BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2007/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH THUỘC NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và
quản lý sử dụng nhà;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước như
sau :
1- Đối tượng và phạm vi điều chỉnh: Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước, bao gồm vốn Ngân sách nhà nước, vốn Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn Trái phiếu (Chính phủ, Chính quyền địa phương), vốn Tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn Đầu tư phát triển của các Tổng Công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau khi hoàn thành đều phải quyết toán theo quy định của Thông tư này.
Các dự án do chủ tịch ủy ban nhân dân xã, thị trấn quyết định đầu tư và dự án do cấp có thẩm quyền giao ủy ban nhân dân xã, thị trấn làm chủ đầu tư thực hiện theo Thông tư hướng dẫn quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc xã, thị trấn; không áp dụng Thông tư này.
2- Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi thiết kế, dự toán đã phê duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định, tài sản lưu động; đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định.
4- Đối với các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án độc lập vận hành khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đầu tư, thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện quyết toán vốn đầu tư như một dự án đầu tư độc lập.
6- Đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nước ngoài (vốn do Nhà nước bảo lãnh, vốn vay, vốn viện trợ từ các Chính phủ, tổ chức, cá nhân người nước ngoài) khi hoàn thành phải thực hiện quyết toán theo quy định của Thông tư này và các quy định liên quan của Điều ước quốc tế (nếu có).
7- Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) gồm nhiều hợp phần, trong đó có hợp phần chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, có hợp phần chi phí hành chính, sự nghiệp được quyết toán như sau:
7.1- Hợp phần chi phí xây dựng cơ bản quyết toán theo quy định cụ thể của Thông tư này;
7.2- Hợp phần chi phí hành chính, sự nghiệp quyết toán theo quy định cụ thể của chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
8- Đối với dự án của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh quốc phòng, dự án mua sở hữu bản quyền, việc quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án.
9- Thông qua công tác quyết toán dự án hoàn thành nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại; xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư trong cả nước.
I - NỘI DUNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
1- Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư).
2- Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán chi tiết theo cơ cấu: xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư.
3- Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.
4- Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình; chi tiết theo nhóm, loại tài sản cố định, tài sản lưu động theo chi phí thực tế. Đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
- Việc phân bổ chi phí khác cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.
-Trường hợp tài sản được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của tài sản bàn giao cho từng đơn vị.
II - BIỂU MẪU BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
1- Đối với dự án hoàn thành: gồm các biểu theo Mẫu số: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08 /QTDA thuộc Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
2- Đối với hạng mục công trình hoàn thành:
Gồm các biểu theo Mẫu số: 01, 02, 03, 04, 05, 06 /QTDA thuộc Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
3- Đối với dự án quy hoạch hoàn thành; đối với chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án bị huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền:
Gồm các biểu theo Mẫu số: 07, 08, 09/QTDA thuộc Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
4- Nơi nhận báo cáo quyết toán:
- Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán;
- Cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư (nếu có);
- Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán.
III - HỒ SƠ TRÌNH DUYỆT QUYẾT TOÁN
(Gồm 01 bộ gửi cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán)
1- Đối với dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành:
1.1- Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản gốc).
1.2- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại mục II, Phần II của Thông tư này (bản gốc).
1.3- Các văn bản pháp lý có liên quan theo Mẫu số 02/QTDA (bản gốc hoặc bản sao).
1.4- Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng (nếu có) giữa chủ đầu tư với các nhà thầu thực hiện dự án (bản gốc hoặc bản sao).
1.5- Các biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình, nghiệm thu lắp đặt thiết bị; Biên bản nghiệm thu hoàn thành dự án, công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng (bản gốc hoặc bản sao).
1.6-Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B (bản gốc).
1.7- Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có, bản gốc); kèm văn bản của chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất, kiến nghị.
1.8- Kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư.
Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thẩm tra các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán: Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan.
2- Đối với dự án quy hoạch; chi phí chuẩn bị đầu tư của dự án được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền:
2.1- Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản gốc).
2.2- Báo cáo quyết toán theo quy định tại mục II, Phần II của Thông tư này (bản gốc).
2.3- Tập các văn bản pháp lý có liên quan (bản gốc hoặc bản sao).
2.4- Các hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với các nhà thầu; biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng (nếu có, bản gốc hoặc bản sao).
Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán vốn đầu tư của dự án khi được cơ quan thẩm tra quyết toán yêu cầu.
IV - THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT, CƠ QUAN THẨM TRA QUYẾT TOÁN
1- Thẩm quyền phê duyệt quyết toán:
1.1- Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán các dự án được Quốc hội quyết định chủ trương và cho phép đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư;
1.2- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể; Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt quyết toán các dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước; được ủy quyền hoặc phân cấp phê duyệt quyết toán đối với các dự án nhóm B, C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp.
1.3- Đối với các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
2- Cơ quan thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành:
- Đối với dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư: Bộ Tài chính thẩm tra;
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan Trung ương quản lý: người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra.
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý: Sở Tài chính tổ chức thẩm tra.
- Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý: Phòng Tài chính tổ chức thẩm tra.
- Đối với các dự án còn lại, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý tổ chức thẩm tra.
Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập tổ công tác thẩm tra để thực hiện thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán; thành phần của tổ công tác thẩm tra quyết toán gồm thành viên của các đơn vị có liên quan.
V - KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
1- Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sử dụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiện kiểm toán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
3- Nhà thầu kiểm toán quyết toán phải là các doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam và quy định tại Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập.
4- Nhà thầu kiểm toán thực hiện kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành, lập báo cáo kiểm toán phải tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành do Bộ Tài chính ban hành và các nội dung cụ thể tại Điểm 2, Mục VI dưới đây.
VI - THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
1- Nội dung thẩm tra
1.1- Đối với dự án đã kiểm toán quyết toán:
Trên cơ sở Báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành; cơ quan (đơn vị) chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra theo các nội dung sau:
- Thẩm tra tính tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành và các nội dung cụ thể tại Điểm 2, Mục VI dưới đây của Báo cáo kết quả kiểm toán dự án hoàn thành; nếu chưa đảm bảo yêu cầu so với quy định, cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu nhà thầu kiểm toán thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung.
- Thẩm tra việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, những căn cứ pháp lý mà kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán dự án.
- Xem xét những kiến nghị, những nội dung còn khác nhau giữa báo cáo quyết toán của chủ đầu tư và báo cáo kiểm toán dự án hoàn thành của nhà thầu kiểm toán.
- Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có).
1.2- Đối với dự án không kiểm toán quyết toán:
Đối với dự án không kiểm toán quyết toán, cơ quan thẩm tra thực hiện thẩm tra và lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành theo đúng trình tự và nội dung quy định tại Điểm 2 dưới đây.
2- Trình tự thẩm tra và nội dung của Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành:
2.1- Đối với dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành:
2.1.1-Thẩm tra hồ sơ pháp lý:
- Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng.
- Thẩm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục lựa chọn thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký với các nhà thầu (tư vấn, xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị) để thực hiện dự án.
2.1.2 -Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án :
- Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan để xác định số vốn đầu tư thực tế thực hiện.
- Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
2.1.3 - Thẩm tra chi phí đầu tư :
a- Đối với hợp đồng thực hiện theo phương thức đấu thầu hợp đồng trọn gói:
Đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với giá trị và các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công, với giá trúng thầu được duyệt và các tài liệu liên quan.
Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): xác định rõ nguyên nhân tăng giảm, đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.
b- Đối với hợp đồng thực hiện theo phương thức đấu thầu hợp đồng điều chỉnh giá:
Thẩm tra chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: đối chiếu khối lượng quyết toán với hồ sơ dự thầu của gói thầu, giá trúng thầu được duyệt, các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan.
Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): xác định rõ nguyên nhân tăng giảm, đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.
c- Đối với hợp đồng thực hiện theo phương thức chỉ định thầu:
Thẩm tra chi phí đầu tư đề nghị quyết toán (chi tiết từng hợp đồng): đối chiếu với dự toán được duyệt, các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan.
Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): xác định rõ nguyên nhân tăng giảm. đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.
d- Thẩm tra các khoản chi phí khác:
- Thẩm tra các khoản chi phí tư vấn thực hiện theo hợp đồng;
- Thẩm tra chi phí do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện, chi phí ban quản lý dự án chi tiết từng nhóm loại, từng khoản mục, từng khoản chi phí so với dự toán được duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
2.1.4- Thẩm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản:
- Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm.
- Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2.1.5- Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: thẩm tra số lượng và giá trị tài sản theo 2 loại: tài sản cố định và tài sản lưu động; nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản theo thực tế chi phí và theo giá quy đổi về thời điểm bàn giao tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng.
2.1.6- Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng:
- Căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư, tình hình thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để thẩm tra công nợ của dự án.
- Căn cứ thực tế tiếp nhận và sử dụng vật tư thiết bị của dự án để xác định số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng, đề xuất phương án xử lý.
- Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá tài sản dành cho hoạt động Ban quản lý dự án tính đến ngày lập báo cáo quyết toán, xác định số lượng, giá trị tài sản còn lại để bàn giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy định.
2.1.7- Xem xét việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có).
2.1.8- Nhận xét đánh giá, kiến nghi:
- Nhận xét đánh giá việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu; công tác quản lý chi phí đầu tư, quản lý tài sản đầu tư của chủ đầu tư; trách nhiệm của từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án.
- Kiến nghị về giá trị quyết toán và xử lý các vấn đề có liên quan.
2.2- Đối với dự án quy hoạch hoàn thành và chi phí chuẩn bị đầu tư của các dự án bị huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền:
- Thẩm tra hồ sơ pháp lý của dự án.
- Thẩm tra nguồn vốn đầu tư thực hiện.
- Thẩm tra chi phí đầu tư thực hiện chi tiết từng khoản chi phí phát sinh so với dự toán được duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước.
- Thẩm tra tình hình công nợ của dự án.
- Thẩm tra số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư (nếu có).
1- Căn cứ báo cáo kết quả thẩm tra; người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.
2- Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị sau:
- Chủ đầu tư;
- Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư;
- Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán;
- Bộ Tài chính (đối với dự án nhóm A đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước).
VIII - CHI PHÍ THẨM TRA, PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN; KIỂM TOÁN
1- Xác định chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán:
Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và định mức chi phí kiểm toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (được duyệt hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể và tỷ lệ quy định tại Bảng Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán dưới đây:
BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ THẨM TRA, PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN,
CHI PHÍ KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng) |
≤ 5 |
10 |
50 |
100 |
500 |
1.000
|
10.000
|
≥ 20.000 |
Thẩm tra -phê duyệt (%) |
0, 32 |
0, 21 |
0, 16 |
0, 13 |
0, 06 |
0, 04 |
0, 012 |
0, 008 |
Kiểm toán ( %) |
0, 50 |
0, 34 |
0, 24 |
0, 18 |
0, 10 |
0, 020 |
0, 012 |
1.1- Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán (ký hiệu là K TTPD) và định mức chi phí kiểm toán (ký hiệu là KKT) dự án hoàn thành được xác định theo công thức tổng quát sau:
Ki = |
Kb - |
(Kb – Ka) x ( Gi – Gb) |
Ga- Gb |
Trong đó:
+ Ki: Định mức chi phí tương ứng với dự án cần tính (đơn vị tính: %)
+ Ka: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận trên (đơn vị tính: %)
+ Kb: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận dưới (đơn vị tính: %).
+ Gi: Tổng mức đầu tư của dự án cần tính, đơn vị: tỷ đồng.
+ Ga: Tổng mức đầu tư của dự án cận trên, đơn vị: tỷ đồng.
+ Gb: Tổng mức đầu tư của dự án cận dưới, đơn vị: tỷ đồng.
1.2- Chi phí thẩm tra và Chi phí kiểm toán của dự án được xác định theo công thức sau:
(a) Chi phí thẩm tra tối đa = Ki- TTPD % x Tổng mức đầu tư
(b) Chi phí kiểm toán tối đa = Ki-KT % x Tổng mức đầu tư + Thuế GTGT
(c) Chi phí thẩm tra tối thiểu là năm trăm ngàn đồng; chi phí kiểm toán tối thiểu là một triệu đồng cộng với thuế GTGT.
1.3- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán của Hạng mục công trình hoặc gói thầu trong dự án được xác định như sau:
Chi phí hạng mục = Mức chi phí của cả dự án x |
Dự toán của HMCT |
Tổng mức đầu tư của dự án |
1.4- Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư thì định mức chi phí thẩm tra và định mức chi phí kiểm toán được tính bằng 70% định mức nêu trong Bảng trên.
1.5- Trường hợp dự án đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán thì định mức chi phí thẩm tra được tính bằng 50% định mức nêu trong Bảng trên.
(Ví dụ tính toán cụ thể tham khảo Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này)
2- Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán:
2.2- Đối với các dự án nhóm C: cơ quan chủ trì thẩm tra được phép thu chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo quy định tại Điểm 1 trên đây; thực hiện chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo quy định hiện hành của nhà nước và các nội dung quy định tại Tiết 2-3 dưới đây.
2.3- Nội dung chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
- Chi trả thù lao các thành viên tham gia thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
- Chi trả cho các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán dự án theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán (nếu có ).
- Chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác phục vụ cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
3- Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán được tính vào chi phí khác trong giá trị quyết toán của dự án.
Thời gian lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành được tính từ ngày ký biên bản bàn giao đưa vào sử dụng; Thời gian kiểm toán tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực; Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán tính từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định tại Mục III, Phần II của Thông tư này. Thời gian tối đa quy định cụ thể như sau:
Dự án |
QTQG |
Nhóm A |
Nhóm B |
Nhóm C |
Dự án lập BCKT KTXD |
Thời gian lập BCQT |
12 tháng |
12 tháng |
9 tháng |
6 tháng |
3 tháng |
Thời gian kiểm toán |
10 tháng |
8 tháng |
6 tháng |
4 tháng |
|
Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán |
10 tháng |
7 tháng |
5 tháng |
4 tháng |
3 tháng |
X - TRÁCH NHIỆM TRONG QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
1- Trách nhiệm của Chủ đầu tư:
- Lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đầy đủ nội dung và đảm bảo thời gian quy định của Thông tư này.
- Trình duyệt, quản lý hồ sơ quyết toán đúng quy định. Chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với tài liệu trong hồ sơ trình duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
- Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán dự án hoàn thành theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra (kiểm toán).
- Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải hoàn thành việc giải quyết công nợ và làm thủ tục tất toán tài khoản đầu tư của dự án (công trình) tại cơ quan thanh toán, cho vay vốn đầu tư.
2- Trách nhiệm của các nhà thầu:
- Thực hiện quyết toán giá trị thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định. Hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán thuộc phạm vi trách nhiệm thực hiện và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu và tính pháp lý đối với các tài liệu có liên quan đã cung cấp cho chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.
- Cùng với chủ đầu tư xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết. Hoàn trả đầy đủ, kịp thời số vốn mà chủ đầu tư đã chi trả sai chế độ quy định.
3- Trách nhiệm của cơ quan kiểm soát thanh toán, cho vay vốn đầu tư:
- Kiểm tra, đối chiếu, xác nhận vốn đầu tư đã cho vay và thanh toán đối với dự án đồng thời có nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán về quá trình đầu tư của dự án theo Mẫu số 08/QTDA kèm theo Thông tư này.
- Phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn đã chi trả cho các cho cá nhân, đơn vị sai so chế độ quy định.
- Đôn đốc, hướng dẫn, phối hợp với chủ đầu tư giải quyết công nợ để hoàn thành việc thanh toán, tất toán tài khoản của các dự án đã phê duyệt quyết toán.
4- Trách nhiệm của nhà thầu kiểm toán:
- Nhà thầu kiểm toán, kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành phải chấp hành nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập, có quyền hạn, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng và người sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán đã thực hiện.
5-Trách nhiệm của cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành kịp thời, đầy đủ nội dung biểu mẫu theo quy định.
- Hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quyết toán dự án hoàn thành .
- Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đầy đủ nội dung, yêu cầu theo quy định. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả trực tiếp thẩm tra trên cơ sở hồ sơ quyết toán do chủ đầu tư cung cấp.
- Hướng dẫn, đôn đốc, tạo điều kiện pháp lý để chủ đầu tư hoàn thành việc giải quyết công nợ và tất toán tài khoản của dự án sau khi phê duyệt quyết toán.
6- Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.
- Bố trí đủ vốn để thanh toán cho dự án đã phê duyệt quyết toán.
- Đôn đốc, tạo điều kiện pháp lý để chủ đầu tư hoàn thành việc giải quyết công nợ và tất toán tài khoản của dự án sau khi phê duyệt quyết toán.
7- Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp:
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về quyết toán vốn đầu tư; hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành; kiểm tra công tác quyết toán vốn đầu tư và quyết toán dự án hoàn thành trong cả nước.
Cơ quan tài chính các cấp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác quyết toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp phát hiện có sai sót trong công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán, có quyền yêu cầu cấp phê duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng; đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
1- Chế độ báo cáo:
1.1- Đối với dự án trung ương quản lý:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán theo Mẫu số 02/THQT kèm theo chậm nhất vào ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm theo Mẫu số 01/THQT gửi cơ quan quản lý cấp trên chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 20 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ, Tổng công ty nhà nước có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm theo Mẫu số 01/THQT gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 30 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
1. 2- Đối với dự án địa phương quản lý:
- Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán theo Mẫu số 02 /THQT kèm theo chậm nhất vào ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Phòng Tài chính quận, huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm theo Mẫu số 01/THQT kèm theo gửi Sở Tài chính chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 20 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp tình hình quyết toán dự án hoàn thành thuộc địa phương quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm theo Mẫu số 01/THQT kèm theo gửi Bộ Tài chính chậm nhất vào ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 30 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
1.3- Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp tình hình quyết toán dự án hoàn thành trong cả nước báo cáo Chính phủ theo Mẫu số 01/THQT kèm theo định kỳ 6 tháng, hàng năm chậm nhất vào ngày 31 tháng 8 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 28 tháng 02 năm sau đối với báo cáo năm.
- Cơ quan tài chính các cấp: Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý; kịp thời uốn nắn các sai sót, xử lý vi phạm và tuyên dương các đơn vị thực hiện tốt.
- Bộ Tài chính: Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình thực hiện công tác quyết toán dự án hoàn thành của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước; kịp thời uốn nắn các sai sót, xử lý vi phạm và tuyên dương các đơn vị thực hiện tốt.
1- Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành có hành vi thẩm tra quyết toán sai quy định tại Thông tư này gây lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2- Chủ đầu tư (ban quản lý dự án) vi phạm một trong các hành vi: Quyết toán dự án hoàn thành chậm thời hạn theo quy định tại Thông tư này; nghiệm thu khống; nghiệm thu sai khối lượng; làm sai lệch giá trị thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 12, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
3- Nhà thầu vi phạm một trong các hành vi: Kéo dài thời gian hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán công trình theo quy định; nghiệm thu khống; nghiệm thu sai khối lượng; làm sai lệch giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các Điều 18, Điều 24, Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
4- Thẩm quyền và thủ tục xử phạt đối với hành vi quy định tại điểm 1 trên đây theo quy định tại Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Thẩm quyền và thủ tục xử phạt đối với các hành vi quy định tại các điểm 2, 3 trên đây theo quy định tại Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
5- Trường hợp vi phạm ở các điểm 1, 2, 3 trên đây vượt phạm vi xử lý vi phạm hành chính thì phải xử lý theo pháp luật hiện hành.
1- Các dự án đã nộp hồ sơ trình duyệt quyết toán về cơ quan thẩm tra và các dự án đã được thẩm tra, phê duyệt quyết toán trước ngày 31/12/2006 không phải thực hiện kiểm toán theo quy định tại Điểm 1, Mục V, Phần II của Thông tư này.
2- Đối với các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ chưa trình duyệt quyết toán hoặc đã trình nhưng chưa phê duyệt quyết toán hoặc mới phê duyệt quyết toán một số hạng mục thì thẩm quyền phê duyệt quyết toán được thực hiện tiếp theo quy định tại Điểm 1-2, Mục IV, Phần II của Thông tư này.
3- Đối với các dự án nhóm A không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ chưa trình duyệt quyết toán hoặc đã trình nhưng chưa phê duyệt quyết toán hoặc mới phê duyệt quyết toán một số hạng mục thì thẩm quyền phê duyệt quyết toán hiện nay thuộc các Tổng Công ty nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
4- Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.
Nhà nước khuyến khích việc lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư này đối với các dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Công Nghiệp
|
Tên dự án: Tên công trình, hạng mục công trình: Chủ đầu tư : Cấp quyết định đầu tư: Địa điểm xây dựng: Quy mô công trình: Được duyệt:...... Thực hiện…... Tổng mức đầu tư được duyệt:.................… Thời gian khởi công - hoàn thành: Được duyệt:...... Thực hiện…... |
I/ Nguồn vốn:
|
|
Đơn vị: Đồng |
|
|
Được duyệt |
Thực hiện |
Tăng, giảm |
1 |
2 |
3 |
4= 3 - 2 |
Tổng cộng |
|
|
|
- Vốn NSNN - Vốn vay: + Vay trong nước + Vay nước ngoài - Vốn khác |
|
|
|
II/ Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị: đồng
STT |
Nội dung chi phí |
Tổng mức đầu tư được duyệt
|
Tổng dự toán được duyệt
|
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán |
Tăng, giảm so với dự toán được duyệt |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
1 |
Xây dựng |
|
|
|
|
2 |
Thiết bị |
|
|
|
|
3 |
Chi khác |
|
|
|
|
4 |
Dự phòng |
|
|
|
|
III/ Chi phí đầu tư đề nghị duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
IV/ Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
STT |
Nhóm |
Giá trị tài sản (đồng) |
|
Thực tế |
Giá quy đổi |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Tổng số |
|
|
1 |
Tài sản cố định |
|
|
2 |
Tài sản lưu động |
|
|
V/ Thuyết minh báo cáo quyết toán
1- Tình hình thực hiện dự án:
- Những thay đổi nội dung của dự án so với quyết định đầu tư được duyệt.:
+ Quy mô, kết cấu công trình, hình thức quản lý dự án, thay đổi Chủ đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn đầu tư, tổng mức vốn đầu tư.
+ Những thay đổi về thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt.
2- Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:
- Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước.
- Công tác quản lý vốn, tài sản trong quá trình đầu tư.
3- Kiến nghị:
............, ngày... tháng... năm...
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
|
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN
|
STT |
Tên văn bản |
Ký hiệu; ngày tháng năm ban hành |
Cơ quan ban hành |
Tổng giá trị được duyệt (nếu có) |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
|
|
|
|
|
…….., ngày... tháng... năm….
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
|
|
|
Đơn vị: Đồng |
STT |
Năm |
Kế hoạch |
Vốn đầu tư thực hiện |
Vốn đầu tư quy đổi |
||||||
Tổng số |
Chia ra |
Tổng số |
Chia ra |
|||||||
Xây dựng |
Thiết bị |
Chi phí khác |
Xây dựng |
Thiết bị |
Chi phí khác |
|||||
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…………., ngày... tháng... năm….
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
|
Đơn vị: đồng
Tên công trình (hạng mục công trình)
|
Dự toán được duyệt |
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán |
||||
Tổng số |
Gồm |
|||||
Xây dựng |
Thiết bị |
Chi phí khác |
|
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
- Công trình (HMCT) - Công trình (HMCT) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.
............., ngày... tháng... năm...
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
|
Đơn vị: đồng
STT |
Tên và ký hiệu tài sản |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Giá đơn vị |
Tổng nguyên giá |
Ngày đưa TSCĐ vào sử dụng |
Nguồn vốn đầu tư
|
Đơn vị tiếp nhận sử dụng |
||
Thực tế |
Quy đổi |
Thực tế |
Quy đổi |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 2 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..............., ngày... tháng... năm....
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Đơn vị: đồng
STT |
Danh mục |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Giá đơn vị |
Giá trị |
Đơn vị tiếp nhận sử dụng |
||
Thực tế |
Quy đổi |
Thực tế |
Quy đổi |
|||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
................, ngày ... tháng ... năm ....
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng ((Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
|
TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ CÔNG NỢ CỦA DỰ ÁN (Tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán)
|
Đơn vị: đồng
S T T |
Tên cá nhân, đơn vị thực hiện |
Nội dung công việc, hợp đồng thực hiện |
Giá trị được A-B chấp nhận thanh toán |
Đã thanh toán, tạm ứng |
Công nợ đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán |
Ghi chú |
|
Phải trả |
Phải thu |
||||||
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đơn vị A:
|
- - |
|
|
|
|
|
2 |
Đơn vị B:
|
- - |
|
|
|
|
|
3 |
…….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày ... tháng ... năm ....
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
SỐ LIỆU CẤP VỐN, CHO VAY, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
Nguồn vốn:.....................................................
• Tên dự án:.
• Chủ đầu tư:
• Tên cơ quan cho vay, thanh toán:
I/ Tình hình cấp vốn, cho vay, thanh toán:
S TT |
Chỉ tiêu |
Tổng số |
Gồm |
Ghi chú |
||
X. dựng |
Thiết bị |
Khác |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
I. |
Số liệu của chủ đầu tư |
|
|
|
|
|
1 |
- Luỹ kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán từ khởi công |
|
|
|
|
|
2 |
- Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm. |
|
|
|
|
|
II. |
Số liệu của cơ quan cấp, cho vay, thanh toán |
|
|
|
|
|
1 |
- Luỹ kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán từ khởi công |
|
|
|
|
|
2 |
- Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm. |
|
|
|
|
|
III. |
Chênh lệch |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giải thích nguyên nhân chênh lệch:
II/ Nhận xét đánh giá và kiến nghị:
1-Nhận xét:
- Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng.
- Chấp hành chế độ quản lý tài chính đầu tư.
2- Kết quả kiểm soát qua quá trình cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư thực hiện dự án:
3- Kiến nghị: Về nguồn vốn đầu tư và chi phí đầu tư đề nghị quyết toán thuộc phạm vi quản lý.
Ngày ... tháng ... năm.... Chủ đầu tư |
Ngày ... tháng ... năm ... Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán |
||
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên) |
Ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên) |
|
BÁO CÁO QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH
Của Dự án:..............................
(Dùng cho dự án Quy hoạch và Chuẩn bị đầu tư bị hủy bỏ)
I-Văn bản pháp lý:
Số TT |
Tên văn bản |
Ký kiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành |
Tên cơ quan duyệt |
Tổng giá trị phê duyệt (nếu có) |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
|
- Chủ trương lập quy hoạch hoặc chuẩn bị đầu tư dự án |
|
|
|
|
|
-Văn bản phê duyệt đề cương (đối với dự án quy hoạch) |
|
|
|
|
|
- Văn bản phê duyệt dự toán chi phí |
|
|
|
|
|
- Quyết định phê duyệt quy hoạch (đối với dự án quy hoạch) |
|
|
|
|
|
- Quyết định huỷ bỏ dự án |
|
|
|
II- Thực hiện đầu tư
Nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị: đồng
Nguồn vốn đầu tư |
Được duyệt |
Thực hiện |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
Tổng số |
|
|
|
- Vốn NSNN |
|
|
|
- Vốn vay |
|
|
|
- Vốn khác |
|
|
|
|
|
|
|
2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị: đồng
Nội dung chi phí |
Tổng dự toán được duyệt |
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán |
Tăng (+) Giảm (-) |
1 |
2 |
3 |
4 |
Tổng số |
|
|
|
............................. |
|
|
|
3. Số lượng, giá trị TSCĐ mới tăng và TSLĐ hình thành qua đầu tư, tên đơn vị tiếp nhận quản lý và sử dụng tài sản (nếu có):
III/ Thuyết minh báo cáo quyết toán :
1-Tình hình thực hiện:
- Thuận lợi, khó khăn
- Những thay đổi nội dung của dự án so chủ trương được duyệt.
2- Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:
- Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước
- Công tác quản lý vốn và tài sản trong quá trình đầu tư
3-.Kiến nghị:
- Kiến nghị về việc giải quyết các vướng mắc, tồn tại của dự án
Ngày... tháng... năm....
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Cơ quan phê duyệt Số:................. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ______________________ |
...., ngày.... tháng ... năm ...
Về việc phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
Căn cứ: ....................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
- Tên dự án:
- Tên công trình, hạng mục công trình:
- Chủ đầu tư
- Địa điểm xây dựng:
- Thời gian khởi công, hoàn thành (thực tế)
Điều 2. Kết quả đầu tư
1. Nguồn vốn đầu tư :
Đơn vị: đồng
Nguồn |
Được duyệt |
Thực hiện |
1 |
2 |
3 |
Tổng số |
|
|
- Vốn ngân sách nhà nước |
|
|
- Vốn vay: + Vay trong nước + Vay nước ngoài |
|
|
- Vốn khác |
|
|
2. Chi phí đầu tư
Đơn vị: đồng
Nội dung |
Tổng dự toán được duyệt |
Chi phí đầu tư được quyết toán |
1 |
2 |
3 |
Tổng số |
|
|
- Xây dựng |
|
|
- Thiết bị |
|
|
- Chi phí khác |
|
|
3. Chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản:
4. Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Nội dung |
Công trình (HMCT) thuộc chủ đầu tư quản lý |
Công trình (HMCT) giao đơn vị khác quản lý |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Tổng số |
|
|
|
|
1- Tài sản cố định |
|
|
|
|
2- Tài sản lưu động |
|
|
|
|
Điều 3. Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan:
1.Trách nhiệm của chủ đầu tư:
- Được phép tất toán nguồn và chi phí đầu tư công trình là:
Nguồn |
Số tiền |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
Tổng số |
|
|
- Vốn ngân sách nhà nước |
|
|
- Vốn vay: + Vay trong nước + Vay nước ngoài |
|
|
- Vốn khác |
|
|
-Tổng các khoản công nợ tính đến ngày ... tháng ... năm ... là :
Tổng nợ phải thu:
Tổng nợ phải trả:
Chi tiết các khoản công nợ theo phụ lục số:..... kèm theo.
2. Trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận tài sản:
Được phép ghi tăng tài sản:
Tên đơn vị tiếp nhận tài sản |
Tài sản cố định (đồng) |
Tài sản lưu động (đồng) |
Chi tiết theo nguồn vốn |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.Trách nhiệm của các đơn vị , cơ quan có liên quan :
4. Các nghiệp vụ thanh toán khác (nếu có)
Điều 4: Thực hiện
Nơi nhận:
|
Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Đơn vị báo cáo: |
|||||||||||||
Số: |
|
|
|
|
|
|
|
||||||
TỔNG HỢP |
|||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
Đơn vị: Triệu đồng |
||||||
STT |
|
Dự án đã phê duyệt quyết toán |
Dự án chưa phê duyệt quyết toán |
||||||||||
Số dự án, công trình |
Tổng giá trị đề nghị quyết toán |
Tổng giá trị quyết toán được phê duyệt |
Giảm so với giá trị đề nghị quyết toán |
Số dự án, công trình đã nộp hồ sơ quyết toán. |
Giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư |
Số dự án, công trình hoàn thành chưa nộp hồ sơ quyết toán |
|||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) =(4) - (5) |
(7) |
(8) |
(9) |
|||||
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
- Quan trọng QG |
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
- Nhóm A |
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
- Nhóm B |
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
- Nhóm C |
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|||||
|
|
|
|
|
|
…, ngày … tháng … năm … |
|||||||
|
|
|
|
|
|
Thủ trưởng đơn vị |
|||||||
|
|
Tên đơn vị báo cáo (chủ đầu tư):
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
1/ Dự án đã phê duyệt quyết toán trong kỳ báo cáo: |
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Danh mục dự án
|
Giá trị đề nghị quyết toán |
Giá trị quyết toán được duyệt |
Chênh lệch |
Tỷ lệ (%) |
||||
Tổng số |
Nguồn |
||||||||
NSNN |
Vay tín dụng NN |
Khác |
|||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm A: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm B: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm C: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2/ Dự án hoàn thành đã nộp báo cáo chưa phê duyệt quyết toán:
STT |
Danh mục dự án |
Tổng dự toán được duyệt |
Tổng giá trị đề nghị quyết toán |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
Nhóm A |
|
|
|
|
Nhóm B |
|
|
|
|
Nhóm C |
|
|
|
3/ Tổng số dự án đã hoàn thành chưa nộp báo cáo quyết toán:
Trong đó: Nhóm A:…, nhóm B:…., nhóm C:…….
4/ Kiến nghị về công tác quyết toán dự án hoàn thành:
Ngày... tháng... năm....
Người lập biểu (Ký, ghi rõ họ tên) |
|
Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
VÍ DỤ TÍNH CHI PHÍ THẨM TRA, CHI PHÍ KIỂM TOÁN
Kèm theo Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
Ví dụ 1: Tính chi phí kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành của dự án có tổng mức đầu tư là 650 tỷ đồng.
Tính toán:
Bước 1: Đối chiếu tổng mức đầu tư của dự án (Gi = 650 tỷ đồng) với Bảng Định mức để xác định các thông số của công thức tổng quát: Ka = 0,03; Kb = 0,10; Gi = 650; Ga = 1.000; Gb = 500;
Bước 2: Đặt giá trị của các thông số trên vào công thức tổng quát để tính:
Ki = |
Kb - |
(Kb – Ka) x ( Gi – Gb) |
Ga- Gb |
Ki = |
0,10 - |
(0,10 – 0,03) x ( 650 – 500) |
1.000 - 500 |
Ki = |
0,10 - |
0,07 x 150 |
500 |
Ki = 0,10 – 0,02
Ki = 0,08 |
Bước 3: Tính chi phí kiểm toán
0,08 % x 650 tỷ đồng = 0,520 tỷ đồng = 520 triệu đồng
Thuế GTGT = 520 triệu đồng x 10% = 52 triệu đồng
Chi phí kiểm toán = 520 triệu đồng + 52 triệu đồng = 572 triệu đồng
Kết quả: Có 2 trường hợp xảy ra:
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư của dự án thì chi phí kiểm toán tối đa của dự án được xác định để ký kết hợp đồng kiểm toán là 572 triệu đồng x 70% = 400,40 triệu đồng .
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm dưới 51% so với tổng mức đầu tư của dự án thì chi phí kiểm toán tối đa của dự án được xác định để ký kết hợp đồng kiểm toán là 572 triệu đồng .
-----------***-----------
Ví dụ 2: Tính chi phí kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành của dự án có tổng mức đầu tư là 150 triệu đồng.
Bước 1: Đối chiếu tổng mức đầu tư của dự án (Gi = 150 triệu đồng) với Bảng Định mức ta xác định được: Ki = 0,5 %;
Bước 2: Tính chi phí kiểm toán
0,05 % x 150.000.000 đồng = 750.000 đồng (nhỏ hơn 01 triệu đồng);
Như vậy, được xác định chi phí kiểm toán ở mức tối thiểu là 01 triệu đồng cộng với 10% Thuế GTGT = 1,10 triệu đồng
Kết quả: Chi phí kiểm toán là 1,10 triệu đồng
-----------***-----------
Ví dụ 3: Tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành của dự án có tổng mức đầu tư là 650 tỷ đồng.
Tính toán:
Bước 1: Đối chiếu tổng mức đầu tư của dự án (Gi = 650 tỷ đồng) với Bảng Định mức để xác định các thông số của công thức tổng quát: Ka = 0,04; Kb = 0,06; Gi = 650; Ga = 1.000; Gb = 500;
Bước 2: Đặt giá trị của các thông số trên vào công thức tổng quát để tính:
Ki = |
0,06 - |
(0,06 – 0,04) x ( 650 – 500) |
1.000 - 500 |
Ki = |
0,06 - |
0,02 x 150 |
500 |
Ki = 0,06 – 0,006
Ki = 0,054 |
Bước 3: Tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán
Chi phí thẩm tra tối đa = Ki- TTPD % x Tổng mức đầu tư
= 0,054 % x 650.000 triệu đồng
= 351,0 triệu đồng
Kết quả: Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được xác định theo 4 trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm dưới 51% so với tổng mức đầu tư của dự án và không kiểm toán: 351,0 triệu đồng .
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư của dự án và không kiểm toán: 351 triệu đồng x 70% = 245,7 triệu đồng .
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm dưới 51% so với tổng mức đầu tư của dự án và có kiểm toán: 351 triệu đồng x 50% = 175,5 triệu đồng .
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư của dự án và có kiểm toán: 351 triệu đồng x 70% x 50% = 122,85 triệu đồng .
-----------***-----------
Ví dụ 4: Tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán cho một hạng mục hoàn thành; trong đó: tổng mức đầu tư của dự án là 650 tỷ đồng, Dự toán của hạng mục cần tính được duyệt là 150 tỷ đồng .
Tính toán:
Bước 1: Đối chiếu tổng mức đầu tư của dự án (Gi = 650 tỷ đồng) với Bảng Định mức để xác định các thông số của công thức tổng quát: Ka = 0,04; Kb = 0,06; Gi = 650; Ga = 1.000; Gb = 500;
Bước 2: Đặt giá trị của các thông số trên vào công thức tổng quát để tính tỷ lệ chi phí thẩm tra của cả dự án:
Ki = |
0,06 - |
(0,06 – 0,04) x ( 650 – 500) |
1.000 - 500 |
||
Ki = |
0,06 - |
0,02 x 150 |
500 |
Ki = 0,06 – 0,006 = 0,054
Bước 3: Tính chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán
Chi phí thẩm tra tối đa = Ki- TTPD % x Tổng mức đầu tư
= 0,054 % x 650.000 triệu đồng
= 351,0 triệu đồng
Kết quả: Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của cả dự án được xác định theo 4 trường hợp cụ thể như ở ví dụ 3 trên đây;
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của hạng mục cần tính tương ứng với 4 trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm dưới 51% so với tổng mức đầu tư của dự án và không kiểm toán:
351,0 triệu đồng x 150/650 = 81,0 triệu đồng.
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư của dự án và không kiểm toán:
351 triệu đồng x 70% x 150/650 = 56,7 triệu đồng .
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm dưới 51% so với tổng mức đầu tư của dự án và có kiểm toán:
351 triệu đồng x 50% x 150/650 = 40,5 triệu đồng .
+ Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so với tổng mức đầu tư của dự án và có kiểm toán:
351 triệu đồng x 70% x 50% x 150/650 = 28,35 triệu đồng .
-----------***----------
|
Kèm theo Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
|
I- Mẫu số 01/QTDA:
1- Phần I - Nguồn vốn đầu tư: Phản ánh tình hình tiếp nhận, quản lý nguồn vốn đầu tư dự án (công trình, hạng mục công trình) theo từng loại nguồn vốn, cụ thể:
Cột 1: Phản ánh đầy đủ từng loại nguồn vốn tham gia đầu tư dự án.
• Vốn ngân sách nhà nước bao gồm: nguồn vốn chi đầu tư xây dựng trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; nguồn vốn của Chính phủ Việt Nam vay nợ, nhận viện trợ từ nước ngoài để đầu tư cho dự án.
- Vốn vay:
- Vay ngoài nước: Phản ánh số vốn do chủ đầu tư trực tiếp vay tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để đầu tư.
- Vay trong nước: Phản ánh số vốn do chủ đầu tư trực tiếp vay các tổ chức, cá nhân trong nước.
- Vốn khác: Các nguồn vốn ngoài các nguồn nêu trên.
Cột 2: Phản ánh nguồn vốn đầu tư cho dự án được cấp có thẩm quyền duyệt trong Quyết định đầu tư dự án.
Cột 3: Phản ánh nguồn vốn thực tế đầu tư cho dự án tính đến thời điểm khoá sổ lập báo cáo quyết toán.
2-Phần II - Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
• Cột 3: Ghi giá trị tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền duyệt trong quyết định đầu tư dự án hoặc quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án.
• Cột 4: Ghi giá trị tổng dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt trong quyết định phê duyệt tổng dự toán hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán.
• Cột 5: Ghi chi phí đầu tư dự án (công trình, hạng mục công trình) hoàn thành chủ đầu tư đề nghị quyết toán.
3- Phần III - Chi phí đầu tư đề nghị duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: Phản ánh toàn bộ những khoản đã chi phí nhưng do nguyên nhân khách quan: thiên tai (bão, lụt, cháy nổ),... làm thiệt hại, được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.
4- Phần IV- Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Cột 3: Phản ánh giá trị của tài sản theo thực tế chi phí.
Cột 4: Phản ánh giá trị của tài sản theo giá quy đổi tính đến thời điểm bàn giao tài sản cho sản xuất, sử dụng (Trường hợp không phải quy đổi thì ghi bằng giá trị thực tế).
II- Mẫu số 02/QTDA: Phản ánh các văn bản liên quan đến chủ trương thực hiện đầu tư, chi phí đầu tư chủ đầu tư đề nghị quyết toán.
• Cột 5: Ghi tổng giá trị được duyệt trong các văn bản phê duyệt như: Tổng mức đầu tư, tổng dự toán , dự toán, tổng giá trị của gói thầu...
III- Mẫu số 03/QTDA: Phản ánh tình hình giải ngân vốn đầu tư qua các năm làm cơ sở quy đổi vốn đầu tư quyết toán công trình. Tổng hợp số liệu đối chiếu vốn qua các năm.
IV- Mẫu số 04/QTDA: Phản ánh chi phí đầu tư đã thực hiện đề nghị quyết toán của từng công trình (hạng mục công trình) trong trường hợp dự án có từ hai công trình (hạng mục công trình) trở lên.
• Cột 6: Các chi phí khác liên quan trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình nào thì đưa vào công trình, hạng mục công trình đó.
V- Mẫu số 05/QTDA: Phản ánh toàn bộ tài sản hình thành qua đầu tư về số lượng, nguyên giá và giá quy đổi; chi tiết theo từng đơn vị tiếp nhận sử dụng tài sản.
VI- Mẫu số 06/QTDA: Phản ánh toàn bộ tài sản lưu động bàn giao cho sản xuất sử dụng khi công trình (hạng mục công trình hoàn thành) về số lượng, đơn giá theo chi phí thực tế và theo giá quy đổi; chi tiết theo đơn vị tiếp nhận sử dụng tài sản.
VII- Mẫu số 07/QTDA: Phản ánh giá trị thực hiện, tình hình thanh toán và công nợ của dự án; chi tiết theo từng cá nhân, đơn vị tham gia thực hiện dự án tính từ khi thực hiện hợp đồng đến thời điểm khoá sổ lập báo cáo quyết toán.
VIII- Biểu 08/QTDA: Lập riêng từng bảng đối chiếu xác nhận cho từng nguồn vốn đầu tư, cho từng cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư của dự án.
IX- Mẫu số 09/QTDA: Mẫu này áp dụng cho các dự án quy hoạch và chi phí chuẩn bị đầu tư bị huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Cách ghi tương tự như Mẫu số 01/QTDA nêu trên.
X- Mẫu số 10/QTDA: Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành:
Điều 2- Kết quả đầu tư:
- Điểm 1- Nguồn vốn đầu tư:
- Cột 2: Ghi theo Quyết định đầu tư dự án (hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư);
- Cột 3: Ghi theo giá trị được phê duyệt tại quyết định này.
- Điểm 2- Chi phí đầu tư:
- Cột 2: Ghi giá trị tổng dự toán được duyệt trong quyết định phê duyệt tổng dự toán hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán.
- Cột 3: Ghi chi phí đầu tư được quyết toán.
- Điểm 4 - Phản ánh giá trị tài sản hình thành qua đầu tư theo giá trị được phê duyệt; có bản chi tiết giá trị tài sản theo công trình do chủ đầu tư quản lý sử dụng hay giao cho cơ quan, đơn vị khác quản lý sử dụng theo thực tế chi phí và theo giá quy đổi kèm theo.
Điều 3 - Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan
1- Trách nhiệm của chủ đầu tư: Nêu trách nhiệm của chủ đầu tư được phép tất toán nguồn, chi phí đầu tư cho công trình và thanh toán các khoản công nợ theo giá trị quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt (giá trị quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo thực tế ).
2- Trách nhiệm các đơn vị liên quan:
Nêu rõ tên từng cơ quan đơn vị được tiếp nhận tài sản có trách nhiệm ghi tăng vốn và tài sản theo giá trị được duyệt theo giá quy đổi tính đến ngày được tiếp nhận bàn giao (chi tiết rõ giá trị từng tài sản, nhóm loại tài sản).
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 33/2007/TT-BTC |
Hanoi , April 09, 2007 |
GUIDING THE SETTLEMENT OF COMPLETED PROJECTS FUNDED WITH STATE CAPITAL
Pursuant to the Governments
Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on management of investment
projects on construction of works; Decree No. 112/2006/ND-CP of September 29,
2006, amending and supplementing a number of articles of the Governments Decree
No. 16/2005/ND-CP, on management of investment projects on construction of
works;
Pursuant to the Governments Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, on
sanctioning of administrative violations in urban infrastructure construction
and management and house use management;
Pursuant to the Governments Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003, defining
the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of
Finance;
The Ministry of Finance guides the settlement of completed projects funded with
state capital as follows:
1. Subjects and scope of regulation: All investment projects that are funded with state capital, including state budget capital, the States development investment credit capital, capital from bonds (government and local administration bonds), state-guaranteed credit capital, development investment capital of state corporations and one-member limited liability companies, after completion, are subject to settlement under this Circular.
Projects in which investment is decided by presidents of Peoples Committees of communes or townships and projects of which Peoples Committees of communes or townships are investors as authorized by competent authorities, are governed by the Circular guiding the management of capital construction investment capital of communes and townships but not by this Circular.
2. Investment capital to be settled means the whole lawful expenditure effected in the investment process in order to put a project into operation. Lawful expenditure means expenses made within the scope of the approved design and cost estimates, including adjustments and supplements thereto, and in strict compliance with the signed contract and the provisions of law. For projects funded with state capital, investment capital to be settled must be within the total investment amount approved by a competent authority.
...
...
...
4. For national important projects and Group-A projects consisting of many component projects or mini projects which independently operate or are implemented according to investment phases stated in written approvals of pre-feasibility study reports or investment reports, each of those component projects or mini projects may have its investment capital settled as an independent investment project.
5. For a project consisting of many construction items, each of which or groups of which, once completed, can be independently operated, its investor shall make a report on settlement of investment capital for each construction item and submit it to a competent person for approval. The value of a construction item proposed for settlement includes: construction expenses, expenses for procurement and installation of equipment and other expenses directly related to that item. After the completion of the whole project, the investor shall make a general settlement of the whole project and determine the level of allocation of its general expenses to each of its construction items and submit it to a competent person for approval.
6. For investment projects funded with foreign capital (state-guaranteed capital, loan capital, aid capital from foreign governments, organizations and individuals), after completion, their investment capital shall be settled according to this Circular and relevant treaties (if any).
7. Projects funded with official development assistance (ODA) and consisting of many components, including component of capital construction investment expenses and component of administrative and non-business expenses, shall be settled as follows:
7.1. The component of capital construction investment expenses shall be settled according to the specific provisions of this Circular;
7.2. The component of administrative and non-business expenses shall be settled according to specific administrative and non-business accounting regulations.
8. For projects of overseas Vietnamese representative missions, projects with security and defense confidentiality requirements and projects on purchase of copyright, the settlement of completed projects shall comply with the Prime Ministers separate decisions on the basis of proposals and recommendations of the project owners.
9. Settlement of a completed project aims to evaluate the results of the investment process, determine the production capacity and the value of assets newly created through investment; to clearly define the responsibility of the investor, contractors, capital-allocating, capital-lending and payment-controlling agencies and concerned state management agencies; and at the same time to draw experience so as to constantly improve state mechanisms and policies, raise the effectiveness of the management of investment capital nationwide.
...
...
...
I. CONTENTS OF SETTLEMENT REPORTS
1. Investment capital source(s) for project implementation, by the date of book closure for making the settlement report (detailed by each investment capital source).
2. Investment expenses proposed for settlement and detailed by structure: construction, equipment procurement and installation, and other expenses; or detailed by investment expense items.
3. Lost investment expenses not included in the value of assets formed through investment.
4. The quantity and value of assets formed through project investment, works or work items; detailed by group and type of fixed assets and liquid assets according to actual expenses. For a project with an investment duration of more than 36 months counting from the date of construction commencement to the date of takeover test for operation, its investment capital must be converted to the price level at the time of takeover for operation.
- The allocation of other expenses to each fixed asset complies with the following principle: Expenses directly related to any fixed asset shall be allocated to that fixed asset; common expenses related to many fixed assets shall be allocated according to the proportion of direct expenses of each fixed asset to the total direct expenses of all fixed assets.
- If assets are delivered to many units for use, the list of assets and their values delivered to each unit is required.
II. FORMS OF SETTLEMENT REPORTS
1. For completed projects: Forms No. 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07 and 08/QTDA provided for in Appendix 2 to this Circular (not printed herein).
...
...
...
Forms No. 01, 02, 03, 04, 05 and 06/QTDA provided for in Appendix 2 to this Circular (not printed herein).
3. For completed planning projects; settlement of expenses for investment preparation of projects cancelled under decisions of competent authorities:
Forms No. 07, 08 and 09/QTDA provided for in Appendix 2 to this Circular (not printed herein).
4. Settlement reports shall be addressed to:
- Settlement-verifying and -approving agencies;
- Immediate superiors of investors (if any);
- Capital-allocating, -lending, and -paying agencies.
1. For a completed project, work or construction item:
...
...
...
1.2. The completed project settlement report defined in Section II, Part II of this Circular (the original).
1.3. Relevant legal documents, according to Form No. 02/QTDA (originals or copies).
1.4. Economic contracts, written records of contract liquidation (if any) between the investor and the contractors implementing the project (originals or copies).
1.5. Written record of takeover test of the completed work section, work construction stage or equipment acceptance and installation stage; written record of takeover test of the completed project, work or work item before use (original or copy).
1.6. All written settlements of A-B volumes (originals).
1.7. Report on results of audit of the settlement of the completed project (if any, the original), enclosed with the investors document on audit results: agreed contents, disagreed contents, and recommendations.
1.8. Inspection conclusions, examination written record and audit report of the inspection, examination and state audit agencies (if any), enclosed with a report on the investors compliance with those reports.
In the course of verification of the settlement, the investor shall produce to the verifying agency documents in service of the verification: The construction completion dossier, construction logbook, bidding dossier, designing cost estimates, additional cost estimates and relevant payment dossiers and vouchers.
2. For a planning project; expenses for investment preparation of a project cancelled under decisions of competent authorities:
...
...
...
2.2. The settlement report defined in Section II, Part II of this Circular (the original).
2.3. Relevant legal documents (originals or copies).
2.4. Economic contracts between the investor and contractors; written record of takeover test and contract liquidation (the original or copy).
In the course of verification, the investor shall produce other documents related to the settlement of the investment capital of the project when so requested by the settlement-verifying agency.
IV. COMPETENCE TO APPROVE SETTLEMENTS, SETTLEMENT-VERIFYING AGENCIES
1. Competence to approve settlements:
1.1. The Minister of Finance approves settlements of projects in which investment is decided and permitted by the National Assembly or decided by the Prime Minister;
1.2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and executive bodies of mass organizations; presidents of provincial/municipal Peoples Committees approve settlements of group-A, -B or -C projects funded with state budget capital; and may authorize or decentralize the approval of settlements of group-B or -C projects to their immediate subordinates.
1.3. For other projects, investment deciders are competent to approve their settlements.
...
...
...
- For projects in which investment is decided by the National Assembly or decided by the Prime Minister: The Ministry of Finance shall verify their settlements;
- For projects funded with the state budget and managed by central agencies: Persons competent to approve settlements shall authorize their attached functional units to organize the verification.
- For projects funded with the state budget and managed by the provinces or centrally run cities: Provincial/municipal Finance Services shall organize the verification.
- For projects funded with the state budget and managed by urban districts, rural districts or provincial towns: District-level Finance Sections shall organize the verification.
- For other projects, persons competent to approve settlements shall authorize their attached functional units to organize the verification.
In case of necessity, persons competent to approve settlements shall decide to set up verification teams to conduct the verification before approving settlements. A verification team is composed of members of relevant units.
V. AUDIT OF SETTLEMENTS OF COMPLETED PROJECTS
1. When completed, all national important projects, group-A and -B projects funded with state capital must have their settlements audited before submitting them to competent authorities for verification and approval. Other projects shall have their settlements audited at the request of competent authorities.
2. Investors shall organize the selection of audit contractors according to the provisions of the Bidding Law and enter into contracts on audit of completed projects settlements according to the provisions of the Ordinance on Economic Contracts.
...
...
...
4. Audit contractors that audit completed projects settlements and make audit reports shall comply with the standards for audit of investment capital settlement reports promulgated by the Ministry of Finance and specific contents of Point 2, Section VI below.
VI. VERIFICATION OF COMPLETED PROJECTS SETTLEMENTS
1. Contents of verification
1.1. For projects with settlements already audited:
On the basis of the report on results of audit of a completed project, the agency (unit) assuming the prime responsibility for settlement verification shall verify the following contents:
- Compliance with the standards for audit of investment capital settlement reports and contents of a report on results of audit of a completed project specified at Point 2, Section VI below. In case of non-compliance, the verification agency may request the audit contractor to conduct re-audit or additional audit.
- Application of legal documents and legal grounds by auditors to audit the project.
- Examination of proposals and inconsistent contents between the investors settlement report and the audit contractors completed project audit report.
- Examination of the observance by the investor and concerned units of conclusions of the inspection, examination and state audit agencies (if any).
...
...
...
For projects with settlements not yet audited, the verification agency shall verify and make reports on results of verification of completed projects settlements strictly according to the order and contents specified at Point 2 below.
2. Order of verification and contents of reports on results of verification of completed projects settlements:
2.1. For completed projects, works, work items:
2.1.1. Verification of legal dossiers:
- Verification of the observance of the construction and investment order and procedures specified by the law on investment and construction.
- Verification of the observance of the order and procedures for selection of contractors prescribed by the law on bidding.
- Verification of the legality of economic contracts signed between the investor and contractors (consultancy, construction, provision of supplies and equipment) for project implementation.
2.1.2. Verification of projects investment capital sources:
- Comparison of allocated, lent or paid capital amounts as reported by the investor with those certified by concerned agencies allocating, lending or paying the capital in order to determine the actually executed investment capital amount.
...
...
...
2.1.3. Verification of investment expenses:
a/ For a contract performed by mode of bidding for package contract:
Comparison of the proposed settlement value with the value and terms stated in the contract, the written record of contract liquidation and the construction completion dossier with the approved bid price and relevant documents.
Verification of the arising value (if any): To clearly identify the reason for increase or decrease, compare it with the written approval of the competent authority, the application of relevant policies and regimes to the payment of arising investment expenses.
b/ For a contract performed by mode of bidding for contracts with allowable price adjustment:
Verification of investment expenses proposed for settlement: To compare the settlement volume with the bid made for the bidding package, the approved bid price and the terms of the contract, the written record of contract liquidation, the construction completion dossier and relevant documents.
Verification of the arising value (if any): To clearly identify the reason for increase or decrease, compare it with the written approval of the competent authority, the application of relevant policies and regimes to the payment of arising investment expenses.
c/ For a contract performed by mode of contractor designation:
Verification of investment expenses proposed for settlement (detailed for each contract): To compare them with the approved estimates, terms of the contract, the written records of takeover test and contract liquidation, the construction completion dossier and relevant documents.
...
...
...
d/ Verification of other expenses:
- Verification of expenses for consultancy provided under contract;
- Verification of expenses made directly by the investor and the project management unit detailed by type, group and item against the approved estimates and prescribed regime, standards and norms.
2.1.4. Verification of lost investment expenses not included in the asset value:
- Investment expenses lost due to natural disasters, sabotage or other force majeure circumstances beyond the insurance coverage.
- Investment expenses for work volumes cancelled under decisions of competent authorities.
2.1.5. Verification of the value of assets formed through investment: To verify the quantity and value of both fixed assets and liquid assets; the cost (unit price) of each group (type) of asset according to actual expenses and the prices converted to the time of takeover of assets for use.
2.1.6. Verification of outstanding debts, unused supplies and equipment:
- To verify outstanding debts of the project based on the results of verification of investment expenses and the situation of payment to contractors by the investor.
...
...
...
- To determine the quantity and value of remaining assets for delivery to units for use or disposal according to regulations based on the written record of inventory and evaluation of assets used for the operation of the project management unit up to the date of making the settlement report.
2.1.7. Inspection of the compliance of the investor and concerned units with conclusions of the inspection, examination and state audit agencies (if any).
2.1.8. Remarks and recommendations:
- Remarks on the investors observance of state regulations on investment, construction and bidding management; management of investment expenses and assets; and responsibilities of each level for management of project investment capital.
- Recommendations on the settled value and the handling of relevant matters.
2.2. For completed planning projects and expenses for investment preparation of projects cancelled under decisions of competent authorities:
- Verification of legal dossiers of projects.
- Verification of capital sources.
- Verification of every investment expense already made against the approved estimates, and regimes, criteria and norms prescribed by the State.
...
...
...
- Verification of the quantity and value of assets formed through investment (if any).
1. Based on reports on results of verification, persons competent to approve settlements shall consider and approve competed projects settlements according to regulations.
2. A decision on approval of a completed projects settlement shall be addressed to the following agencies and units:
- The investor;
- The superior managing agency of the investor;
- The agencies allocating, lending or paying capital;
- The Ministry of Finance (for group-A projects invested with state budget capital).
VIII. EXPENSES FOR VERIFICATION AND APPROVAL OF SETTLEMENTS; AUDIT
...
...
...
Limit levels of expenses for verification and approval of a settlement and expenses for auditing a completed project shall be determined on the basis of the total investment capital (approved or adjusted) of the project and the ratios specified in the following table of expenses for verification and approval of settlements and for auditing:
TABLE OF LIMIT LEVELS OF EXPENSES FOR VERIFICATION AND APPROVAL OF SETTLEMENTS, EXPENSES FOR AUDITING COMPLETED PROJECTS SETTLEMENTS
Total investment capital (VND billion)
≤ 5
10
50
100
500
...
...
...
10,000
≥ 20,000
Verification-approval (%)
0.32
0.21
0.16
0.13
0.06
0.04
...
...
...
0.008
Audit (%)
0.50
0.34
0.24
0.18
0.10
0.03
0.020
...
...
...
1.1. The limit level of expenses for verification and approval of a settlement (KTTPD) and the limit level of expenses for auditing (KKT) a completed project shall be determined according to the following general formula:
Ki = Kb -
(Kb - Ka) x (Gi - Gb)
Ga - Gb
In which:
+ Ki: Expense limit corresponding to the project to be calculated (calculation unit is %).
+ Ka: Expense limit corresponding to the immediate preceding project (calculated in %).
+ Kb: Expenses limit corresponding to the immediate succeeding project (calculated in %).
+ Gi: The projects total investment amount to be calculated, in VND billion.
...
...
...
+ Gb: Total investment amount of the immediate succeeding project, in VND billion.
1.2. Verification and auditing expenses of a project shall be determined according to the following formula:
(a) Maximum verification expense amount = Ki TTPD % x Total investment amount
(b) Maximum auditing expense amount = Ki KT % x Total investment amount + Value-added tax (VAT)
(c) The minimum verification expense amount is VND 500,000; the minimum auditing expense amount is VND 1,000,000 plus VAT.
1.3. Expenses for verification and approval of a settlement, auditing expenses for a work item or a contract package of a project shall be determined as follows:
Expense for a work item
=
Expense for the whole project
...
...
...
Expense estimate for the work item
Total investment of the project
1.4. For a project with the equipment capital accounting for 51% or more of its total investment capital amount, the limit levels of verification and auditing expenses are equal to 70% of those specified in the above table.
1.5. For a project for which the settlement report has been audited, the limit levels of verification expenses are equal to 50% of those specified in the above table.
2. Management and use of expenses for verification and approval of settlements:
2.1. For group-A or -B projects: The agency assuming the prime responsibility for verification shall base itself on the spending regime, standards and limits under the States current regulations to make estimates of settlement verification and approval expenses according to the contents specified in Item 2.3 below and send it together with a payment request to the investor. The investor shall make the payment according to the estimates but not exceeding the level specified at Point 1 above.
2.2. For group-C projects: The agency assuming the prime responsibility for verification may collect settlement verification and approval charges according to the provisions of Point 1 above and spend them on settlement verification and approval according to the States current regulations and the contents specified at Item 2.3 below.
2.3. Contents of settlement verification and approval expenses:
- Remuneration for participants in the settlement verification and approval.
...
...
...
- Working-trip allowances, expenses for stationery, translation, printing, conferences, seminars and other expenses in service of settlement verification and approval.
3. Settlement verification and approval expenses and expenses for auditing settlement reports can be accounted as other expenses in the settled values of projects.
The time limit for making a report on settlement of a completed project starts from the date of signing a written record of project takeover for use; the auditing time limit starts from the date the auditing contract takes effect; the time limit for settlement verification and approval starts from the date of receipt of the complete dossier for settlement specified in Section III, Part II of this Circular.
Projects
Important national projects
Group-A projects
Group-B projects
Group-C projects
...
...
...
Time limit for making settlement reports
12 months
12 months
9 months
6 months
3 months
Time limit for auditing
10 months
8 months
...
...
...
4 months
Time limit for verifying and approving settlements
10 months
7 months
5 months
4 months
3 months
X. RESPONSIBILITIES IN SETTLEMENT OF COMPLETED PROJECTS
...
...
...
- To make settlement reports for completed projects with full contents and within the time limit specified in this Circular.
- To submit for approval and manage settlement dossiers according to regulations. To be accountable for the accuracy of data and the legality of documents in settlement dossiers of completed projects submitted for approval.
- To fully supply documents related to completed projects settlements upon request of the verifying (auditing) agency.
- To complete the payment of debts and carry out procedures for finalizing investment accounts of projects (works) at the investment capital-paying or -lending agencies within 6 months from the date of issuance of decisions approving completed projects settlements.
2. Responsibilities of contractors:
- To settle the executed values of contracts signed with investors according to regulations. To complete settlement dossiers falling within the scope of their implementation responsibility and be accountable for the accuracy of data and the legality of relevant documents provided to investors for making completed projects settlement reports as specified.
- To coordinate with investors in definitely solving problems under signed contracts. To refund fully and on time capital amounts paid by investors in contravention of regulations.
3. Responsibilities of agencies that control payment or lend investment capital:
- To examine, compare and
certify investment capital amounts already lent and paid for projects, and at
the same time to give remarks, evaluations and proposals to the
settlement-verifying and
-approving agency on the investment process of projects, made according to Form
08/QTDA to this Circular (not printed herein).
...
...
...
- To urge, guide and coordinate with investors in paying debts in order to complete the settlement and finalization of accounts of projects for which settlements have been approved.
4. Responsibilities of auditing contractors:
- When auditing completed projects settlements, auditing contractors and auditors shall adhere to the principle of independent auditing activities, have powers, obligations and take responsibility for independent audit as prescribed by law.
- To take responsibility before law, customers and users for results of auditing of settlement reports.
5. Responsibilities of agencies verifying and approving settlements:
- To guide, examine and urge investors in performing the settlement of completed projects in time and with full contents according to set forms.
- To guide investors in solving problems arising in the course of settlement of completed projects.
- To organize the verification of completed projects settlement reports according to the prescribed contents and requirements. To be held responsible before law for results of their verification of settlement dossiers supplied by investors.
- To guide, urge and create legal conditions for investors to clear all debts and finalize accounts of projects after settlements are approved.
...
...
...
- To guide, examine, urge investors and units under their respective management in performing the settlement of completed projects according to regulations.
- To allocate sufficient capital for payment to projects for which settlements have been approved.
- To urge and create legal conditions for investors to clear all debts and finalize accounts of projects after settlements are approved.
7. Responsibilities of finance agencies at all levels:
The Ministry of Finance is answerable to the Government for performing the unified state management of investment capital settlement; guiding the settlement of completed projects; inspecting the settlement of investment capital and completed projects nationwide.
Finance agencies at all levels shall guide, urge and inspect the settlement of investment capital and completed projects within the scope of their management. When detecting mistakes in the verification and approval of settlements, they may request settlement-approving authorities to make proper adjustments; and, at the same time, handle, or propose the handling of, violations according to legal provisions.
XI. REPORTING AND INSPECTION REGULATIONS
1. Reporting regulations:
1.1. For centrally managed projects:
...
...
...
- The agency assuming the prime responsibility for verification of settlements shall make biannual and annual reports on the situation of settlement of completed projects under its management according to Form 01/THQT (not printed herein) and send biannual reports to its superior management agency no later than July 15 and annual reports no later than January 20 of the following year.
- Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and state corporations shall sum up and make biannual and annual reports on the situation of settlement of completed projects under their respective management according to Form 01/THQT and send biannual reports to the Finance Ministry no later than July 20 and annual reports no later than January 30 of the following year.
1.2. For locally managed projects:
- Investors and project management units shall make biannual and annual reports on the situation of settlement of completed projects under their respective management according to Form 02/THQT and send biannual reports to the superior agencies of investors and the agency assuming the prime responsibility for verification of settlements no later than July 10 and annual reports no later than January 15 of the following year.
- District-level finance sections shall make biannual and annual reports on the situation of settlement of completed projects under their respective management according to Form 01/THQT and send biannual reports to provincial/municipal Finance Services no later than July 15 and annual reports no later than January 20 of the following year.
- Provincial/municipal Finance Services shall sum up and make biannual and annual reports on the situation of settlement of completed locally managed projects according to Form 01/THQT and send biannual reports to the Ministry of Finance no later than July 20 and annual reports no later than February 30 of the following year.
1.3. The Ministry of Finance shall review and make biannual and annual sum-up reports on the situation of settlement of completed projects nationwide according to Form 01/THQT and send biannual reports to the Government no later than August 31 and annual reports no later than February 28 of the following year.
2. Inspection regulations:
- Finance agencies at all levels shall periodically or extraordinarily inspect the settlement of completed projects by units under their management; and promptly redress mistakes, handle violations and commend units that well perform the work.
...
...
...
1. Agencies in charge of verification or approval of completed project settlements that commit acts of verifying settlements in contravention of the provisions of this Circular, thus causing loss of the States investment capital, shall be sanctioned under the provisions of Article 29 of the Governments Decree No. 84/2006/ND-CP of August 18, 2006, regarding payment of damages by, and disciplining and sanctioning of, administrative violators in thrift practice and waste combat.
2. Investors (project management units) that commit one of the following acts: Making completed projects settlements beyond the time limit specified in this Circular; conducting takeover test of uncompleted works or wrong work volumes; or falsifying completed projects payment and settlement values, shall be administratively sanctioned under the provisions of Article 12 of the Governments Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, regarding sanctioning of administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management.
3. Contractors that commit one of the following acts: Delaying the completion of dossiers and documents in service of the takeover test, payment and settlement of works according to regulations; conducting takeover test of uncompleted works or wrong work volumes; falsifying investment capital payment and settlement values of completed projects, shall be administratively sanctioned under the provisions of Articles 18 and 24 of the Governments Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, regarding sanctioning of administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management.
4. The competence and procedures for sanctioning acts specified at Point 1 above shall comply with the provisions of the Governments Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. The competence and procedures for sanctioning acts specified at Points 2 and 3 above shall comply with the Governments Decree No. 126/2004/ND-CP of May 26, 2004, on sanctioning of administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management.
5. If violations defined at Points 1, 2 and 3 above fall beyond the scope of administrative handling, they shall be handled according to current regulations.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Projects for which settlement dossiers have been submitted to verification agencies for approval and projects for which settlements were verified and approved before December 31, 2006, are not required to be audited under the provisions of Point 1, Section V, Part II of this Circular.
...
...
...
3. For group-A projects not funded with state budget capital or only partially funded with state budget capital, in which investment was decided by the Prime Minister before the effective date of the Governments Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003, amending and supplementing a number of articles of the Regulation on investment and construction management promulgated together with the Governments Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999, and the Governments Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000, and for which settlements have not yet been submitted for approval or for which submitted settlements have not yet been approved or for which settlements have been partially approved only for some work items, the present competence to approve settlements rests with state corporations or one-member limited liability companies.
4. This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the Ministry of Finances Circular No. 45/2003/TT-BTC of May 15, 2003, guiding the settlement of investment capital.
The State encourages the elaboration, verification and approval of investment capital settlements under the provisions of this Circular for projects not governed by this Circular.
THE
MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER
Nguyen Cong Nghiep
;
Thông tư 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 33/2007/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 09/04/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 33/2007/TT-BTC hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video