông Đà từ nguồn thu thuế tài nguyên nước thuỷ điện Hoà Bình, chi đầu tư trở lại cho khu vực kinh tế Móng Cái, chi đầu tư trở lại cho huyện Côn Đảo, chi thực hiện các dự án IFAX như năm 1997.
2.2. Đối với chi hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước: Năm 1998 ngân sách nhà nước thực hiện bố trí hỗ trợ vốn đối với những doanh nghiệp nhà nước quan trọng, thiết yếu, sản xuất kinh doanh phát triển, có hiệu quả nộp đủ thuế cho NSNN, có lãi và đang thiếu vốn, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu vào doanh nghiệp làm nhiệm vụ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2.3. Đối với chi dự trữ nhà nước: Căn cứ vào nhiệm vụ dự trữ nhà nước được giao; các ngành, các đơn vị có trách nhiệm, đánh giá xác định lại mức dự trữ hiện có của ngành, đơn vị đến 31/12/1997. Trên cơ sở đó dự kiến mức bổ sung dự trữ từng chủng loại hàng hoá, vật tư, thiết bị theo quy định để làm căn cứ xây dựng dự toán chi dự trữ nhà nước năm 1998 của ngành, đơn vị.
2.4. Đối với chi trợ giá các mặt hàng chính sách:
- Chi trợ giá các mặt hàng chính sách đưa lên miền núi phục vụ đồng bào dân tộc được tính theo Công văn số 7464/KTTH ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan về đối tượng, mặt hàng, cự ly vận chuyển và mức trợ giá.
- Các khoản chi trợ giá giữ giống gốc, trợ giá báo chí, nhà xuất bản... thực hiện theo chế độ hiện hành. Các Bộ, địa phương cần tính toán kỹ, xác định rõ số lượng, giá thành, chi phí vận chuyển..., mức trợ cước cụ thể cho từng mặt hàng, con giống, tờ báo, nhà xuất bản theo đúng chế độ quy định.
2.5. Đối với chi hành chính - sự nghiệp:
Yêu cầu phải tính toán lập dự toán chi căn cứ chế độ chi ngân sách và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hiện hành được cấp có thẩm quyền ban hành, mọi yêu cầu bổ sung chế độ chi, điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội phải được thực hiện đúng quy định và trước thời gian quyết định dự toán NSNN năm 1998, mọi nhu cầu chi phát sinh sau thời điểm quyết định dự toán ngân sách các Bộ, địa phương phải tự sắp xếp trong dự toán được giao để đảm bảo. Lập dự toán chi đối với lĩnh vực hành chính sự nghiệp phải căn cứ nhiệm vụ của đơn vị và của địa phương; đồng thời thực hiện sắp xếp lại mạng lưới cơ sở, đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá trong các lĩnh vực này, tính toán xác định rõ các nguồn đảm bảo của từng lĩnh vực: NSNN bao gồm cả vốn vay theo chương trình dự án, các khoản thu như: học phí, viện phí, viện trợ, đóng góp của các tổ chức và cá nhân,...
- Bố trí chi sự nghiệp giáo dục đào tạo trên cơ sở tiếp tục sắp xếp lại mạng lưới trường lớp một cách hợp lý, có tính đến việc thực hiện chủ trương xã hội trong lĩnh vực này, tăng tỷ trọng chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo so với năm 1997 của từng cấp ngân sách để từng bước thực hiện Nghị quyết Trung ương II.
- Bố trí chi sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường theo hướng ưu tiên cho nghiên cứu cơ bản, bố trí đủ kinh phí để triển khai thực hiện các chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, tăng tỷ trọng chi cho lĩnh vực này để từng bước thực hiện Nghị quyết Trung ương II. Để tập trung nguồn vốn cho các công trình nghiên cứu quan trọng, đối với những viện nghiên cứu thuộc khu vực doanh nghiệp cần phải sắp xếp lại; yêu cầu việc xây dựng dự toán năm 1998 phải thực hiện theo Quyết định 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các tỉnh, thành phố bố trí chi lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ môi trường trong NSĐP không được thấp hơn số kiểm tra Bộ Tài chính thông báo.
- Bố trí chi sự nghiệp y tế, văn hoá, thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao các Bộ, địa phương, đơn vị phải rà soát chặt chẽ nhiệm vụ, chương trình đảm bảo hoạt động hiệu quả, ưu tiên bố trí kinh phí cho những nhiệm vụ quan trọng; những nhiệm vụ đã có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, những nhiệm vụ chuyển tiếp của năm 1997, những nhiệm vụ chi theo chính sách, chế độ quy định.
- Bố trí chi hành chính bảo đảm đủ trả lương và các khoản trích theo lương trên cơ sở biên chế được duyệt. Đối với các khoản chi nghiệp vụ thường xuyên bố trí ở mức cần thiết, hết sức tiết kiệm. Các khoản chi khác như mua sắm, sửa chữa, chi đoàn ra, đoàn vào... bố trí theo khả năng cân đối ngân sách; hạn chế tối đa việc mua sắm tài sản đắt tiền chưa cấp bách; hạn chế hội họp, sơ kết, tổng kết...
- Mức chi hành chính sự nghiệp của dự toán ngân sách năm 1998 tạm thời áp dụng như mức chi quy định tại Thông tư số 38 TC/NSNN ngày 18 tháng 7 năm 1996 của Bộ Tài chính.
2.6. Đối với các chương trình quốc gia: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả của từng chương trình đến hết năm 1997, rà soát lại nội dung của từng chương trình, thời gian thực hiện và kết quả thực hiện (kể cả nhiệm vụ và kinh phí). Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại chương trình mục tiêu quốc gia bố trí dự toán chi để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong năm 1998.
- Năm 1998 là năm thứ 2 thực hiện Luật NSNN, tỷ lệ phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định như năm 1997. Vì vậy, UBND các cấp cần hướng dẫn, thông báo số kiểm tra, tổ chức thảo luận và tổng hợp dự toán NSNN năm 1998 theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Chỉ thị số 416/TTg ngày 14 tháng 6 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư này đảm bảo yêu cầu cả về chất lượng và thời gian.
Sau khi giúp UBND tỉnh, thành phố hướng dẫn và thông báo số kiểm tra thu, chi ngân sách cho các đơn vị cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp dưới, Sở Tài chính - Vật giá cần phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan có liên quan căn cứ vào số kiểm tra đã được Bộ Tài chính thông báo, tình hình và nhiệm vụ cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm 1998 để hình thành dự toán sơ bộ thu, chi ngân sách năm 1998 của địa phương trình UBND tỉnh, thành phố cho ý kiến chỉ đạo. Dự toán sơ bộ thu, chi ngân sách năm 1998 đã có ý kiến của UBND tỉnh, thành phố nêu trên là căn cứ để Sở Tài chính - Vật giá thảo luận đợt I với Bộ Tài chính, với chính quyền địa phương cấp dưới và với các cơ quan cấp tỉnh.
- Các Bộ cơ quan Trung ương tổ chức hướng dẫn, thông báo số kiểm tra, tổ chức thảo luận và tổng hợp dự toán NSNN năm 1998 gửi Bộ Tài chính đúng thời gian và biểu mẫu (có thuyết minh đính kèm) quy định tại Thông tư 09 TC/NSNN ngày 18/3/1997 và Thông tư số 14 TC/NSNN ngày 28/3/1997 của Bộ Tài chính.
Sau khi giúp Bộ, cơ quan trung ương hướng dẫn và thông báo số kiểm tra thu, chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; các Vụ Tài chính (hoặc Vụ có chức năng tương đương) của Bộ, cơ quan trung ương căn cứ vào số kiểm tra đã được Bộ Tài chính thông báo, nhiệm vụ và những công việc cụ thể của Bộ trong năm 1998, xây dựng dự toán sơ bộ thu, chi ngân sách trong năm 1998 của Bộ trình lãnh đạo Bộ cho ý kiến hoàn chỉnh để có căn cứ thảo luận đợt I với Bộ Tài chính và thảo luận với các đơn vị trực thuộc.
- Tổng cục Thuế, Tổng cục Đầu tư phát triển, Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết Thông tư này đối với các đơn vị trực thuộc và tổ chức công tác lập, báo cáo dự toán thu chi ngân sách năm 1998 theo lĩnh vực đã được phân công.
- Bộ Tài chính sẽ tổ chức làm việc thảo luận về dự toán thu, chi ngân sách năm 1998 với các Bộ, các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Tổng công ty lớn như sau:
Đợt I: Thời gian khoảng ngày 25/7 đến ngày 10/8/1997 làm việc thảo luận đóng góp ý kiến về dự toán thu chi ngân sách năm 1998 của các Bộ, địa phương trên cơ sở dự kiến sơ bộ như đã nêu trên.
Đợt II: Thời gian khoảng ngày 25/8 đến ngày 10/9/1997 làm việc về dự toán thu chi ngân sách năm 1998 xác định, thống nhất mức bố trí ngân sách đối với Bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố (sau khi các Bộ, cơ quan Trung ương đã tổng hợp dự toán ngân sách từ các đơn vị trực thuộc; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổng hợp dự toán ngân sách từ xã, huyện và các đơn vị trực thuộc tỉnh theo đúng quy định của Luật NSNN).
Lịch làm việc cụ thể, Bộ Tài chính sẽ thông báo sau.
|
Phạm Văn Trọng (Đã Ký) |
THE MINISTRY OF
FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 40A/TC-NSNN |
Hanoi, June 30, 1997 |
GUIDING THE ELABORATION OF THE 1998 STATE BUDGET DRAFT
In furtherance of Directive No. 416-TTg of June 14, 1997 of the Prime Minister on the elaboration of the socio-economic development plan and the 1998 State budget draft, the Ministry of Finance hereby provides the following guidance for evaluating the 1997 State budget execution and elaborating the 1998 State budget draft:
A. ORGANIZATION AND EVALUATION OF THE 1997 STATE BUDGET EXECUTION:
In implementation of the socio-economic development plan for the first six months of 1997, the socio-economic growth rate was maintained; good results were obtained in industrial and agricultural production, goods circulation and export activities, inflation was curbed, many positive changes were seen in various aspects of the social life. Since early this year many ministries and localities have actively performed their budget revenue and expenditure tasks assigned by the Government, expeditiously implemented the Law on the State Budget and the guiding documents thereof. Revenues from a number of fields were relatively good (revenues from foreign invested enterprises, income taxes, traffic fees...); Expenditure administration and control were better. Yet, there have appeared constraints and problems: slow production and consumption of a number of essential goods, ineffective control of smuggling and tax evasion which has resulted in low budget revenues in some fields compared with the targets approved by the National Assembly (revenues from the non-State sector, agricultural land use tax, import and export taxes; the delay in the allocation of capital to and the execution of capital construction works and national programs which has led to low budget expenditures in these domains), and a prevailing situation of inefficient and wasteful spendings.
The ministries and localities shall base themselves on the socio-economic development objectives, the draft State budget revenues and expenditures assigned to them, and their performances in the first six months to work out direction and execution measures to be taken in the last six months of 1997 with a view to accomplishing the 1997 State budget revenue and expenditure tasks already approved by the National Assembly. They shall simultaneously evaluate the execution of the entire 1997 State budget under their management, which shall serve as the basis for elaborating the 1998 State budget draft. Specifically:
1. For the State enterprises:
...
...
...
- To categorize enterprises for specific concrete policies: Enterprises which effectively operate and need to be maintained and developed and measures should be sought to support their development; enterprises which need to be rearranged and equitized; and enterprises which must be dissolved or declared bankrupt.
- To regularly urge the payment and collection of budget revenues, to intensify the inspection of the enterprises accounting and balance of final accounts so as to exclude all irrational costs from the product prices and circulation fees and increase accumulation for paying budget revenues. To closely supervise the increasing of basic depreciation deductions to ensure compliance with the set regulations. The advance deductions and reserve fund should be closely monitored, if there is actually no need to make advance deductions or contributions to the reserve fund, it is necessary to reduce expenses proportionally so as to re-determine taxable profits and profit tax to be paid to the State budget.
- To strictly observe the tax management procedures (declaration, notice of collection, inspection), to fully collect any arising taxes and resolutely not to allow any newly arising tax arrears.
- To issue orders to collect and impose fines on evaded taxes and due debts which units deliberately delays in remitting them to the budget.
2. For the foreign invested enterprises:
- To list all investment projects in each territorial area and categorize them into: those which are being constructed, those which have been put into operation, and those with their tax grace periods having expired, the land area and land use duration of each project so as to fully calculate and collect taxes and land, water surface and sea surface rents as prescribed. To make a dossier for managing each projects tax payment, to thoroughly grasp all data related to the tax payment and financial situation of each project.
- To concentrate on checking the tax settlement, ensuring that 100% of enterprises already put into operation have their taxes settled. To pay attention to checking the costs of imported supplies and materials, duty-free imported supplies and equipment, to impose fines and collect taxes if they are not used for the set purposes.
3. For the non-State economic sector:
- To sum up the implementation of business re-registration under Directive No. 657-TTg of September 13, 1996 of the Government. To combine the business registration with the management of tax payment; to gradually put the management of non-State industrial production, trading and service units into order; to put an end to the situation of doing business without registration or with improper registration, doing businesses without tax payment or with improper tax payment; to closely supervise the households which have applied for giving up their business activities; to make and post a list of households engaged in business activities at the office of the ward/commune Peoples Committee and the tax office so that the people can help detect those subject to taxes.
...
...
...
- To get to know thoroughly the production and business situation of non-State enterprises so as to precisely, fully and promptly collect the prescribed revenues.
4. For import and export taxes:
- To collect all tax arrears according to Directive No. 575-TTg of August 24, 1996 of the Prime Minister. To intensify the measures to fight against tax evasion, especially tax on imported consumer goods. To enhance the management of and to fight against the evasion of tax on goods of foreign invested enterprises, gifts, presents, processed products and goods temporarily imported for re-export as well as cases of tax refunding.
- To supervise the collection of import and export taxes at the border gates where taxes are paid in large amounts.
5. For revenues related to land and residential houses:
- With regard to the fee on the assignment of land-use right and the tax on the transfer of land use right: To immediately collect all land related revenues which have not yet been paid or misappropriated according to inspection and supervision results. The Peoples Committees of various levels shall direct the tax office in coordinating with the land administration agencies and concerned agencies to ensure timely collection of revenues for cases where land use or land lease permits are granted, cases of land-use right registration and application for land use right certificates, application for construction permits, certification of altered purposes or assignment of land use right so as to manage collections according to the prescribed regime.
- For the agricultural land use tax: To fully collect tax on the land areas which are due to 1997 tax payment, particularly those areas under perennial plants in the eastern South and the Central Highlands; the paddy price for tax calculation must be close to the market price.
- For residential land tax: To quickly complete the residential land tax bracket, to fully collect tax on this type of land.
- To make recommendations to the competent agencies to simplify the procedures for and properly adjust the selling price in order to promote the sale of houses under the State ownership.
...
...
...
- Fees and charges at the ward/commune level: To thoroughly know the collected fees and charges at the ward/commune level, to request the full payment or inclusion of such fees and charges into the State budget.
- Fees and charges collected by units and branches: By supervising the use of receipt vouchers to thoroughly know the collected fees and charges, to request the full and timely payment or inclusion thereof into the State budget.
- Traffic fees: shall be collected according to Circular 29-TC/TCT of June 9, 1997 of the Ministry of Finance adjusting and supplementing Circular No. 117-TC/TCT of December 24, 1994 of the Ministry of Finance on the collection of traffic fees which are included in the petrol price. To check the petrol volumes put into warehouses and already sold out and to inventorize the volumes of petrol and diesel still left at warehouses of companies and their affiliates which are subject to the payment of traffic fees, to urge them to promptly pay traffic fees to the State budget.
II. WITH REGARD TO EXPENDITURES:
On the basis of the assigned annual budget drafts and the progress in performance of the tasks, budget expenditures must be made according to the prescribed regime and only for the assigned tasks in an economical manner and with priority given to the important tasks. The evaluation of expenditures must be based on the results of the performance of the assigned tasks, analysis shall be made in those fields with wasteful spendings to find out causes and remedy solutions for the last six months, which shall serve as the basis for elaborating the 1998 State budget draft.
1. From now till the end of the year, additional budget expenditures outside the budget draft shall not be approved, except in really urgent cases such as control and overcoming of natural calamities, including floods. The ministries, localities and units must practice thrift, rearrange the spending tasks so as to meet newly arising urgent spending needs, immediately cut down unnecessary expenses on meetings and receptions. For spending needs which have been already decided but not yet included in the budget draft approved at the beginning of the year, they should be re-examined so as to reschedule the spendings and put them in the 1998 budget draft. For the provinces and cities directly under the Central Government which are able of collecting their local budget revenues more than the 1997 budget drafts, such excess revenues should be used as additional allocations for education, training and scientific development in an effort to immediately realize the Resolution of the second plenum of the Partys Central Committee in 1997; the rest shall be added to the fund for the construction of socio-economic infrastructure works, but not to the administrative expenditures. For the provinces and cities directly under the Central Government which may not achieve the local budget revenues set in 1997 budget drafts, they should take initiative in rearranging expenditure items to suit the revenue source of the local budgets while still ensuring funds for the localities significant socio-economic development tasks, including education, training and scientific development.
2. For capital construction expenditures: The ministries, branches and localities shall concentrate on directing the fulfillment of their assigned budget drafts for capital construction investment, which shall serve as the basis for making budget allocations according to the volume of work done and the payment procedures. For the construction projects which are expected to be funded by the 1997 budget draft, if until July 30, 1997 they have not yet completed the capital construction investment procedures under Decree No. 42-CP of the Government they shall be removed from the 1997 capital construction investment plan and considered for inclusion in the 1998 plan. On the basis of the volume of work done in the first six months and the projected volume to be fulfilled in the whole year as well as the allocated expenditures and the possible allocations for the last six months so as to determine the construction volume of each project that must be shifted into the 1998 budget draft.
3. For construction investment expenditures for socio-economic infrastructure works, social welfare facilities, for development of the housing fund, investment in agricultural and rural development, as well as expenditures for reforestation from the local budget revenues comprised of levy on the land-use right transfer, land rents and proceeds from the sale of residential houses, revenues from public lotteries, levy on the use of agricultural land for rice cultivation and royalty on forest natural resources; the localities shall rely on the amount of revenues to make expenditures in consistence with the set objectives. If revenues fail to reach the planned targets, expenditures shall be curtailed proportionally, expenditures shall be made only upon the availability of revenues so as to avoid unplayable debts.
4. For the national programs: Funding shall be allocated to the national programs according to their estimated budgets and implementation plans. The agency that manages national programs shall review and evaluate the impact of each program in terms of its objectives, implementation timetable, results achieved by the end of 1997, thereby making specific recommendations on the management mechanism and rearrangement of programs.
...
...
...
III. EVALUATION OF THE IMPLEMENTATION OF THE STATE BUDGET LAW AND ITS GUIDING DOCUMENTS:
The ministries, central agencies, local administration of various levels and units shall evaluate their implementation of the Law on the State Budget and its guiding documents in the first months of 1997 in the following aspects: delegation of the budget management, allocation of the budget drafts, observance of the budget drafts, budget accounting, management of commune/ward budgets, observance of the regulations and policies on budget revenues and expenditures, thereby making recommendations to the competent levels to amend and supplement the documents guiding the implementation of the Law and other concrete regulations and policies related to the management and execution of the State budget.
B. ELABORATION OF THE 1998 STATE BUDGET DRAFT
The elaboration of the State budget draft must fully comply with the provisions in Decree No. 87-CP of December 19, 1996, Circular No. 09-TC/NSNN of March 18, 1997 and Circular No. 14-TC/NSNN of March 28, 1997. On the basis of the requirements set forth in Directive No. 416-TTg of June 14, 1997 of the Prime Minister and the actual situation, the Ministry of Finance provides guidance on the following issues:
I. REQUIREMENTS AND OBJECTIVES:
The year 1998 is the third year executing the 1996-2000 five-year plan, the second year implementing the State Budget Law. The situation of 1997 and the recent years has shown that:
- The economic growth rate has been maintained but some branches have experienced stagnation and difficulties in marketing their products.
- Inflation has been curbed and tends to be on the decline.
- The demand for development investment expenditures, current expenditures for education, healthcare, culture, social affairs, defense and security has been growing day by day.
...
...
...
1. Requirements:
- To continue enhancing the national financial potential, consolidate the national finance and create a further improvement in the materialization of the policy of restructuring the State budget.
- The draft of State budget revenues must be made in accordance with law, in such a way that they cover and calculate all sources of revenues, effectively fight against failures in collecting revenues, ensure equality among enterprises in their production and business activities; and at the same time encourage the development of business and production activities, generate more revenues for the present as well as long time. To increase the percentage of budget expenditures for development investment, education and training, science, technology and environmental protection as compared to 1997; to properly execute the policy that the State and the whole society join efforts in developing education, training, culture and social welfare. The increasing rate of current expenditures must be lower than that of development investment expenditures. The 1998 State budget draft must be elaborated in detail down to the level of each budget-using unit and including all items in the List of the State Budget.
- The elaboration of the State budget draft must comply with the provisions of the Law on the State Budget, Decree No. 87-CP of December 1996 of the Government, Circular No. 09-TC/NSNN of may 18, 1997 and Circular No. 14-TC/NSNN of March 28, 1997 of the Ministry of Finance regarding: bases, general requirements and forms for elaborating the budget draft, notice of the budget drafts examination serial number; discussions on the draft budget; time limit for submitting reports on the draft budget; tasks, powers and procedures for elaborating, summing up and deciding the budget draft.
- To stabilize the percentages for distributing revenues among the various budget levels and additional allocations from the higher-level budget to the lower-level budget as in 1997. Only the additional allocations from the higher-level budget to the lower-level one shall be increased by 6% compared with those in 1997.
2. Objectives:
- To maintain a GDP growth rate of 9.0% - 9.2% on the basis of stepping up production, .
- To strive for a total State budget revenue of approximately 21% of GDP, of this figure revenues from taxes and charges account for about 20% of GDP; to take initiative in adjusting the structure of budget revenues suitable to the actual situation of socio-economic development. When imposing import and export duties the fact that Vietnam is in the process of joining AFTA and the countrys likely participation in the international economic and financial institutions should be taken into account; to build stable and strong domestic sources of revenues. On the basis of developing and raising the efficacy of business and production activities, to efficiently use and exploit financial sources, sources of revenues from natural resources, public assets and to intensify the fight against failures in collecting revenues.
- To earmark about 30% of collected taxes and charges of the State budget for development investment expenditures and debt repayment, with priority given to capital construction investment in key State projects, education, training and scientific projects; 70% of collected taxes and charges for current expenditures; to ensure the rational and economical use of current expenditures with priority given to education and training, scientific research, application of modern technology, environmental protection, healthcare, defense and security and the settlement of urgent social issues. In furtherance of the Resolution of the second plenum of the Partys Central Committee and the draft of 1998 budget expenditures (including current expenditures and investment expenditures), expenditures must be concentrated on education and training, science, technology and environmental protection so that by the year 2000, the expenditure on education and training shall reach 15% and the expenditure on science, technologies and environmental protection shall reach 2% of the total budget expenditures. Allocations for spending on education, training, healthcare and culture must be calculated on the basis of the continued reorganization and rearrangement of every unit or branch according to its functions and tasks and must take into account the execution of the policy of socializing sources of expenditures for these fields; to gradually reduce and then cut all training, healthcare... subsidies for the State enterprise sector, to create conditions for enterprises to have true financial autonomy. To allocate managerial and administrative expenditures in a reasonable and thrifty manner and restrict expenditures on purchase and repair in State management agencies.
...
...
...
- The gross domestic products (GDP) up by 9% - 9.2%;
- The total value of agricultural, forestry and fishery production up by 4.7% - 4.8%;
- The value of industrial production and construction up by 14% - 14.5%;
- The value of services up by 11% - 12%;
- The total export value up by 28% - 30%;
- The total import value up by 18% - 20%;
- The consumer goods and service price index of approximately 7% - 8%;
- The development investment for the entire society up by 26% - 28%.
...
...
...
1.1. For the State economic sector:
a/ Regarding turnover tax: This tax shall be calculated according to Circular No. 97-TC/TCT of December 30, 1995 of the Ministry of Finance detailing the implementation of the Law on Turnover Tax and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Turnover Tax. To fully calculate turnover of every enterprise with attention paid to turnover from other activities such as financial activities, sale of supplies and goods, liquidation of assets. In cases where an enterprise sells goods together with sale promotion lotteries, the taxable turnover shall be calculated according to the guidance in Point 7 of Official Dispatch No. 3006-TC/TCT of August 28, 1996 of the Ministry of Finance. To estimate the concrete amount of turnover tax reduction and exemption for business establishments in mountain areas according to Circular No. 24-TC/TCT of May 10, 1996 of the Ministry of Finance (tax reductions and exemptions in 1998 shall be concretely decided by the Ministry of Finance)
b/ Regarding special consumption tax: This tax shall be calculated according to Circular No. 98-TC/TCT of December 30, 1995 of the Ministry of Finance detailing the implementation of the Law on Special Consumption Tax and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Special Consumption Tax.
c/ Regarding mineral tax: The basis for calculating the mineral tax is the exploitation output, the tax calculation price(s) and the tax rate(s). The tax calculation price is, in principle, the selling price of a mineral product unit at the exploitation or production place.
d/ Regarding profit tax: On the basis of determining various expenditure factors of an enterprises in 1997 and predicting factors of increase and decrease in 1998, to calculate the profit tax. Specifically:
- Fixed asset depreciation costs: On the basis of the original price(s) of the fixed assets in 1997 to calculate the increased or reduced amount of such original price(s) in 1998 for determining the fixed asset depreciation level according to Decision No. 1062-TC/QD/CSTC of November 14, 1996 of the Ministry of Finance issuing the regulations on the use and depreciation of fixed assets. In the process of calculation, attention should be paid to cases where the depreciation duration is shortened, the deducted amount of basic depreciation must ensure that the profit tax shall not be lower that that of 1997, those fixed assets which have been fully depreciated but still in use shall not be accounted in the product cost.
- Costs of major fixed asset repairs: shall be calculated according to valid and rational spendings. For assets with peculiarities, major repair costs shall be calculated and deducted in advance on the basis of the enterprises expenditure draft already approved in writing by the Ministry of Finance. Those expenditures related to capital construction investment shall not be included in the major repair costs of fixed assets.
- Costs of raw materials, fuel and materials: On the basis of the actual expenditures in 1997, the raw material, fuel and material quotas and the output increase , to calculate the costs of raw materials, fuel and materials in 1998.
- Salaries: The salary price unit shall comply with the provisions of Decree No. 28-CP of March, 1997 with attention paid to the following points:
...
...
...
- Other expenses such as those for reception, meetings, public relations, external relation activities... which are directly related to the business process must be calculated according to the spending limit and management regulations set by the State.
e/ Levy on the use of the State budget capital, including assets and capital contributed to joint ventures (comprised of assets, supplies as part of the State budget capital, the commercial value of the land of which the right to use is contributed to a joint venture), shall be calculated according to Circular No. 33-TC/TCT of June 13, 1997 of the Ministry of Finance.
1.2. For the non-State industrial and trade sectors: To make a list of all businesses operating in each area in the spirit of Directive No. 657-TTg of the Prime Minister. It is necessary to assess losses in tax collections as well the number of businesses in 1997 so as to determine accurately them in 1998 in an effort to gradually reduce the percentage of losses in tax collections. Specifically:
a/ For stock companies, limited liability companies, private companies, cooperatives and production groups: Revenues to be collected from each enterprise, especially large enterprises, shall be concretely calculated. For non-State enterprises established under the Law on Companies, the Law on Private Enterprises, the transfer of capital by investors must be subject to profit tax under the guidance in Circular No. 96-TC/TCT of December 30, 1995 of the Ministry of Finance.
b/ For business households subject to fixed tax amount: To list all small business households subject to excise tax, to collect such tax from those households which have not yet paid any tax. On the basis of the number of business households subject to excise tax and the rates of this tax, to prepare for levying turnover tax and profit tax on households having a fixed business place.
1.3. For registration fees: Attention should be paid to the full calculation of registration fees on those assets which have been registered for their ownership but contributed as capital to joint ventures under the guidance in Circular No. 93-TC/TCT of December 21, 1995 of the Ministry of Finance supplementing Circular No. 19-TC/TCT of March 16, 1995.
1.4. For tax on the use of agricultural land:
- It is necessary to clearly calculate the tax on the use of agricultural land for rice cultivation as a basis for allocating expenditures for investment in agricultural and rural development.
- The land under perennial plants with the duration of tax reduction and exemption being expired shall be subject to this tax.
...
...
...
1.5. For residential land and housing tax: Attention should be paid to those enterprises which are shifting from paying land tax to paying land rent.
1.6. For levy on the assignment of the land use right:
- On the basis of the local planning on land use, to estimate the new area of land to be assigned for calculating the levy on the assignment of the right to use such land area.
- Those localities that have over the past years collected revenues from the assignment of the land use right but not yet included them into the State budget must clearly calculate and put these revenues in the 1998 State budget draft so that allocations to local budgets can be appropriately arranged..
1.7. For tax on the transfer of the land use right and collection of land rents:
- To calculate the tax on the transfer of the land use right according to Circular No. 78-TC/TCT of September 30, 1994 of the Ministry of Finance. To calculate the land rents according to the document guiding Decree No. 85-CP of December 17, 1996 of the Ministry of Finance; to calculate the land rent prices according to the provisions in Article 2 and Article 6 of the Regulation on the land rent price bracket issued together with Decision No. 1357-TC/QD/TCT of December 30, 1995 of the Ministry of Finance.
1.8. For levy from the sale of residential houses:
- To calculate this levy according to Decree No. 61-CP of July 5, 1994 of the Government on the sale of and trading in residential houses and Decree No. 21-CP of April 16, 1996 amending and supplementing Decree No. 61-CP
- Those localities that have in the past years had revenues from the sale of residential houses but not yet remitted them into the State budget must account them into 1998 revenues.
...
...
...
1.10 For revenues from public lotteries: On the basis of evaluating the situation of collection in 1997, to clearly analyze the subjective and objective causes, including measures taken by the State to fight against lottery bets, and on the basis of the lottery distribution network, the possible sales of lotteries to adjust the lottery price structure and reduce the distribution costs for calculating the revenues in 1998.
1.11. For non-business revenues of non-business units which have not yet shifted to operate under the financial regime of public utility enterprises, previously part or all of these revenues were left for the units to serve their collection management work and regular tasks; under the State Budget Law, these revenues must be indicated in the State budget, therefore non-business units having revenues are now requested to account them into their revenue and expenditure draft. Whether a unit is allowed to keep these revenues to cover its spendings (then applying the practice of mutual ceasing of budgetary resources) or it must pay all of them to the State budget and shall receive sufficient budget allocations according to its budget draft must be approved by the competent level. For those units which are allowed to keep part or all of their revenues to cover their spendings, their revenue and expenditure drafts must be also approved by the competent level.
1.12. For fees and charges: Revenues from each type of fee or charge managed by the Central Government, every province, city, rural or urban district, rural or urban commune shall be concretely calculated. In order to ensure that all sources of revenues must be indicated in the State budget as prescribed in the State Budget law, it is requested that those units which were previously allowed to deduct a certain percentage of the collected fees and charges for the fee and charge collection management work must also fully sum up the deducted amount for inclusion into their revenue and expenditure drafts. Whether a unit is allowed to retain such revenues for its spendings (then practice credit-debit recording) or to pay all of them to the State budget and shall receive sufficient allocations according to its budget draft must be approved by the competent level. For units which are allowed to retain part or all of their revenues for their spendings, their revenue and expenditure drafts must also be approved by the competent level.
1.13. For the traffic fee collected as part of the petrol and gasoline price: To calculate this fee according to the provisions in Circular No. 29-TC/TCT of June 9, 1997 of the Ministry of Finance. Attention should be paid to those localities where there are big importers of petrol and gasoline.
1.14. For revenues outside the budget: It is necessary to clearly determine and report those revenues collected according to the Governments stipulations which are used for specific purposes, such as fines on violations of traffic order and safety, fines on smuggling and confiscated smuggled goods...
1.15. Those units which have borrowed loans from the 1998 budget (directly from the budget, loans which were borrowed and relent by the budget for projects and programs) and such loans are due, must make a plan on repaying both principals and interests of such loans to the 1998 budget according to the prescribed repayment schedule.
2. With regard to expenditures:
2.1. For capital construction expenditures:
- The concentration of expenditures for capital construction investment must ensure this principle: priority is given to allocating capital to key State projects, socio-economic infrastructure construction projects in mountainous areas, the Central Highlands and the Mekong River delta, investment projects in the fields of education, training and science. To allocate adequate capital to unfinished projects. To put an end to the scattered allocation of capital, especially to Group C projects. To earmark capital for payment to the capital construction projects already completed in 1997 but not yet settled with any source. To allocate adequate reciprocal capital for projects and programs using foreign loans and aid; to ensure the principle that those projects and programs funded by the State budget and in need of reciprocal capital shall be considered for their required reciprocal capital being included in the budget draft; for projects and programs which use relent loans, their managers themselves must seek sources of capital suitable to the contents of the signed agreement and the financial regulations of Vietnam so as not to affect the implementation schedule.
...
...
...
- To continue allocating local budgets for investment in the construction of socio-economic infrastructure projects, social welfare facilities, development of the housing fund, investment in agricultural and rural development, reforestation, using following sources: revenues from the assignment of the land use right, land rents, revenues from public lotteries, revenues from the sale of residential houses, tax on the use of agricultural land for rice cultivation, tax on forest resources like in 1997.
- To continue using the tax on water resources of the Hoa Binh hydroelectric power plant to fund the implementation of the Da river reservoir project; to reinvest in the economic zone of Mong Cai, to reinvest in the district island of Con Dao and to fund IFAX projects like in 1997.
2.2. For additional capital for State enterprises: In 1998, the State budget shall allocate additional capital to important and essential State enterprises which have seen development of their production and business, have fully paid taxes to the State budget, made profits but lack capital, enterprises which manufacture export products and enterprises which perform tasks under the decision of the Prime Minister.
2.3. For State reserve expenditures: On the basis of their assigned State reserve tasks, the branches and units shall have to re-evaluate and re-determine their existing reserves by December 31, 1997. On that basis, to estimate the additional reserve for each category of goods, supplies and equipment as prescribed, which shall serve as basis for elaborating the draft State reserve expenditures of the branches and units in 1998.
2.4. For price subsidies of the commodities supplied for the implementation of social policies:
- Price subsidies of the commodities transported to mountainous areas to serve ethnic minority people shall be calculated according to Official Dispatch No. 7464-KTTH of December 12, 1995 of the Government, the guiding documents of the concerned ministries and branches regarding the objects, commodities, transportation distance and the level of subsidies.
- Price subsidies of original breeds, press, publications.... shall comply with current regulations. The ministries and localities should carefully calculate and clearly determine the quantities, production costs, transportation costs..., and the concrete level of freight subsidies for each commodity, breed, newspaper or publisher under current regulations.
2.5. For non-business and administrative expenditures:
It is required that the draft expenditures be calculated according to the regulation on budget spending and current socio-economic norms issued by the competent level. All requests for additional spendings and adjustment of socio-economic norms must be settled as prescribed and before the 1998 draft State budget is decided. All spending needs which arise after the budget drafts of the ministries and branches are approved must be met within the limit of their assigned budgets. The draft for the non-business and administrative expenditures must be elaborated according to the tasks of each unit or locality; at the same time the grassroots network must be rearranged, the execution of the socialization policy must be strengthened in these fields, various funding sources must be clearly calculated for every field, including: State budget allocations, including loans to projects and programs, such revenues as school fees, hospital fees, aid, contributions of organizations and individuals...
...
...
...
- To allocate funding for science, technology and environmental protection with priority given to basic research, to allocate adequate funding for implementing State-level scientific and technological programs, to increase the spending ratio for this field so as to implement step by step the Resolution of the second plenum of the Partys Central Committee. In order to concentrate sources of capital for significant research projects, it is necessary to rearrange research institutes in the business sector; the 1998 budget draft must be elaborated according to Decision No. 782-TTg of October 24, 1996 of the Prime Minister.
For provinces and cities, allocations from the local budgets for education, training, science, technology and environmental protection must not be lower than the examination figure notified by the Ministry of Finance.
- Funding allocated by the ministries, localities and units for healthcare, culture and information, radio and television broadcasting, sport and physical training activities must be in line with the tasks and programs, ensuring the effectiveness of these activities, priority shall be given to allocations for the important tasks, the tasks already decided by the Prime Minister, the tasks not yet fulfilled in 1997 and other prescribed spending tasks.
- Administrative expenditures must ensure full payment of salaries and various salary deductions on the basis of the approved official payroll. Current operational expenditures must be allocated in an economical manner and at a necessary level. Other expenditures for purchase, repair, reception of foreign delegations and overseas trips shall be allocated according to the ability of the budget balance; to minimize the purchase of expensive furniture which are not urgently needed; to reduce the number of meetings...
- The level of administrative and non-business expenditures in the 1998 budget draft shall be temporarily the same as those prescribed in Circular No. 38-TC/NSNN of July 18, 1996 of the Ministry of Finance.
2.6. With regard to the national programs: On the basis of the evaluation of the efficiency of each program by the end of 1997, to look into the contents, the implementation schedule and results of each project (including both tasks and funding). On the basis of the decision of the Prime Minister on the rearrangement of the national programs to prepare the expenditure draft for the implementation of the national programs in 1998.
IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION:
- 1998 is the second year to implement the Law on the State Budget, the percentages for distributing sources of revenues among the budget levels and additional allocations from the higher-level budget to the lower-level budget shall be the same as those of 1997. Therefore, the Peoples Committees of various levels are required to guide, notify the examination figures, organize discussions and sum up the 1998 State budget draft in accordance with the provisions of the Law on the State Budget and the documents guiding the implementation thereof, Directive No. 416-TTg of June 14, 1997 of the Prime Minister and the guidance in this Circular so as to ensure both quality and timing requirements.
After assisting the provincial/municipal Peoples Committee in guiding and notifying the provincial-level units and lower-level administrations of the examination figures on budget revenues and expenditures, the provincial/municipal Financial and Pricing Service is required to coordinate with the provincial/municipal Tax Department and concerned agencies on the basis of the examination figure notified by the Ministry of Finance, the concrete situation and tasks of the local socio-economic development in 1998 in elaborating the local preliminary draft of budget expenditures and revenues for 1998, submit it to the provincial/municipal Peoples Committee for opinion. This draft, with the opinion of the provincial/municipal Peoples Committee, shall be the basis for the provincial/municipal Finance and Pricing Service to hold the first- round discussions with the Ministry of Finance, the lower-level administrations and provincial-level agencies.
...
...
...
After assisting the ministry or central agency in guiding and notifying its attached units of the examination figures on budget revenues and expenditures, the Financial Department (or the Department which has similar functions) of the ministry or central agency shall rely on the examination figures already notified by the Ministry of Finance, the concrete tasks and activities of the ministry in 1998 to elaborate the ministrys preliminary draft of budget revenues and expenditures for 1998 and submit it to the ministrys leading officials for opinion, which shall serve as the basis for it to hold the first-round discussions with the Ministry of Finance and with its attached units.
- The General Department of Taxation, the General Department of Development Investment, the General Department of Management of the State capital and Assets at Enterprises shall be responsible for providing concrete guidances on this Circular for their attached units and organizing the elaboration and reporting of the 1998 draft budget revenues and expenditures for the fields assigned to them.
- The Ministry of Finance shall work and discuss the 1998 draft budget revenues and expenditures with the ministries, central agencies, provinces and cities directly under the Central Government and the large Corporations as follows:
First round: From July 25 to August 10, 1997, working, discussing and making comments on the 1998 draft budget revenues and expenditures of the ministries and localities on the basis of the preliminary drafts mentioned above.
Second round: From August 25 to September 10, 1997 working on the draft budget revenues and expenditures, determining and agreeing on the level of budget allocations to the ministries, central agencies, provinces and cities (after the ministries and central agencies have summed up the budget drafts of their attached units; the provinces and cities directly under the Central Government have summed up the budget drafts of their communes, districts and attached units in accordance with the provisions of the Law on the State Budget).
The Ministry of Finance shall notify the specific working timetable later.
FOR
THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER
Pham Van Trong
...
...
...
;
Thông tư 40a-TC/NSNN-1997 về việc xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998 do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 40a-TC/NSNN |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 30/06/1997 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 40a-TC/NSNN-1997 về việc xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998 do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video