BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2014/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải Hải Phòng và Sài Gòn - Vũng Tàu theo cơ chế thí điểm đấu thầu rộng rãi với hợp đồng trọn gói được thực hiện theo quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Điều 2. Phân công tổ chức thực hiện
1. Cơ quan giao kế hoạch, dự toán: Bộ Giao thông vận tải.
2. Cơ quan quản lý luồng: Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Đại diện cơ quan quản lý luồng: các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC NẠO VÉT, DUY TU CÁC TUYẾN LUỒNG HÀNG HẢI
1. Việc lập kế hoạch nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải hàng năm bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế thực hiện theo quy định của Thông tư số 14/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo trì công trình hàng hải và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện ký hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nạo vét, duy tu luồng hàng hải với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định.
Điều 4. Trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải Định An - Cần Thơ
1. Bước 1. Lập đề cương, dự toán khảo sát
Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam lập đề cương, dự toán kinh phí khảo sát, xác định hướng tuyến luồng hàng hải trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt; điều chỉnh hướng tuyến luồng theo hướng tuyến được chấp thuận.
2. Bước 2. Lập thiết kế bản vẽ thi công (BVTC), đề cương khảo sát và dự toán
Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam:
a) Lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập thiết kế BVTC và dự toán, trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt;
b) Lập đề cương khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng thi công (phạm vi, tỷ lệ, phương pháp đo, thiết bị đo, thời gian khảo sát và các nội dung liên quan), trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt.
c) Lập dự toán kinh phí công tác bảo vệ môi trường theo quy định, trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt.
3. Bước 3. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam lập kế hoạch đấu thầu (trong đó việc lựa chọn nhà thầu thi công nạo vét, duy tu thực hiện theo phương thức chỉ định thầu rút gọn, việc lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn, nhà thầu khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu), trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt.
4. Bước 4. Tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu
a) Cục Hàng hải Việt Nam: lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn khảo sát đo bàn giao mặt bằng theo quy định của pháp luật về đấu thầu; lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn giám sát theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc giao cho các Ban quản lý dự án (Ban QLDA) trực thuộc giám sát theo quy định.
b) Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam: lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu thi công theo phương thức chỉ định thầu rút gọn; lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Bước 5. Bàn giao mặt bằng thi công
a) Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng; kiểm tra trình tự, thủ tục và quá trình thực hiện của các đơn vị theo đề cương được duyệt.
b) Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình khảo sát đo đạc mặt bằng của nhà thầu tư vấn khảo sát và nghiệm thu kết quả khảo sát bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.
c) Trường hợp kết quả khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng phát sinh khối lượng nạo vét so với hồ sơ thiết kế đã phê duyệt thì trong 10 ngày làm việc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam phối hợp với tư vấn thiết kế lập hồ sơ dự toán điều chỉnh báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam để phê duyệt; trường hợp vượt dự toán kinh phí nạo vét đã được giao thì trong 05 ngày làm việc, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
6. Bước 6. Triển khai thi công công trình
a) Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện thi công của nhà thầu; giám sát chặt chẽ hoạt động của tư vấn giám sát và tư vấn môi trường trong quá trình thi công.
b) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất (nếu cần) để bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình.
7. Bước 7. Nghiệm thu công trình và nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích
a) Cục Hàng hải Việt Nam: Lựa chọn đơn vị khảo sát đo đạc nghiệm thu công trình tại hiện trường; tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định.
b) Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam: Phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện khảo sát đo đạc nghiệm thu công trình tại hiện trường và tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát đo đạc; nghiệm thu công tác bảo vệ môi trường.
8. Bước 8. Thanh quyết toán công trình và hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
a) Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quyết toán công trình theo quy định; thanh quyết toán với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam theo hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và với các nhà thầu theo hợp đồng do Cục Hàng hải Việt Nam đã ký kết.
b) Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam thanh toán với các nhà thầu theo hợp đồng do Tổng công ty đã ký kết.
1. Bước 1. Lập thiết kế bản vẽ thi công (BVTC), đề cương khảo sát và dự toán
Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm:
a) Lựa chọn và ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra; căn cứ bình đồ khảo sát thông báo hàng hải mới nhất, tổ chức lập và thẩm tra thiết kế dự toán, trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt.
b) Lập đề cương khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng thi công (phạm vi, tỷ lệ, phương pháp đo, thiết bị đo, thời gian khảo sát và các nội dung liên quan), trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt.
c) Lập dự toán kinh phí bảo vệ môi trường theo quy định, trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt.
2. Bước 2. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải lập kế hoạch đấu thầu, trình Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt.
3. Bước 3. Tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu
a) Cục Hàng hải Việt Nam: lựa chọn và ký hợp đồng với đơn vị tư vấn khảo sát đo bàn giao mặt bằng theo quy định của pháp luật về đấu thầu; lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn giám sát theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc giao cho các Ban QLDA trực thuộc giám sát theo quy định.
b) Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải thực hiện lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn thực hiện công tác bảo vệ môi trường và nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
4. Bước 4. Bàn giao mặt bằng thi công
a) Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng; kiểm tra trình tự, thủ tục và quá trình thực hiện của các đơn vị theo đề cương được duyệt.
b) Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình khảo sát đo đạc mặt bằng của nhà thầu tư vấn khảo sát và nghiệm thu kết quả khảo sát bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công.
c) Trường hợp kết quả khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng phát sinh khối lượng nạo vét so với hồ sơ thiết kế đã phê duyệt thì trong 10 ngày làm việc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải phối hợp với tư vấn thiết kế lập hồ sơ dự toán điều chỉnh báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam để phê duyệt; trường hợp vượt dự toán kinh phí nạo vét đã được giao thì trong 05 ngày làm việc, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
5. Bước 5. Triển khai thi công công trình
a) Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện thi công của nhà thầu; giám sát chặt chẽ hoạt động của tư vấn giám sát và tư vấn môi trường trong quá trình thi công.
b) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất (nếu cần) để bảo đảm chất lượng, tiến độ công trình.
6. Bước 6. Nghiệm thu công trình và nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích
a) Cục Hàng hải Việt Nam: Lựa chọn đơn vị khảo sát đo đạc nghiệm thu công trình tại hiện trường; tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; nghiệm thu sản phẩm, dịch vụ công ích theo quy định.
b) Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải: Phối hợp với Tư vấn giám sát kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện khảo sát đo đạc nghiệm thu công trình tại hiện trường và tổ chức nghiệm thu kết quả khảo sát đo đạc; nghiệm thu công tác bảo vệ môi trường.
7. Bước 7. Thanh quyết toán công trình và hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
a) Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện quyết toán công trình theo quy định; thanh quyết toán với các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải theo hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và với các nhà thầu theo hợp đồng do Cục Hàng hải Việt Nam đã ký kết.
b) Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải thanh toán với các nhà thầu theo hợp đồng do các Tổng công ty đã ký kết.
TỔ CHỨC GIÁM SÁT TRONG QUÁ TRÌNH NẠO VÉT, DUY TU CÁC TUYẾN LUỒNG HÀNG HẢI
Điều 6. Nội dung công tác giám sát trong nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải
1. Giám sát công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải
a) Xem xét, kiểm tra trình tự và biện pháp thi công chi tiết do nhà thầu thi công công trình lập trước khi trình phê duyệt.
b) Kiểm tra hệ thống mốc phục vụ trong suốt quá trình thi công công trình.
c) Kiểm tra, giám sát các máy móc, thiết bị thi công tập kết tới công trường theo danh mục, quy cách, chủng loại, tính năng kỹ thuật, thời hạn đăng kiểm, chứng chỉ của thuyền viên, bảo hiểm của phương tiện và các yêu cầu cần thiết khác nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
d) Kiểm tra việc lắp đặt và chất lượng của hệ thống giám sát nạo vét. Các thiết bị phải có xuất xứ rõ ràng, niêm phong, kẹp chì cố định khi lắp đặt, đảm bảo hiển thị các dữ liệu tên (số hiệu) phương tiện, kích thước, vị trí, vận tốc di chuyển, thời điểm dừng đỗ để thuận lợi cho công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát.
đ) Theo dõi tiến độ nạo vét.
e) Kiểm tra điều kiện khởi công công trình; nhân sự của nhà thầu thi công đưa vào, ra công trường.
g) Giám sát công tác an toàn và vệ sinh môi trường.
h) Giám sát thi công nạo vét đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật (đúng độ sâu, mái dốc thiết kế, có kể đến các sai số cho phép theo đúng quy định).
i) Giám sát công tác đo đạc kiểm tra sau khi hoàn thành công tác nạo vét, bảo đảm hệ thống mốc định vị mặt bằng và cao độ sử dụng để đo đạc trước và sau khi nạo vét là không thay đổi.
k) Kiểm tra, xác nhận khối lượng.
2. Giám sát công tác vận chuyển và đổ bùn đất nạo vét
a) Giám sát phương tiện vận chuyển đổ bùn đất nạo vét tại vị trí nạo vét, hành trình đi đổ bùn đất và vị trí đổ bùn đất nạo vét được phê duyệt trong suốt thời gian thi công công trình.
b) Thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu hiện trường (vị trí, vận tốc di chuyển, thời điểm dừng đỗ) từ hệ thống giám sát nạo vét lắp đặt trên phương tiện thi công. Chụp ảnh khoang chứa bùn đất của phương tiện vận chuyển tại các thời điểm: bắt đầu nhận bùn đất nạo vét tại khu vực thi công; kết thúc quá trình nhận bùn đất nạo vét để di chuyển đi đổ; kết thúc hành trình di chuyển đến vị trí đổ và kết thúc quá trình đổ bùn đất để di chuyển về khu vực thi công.
3. Giám sát công tác hoàn thiện
a) Kiểm tra tọa độ, cao độ và mái dốc của khu vực nạo vét theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế.
b) Giám sát công tác khảo sát đo đạc và xác nhận khối lượng công việc hoàn thành của nhà thầu; giám sát công tác đo đạc và xác nhận khối lượng công việc tại vị trí đổ đất đối với trường hợp đổ đất tại vị trí trên cạn bằng phương pháp hút phun sử dụng đường ống.
c) Giám sát nghiệm thu công việc toàn bộ hạng mục công trình. Việc đo đạc nghiệm thu sẽ được thực hiện sau khi nhà thầu thi công thông báo đã hoàn thành công tác nạo vét. Nếu kết quả đo đạc nghiệm thu cho thấy công việc của nhà thầu chưa đạt yêu cầu thì nhà thầu thi công phải thực hiện bổ sung cho đến khi kiểm tra đạt yêu cầu.
d) Giám sát các công tác hoàn thiện khác.
Điều 7. Tổ chức thực hiện công tác giám sát trong nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải
1. Tư vấn giám sát có trách nhiệm
a) Thực hiện giám sát theo các nội dung quy định tại Điều 6 của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Lập sơ đồ tổ chức và đề cương giám sát, trình các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải xem xét, phê duyệt trước khi giám sát thi công.
c) Phải có bộ phận chuyên trách bảo đảm duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống toàn bộ quá trình thi công nạo vét, từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao; bố trí nhân sự thực hiện công tác giám sát gồm Giám sát trưởng và các Giám sát viên.
d) Bố trí đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho công tác giám sát; bố trí đủ cán bộ kỹ thuật có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thực hiện giám sát chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên toàn bộ quá trình thực hiện của nhà thầu khảo sát, thi công nạo vét đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình cũng như các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Ghi chép toàn bộ kết quả giám sát về quá trình thi công nạo vét và vận chuyển đổ bùn đất nạo vét hoặc sử dụng theo mẫu nhật ký thi công quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.
đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào, ra công trường (kể cả nhà thầu phụ và các thiết bị đi thuê); xác nhận số lượng, chất lượng máy móc, thiết bị theo hợp đồng hoặc theo hồ sơ trúng thầu (danh sách thiết bị, tính năng kỹ thuật, thời hạn đăng kiểm, chứng chỉ của thuyền viên, bảo hiểm.
e) Hàng ngày, phải kiểm tra tình trạng lắp đặt, hoạt động của hệ thống giám sát nạo vét trên các phương tiện thiết bị thi công của nhà thầu; yêu cầu khắc phục ngay khi phát hiện sự cố, sai khác không đáp ứng chất lượng theo quy định.
g) Thường xuyên kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý chất lượng nội bộ của nhà thầu; kiểm tra tọa độ, cao độ và mái dốc của khu vực nạo vét theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế; theo dõi, đôn đốc tiến độ nạo vét.
h) Có mặt trên phương tiện thi công nạo vét trong suốt quá trình thi công để giám sát chặt chẽ quá trình nạo vét và vận chuyển đổ bùn đất nạo vét đúng vị trí quy định; chụp ảnh khoang chứa bùn đất của phương tiện vận chuyển tại các thời điểm: bắt đầu nhận bùn đất nạo vét tại khu vực thi công, kết thúc quá trình nhận bùn đất nạo vét để di chuyển đi đổ, kết thúc hành trình di chuyển đến vị trí đổ và kết thúc quá trình đổ bùn đất để di chuyển về khu vực thi công (ảnh chụp phải thể hiện số liệu tọa độ GPS và thời gian thực tại thời điểm chụp ảnh); chuyển giao kịp thời các hình ảnh chụp tới Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải để theo dõi, lưu trữ cùng với hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định.
i) Hàng tuần, gửi báo cáo (theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này) kèm theo bản chụp nhật ký thi công (trong tuần báo cáo) tới Cục Hàng hải Việt Nam và Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải; báo cáo kịp thời các kết quả thực hiện, phát sinh, vướng mắc, đề xuất biện pháp xử lý trong quá trình thực hiện về cơ quan quản lý; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý về kết quả thực hiện.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám sát trưởng
a) Phụ trách chung công tác giám sát thi công tại hiện trường; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giám sát viên.
b) Thay mặt đơn vị tư vấn giám sát họp giao ban với Cục Hàng hải Việt Nam, các Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải và nhà thầu.
c) Xem xét và hướng dẫn nhà thầu hoàn thiện biện pháp thi công chi tiết để trình phê duyệt theo quy định.
d) Đề ra kế hoạch và kiểm tra thường xuyên công tác giám sát. Yêu cầu tạm dừng thi công đối với các phương tiện thi công không đáp ứng yêu cầu và báo cáo ngay cho Cảng vụ Hàng hải khu vực, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải để xử lý theo quy định.
đ) Tổng hợp tình hình thi công các hạng mục công trình; báo cáo kịp thời tình hình thi công, kiến nghị các biện pháp xử lý khó khăn vướng mắc xảy ra trong quá trình thi công; báo cáo các hồ sơ nghiệm thu trong quá trình thi công cho lãnh đạo đơn vị tư vấn.
e) Thực hiện việc lập các hồ sơ nghiệm thu về mặt kỹ thuật, khối lượng, hồ sơ hoàn công tổng nghiệm thu công trình.
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về công tác giám sát trong suốt thời gian thi công.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Giám sát viên
a) Giám sát về mặt kỹ thuật, đảm bảo công trình đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, đúng quy trình và hồ sơ thiết kế.
b) Giám sát và xác nhận các chuyến vận chuyển đổ bùn đất nạo vét.
c) Giám sát hoặc thực hiện việc lập các văn bản nghiệm thu được giao theo đúng mẫu quy định.
d) Thực hiện công tác ghi chép nhật ký thi công.
4. Cục Hàng hải Việt Nam, các Cảng vụ Hàng hải khu vực, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và đơn vị tư vấn có trách nhiệm tổ chức thực hiện giám sát thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
5. Quá trình thực hiện giám sát, tư vấn giám sát phải phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và nhà thầu thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và đảm bảo công trình đạt chất lượng cao; báo cáo kịp thời những vấn đề kỹ thuật phát sinh để Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, nhà thầu phối hợp giải quyết theo quy định. Nội dung giải quyết này phải được ghi trong nhật ký thi công.
Điều 8. Lắp đặt hệ thống giám sát nạo vét trên phương tiện vận chuyển đổ bùn đất nạo vét
1. Phương tiện tham gia vận chuyển đổ bùn đất trong thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải phải lắp đặt hệ thống giám sát nạo vét.
2. Kết cấu hệ thống giám sát nạo vét lắp đặt trên phương tiện vận chuyển đổ bùn đất nạo vét
a) Thiết bị AIS (Automatic Identification System - Hệ thống nhận dạng tự động) để tự động cung cấp các thông tin về hành trình di chuyển của phương tiện nạo vét (vị trí, vận tốc, tên phương tiện), hỗ trợ tránh va, đảm bảo an toàn hàng hải trong khu vực nạo vét.
b) Thiết bị ghi hình (Camera) cung cấp các hình ảnh khoang chứa bùn đất nạo vét khi bắt đầu di chuyển đi đổ bùn đất và trước khi đổ bùn đất tại vị trí quy định.
3. Yêu cầu thông số kỹ thuật tối thiểu và điều kiện làm việc của hệ thống giám sát nạo vét lắp đặt trên phương tiện vận chuyển đổ bùn đất nạo vét
a) Thiết bị AIS phải đảm bảo tiêu chuẩn IEC 61162-1 và IEC 60945 do Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) công bố; đảm bảo hoạt động, truyền tải thường xuyên về hành trình di chuyển của phương tiện nạo vét về trung tâm dữ liệu liên tục, ổn định để Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải, các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, Tư vấn giám sát có thể theo dõi, kiểm tra, giám sát qua hệ thống mạng internet.
b) Thiết bị ghi hình (Camera) phải đảm bảo điều kiện làm việc theo chuẩn IP 66 (có khả năng chống va đập, bụi, nước), độ phân giải hình ảnh tối thiểu 420 TV line, hỗ trợ các chuẩn nén H.264, MPEG-4 và MJPEG, có tính năng hồng ngoại để có khả năng ghi lại hình ảnh trong cả ban ngày và ban đêm, hiển thị đầy đủ thời gian thực tại thời điểm ghi hình, dung lượng bộ nhớ đảm bảo ghi và lưu giữ hình ảnh liên tục trong suốt quá trình thi công nạo vét; phải lắp đặt ít nhất 02 thiết bị ghi hình để phòng ngừa sự cố xảy ra.
c) Hệ thống giám sát nạo vét phải được lắp đặt và bảo quản nhằm chống nước và độ ẩm cao. Nguồn điện cung cấp cho hệ thống giám sát nạo vét hoạt động phải đảm bảo liên tục và ổn định (24/24h).
d) Hệ thống giám sát nạo vét phải được lắp đặt tại vị trí phù hợp, cố định trên phương tiện thi công (có kẹp chì và dán niêm phong), thuận lợi cho việc khai thác, giám sát, ghi nhận lại hình ảnh trong quá trình thi công, vận chuyển đổ bùn đất nạo vét, không xảy ra hiện tượng di dời, tháo lắp, thay đổi vị trí trong toàn bộ quá trình nạo vét.
4. Tính an toàn dữ liệu của hệ thống giám sát nạo vét
a) Các dữ liệu được ghi nhận phải đảm bảo không được xóa hoặc thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ.
b) Dữ liệu ghi và lưu trữ trong bộ nhớ phải được cài đặt mật khẩu trước khi thực hiện công tác nạo vét và đổ bùn đất nạo vét (mật khẩu do các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải chịu trách nhiệm quản lý và được cung cấp cho Cảng vụ Hàng hải khu vực, Tư vấn giám sát để giám sát và kiểm tra khi cần thiết).
5. Các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm kiểm tra hệ thống giám sát nạo vét, giám sát việc lắp đặt hệ thống giám sát nạo vét của nhà thầu thi công và niêm phong để bảo đảm không xảy ra việc tháo dỡ, di chuyển hay can thiệp làm sai lệch kết quả của hệ thống giám sát.
Điều 9. Quản lý dữ liệu của hệ thống giám sát nạo vét
1. Dữ liệu của hệ thống giám sát nạo vét phải được gửi về Trung tâm dữ liệu để quản lý, khai thác và sử dụng phục vụ công tác giám sát phương tiện tham gia vận chuyển đổ bùn đất nạo vét.
2. Trung tâm dữ liệu phải có chức năng tích hợp dữ liệu gửi về từ thiết bị AIS và hiển thị trên bản đồ số; cung cấp giao diện truy nhập và sử dụng thông tin tích hợp qua môi trường internet phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan, đơn vị (Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải và Tư vấn giám sát); tự động kết xuất thông tin, dữ liệu phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, báo cáo, thống kê.
3. Trung tâm dữ liệu phải thường xuyên sao lưu dữ liệu nhằm tránh mất dữ liệu; lưu trữ dữ liệu ít nhất 03 năm, kể từ thời điểm công trình được nghiệm thu hoàn thành, đưa vào sử dụng.
4. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý Trung tâm dữ liệu trên cơ sở hạ tầng thông tin hiện có, bảo đảm tính thống nhất chung, đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra, giám sát, tra cứu, cung cấp dữ liệu của các phương tiện tham gia thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải.
Điều 10. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam
1. Tổ chức thực hiện công tác nạo vét duy tu luồng hàng hải theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ và chất lượng.
2. Chủ động xem xét, phê duyệt cụ thể các nội dung thực hiện nạo vét, duy tu luồng hàng hải phù hợp kế hoạch nạo vét duy tu luồng hàng hải hàng năm được phê duyệt và thực tế quản lý; trình Bộ Giao thông vận tải xem xét điều chỉnh kế hoạch nạo vét duy tu luồng hàng hải trong trường hợp có sự thay đổi danh mục tuyến luồng hoặc vượt dự toán kinh phí nạo vét đã được giao; tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo đảm chất lượng công trình, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật; tổ chức thực hiện công tác khảo sát đo đạc bàn giao mặt bằng, khảo sát đo đạc nghiệm thu công trình tại hiện trường, quyết định việc đo đạc lại để kiểm tra kết quả đã thực hiện các tuyến luồng hàng hải; đồng thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước 05 ngày làm việc khi triển khai thực hiện.
3. Chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải cấp phép cho phương tiện tham gia nạo vét duy tu hoạt động đúng quy định về đăng ký, đăng kiểm. Tổ chức kiểm tra việc cấp phép phương tiện thi công nạo vét của các Cảng vụ Hàng hải; kiểm tra việc nạo vét và đổ bùn đất nạo vét qua các dữ liệu của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, tư vấn giám sát cung cấp.
4. Chủ trì, cùng với Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải làm việc với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương để lựa chọn vị trí đổ bùn đất nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải phù hợp, bảo đảm tính ổn định, lâu dài, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Theo dõi, tổng hợp và chuẩn bị nội dung sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện khi kết thúc thời gian thí điểm theo quy định tại Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg.
Điều 11. Trách nhiệm của các Cảng vụ Hàng hải
1. Phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải trong quá trình thi công nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP.
2. Căn cứ đề nghị của các Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, thực hiện kiểm tra, cấp phép cho các phương tiện đủ điều kiện vào thi công theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP. Không cấp phép hoạt động thi công đối với các phương tiện không đủ tiêu chuẩn về đăng ký, đăng kiểm theo quy định, không thực hiện lắp đặt hệ thống giám sát nạo vét theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
3. Quyết định về thời gian thi công trên luồng hàng hải, bảo đảm an toàn cho tàu, thuyền hoạt động tại khu vực và tiến độ, chất lượng công trình.
4. Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra quá trình đổ bùn đất nạo vét của nhà thầu thi công; theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động hàng ngày của các phương tiện thi công nạo vét; xử lý nghiêm đối với các phương tiện đổ bùn đất nạo vét không đúng vị trí và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng hải đối với hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải và khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển được giao quản lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải
1. Chịu trách nhiệm về các công việc do mình đảm nhiệm, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hoàn thành kế hoạch nạo vét duy tu luồng hải hàng năm và hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Bảo đảm chất lượng công trình theo đúng yêu cầu của hợp đồng cung ứng dịch vụ công ích và quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng.
3. Lựa chọn nhà thầu thi công theo đúng quy định của pháp luật, quản lý chặt chẽ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chuyển nhượng khối lượng, bán thầu. Quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu và hợp đồng thi công về: tỷ lệ (%) giá trị phần khối lượng công việc do nhà thầu phụ đảm nhiệm, phương tiện thiết bị thi công được nhà thầu chính đi thuê, phương tiện thiết bị thi công thuộc sở hữu của nhà thầu chính tham gia đảm nhận thực hiện thi công; các phương tiện thiết bị thi công đi thuê; các điều khoản xử phạt vi phạm của nhà thầu về chất lượng, tiến độ, an toàn hàng hải và vệ sinh môi trường (nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về các vi phạm của nhà thầu phụ).
4. Tổ chức kiểm tra, rà soát các phương tiện do nhà thầu đề xuất bố trí phục vụ thi công tại hồ sơ trúng thầu và thực tế thi công để gửi tới Cảng vụ Hàng hải khu vực xin cấp phép hoạt động thi công. Phối hợp với nhà thầu thi công, tư vấn giám sát thực hiện rà soát và phê duyệt biện pháp tổ chức thi công, biện pháp kiểm soát chất lượng công trình, tiến độ thi công chi tiết, biện pháp quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đồng thời gửi về Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ Hàng hải khu vực trước khi triển khai thi công để quản lý, kiểm tra, theo dõi giám sát.
5. Lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải trình Cảng vụ Hàng hải khu vực phê duyệt theo quy định trước khi triển khai thi công; tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải sau khi triển khai thi công công trình.
6. Trong quá trình thi công phải có bộ phận nhân sự thường trực tại hiện trường để theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của tư vấn giám sát và nhà thầu thi công (kể cả nhà thầu phụ và các phương tiện thiết bị đi thuê), lập biên bản xử lý đối với các hoạt động không đúng quy định của các đơn vị này. Trường hợp phát sinh khối lượng và kinh phí thì phải báo cáo kịp thời với Cục Hàng hải Việt Nam để lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát đo đạc, lập hồ sơ điều chỉnh báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt hoặc trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
7. Thực hiện quản lý giám sát việc nạo vét và đổ bùn đất nạo vét theo đúng quy định, đảm bảo an toàn hàng hải, định kỳ báo cáo hàng tháng và khi có yêu cầu đột xuất về Cục Hàng hải Việt Nam.
8. Không nghiệm thu, thanh toán các hạng mục công việc mà nhà thầu chưa hoàn thành theo đúng hồ sơ thiết kế BVTC đã được duyệt hoặc đã hoàn thành nhưng không bảo đảm chất lượng.
9. Sao chép các hình ảnh từ thiết bị ghi hình (Camera) lắp đặt trên phương tiện và các ảnh chụp khoang chứa bùn đất của phương tiện do tư vấn giám sát thực hiện để lưu trữ cùng với hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định.
10. Cung cấp, bàn giao đầy đủ cho Cục Hàng hải Việt Nam các mốc cao độ hiện hữu tại hiện trường theo yêu cầu để phục vụ cho công tác khảo sát đo đạc công trình. Sử dụng bình đồ khảo sát đo đạc nghiệm thu tại hiện trường để ra thông báo hàng hải trước khi tổ chức nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị tư vấn có liên quan
1. Bảo đảm sản phẩm tư vấn được thực hiện theo đúng yêu cầu nhiệm vụ được giao, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật.
2. Có hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát chất lượng sản phẩm theo quy định; có trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây lắp theo quy định; phối hợp kịp thời với cơ quan quản lý, nhà thầu để giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ tư vấn và những phát sinh trong quá trình thi công; tham gia kiểm tra, nghiệm thu công trình theo quy định khi có yêu cầu của cơ quan quản lý.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý về kết quả thực hiện, bồi thường thiệt hại do sản phẩm tư vấn của mình gây ra.
4. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm của tư vấn theo hợp đồng đã ký và quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của nhà thầu thi công
1. Quá trình thi công thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hồ sơ thiết kế, phương án bảo đảm an toàn hàng hải được phê duyệt và quy định có liên quan của pháp luật. Chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của cơ quan quản lý, tổ chức thiết kế, giám sát.
2. Lắp đặt hệ thống giám sát nạo vét theo yêu cầu tại Điều 8 của Thông tư này và gắn MIA (thước có chia độ cao đến cm) cố định trong khoang chứa (chiều cao thước lớn hơn chiều dày lớn nhất của đất chứa trong khoang), đảm bảo thiết bị hoạt động tốt trong toàn bộ quá trình nạo vét và đổ bùn đất nạo vét. Trường hợp hệ thống giám sát nạo vét bị hư hỏng, không hoạt động trong quá trình vận chuyển thì nhà thầu thi công phải báo cáo ngay Tư vấn giám sát, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải, nhà thầu chính (nếu có) để xử lý kịp thời; nếu không khắc phục được sự cố thì cho phép phương tiện thực hiện xong việc đổ bùn đất tại vị trí đổ đất quy định và phải khắc phục xong hư hỏng mới được tiếp tục tham gia thi công; trường hợp nhà thầu không thông báo kịp thời về sự hư hỏng, không hoạt động của hệ thống giám sát nạo vét thì không chấp nhận kết quả chuyến vận chuyển đổ bùn đất đã thực hiện.
3. Lập biện pháp thi công, tiến độ thi công bảo đảm chất lượng công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công; lập hệ thống bảo đảm chất lượng công trình để quản lý sản phẩm xây dựng, quản lý công trình trong quá trình thi công; lập đầy đủ nhật ký thi công xây dựng công trình; tổ chức nghiệm thu nội bộ đúng quy định. Trường hợp Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức đo đạc khảo sát nghiệm thu tại hiện trường theo đề nghị của nhà thầu thi công nhưng kết quả đo đạc nghiệm thu cho thấy công việc của nhà thầu chưa đạt yêu cầu chất lượng theo thiết kế được duyệt và hợp đồng thi công đã ký thì nhà thầu thi công phải chịu trách nhiệm chi trả kinh phí của lần đo đạc đó, đồng thời nhà thầu phải tiếp tục thực hiện thi công để hoàn thành công trình theo quy định.
4. Huy động đầy đủ nhân lực, thiết bị thi công theo đúng cam kết trong hồ sơ trúng thầu và hợp đồng xây dựng.
5. Phải kê khai rõ các thông tin về nhà thầu phụ tại hồ sơ dự thầu và hợp đồng thi công, bao gồm: danh sách, giá trị khối lượng thực hiện, phạm vi thi công, phương tiện thuộc sở hữu và các thông tin cần thiết khác của nhà thầu phụ.
6. Chỉ được phép thay đổi biện pháp thi công khi được Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải chấp thuận; thay đổi khối lượng thi công khi được Cục Hàng hải Việt Nam chấp thuận; báo cáo thường xuyên về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn và môi trường xây dựng.
7. Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý và trước pháp luật về thi công xây lắp công trình, kể cả những phần việc do nhà thầu phụ thực hiện theo quy định của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.
8. Trường hợp thi công đổ bùn đất nạo vét không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường hoặc chuyển nhượng cho nhà thầu khác trên 10% giá trị thực hiện (không bao gồm phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã nêu trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng thi công đã ký kết) sẽ phải chịu trách nhiệm khắc phục những thiệt hại do mình gây ra, chịu xử phạt do vi phạm hành chính theo quy định, bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các công trình nạo vét duy tu luồng hàng hải từ 01 đến 03 năm và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2014.
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng Giám đốc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh với Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết kịp thời./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Trang 01/Quyển số ....
NHẬT KÝ THI CÔNG
Số: ………/201…../NVDT
- Tên công trình/hạng mục công trình: ……………………………………………………………..
- Địa điểm, phạm vi thi công: …………………………………………………………………………
- Đơn vị giao thầu: Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền ……………………………..
- Giám sát của CĐT tại hiện trường: Ông ……………………..; điện thoại: …………………….
- Tư vấn giám sát thi công: …………………………………………………………………………..
+ Giám sát trưởng: Ông ……………………………………….; điện thoại: ……………………….
+ Giám sát viên:
TT |
Họ và tên |
Khu vực thi
công phụ trách |
Điện thoại |
|
Ông: ……………………. |
|
|
|
Ông: ……………………. |
|
|
- Nhà thầu thi công: ………………………………………………………..
+ Chỉ huy trưởng công trình: Ông ………………………; điện thoại: ……………………………..
+ Cán bộ kỹ thuật thi công:
TT |
Họ và tên |
Khu vực thi
công phụ trách |
Điện thoại |
|
Ông: ……………………. |
|
|
|
Ông: ……………………. |
|
|
- Nhà thầu phụ (nếu có): ……………………………………………………………………………….
+ Khu vực thi công của Nhà thầu phụ: ……………………………………………………………….
- Bắt đầu thi công (ngày, tháng, năm): ……………………………………………………………….
- Kết thúc thi công (ngày, tháng, năm): …………………………………………………………….
- Tiến độ thi công:
+ Tiến độ thi công theo Hợp đồng thi công: …………….. ngày.
+ Tiến độ thi công theo thực tế: ………………… ngày.
Trong nhật ký này có ………. trang, được đánh số từ 01 đến …… và được nhà thầu thi công đóng dấu giáp lai tất cả các trang trước khi triển khai thi công nạo vét.
Tổng công ty Bảo đảm ATHH miền …………… |
Tư vấn giám sát |
Nhà thầu thi công |
(Người lãnh đạo tổ chức, đơn vị ký tên và đóng dấu)
Trang ……… (tiếp theo) / Quyển số ...
NHẬT KÝ CHI TIẾT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Nạo vét duy tu luồng hàng hải …………………. Năm 201 ……
………….., ngày ….. tháng ….. năm 201….
TT |
Tên phương tiện thi công |
Họ tên người điều khiển phương tiện |
Thời gian thi công (h) |
Khu vực thi công (MC số … đến MC số …) |
Thời gian vận chuyển đi đổ đất nạo vét (h) |
Khối lượng nạo vét vận chuyển đi đổ (m3) |
Tọa độ tại vị trí lúc đổ đất (tọa độ GPS) |
Ghi chú |
|||
Bắt đầu hút/ cuốc/ nhận bùn |
Kết thúc hút/ cuốc/ nhận bùn |
Bắt đầu di chuyển đi đổ đất |
Đến vị trí đổ đất |
φ |
l |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công tác bảo đảm ATLĐ, ATHH và vệ sinh môi trường: ………………………………………………………………………………………………..
- Điều kiện thời tiết: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Tình trạng hoạt động của hệ thống giám sát nạo vét: ……………………………………………………………………………………………………
- Khó khăn, vướng mắc (nếu có): ……………………………………………………………………………………………………………………………..
- Lưu ý khác: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Giám sát viên |
Giám sát trưởng |
Cán bộ kỹ thuật thi
công |
(Các thành viên ký và ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC II
MẪU
BÁO CÁO TUẦN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BGTVT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải)
BÁO CÁO TUẦN CÔNG TÁC TƯ VẤN GIÁM SÁT
Tuần ……. (từ ngày …./…/… đến ngày…../…../…..)
1. Cơ sở lập báo cáo …………………………………………………………………………………
2. Thông tin chung về gói thầu thi công nạo vét
- Tên công trình: ………………………………………………………………………………………
- Chủ đầu tư: …………………………………………………………………………………………….
- Đại diện Chủ đầu tư: ………………………………………………………………………………….
- Đơn vị Tư vấn giám sát: ……………………………………………………………………………
- Nhà thầu thi công nạo vét: …………………………………………………………………………
- Nhà thầu phụ (nếu có): ……………………………………………………………………………..
- Địa điểm, phạm vi thi công: …………………………………………………………………………..
- Khối lượng nạo vét theo thiết kế: ……………………………………………………………………
- Vị trí và cự ly vận chuyển đổ đất nạo vét: ………………………………………………………….
- Biện pháp thi công chính: …………………………………………………………………………….
- Tiến độ hoàn thành công trình: ………………………………………………………………………
- Ngày khởi công công trình: ………………………………………………………………………….
3. Khái quát về gói thầu tư vấn giám sát
- Tên gói thầu: ………………………………………………………………………………………….
- Thời gian thực hiện: ………………………………………………………………………………….
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: ……………………………………………………………………….
- Hình thức hợp đồng: …………………………………………………………………………………
4. Tổ chức nhân sự thực hiện công tác giám sát
a) Giám sát của Tổng công ty Bảo đảm ATHH tại hiện trường:
TT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Điện thoại - Email |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Tư vấn giám sát:
TT |
Họ và tên |
Chức vụ |
Khu vực phụ trách giám sát |
Điện thoại - Email |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Các công tác của tư vấn giám sát trong tuần
………………………………………….…………………………………………………………
6. Chi tiết nhà thầu thực hiện và khối lượng đạt được
a) Các công tác chính Nhà thầu thực hiện trong tuần
…………………………………………………………………………………………………….
b) Nhân lực do Nhà thầu huy động trên công trường tại thời điểm báo cáo
- Cán bộ kỹ thuật:
TT |
Họ và tên |
Đơn vị |
Chức vụ |
Điện thoại |
Hạng mục phụ trách |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Công nhân lao động, thủy thủ, thuyền viên: (số lượng) …….. người.
c) Thiết bị thi công chính do Nhà thầu huy động trên công trường tại thời điểm báo cáo.
TT |
Tên Thiết bị (tàu) |
Số hiệu đăng ký của thiết bị |
Cấp đăng kiểm của thiết bị |
Công suất trọng tải |
Tính năng |
Họ tên thuyền trưởng/người điều khiển chính |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
d) Công tác nạo vét:
…………………………………………………………………………………………………………….
7. Các hồ sơ, tài liệu, văn bản trong tuần
a) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản Nhà thầu phát hành đến TVGS trong tháng:
…………………………………………………………………………………………………………….
b) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản TVGS phát hành trong tháng:
…………………………………………………………………………………………………………….
c) Các hồ sơ, tài liệu, văn bản Chủ đầu tư phát hành trong tháng:
…………………………………………………………………………………………………………….
8. An toàn lao động và vệ sinh môi trường
…………………………………………………………………………………………………………….
9. Kế hoạch hoạt động của tư vấn giám sát trong tuần tới (từ ngày tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...)
…………………………………………………………………………………………………………….
10. Kết luận và kiến nghị
…………………………………………………………………………………………………………….
|
Ngày .... tháng.... năm 201.... |
Nơi gửi:
- Cục Hàng hải Việt Nam (để b/c);
- Tổng công ty BĐATHH miền .... (để b/c);
- Nhà thầu thi công ……
* Tài liệu gửi kèm:
- Bản chụp (photocopy) Nhật ký thi công công trình (trong tuần) từ ngày ....tháng.... năm ….. đến ngày ….. tháng …... năm …..
- Tài liệu liên quan khác ………
THE MINISTRY OF
TRANSPORT |
SOCIALIST REPUBLIC
OF VIETNAM |
No. 28/2014/TT-BGTVT |
Hanoi, July 29, 2014 |
Pursuant to the Government’s Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20, 2012 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Government’s Decree No. 21/2012/ND-CP dated March 21, 2012 on management of ports and navigable channels;
Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2013/ND-CP dated February 06, 2013 on management of construction quality;;
Pursuant to the Government’s Decree No. 130/2013/ND-CP dated October 16, 2013 on production and supply of public interest goods and services;
Pursuant to the Government’s Decree No. 114/2010/ND-CP dated December 06, 2010 on maintenance of construction works;
Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2009/ND-CP dated February 12, 2009 on construction project management; Decree No. 83/2009/ND-CP dated October 15, 2009 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 12/2009/ND-CP;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Bidding;
Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 73/2013/QD-TTg dated November 27, 2013 on piloting implementation of dredging, repairs and maintenance of navigable channels managed by the Ministry of Transport;
At the request of General Director of Department of Transport Infrastructure and General Director of Vietnam Maritime Administration,
The Minister of Transport promulgates the Circular regulating sequence and procedures on dredging, repairs and maintenance of navigable channels managed and used by the Ministry of Transport from state budget capital.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Circular regulates sequence and procedures on dredging, repairs and maintenance of navigable channels managed and used by the ministry of transport from state budget capital. Sequence and procedures on the implementation of dredging, repairs and maintenance of navigable channels of Hai Phong, Saigon and Vung Tau are in accordance with mechanism of competitive bidding with a lump-sum contract implemented under the Ministry of Transport’s provisions.
2. This Circular applies to state administration agencies, organizations and individuals in connection with activities of dredging, repairs and maintenance of navigable channels managed and used by the ministry of transport from state budget capital.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Agency assigning plans, cost estimates: the Ministry of Transport;
2. Agency managing navigable channels: Vietnam Maritime Administration;
3. Representative of the Agency managing navigable channels: Maritime safety assurance corporations.
SEQUENCE AND PROCEDURES ON DREDGING, REPAIRS AND MAINTENANCE OF NAVIGABLE CHANNELS
1. Drawing up annual plans for dredging, repairs and maintenance of navigable channels with economic non-business capital sources shall be carried out under the Ministry of Transport's Circular No. 14/2013/TT-BGTVT dated July 05, 2013 regulating maintenance of maritime works and other relevant provisions.
2. Vietnam Maritime Administration shall carry out signing the contract for supply of products and services of dredging, repairs and maintenance of navigable channels with Maritime safety assurance corporations as prescribed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Southern Maritime Safety Assurance Corporation shall draw up the outline and cost estimates for a survey to determine routes, directions of navigable channels and make the submission to Vietnam Maritime Administration for approval; adjust routes, directions as instructed.
2. Step 2. Establishing construction drawing design, survey outline and cost estimates
The Southern Maritime Safety Assurance Corporation shall:
a) Select a consultant for conducting a survey and establishing construction drawing design and cost estimates; make submission to Vietnam Maritime Administration for approval;
b) Establish the outline for survey & measurement and hand-over of site layout plan (scope, scale, methods and equipment of measurement, time of survey and relevant information) and make submission to Vietnam Maritime Administration for approval;
c) Establish cost estimates for environmental protection as prescribed and make submission to Vietnam Maritime Administration for approval;
3. Step 3. Drawing up plans for contractor selection
The Southern Maritime Safety Assurance Corporation shall draw up procurement plan (of which selection of the contractor for dredging, repairs and maintenance shall be done in the form of appointment and selection of the consultant and other contractors shall be done according to the Law on Bidding) and make submission to Vietnam Maritime Administration for approval.
4. Step 4. Organization of contractor selection
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The Southern Maritime Safety Assurance Corporation shall select a construction contractor by appointment; select a consultant to take charge of environmental protection according to the Law on Bidding.
5. Step 5. Hand-over of site layout plan
a) Vietnam Maritime Administration shall preside over and organize survey & measurement and hand-over of site layout plan; inspect sequence and procedures and process of implementation by the units under the approved plan;
b) The Southern Maritime Safety Assurance Corporation, supervision consultant and engineering consultant shall cooperate with Vietnam Maritime Administration in inspecting and supervising the survey and measurement of site layout plan carried out by surveying consultant, accepting result of survey and hand-over of site layout plan to the construction contractor.
c) In case the result of survey & measurement and hand-over of site layout plan shows generated quantity of sludge is higher than the approved design, within ten working days, the Southern Maritime Safety Assurance Corporation shall cooperate with the engineering consultant in making adjustments to the cost estimates and making submission to Vietnam Maritime Administration for approval; In case such cost estimates are found in excess of assigned budget estimates, within five working days, Vietnam Maritime Administration shall make the report to the Ministry of Transport for consideration and decision.
6. Step 6. Development of construction
a) The Southern Maritime Safety Assurance Corporation shall be responsible for managing, inspecting and supervising the entire process of construction carried out by the contractor; tighten supervision of activities carried out by supervision consultant and environment consultant during the construction.
b) Vietnam Maritime Administration shall organize inspection regularly and irregularly (if necessary) to ensure quality and progress of construction.
7. Step 7. Acceptance of works, public-interest products and services
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The Southern Maritime Safety Assurance Corporation shall cooperate with the supervision consultant in inspecting and supervising survey and measurement for acceptance of works; organize acceptance of result of survey & measurement and tasks of environmental protection.
8. Step 8. Final settlement of works and contract for supply of public-interest products and services
a) Vietnam Maritime Administration shall carry out final settlement of works as prescribed; carry out final settlement with the Southern Maritime Safety Assurance Corporation for the contract for supply of public-interest products and services and other contractors for contracts that Vietnam Maritime Administration has signed.
b) The Southern Maritime Safety Assurance Corporation shall make payment to contractors under the contract the corporation has signed.
1. Step 1. Establishing construction drawing design, survey outline and cost estimates
Maritime safety assurance corporations shall take the following responsibilities:
a) Select and sign the contract with engineering and verification consultants; in reliance on latest maritime topography, organize establishment and verification of cost estimate engineering and make the submission to Vietnam Maritime Administration for approval.
b) Establish outlines for survey & measurement and hand-over of site layout plan (scope, scale, methods and equipment of measurement, time of survey and relevant information) and make submission to Vietnam Maritime Administration for approval;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Step 2. Drawing up plans for contractor selection
Maritime safety assurance corporations shall establish procurement plan and make submission to Vietnam Maritime Administration for approval.
3. Step 3. Organization of contractor selection
a) Vietnam Maritime Administration shall select a consultant for survey & measurement and hand-over of site layout plan according to the Law on Bidding; select a consultant for supervision according to the Law on Bidding or assign project management board (affiliated unit) to take charge of supervision as prescribed.
b) Maritime safety assurance corporations shall select a consultant for carrying out the tasks of environmental protection and construction contractor according to the Law on Bidding.
4. Step 4. Hand-over of site layout plan
a) Vietnam Maritime Administration shall preside over and organize survey & measurement and hand-over of site layout plan; inspect sequence and procedures and process of implementation by the units under the approved plan;
b) Maritime safety assurance corporations, supervision consultant and engineering consultant shall cooperate with Vietnam Maritime Administration in inspecting and supervising the survey and measurement of site layout plan carried out by the survey consultant, accepting result of survey and hand-over of site layout plan to the construction contractor.
c) In case the result of survey & measurement and hand-over of site layout plan shows generated quantity of sludge is higher than the approved design, within ten working days, Maritime safety assurance corporations shall cooperate with the engineering consultant in making adjustments to the cost estimates and making submission to Vietnam Maritime Administration for approval; In case such cost estimates are found in excess of allocated budget estimates, within five working days, Vietnam Maritime Administration shall make the report to the Ministry of Transport for consideration and decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Maritime safety assurance corporations shall be responsible for managing, inspecting and supervising the entire process of construction carried out by the contractor; tighten supervision of activities carried out by supervision consultant and environment consultant during the construction.
b) Vietnam Maritime Administration shall organize inspection regularly and irregularly (if necessary) to ensure quality and progress of construction.
6. Step 6. Acceptance of works, public interest products and services
a) Vietnam Maritime Administration shall select a unit for carrying out survey, measurement and acceptance of works at the site; organize acceptance of works to put into operation, acceptance of public-interest products and services as prescribed.
b) Maritime safety assurance corporations shall cooperate with supervision consultant in inspecting and supervising survey and measurement for acceptance of works; organize acceptance of result of survey and measurement and tasks of environmental protection.
7. Step 7. Final settlement of works and contract for supply of public-interest products and services
a) Vietnam Maritime Administration shall carry out final settlement of works as prescribed; carry out final settlement with Maritime safety assurance corporations for the contract for supply of public-interest products and services and other contractors for contracts that Vietnam Maritime Administration has signed.
b) Maritime safety assurance corporations shall make payment to contractors under the contract such corporations have signed.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 6. Contents of supervision
1. Supervision of the implementation of dredging, repairs and maintenance of navigable channels
a) Review and inspect sequence and detailed construction measures established by construction contractor before submission for approval;
b) Inspect marker posts throughout the construction process;
c) Inspect and supervise machinery and construction equipment gathered to the site according to the list, specifications, types, technical uses, certificates granted to seafarers, insurance to equipment and other necessary requirements aimed at ensuring safety during the construction.
d) Inspection installation and quality of dredging monitoring system; Equipment that are put into installation must have clear origin, seals and lead seals secured, ensuring display of name of vehicle, size, position, speed, time of stops to facilitate the tasks of inspection and monitoring.
dd) Monitor progress of dredging;
e) Inspect conditions for starting the construction; personnel from construction contractor coming in and out of the site;
g) Monitor tasks of environmental hygiene and safety
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
i) Monitor the tasks of measurement after the dredging is completed ensuring that site positioning marker system and level used for measurement before and after dredging is unchanged;
k) Inspect and confirm quantity;
2. Monitor transport and disposal of dredged sludge and bottom sediments (hereinafter referred to as “sludge”);
a) Monitor vehicles transporting sludge from dredging position all the way to approved dumping locations throughout the process of construction;
b) Collect and compile information and data at the site (locations, speed, time of stops) from the dredge monitoring system installed on working vehicles; Take photographs of the transport vehicles’ sludge containers at following points of time: starting to receive sludge in the construction area; end of the process of receiving sludge; end of the journey of transporting sludge to the dumping location and end of the process of disposal;
3. Monitor finishing work
a) Inspect coordinates, level and slope of dredging areas according to design;
b) Monitor survey and measurement and confirm workload completed by the contractor; monitor the task of measurement and confirm workload at the dumping locations in case sludge is disposed on terrestrial areas by sucking through a tube;
c) Monitor acceptance of all work items Measurement for acceptance shall be carried out after the construction contractor announces that he/she has completed dredging task. If result of measurement and acceptance shows the work performed by the contractor is not satisfactory, the contractor must carry out supplementary works until the work is satisfactory.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Supervision consultant shall take following responsibilities:
a) Carry out supervision as prescribed in Article 6 hereof and relevant law provisions;
b) Establish organization document and supervision outline, make submission to Maritime safety assurance corporations for consideration and approval before supervision is carried out;
c) Have a section fully in charge of maintaining activities of supervision systematically throughout the process of dredging, from commencement of works to acceptance and hand-over; arrange personnel for carrying out the task of supervision including a chief supervisor and member supervisors;
d) Adequately arrange necessary facilities for the task of supervision; adequately arrange qualified technical staff to carry out supervision and inspection of the entire work performed by surveying contractor, the task of dredging aimed at ensuring quality and progress of works as well as conditions for labor safety and environmental hygiene; Record all supervision results about the process of dredging and transporting sludge, or use specimen daily records as prescribed in Appendix I enclosed herewith;
dd) Carry out regular inspection and supervision of the contractor’s personnel and working equipment coming in and out of the site (including sub-contractors and hired equipment); confirm quantity and quality of machinery and equipment under the contract or bid winning document (list of equipment, technical uses, certificates of seafarers, insurance...)
e) Carry out daily inspection of installation and operation of the dredge monitoring system installed on the contractor’s working vehicles or equipment; request immediate remedial works upon detection of problems or faults failing to meet quality requirements as prescribed;
g) Carry out regular inspection and supervision of the contractor's internal quality control system; inspect coordinates, level and slope of the dredging areas according to design; monitor and speed up progress of dredging;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
i) Send weekly reports (according to forms as prescribed in Appendix II enclosed herewith) accompanied by a copy of daily records (in the reporting week) to Vietnam Maritime Administration and Maritime safety assurance corporations; make early reports on performance, difficulties accompanied by proposed handling measures to administrative agencies during the process; be responsible to the law and administrative agencies for the performance;
2. Duties and authority of the chief supervisor
a) Take charge of supervision at the site in general; give specific assignments to member supervisors;
b) Conduct hand-over meetings with Vietnam Maritime Administration, Maritime safety assurance corporations and contractors on behalf of supervision consultant;
c) Consider and instruct contractors to make submission of detailed construction measures for approval as prescribed;
d) Put forward the plan and make regular inspection of the task of supervision Request temporary suspension of working vehicles that fail to meet requirements and make immediate reports to regional port authorities, Maritime safety assurance corporations for handling as prescribed;
dd) Compile the construction of work items; make early reports on the construction, propose measures to deal with difficulties arising during the construction and send acceptance documents to heads of consultants during the construction;
e) Carry out the establishment of acceptance documents (in terms of technique and quantity), as-built dossiers of general acceptance of works;
g) Be responsible to the law for the task of supervision throughout the construction;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Conduct technical supervision, ensuring the works meet technical requirements, processes and designs;
b) Supervise and confirm the transport and disposal of sludge;
c) Supervise or implement the establishment of acceptance documents as assigned according to law provisions;
d) Implement recording of construction diary;
4. Vietnam Maritime Administration, regional port authorities, Maritime safety assurance corporations and consultants shall be responsible for supervising the implementation of dredging, repairs and maintenance of navigable channels as prescribed hereof and relevant law provisions.
5. During the supervision, supervision consultant must cooperate closely with Vietnam Maritime Administration, port authorities, Maritime safety assurance corporations and construction contractors in accelerating construction progress and ensuring the works achieve high quality; make early reports on technical issues to Maritime safety assurance corporations and contractors for coordinating handling as prescribed; Such handling must be recorded in construction diary.
Article 8. Installing dredge monitoring system on dredging vehicles
1. Vehicles transporting and disposing of sludge must be installed with dredge monitoring system.
2. Structure of a dredge monitoring system installed on vehicles transporting and disposing sludge:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Camera shall provide photographs of sludge containers before and during the transport and disposal of sludge at prescribed locations.
3. Requirements for minimum technical specifications and working conditions of the dredge monitoring system installed on vehicles transporting and disposing sludge:
a) AIS must guarantee standards IEC 61162-1 and IEC 60945 announced by The International Electrotechnical Commission (IEC); guarantee constant and stable transmission of information about journeys of dredging vehicles to the data center where Vietnam Maritime Administration, port authorities, Maritime safety assurance corporations and supervision consultant may follow up, inspect and supervise through the Internet.
b) Camera must guarantee following requirements: standard IP 66 (capable of preventing collision, dust and water), minimum resolutions of 420 TV line, supports for H.264, MPEG – 4 and MJPEG compression standards, build-in infra-red for recording images during night and day time, full display of actual time of recording, memory capacity large enough to record and store images continuously during the construction; at least two cameras must be installed as a provision for things going wrong.
c) The dredge monitoring system must be installed and protected against water and high humidity. Power sources supplied to the dredge monitoring system must ensure continuous and stable operation (round the clock).
d) The dredge monitoring system must be installed at appropriate and fixed positions on working vehicles (with lead seals secured) which are favorable for exploitation, monitoring and recording of images during the construction, transport and disposal of sludge ensuring no displacement or removal during the process of dredging.
4. Data safety function of dredging monitoring system;
a) Data recorded must ensure not to be erased or changed throughout the storage period.
b) Data recorded and stored in the memory must be set with a password before the process of dredging and disposal of sludge is carried out (the password shall be managed by Maritime safety assurance corporations and provided to regional port authorities and supervision consultant for monitoring and inspection if necessary).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 9. Management of data from dredging monitoring system
1. Data from the dredge monitoring system must be sent to the data center for management, exploitation and use serving the task of supervising vehicles transporting and disposing sludge.
2. The data center must be able to integrate data sent from AIS and display it on digital map; provide interfaces for access and use of integrated information through the Internet to serve the inspection and supervision by agencies and units (Vietnam Maritime Administration, port authorities, Maritime safety assurance corporations and supervision consultant);
3. The data center must store and make a backup of data regularly to avoid any loss; data must be stored for a minimum of three years since the works is accepted and put into operation.
4. Vietnam Maritime Administration shall organize management of the data center on the basis of existing information infrastructure, ensure uniformity and meet requirements for management, inspection, supervision, reference and provision of data about vehicles participating in dredging, repairs and maintenance of navigable channels (hereinafter referred to as “working vehicles”).
Article 10. Responsibilities of Vietnam Maritime Administration
1. Organize the implementation of dredging, repairs and maintenance of navigable channels according to laws, ensure progress and quality;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Provide guidance to port authorities on issuance of licenses to working vehicles in accordance with regulations on registration; Organize inspection of issuance of licenses to working vehicles by port authorities; inspect dredging and disposal of sludge through data provided by Maritime safety assurance corporations and supervision consultant;
4. Preside over and cooperate with Maritime safety assurance corporations in working with local competent agencies to select appropriate sites for disposal of sludge ensuring long-term stability, economic – technical efficiency and environmental protection;
5. Follow up, compile and make preparations for partial and entire summing-ups of the performance when the pilot period is over as prescribed in Decision No. 73/2013/QD-TTg;
Article 11. Responsibility of port authorities
1. Approve plans for ensuring maritime safety during the process of dredging, repairs and maintenance of navigable channels as prescribed in Article 14, Decree No. 21/2012/ND-CP.
2. Based on requests from Maritime safety assurance corporations, carry out inspection and issuance of licenses to working vehicles as prescribed in Article 67, Decree No. 21/2012/ND-CP; Decline to issue licenses to working vehicles that fail to meet requirements for registration as prescribed and have no dredge monitoring system installed as prescribed in Article 8 hereof;
3. Make decisions on working time at navigable channels to ensure safety to ships, boats operating in the area as well as to ensure progress and quality of works;
4. Cooperate with relevant units in inspecting disposal of sludge; monitor daily activities of working vehicles; impose strict penalties on any vehicle that disposes sludge in locations other than prescribed ones according to law provisions;
5. Exercise state administration on activities of dredging, repairs and maintenance of navigable channels within territorial waters assigned for management as prescribed;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Take responsibility for their own performance, comply with law provisions, complete annual plans for dredging, repairs and maintenance of navigable channels and make effective use of state budget capital;
2. Guarantee the works meet quality requirements under the contract for supply of public-interest services and laws on construction management and construction quality management;
3. Select construction contractors according to law provisions; tighten management and do not allow transfer of quantity or contracts; Bidding documents and construction contract must specify percentage of work quantity performed by sub-contractors, working vehicles and equipment hired or owned by main contractor; working vehicles and equipment hired; provisions on penalties imposed on contractors for violations of quality, progress, maritime safety and environmental protection (Main contractor shall be responsible for violations committed by its sub-contractors)
4. Organize inspection and check on vehicles proposed for use by contractors in the bid and according to construction realities and make submission to regional port authorities for approval; Cooperate with construction contractors, supervision consultant in checking and granting approval for construction measures, work quality control measures, detailed construction progress, labor safety and environment hygiene management measures, and at the same time sending them to Vietnam Maritime Administration and regional port authorities for management, inspection and supervision before implementation;
5. Establish and submit plans for ensuring maritime safety to regional port authorities for approval before implementation as prescribed; organize the implementation and report the performance after implementation;
6. During the process of construction, arrange personnel at the site permanently for monitoring and inspecting activities of supervision consultant and construction contractors (including sub-contractors and hired vehicles and equipment); document and deal with activities found in conflict with provisions prescribed by these units; Upon finding additional quantity and costs are arising, make immediate reports to Vietnam Maritime Administration for selection of a consultant who shall carry out measurement and establishment of adjusted dossiers and make the report to Vietnam Maritime Administration for approval or to the Ministry of Transport for consideration and decision;
7. Manage supervision of activities of dredging and disposing of sludge as prescribed, ensure maritime safety; make reports to Vietnam Maritime Administration on a monthly basis and on request;
8. Refuse to accept and make payment for work items that are not completed according to the approved construction drawing design or completed but quality is not guaranteed;
9. Copy images from cameras installed on working vehicles and photographs of sludge containers taken by supervision consultant for storage along with work completion dossiers as prescribed;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 13. Responsibilities of relevant consultants
1. Guarantee consulting services are carried out in accordance with assignments, technical regulations and law provisions;
2. Have quality control system as prescribed; perform designer supervision during the process of construction as prescribed; cooperate with administrative agencies, contractors in handling issues in connection with consultancy dossiers and issues arising during the process of construction; take part in inspection and acceptance of works at the request of administrative agencies;
3. Be responsible to the law and administrative agencies for performance and make compensations for any damage caused by their consulting services;
4. Fully exercise obligations and responsibilities under the signed contract and law provisions;
Article 14. Responsibilities of construction contractor
1. During the process of construction, comply strictly with the law on construction quality management, technical regulations and standards, design dossiers, approved plans for ensuring maritime safety, and other relevant law provisions; Be placed under regular supervision and inspection of construction quality by administrative agencies, engineering and supervision organizations;
2. Install the dredge monitoring system as prescribed in Article 8 hereof; In case the dredge monitoring system is damaged and not working during the transport, make immediate reports to supervision consultant, Maritime safety assurance corporations, main contractor (if any) for handling; if the problem is not remedied, allow the vehicle to complete disposal of sludge at prescribed locations and fix the problem before putting the vehicle into operation again; in case the contractor fails to make early report on the damage or failure of the dredge monitoring system, such shipment of sludge shall not be accepted.
3. Establish construction measures and progress to ensure work quality, labor safety and environmental hygiene during the process of construction; establish work quality control system to manage construction product and the works during the process of construction; establish construction diary adequately and organize internal inspection as prescribed; In case the result of survey and measurement for acceptance of works conducted by Vietnam Maritime Administration at the request of the contractor shows that the work performed by the contractor does not meet quality requirements according to the design and the signed contract, the contractor shall be responsible for paying all expenses for such measurements and keeping completing such work as prescribed;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Declare information about sub-contractors as stated in the bid and construction contract including the lists, performed quantity, scope of work, vehicles in their possession, and other relevant information;
6. Change construction measures only if accepted by Maritime safety assurance corporations and quantity of work only if accepted by Vietnam Maritime Administration; make regular reports on progress, quality, quantity, safety and environment;
7. Be responsible to administrative agencies and the law for the construction of works including portion of work performed by sub-contractors under the contract;
8. Carry out remedial works for the damage caused, accept administrative penalties as prescribed, be banned from participating in bidding activities for similar works from one to three years and take other responsibilities as prescribed if disposal of sludge in locations other than prescribed ones causes pollution to the environment or over 10% of quantity of work (not including portion of work within responsibility of sub-contractors as stated in the bid and signed contract) is transferred to other contractors.
This Circular takes effect since September 15, 2014.
1. Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector, general directors of Vietnam Maritime Administration, Northern and Southern maritime safety assurance corporations, relevant agencies, organizations, and individuals shall be responsible for executing this Circular.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Transport for consideration and handling in a timely manner./.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THE MINISTER
Dinh La Thang
;
Thông tư 28/2014/TT-BGTVT về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Số hiệu: | 28/2014/TT-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 29/07/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 28/2014/TT-BGTVT về trình tự, thủ tục thực hiện nạo vét, duy tu tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, sử dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Chưa có Video