Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39-LT/TT

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 1959 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH CỤ THỂ NGUYÊN TẮC CẤP VỐN CHO CÁC XƯỞNG ĐÓNG TÀU

Thi hành Quyết định số 054-TTg ngày 19-02-1959 của Thủ tướng Chính phủ ấn định các nguyên tắc về cấp vốn lưu động đối với các xí nghiệp quốc doanh công nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện; về việc định mức tiêu chuẩn vốn lưu động cho các xí nghiệp quốc doanh, và về việc Ngân hàng quốc gia cho vay trong định mức vốn lưu động;

Căn cứ vào Công văn số 3189-LĐ/TL ngày 10-07-1959 của Bộ Giao thông và Bưu điện quy định các xưởng đóng tàu 1, 2, 3 và 4 thuộc loại xí nghiệp công nghiệp;

Xét vì sau khi áp dụng nguyên tắc về việc thanh toán các công trình kiến thiết giữa các đơn vị kiến thiết với các xưởng đã có nhiều hiện tượng ứ đọng vốn, và đã gây khó khăn cho việc quản lý vốn của các xưởng;

Để tiết kiệm vốn Nhà nước đồng thời giúp các xưởng có điều kiện thuận tiện củng cố chế độ hạch toán kinh tế;

Liên bộ Tài chính – Giao thông và Bưu điện – Ngân hàng quốc gia quy định cụ thể nguyên tắc cấp vốn cho các xưởng đóng tàu như sau:

1. Việc định mức vốn lưu động cho các xưởng đóng tàu phải dựa theo nguyên tắc địh mức vốn cho các xí nghiệp công nghiệp sản xuất không thời vụ là phải căn cứ theo sản lượng sản xuất toàn năm để định mức lưu động bình quân cả năm.

2. Sau khi vốn lưu động định mức được xét duyệt, Nhà nước sẽ trích 30% chuyển cho Ngân hàng quốc gia để làm vốn cho vay trong định mức; còn 70% thì sau khi trừ nợ định mức kế hoạch, nếu thiếu Nhà nước sẽ cấp thêm cho đủ 70% nếu thừa xưởng phải nộp lại cho ngân sách;

3. Trường hợp nguyên vật liệu ở ngoài về một lúc vượt định mức có ghi trong kế hoạch thì Ngân hàng quốc gia sẽ cho xưởng vay số vốn cần thiết để dự trữ vật tư trên mức tiêu chuẩn theo như thể lệ và biện pháp Ngân hàng cho vay ngắn hạn đối với các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành ngày 23-08-1957.

4. Đối với sản phẩm đang chế tạo thì chỉ được tính định mức vốn cho một chu kỳ tối đa là 3 tháng. Trường hợp có những sản phẩm mà chu kỳ sản xuất phải kéo dài quá 3 thàng thì sẽ căn cứ vào hợp đồng giữa đơn vị kiến thiết với các xưởng mà nghiệm thu và thanh toán từng phần sản phẩm bằng vốn cấp phát của Ngân hàng kiến thiết.

Dựa vào những nguyên tắc trên Bộ Giao thông và Bưu điện sẽ có thông tri cụ thể hướng dẫn thi hành.

K.T. TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG

QUỐC GIA VIỆT NAM

 
 
 
Vũ Duy Hiệu

K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
 
 


Trịnh văn Bính

K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
THỨ TRƯỞNG
 

 

Nguyễn Như Quỳ

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 39-LT/TT năm 1959 quy định nguyên tắc cấp vốn cho các xưởng đóng tàu do Bộ Tài chính- Bộ Giao thông và Bưu điện- Ngân hàng Quốc gia ban hành

Số hiệu: 39-LT/TT
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Tài chính, Ngân hàng quốc gia
Người ký: Trịnh Văn Bính, Vũ Duy Hiệu, Nguyễn Như Quý
Ngày ban hành: 14/10/1959
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 39-LT/TT năm 1959 quy định nguyên tắc cấp vốn cho các xưởng đóng tàu do Bộ Tài chính- Bộ Giao thông và Bưu điện- Ngân hàng Quốc gia ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…