BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 199/2009/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27
tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 61 huyện nghèo;
Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh
và bền vững đối với các huyện nghèo giai đoạn 2009 – 2020 theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ
(sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP)
như sau:
I. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo (sau đây gọi là Chương trình) được đảm bảo kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng, huy động đóng góp của doanh nghiệp, dân cư và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định.
2. Uỷ ban nhân dân các tỉnh có huyện nghèo, Uỷ ban nhân dân các huyện nghèo (Các tỉnh có huyện nghèo, các huyện nghèo được xác định tại phụ lục I ban hành kèm theo công văn số 705/TTg - KGVX ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ) có trách nhiệm huy động nguồn lực của địa phương, các đơn vị, tổ chức, cá nhân theo quy định và thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án, nhiệm vụ trên địa bàn theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án, nhiệm vụ trên địa bàn các huyện nghèo.
3. Các Bộ, cơ quan trung ương ưu tiên bố trí nguồn vốn do mình trực tiếp quản lý, phân bổ cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ trên địa bàn huyện nghèo. Uỷ ban nhân dân tỉnh ưu tiên nguồn vốn ngân sách địa phương để hỗ trợ các huyện nghèo (Kể cả huyện nghèo do địa phương quyết định đầu tư từ ngân sách địa phương).
4. Thực hiện Chương trình phải công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện. Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai về đối tượng thụ hưởng, định mức, kinh phí các chương trình, dự án, mục tiêu, nhiệm vụ từng năm và trong cả giai đoạn của Chương trình.
Điều 2. Cơ chế tài chính thực hiện chương trình
1. Đối với những địa bàn và những đối tượng thuộc huyện nghèo, nếu đang được hưởng các chính sách ưu đãi khác không trùng với các chính sách quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP thì tiếp tục hưởng các chính sách đó; nếu trùng với các chính sách trong Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP nhưng với mức ưu đãi khác nhau thì được hưởng theo mức ưu đãi cao nhất.
2. Tất cả các xã thuộc huyện nghèo (không bao gồm các xã thuộc huyện nghèo do địa phương quyết định đầu tư từ ngân sách địa phương) đều được hưởng các chính sách do Nhà nước quy định và thực hiện các cơ chế quản lý tài chính như đối với xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II của huyện nghèo.
3. Việc lồng ghép nguồn vốn để thực hiện các dự án, nhiệm vụ thuộc Chương trình trên địa bàn phải căn cứ vào chế độ, chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã và nguồn lực từ các chương trình, dự án, nhiệm vụ trên địa bàn đảm bảo đồng bộ, hiệu quả; giảm đầu mối, tập trung nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững; không làm thay đổi mục tiêu, tổng mức kinh phí đầu tư, tổng mức kinh phí sự nghiệp được giao. Đối với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến con người, hộ gia đình phải đảm bảo đủ kinh phí, thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và không được sử dụng nguồn kinh phí này để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ khác.
4. Những chương trình, dự án, nhiệm vụ đang sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nếu được các nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí để thực hiện thì được sử dụng toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn ngân sách nhà nước đã bố trí cho chương trình, dự án, nhiệm vụ để thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ khác theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP (sử dụng toàn bộ trong trường hợp nhà tài trợ hỗ trợ bằng hoặc cao hơn mức ngân sách nhà nước bố trí; sử dụng một phần tương ứng với mức nhà tài trợ hỗ trợ trong trường hợp nhà tài trợ hỗ trợ thấp hơn mức ngân sách nhà nước bố trí), trừ trường hợp có cam kết khác với các nhà tài trợ thì thực hiện theo cam kết đó.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được hưởng chính sách ưu đãi thuế (thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế) theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tài trợ cho giáo dục, y tế, xây dựng nhà tình nghĩa cho người nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai thì kinh phí tài trợ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế tính thuế thu nhập doanh nghiệp; doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số ngoài việc được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với các khoản chi cho lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số còn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ, cho lao động là người dân tộc thiểu số.
Ngoài các quy định nêu trên, doanh nghiệp, hợp tác xã còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập được miễn thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, có xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì thực hiện nghĩa vụ về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và được hưởng chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định của pháp luật về các sắc thuế đó.
Doanh nghiệp, hợp tác xã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh thì thực hiện nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ về chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước và được hưởng chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định của pháp luật về các chính sách thu đó.
II. LẬP, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH
Điều 3. Lập dự toán và phân bổ kinh phí
1. Việc lập, phân bổ, giao dự toán kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
2. Hàng năm, Uỷ ban nhân dân huyện lập dự toán kinh phí thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP theo từng dự án nhiệm vụ, chế độ, chính sách cùng với dự toán ngân sách huyện gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan để tổng hợp cùng với dự toán ngân sách tỉnh; trong đó xác định rõ các nguồn vốn thực hiện: ngân sách nhà nước (Phân rõ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương), vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng, vốn huy động đóng góp của các doanh nghiệp, dân cư và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định. Trong từng nguồn vốn nêu trên phải tách rõ vốn đầu tư, vốn sự nghiệp.
Dự toán ngân sách và các nguồn tài chính thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch hàng năm, đảm bảo tính khả thi; báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ liên quan để tổng hợp trình Chính phủ, trình Quốc hội quyết định.
Dự toán ngân sách hàng năm được lập theo các chỉ tiêu, biểu mẫu theo phụ lục Thông tư này và phải thuyết minh cụ thể căn cứ tính toán dự toán (Đối tượng; khối lượng; kinh phí; nguồn vốn) của từng dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách.
3. Đối với vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các dự án giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế: Căn cứ tổng mức vốn được giao và tiến độ thực hiện các dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh đăng ký nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm của từng dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ liên quan để tổng hợp, làm căn cứ huy động và bố trí vốn trái phiếu Chính phủ. Việc đăng ký nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm thực hiện theo thời hạn quy định như lập dự toán ngân sách nhà nước.
4. Đối với các Bộ, cơ quan trung ương: Lập dự toán ngân sách hàng năm theo lĩnh vực phân công quản lý, trong đó chi tiết kinh phí hỗ trợ cho huyện nghèo theo từng địa phương, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp cân đối báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong dự toán ngân sách hàng năm. Trong đó, chú ý các nội dung:
a. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp nhu cầu kinh phí Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Bao gồm cả kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất theo điểm 1, khoản A, mục II, phần II, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, trừ kinh phí hỗ trợ hộ nghèo 5 triệu đồng/ha/hộ để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích rừng nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất, hỗ trợ người nghèo 50% lãi suất tiền vay Ngân hàng thương mại Nhà nước để trồng rừng sản xuất); Chương trình bố trí dân cư; Vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình thuỷ lợi; Tiền vắc xin tiêm phòng nhằm khống chế và thanh toán dịch bệnh nguy hiểm đối với gia súc, gia cầm.
b. Uỷ ban Dân tộc tổng hợp nhu cầu kinh phí Chương trình 135 giai đoạn II (Không kể kinh phí các xã ngoài chương trình 135 được hưởng chính sách như xã thuộc chương trình 135); Chương trình trung tâm cụm xã; Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004; Quyết định 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007; Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007.
c. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổng hợp nhu cầu kinh phí Chương trình quốc gia giảm nghèo; Chương trình dạy nghề; Đề án xuất khẩu lao động.
d. Bộ Y tế tổng hợp nhu cầu kinh phí Chương trình Dân số và Kế hoạch hoá gia đình; vốn trái phiếu Chính phủ nâng cấp bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực, phòng khám đa khoa khu vực và dự án y tế khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho trung tâm y tế, trung tâm y tế dự phòng huyện.
e. Bộ Giáo dục - Đào tạo tổng hợp nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện kiên cố hoá trường lớp học và nhà ở công vụ cho giáo viên.
g. Bộ Giao thông vận tải tổng hợp nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ các công trình đường giao thông.
h. Bộ Xây dựng tổng hợp nhu cầu hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
i. Bộ Quốc phòng tổng hợp nhu cầu kinh phí đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho y, bác sĩ, cán bộ y tế cơ sở; xây dựng trạm xá quân dân y kết hợp; xây dựng trường nghề để đào tạo nghề đối với bộ đội xuất ngũ và lao động của địa phương; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giúp dân xây dựng nếp sống mới, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
k. Các Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổng hợp nhu cầu vốn tín dụng ưu đãi, mức cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để bố trí dự toán ngân sách hàng năm theo quy định.
5. Trên cơ sở dự toán ngân sách được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn các chương trình, dự án, mục tiêu, nhiệm vụ và nguồn huy động hợp pháp để thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong dự toán ngân sách địa phương, trong đó có dự toán ngân sách các huyện nghèo.
6. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao dự toán ngân sách cho các huyện. Căn cứ nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn được giao, nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã, Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định dự toán ngân sách huyện và phương án phân bổ ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị và giao dự toán ngân sách cho các xã (Trường hợp thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường, việc lập, quyết định dự toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính). Uỷ ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân xã quyết định dự toán thu, chi ngân sách xã.
7. Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai mức đầu tư cho từng công trình, dự án, nhiệm vụ và mức hỗ trợ cho từng hộ dân theo từng chính sách, chế độ được hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 54/2006/TT-BTC ngày 19/6/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai hỗ trợ trực tiếp của ngân sách nhà nước đối với cá nhân, dân cư.
Điều 4. Quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí
1. Việc quản lý sử dụng kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí để thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP cho các cơ quan, đơn vị và cho từng hộ dân phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, theo chế độ quy định. Đối với những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận, có xác nhận của trưởng thôn, bản và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định.
2. Đối với các công trình, dự án thực hiện từ nguồn vốn đầu tư phát triển.
Việc quản lý, cấp phát, thanh toán đối với các công trình, dự án được đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho các huyện nghèo. Ngoài ra, chú ý một số nội dung:
a. Đối với hỗ trợ khai hoang, phục hoá, tạo ruộng bậc thang: Căn cứ điều kiện cụ thể ở địa phương, những vùng có diện tích đất khai hoang tập trung, Uỷ ban nhân dân huyện lập dự án khai hoang, làm ruộng bậc thang bằng cơ giới sau đó giao cho các hộ sản xuất, thực hiện quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán theo quy định tại văn bản nêu trên. Đối với những vùng có diện tích đất nông nghiệp nhỏ, lẻ phân tán hoặc khó thi công bằng cơ giới thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự tổ chức, khai hoang, phục hoá, tạo ruộng bậc thang: Uỷ ban nhân dân xã lập danh sách các hộ dân (chi tiết theo số hộ, diện tích, địa điểm khai hoang, phục hoá, tạo ruộng bậc thang) trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Căn cứ danh sách các hộ dân được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi cơ quan tài chính làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát, thực hiện cấp phát bằng Lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước (chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân sách xã hoặc bổ sung có mục tiêu cho ngân sách xã tuỳ theo phân cấp quản lý) cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân trên cơ sở biên bản nghiệm thu diện tích khai hoang có ký nhận của từng hộ dân có xác nhận của trưởng thôn, bản.
b. Đối với dự án 5 triệu ha rừng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 89/2008/TT-BTC ngày 15/10/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán vốn ngân sách nhà nước cho Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và các văn bản liên quan.
c. Đối với vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007, Thông tư số 133/2007/TT-BTC ngày 14/11/2007 và Thông tư số 89/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ; Thông tư số 46/2008/TT-BTC ngày 06/6/2008, Thông tư số 114/2009/TT-BTC ngày 03/6/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn thực hiện Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; Thông tư số 119/2008/TT-BTC ngày 08/12/2008, Thông tư số 115/2009/TT-BTC ngày 03/6/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư các dự án y tế do địa phương quản lý theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội Khoá XII.
d. Đối với các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA, vốn tín dụng, vốn huy động đóng góp của các doanh nghiệp và dân cư: Thực hiện quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán theo quy định hiện hành tương ứng với từng nguồn vốn.
3. Đối với các nhiệm vụ, chế độ, chính sách thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp.
Việc quản lý, cấp phát kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Trong đó lưu ý một số nội dung sau:
a. Về hỗ trợ lương thực cho hộ nghèo thuộc thôn, bản giáp biên giới: Căn cứ danh sách các hộ nghèo ở thôn, bản giáp biên giới chưa tự túc được lương thực (Không bao gồm các đối tượng đã được hưởng chế độ, chính sách từ các chương trình khác, như: Dự án 4 huyện vùng cao núi đá Hà Giang; Hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, nhận đất trồng rừng sản xuất quy định tại tiết c điểm 1 khoản A mục II phần II Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP,...) được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng; khối lượng gạo thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của trưởng thôn, bản) và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, cơ quan Tài chính kiểm tra, lập Lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước chuyển kinh phí cho đơn vị được giao nhiệm vụ để thanh toán cho các đơn vị cung ứng lương thực.
b. Đối với việc hỗ trợ một lần giống cây trồng, vật nuôi và phân bón: Căn cứ định mức giống, phân bón, giá giống, phân bón do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai cho các hộ các loại cây trồng, vật nuôi được phép chuyển đổi để đăng ký diện tích và số lượng, chủng loại giống, phân bón tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt. Căn cứ hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng; số lượng, chủng loại, giá giống cây trồng, vật nuôi và phân bón thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của trưởng thôn, bản) và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, cơ quan Tài chính kiểm tra, lập Lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước chuyển kinh phí cho đơn vị được giao nhiệm vụ để thanh toán cho các đơn vị cung ứng.
Đối với giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hoá khác mua của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của giá cả trên địa bàn cùng thời điểm (Phòng Tài chính kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định đảm bảo phù hợp với mặt bằng chung của giá cả trên địa bàn cùng thời điểm); chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn, bản nơi bán, được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.
c. Hỗ trợ hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 6/4/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư; Thông tư liên tịch số 50/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 21/5/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 6/4/2006; Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT - BTC-BCN ngày 16/5/2005 của Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp về hướng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công. Đối với hộ nghèo được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-LĐTBXH ngày 20/8/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
d. Đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Đối với hộ nghèo được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-LĐTBXH ngày 20/8/2007 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Hỗ trợ người lao động học văn hoá, học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để xuất khẩu lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
đ. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của Uỷ ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010.
4. Kinh phí chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức họp triển khai, sơ kết, tổng kết, công tác phí cho cán bộ đi dự các hội nghị, tập huấn của tỉnh, huyện và trung ương, thiết bị văn phòng,.. các cấp địa phương được đảm bảo từ ngân sách địa phương và kinh phí quản lý của Chương trình 135 giai đoạn II và được quản lý, cấp phát, thanh quyết toán theo các quy định hiện hành đối với từng nguồn vốn.
5. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình từ ngân sách đều phải quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng tiền mặt, vật tư, tài trợ bằng hiện vật, lao động, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động, cơ quan tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam để làm lệnh thu ngân sách, đồng thời làm lệnh chi ngân sách gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để hạch toán vào giá trị công trình, dự án và ghi thu, ghi chi Ngân sách Nhà nước theo quy định.
6. Số kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thực hiện Chương trình theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được hạch toán, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương theo quy định hiện hành.
III. KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả Chương trình trên địa bàn. Căn cứ mục tiêu của Chương trình và điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các huyện xây dựng các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được theo tiến độ từng năm, từng giai đoạn và kết thúc Chương trình làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả thực hiện chương trình trên địa bàn từng huyện, xã và toàn tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện Chương trình. Cơ quan thường trực Chương trình của tỉnh chủ trì đề xuất kế hoạch, nội dung kiểm tra, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá thực hiện Chương trình.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, các đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đoàn thể xã hội các cấp ở địa phương, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện Chương trình.
1. Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo các cơ quan có liên quan và Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc nhà nước tổ chức theo dõi tình hình cấp phát thanh toán kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ, chế độ, chính sách quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; hàng tháng Uỷ ban nhân dân xã báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện để báo cáo Sở, ban ngành có liên quan về kết quả thực hiện Chương trình tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Định kỳ hàng tháng, quý, năm Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện gửi Cơ quan thường trực Chương trình ở trung ương (Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội), Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận: |
KT. BỘ
TRƯỞNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
THE
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 199/2009/TT-BTC |
Hanoi, October 13, 2009 |
THE MINISTRY OF FINANCE
Pursuant to the Government's Decree
No. 60/2003/ND-CP of June 6, 2003, detailing and guiding the Law on the State
Budget;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008,
defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the
Ministry of Finance;
Pursuant to the Government's Resolution No. 30a/2008/ND-CP of December 27,
2008, on the Program on rapid and sustainable poverty reduction in 61 poor
districts;
The Ministry of Finance provides for the financial mechanism for the
implementation of the Program on rapid and sustainable poverty reduction during
2009-2020 under the Government's Resolution No. 30a/2008/NQ-CP of December 27,
2008 (below referred to as
Resolution No. 30a/2008/ND-CP), as follows:
I. FINANCIAL MECHANISM FOR THE IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM
1. Funding sources for the Program on support for rapid and sustainable poverty reduction in poor districts (below referred to as the Program) include the state budget, ODA, government bonds, credit capital and contributions of enterprises and people and other lawful financial sources.
2. People's Committees of provinces with poor districts and People's Committees of poor districts (provinces with poor districts and poor districts are identified in Appendix I to the Prime Minister's Official Letter No. 705/TTg-KGVX of May 11, 2009) shall mobilize local sources and raise funds from units, organizations and individuals according to regulations and consolidate capital sources for programs, projects and tasks earned out in their localities under a joint circular of the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance guiding the consolidation of capital sources for programs, projects and tasks carried out in poor districts.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. The Program must be implemented in a transparent and democratic manner with the broad participation of local people. Commune-level People's Committees shall make public announcement on beneficiaries and funding amounts of programs, projects, objectives and tasks in each year and throughout the implementation duration of the Program.
Article 2. Financial mechanism for the implementation of the Program
Localities and beneficiaries in poor districts which are enjoying incentive policies other than those specified in Resolution No. 30a/2008/NQ-CP continue enjoying these policies. If such policies are similar to those provided in Resolution No. 30a/2008/ND-CP, but the incentive levels arc different, they will enjoy the higher incentives.
2. All communes in poor districts (excluding those in districts in which investments are made with local budget funds under decisions of local administrations) are entitled to policies provided by the State and implement the financial management mechanism applicable to communes with extremely difficult conditions of poor districts which are covered by Program 135, phase II.
3. The consolidation of capital sources for the implementation of projects and tasks under the Program in localities must be based on general mechanisms and policies on poverty reduction support, actual demand of people in each hamlet or commune, and resources of local programs and projects so as to ensure uniformity and efficiency. The number of intermediary units must be reduced so as to concentrate resources for the fulfillment of the objective of rapid and sustainable poverty reduction without changing the assigned objectives, total investment and nonbusiness funds. Adequate funds must be ensured for the implementation of regimes, criteria and norms related to individuals and households and must not be used for other objectives and tasks.
4. In case donors provide financial support for the implementation of programs, projects and tasks which are currently funded with the state budget, part or the whole of the state budget capital amount already allocated to these programs, projects or tasks may be used to implement other programs, projects and tasks under Resolution No. 30a/2008/NQ-CP (the whole amount may be used, if the financial support provided by donors is higher than or equal to the allocated slate budget amount; a part equivalent to the financial support provided by donor may be used, if the financial support provided by donors is lower than the allocated state budget amount), unless otherwise committed with donors.
5. Enterprises and cooperatives newly founded under investment projects in geographical areas with difficult and extremely difficult socioeconomic conditions, economic zones and hi-tech parks; hi-tech projects or scientific research and technological development projects, public investment projects to develop exceptionally important infrastructure facilities and projects to manufacture software products; and education and training, job training, healthcare, cultural, sports and environmental enterprises are entitled to tax incentives (preferential tax rates, tax exemption and reduction) according to the Law on Enteiprise Income Tax. Enterprises and cooperatives that provide donations for education and healthcare activities, construction of houses for the poor or remedying of natural disaster consequences will be allowed to account these donations as deductible expenses upon determination of incomes liable to enterprises income tax. Production, construction or transport enterprises which employ a large number of female or ethnic minority laborers are. apart from being permitted to account expenses for female or ethnic minority laborers as deductible expenses upon determination of taxable income, also entitled to enterprise income tax reduction corresponding to the amounts paid for female or ethnic minority laborers.
In addition, enterprises and cooperatives are also exempted from enterprise income tax for incomes eligible for tax exemption under the Law on Enterprise Income Tax. In case enterprises or cooperatives produce or trade in goods or provide services liable to value-added tax or excise tax or import or export goods to serve their production and business activities, they shall pay value-added tax, excise tax, import tax or export tax and enjoy incentives (if any) under relevant tax laws.
Enterprises and cooperatives which are allocated or leased land by the State under the land law for use as grounds for production and business operations shall pay land use levy or land rent under the Government's regulations on the collection of land use levy and land and water surface rent and enjoy incentives (if any) under relevant laws.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 3. Fund estimation and allocation
1. Funds for the implementation of the Program will be estimated and allocated under the Law on the State Budget, the Prime Minister's instructions and guiding documents.
2. Annually, district-level People's Committees shall estimate funds for the implementation of Resolution No. 30a/2008/NQ-CP for each project, task, regime or policy and send these funding estimates, together with their budget estimates, to the provincial-level Finance Department, Planning and Investment Department and relevant agencies for inclusion in the budget estimate of the province. These funding estimates must identify to-be used capital sources, including the state budget (central budget and local budget). ODA, government bonds, credit capital, contributions of enterprises and people and other lawful financial sources as prescribed, with investment capital and non-business capital of each capital source clearly separated.
Budget estimates and funding sources for the implementation of projects, tasks, regimes and policies specified in Resolution No. 30a/2008/NQ-CP shall be allocated under annual plans so as to ensure their feasibility: They shall be reported to the provincial-level People's Committee for consideration and sending to the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and relevant ministries for sum-up and submission to the Government for subsequent submission to the National Assembly for decision.
Annual budget estimates shall be elaborated according to criteria and forms provided in Appendices to this Circular {not printed herein) with specific explanations about grounds for estimating funds for each project, task, regime or policy (beneficiaries, work volume, funds and capital sources).
3. For investment capital from government bonds for traffic, irrigation, education and healthcare projects: Based on the total assigned capital level and the implementation schedule of projects, annually, the provincial-level People's Committee shall send a written registration of the need for government bond capital for each project to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and concerned ministries for sum-up and use as a basis for mobilization and allocation of government bond capital. The registration of annual needs for government bond capital shall be carried out within the time limit for the elaboration of state budget estimates as prescribed.
4. Ministries and central agencies shall elaborate annual budget estimates according to their assigned domains, detailing funds of support for poor districts in each province, and send these estimates to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for sum-up and reporting to the Government for inclusion into the annual budget estimates for submission to the National Assembly, paying special attention to the following:
a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall sum up capital needs for the project on planting five million hectares of forests (including funds for the implementation of policies on support through contracting forests for tending and protection and assigning land areas for production forest plantation specified at Point 1. Clause A. Section II, Part II of the Government's Resolution No. 30a/2008/NQ-CP of December 27, 2008, except for the amount of VND 5 million/ ha/household provided as financial support for poor households to build food-crop fields on the forest areas contracted for tending and protection or land areas assigned for production forest plantation and the 50%-interest rate support for loans borrowed from state commercial banks for production forest plantation); the program on the resettlement of inhabitants; government bond capital for irrigation works; and funds for vaccination against dangerous epidemics for cattle and poultry.
b/ The Committee for Ethnic Affairs shall sum up capital needs for the implementation of Program 135, phase II (excluding funds for communes outside Program 135 but entitled to policies like communes covered by Program 135); the program on building centers of commune clusters; the Prime Minister's Decision No. 134/2004/QD-TTg of July 20, 2004: Decision No. 32/2007/QD-TTg of March 5, 2007 and Decision No. 33/2007/QD-TTg of March 5, 2007.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d/The Ministry of Health shall sum up capital needs for the program on population and family planning; government bond capital for upgrading district and regional hospitals, regional general clinics and other healthcare projects under the Prime Minister's decisions; and state budget capital for investment in district-level health centers and preventive medicine centers.
e/ The Ministry of Education and Training shall sum up the needs for government bond capital for the building of permanent schools and classrooms and housing for teachers.
f/ The Ministry of Transport shall sum up the needs for government bond capital for the construction of road works.
g/ The Ministry of Construction shall sum up capital needs for provision of housing support to poor households.
h/ The Ministry of National Defense shall sum up capital needs for training and re-training physicians and medical workers at the grassroots level to raise their professional qualifications; building civil-military health stations; building vocational training schools for demobilized soldiers and local laborers; organizing cultural and art activities, helping local people develop a new lifestyle, and assuring social security, order and safety.
i/ State-run commercial banks, the Vietnam Bank for Social Policies and the Vietnam Development Bank shall sum up needs for preferential credit capital and calculate levels of interest rate support and management expenses and send them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment for inclusion into annual state budget estimates according to regulations.
5. On the basis of the budget estimates assigned by the Prime Minister, the local budget, capital sources of programs, projects, objectives and tasks and other lawful sources for the implementation of projects, tasks, regimes and policies prescribed in Resolution No. 30a/2008/ND-CP. the provincial-level Finance Department shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in. reporting funding estimates to the provincial-level People's Committee for submission to the provincial-level People's Council for inclusion in the local budget estimate, including budget estimates of poor districts.
6. Based on the resolution of the provincial-level People's Council, the provincial-level People's Committee shall assign budget estimates to districts. Based on resources of local programs and projects and actual demand of people in each hamlet or commune, the district-level People's Committee shall propose the district-level People's Council to decide on district budget estimates and the plan on allocation of budget capital to each agency and unit and assign budget estimates to communes (in localities where district-level People's Councils are not organized on a pilot basis, budget estimates will be elaborated and decided under the guidance in the Finance Ministry's Circular No. 63/2009/TT-BTC of March 27, 2009). Commune-level People's Committees shall propose commune-level People's Councils to decide on revenue-expenditure estimates of commune budgets.
7. Based on the decision of competent authorities, commune-level People's Committees shall publicize the investment level for each work, project or task and the support level for each household under each policy or regime according to the Finance Ministry's Circular No. 10/2005/TT-BTC of February 2. 2005. guiding the implementation of the Regulation on financial publicization applicable to the allocation, management and use of capital construction investment capital belonging to the state budget, and Circular No. 54/2006/TT-BTC of June 19. 2006. guiding the implementation of the Regulation on financial publicization of supports directly provided from the slate budget to individuals.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Funds for the Program will be managed and used under the Law on the State Budget and its guiding documents.
The management, allocation, payment and finalization of funds for the implementation of projects, tasks, regimes and policies specified in Resolution No. 30a/2008/NQ-CP for agencies and units as well as for each household must be strictly implemented for proper objectives towards right beneficiaries in accordance with regulations. For payments in cash (or kind) to households, commune-level People's Committees shall make a list of receiving households with the signatures of household heads and the certification of the hamlet chief and fully comply with regulations on payment procedures and documents.
2. For works and projects funded with development investment capital
The management, allocation and payment of capital for works and projects funded with the state budget comply with the Finance Ministry's circular guiding the management, payment and finalization of investment capital for poor districts, paying special attention to the following contents:
a/ For supports provided for reclamation, restoration and cultivation of terraced fields: Based on specific conditions in the locality and large land areas for reclamation, the district-level People's Committee shall formulate projects on mechanicalized reclamation and cultivation of terraced fields, assign these projects to households and manage, allocate, pay and finalize funds to them according to the above circular. For small and scattered areas of agricultural land or land areas where it is difficult for mechanicalized cultivation, supports shall be provided directly to households to reclaim, restore and cultivate terraced fields by themselves: commune-level People's Committees shall make a list of households (covering such details as number of households, areas and places of terraced fields to be reclaimed, restored or cultivated) for submission to the district-level People's Committee for approval. Based on the list of households approved by the district-level People's Committee, the commune-level People's Committee shall sum up capital needs for sending the financial agency for use as a basis for examination, control and allocation of funds through an order of payment via the state treasury (to be transferred into the commune budget account or supplemented as targeted allocations to the commune budget depending on management decentralization) to the commune-level People's Committee for payment to households on the basis of written records of reclaimed land areas which are signed by household representatives and certified by village chiefs.
b/ The project on planting five million hectares of forests complies with the guidance in the Finance Ministry's Circular No. 89/2008/ TT-BTC of October 15, 2008, guiding the management, allocation and payment of state budget capital for the project on planting five million hectares of forests and other relevant documents.
c/ Investment capital from government bonds complies with the Finance Ministry's Circular No. 28/2007/TT-BTC of April 3, 2007, Circular No. 133/2007/TT-BTC of November 14, 2007, and Circular No. 89/2009/TT-BTC of April 29, 2009, guiding the management, allocation, payment and finalization of investment capital from government bonds; Circular No. 46/2008/TT-BTC of June 6, 2008, Circular No. 1I4/2009/TT-BTC of June 3, 2009, guiding the mechanism on management and use of capital for the implementation of the Scheme on building of permanent schools and classrooms and housing for teachers during 2008-2012: Circular No. 119/2008/TT-BTC of December 8. 2008, Circular No. 115/2009/TT-BTC of June 3, 2009, guiding the management, payment and finalization of investment capital for locally run healthcare projects under Resolution No. 18/2008/NQ-QH12 of June 3, 2008, of the XIlth National Assembly.
d/ The management, allocation, payment and finalization of capital of programs and projects. ODA capital, credit capital and capital mobilized from enterprises and people comply with current regulations applicable to each capital source.
3. For tasks, regimes and policies performed with non-business capital sources.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Regarding the supply of food for poor households in border hamlets: Based on the list of food-lacking poor households in border hamlets (excluding beneficiaries of regimes and polices under other programs such as the project in rock mountain districts in Ha Giang province: poor households receiving forests for contractual forest tending and protection or land for production forest plantation specified at Item c. Point 1, Clause A, Section II. Part II of Resolution No. 30a/2()08/NQ-CP) approved by the district-level People's Committee, rice supply contracts signed between the unit authorized by competent authorities and rice suppliers, the quantity of rice actually provided to households according to the handover record between the supplier and each household (which must be signed the household head and certified by the village head) and the request of the commune-level People's Committee, the finance agency shall conduct examination, make and send a payment order to the state treasury for the latter to transfer funds to the unit assigned to make payment to the rice suppliers.
b/ For the lump-sum support for the purchase of plant varieties and animal strains and fertilizer: Based on the norms on. and prices of. strains and fertilizer decided by the chairperson of the provincial-level People's Committee, commune-level People's Committees shall announce species of plant and animal to be used for agricultural restructuring for households to register the areas of land under cultivation and the quantity and kinds of strains and fertilizer for submission to the district-level People's Committee for approval. Based on the supply contracts signed between the units authorized by competent authorities and suppliers; the quantity, kinds and prices of varieties or strains and fertilizer actually supplied to households according to the handover record between the supplier and each household (which must be signed the household head and certified by the hamlet chief) and the request of the commune-level People's Committee, the finance agency shall examine and send a payment order to the state treasury for the latter to transfer funds to the unit assigned tasks to make payment to suppliers.
In case varieties or strains, fertilizer and other goods are purchased from people for use in projects under the Program, their prices must match the common prices in the local market at that time (the district-level finance office shall evaluate prices so as to ensure this); payment documents are sale and purchase documents with households which must be certified by the hamlet chief and the commune-level People's Committee.
c/ The provision of support for agricultural, fishery and industrial extension activities complies with Joint Circular No. 30/2006/TTLT-BTC-BNNPTNT of April 6, 2006. of the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries, on the management and use of non-business economic funds for agricultural and fishery extension activities: Joint Circular No. 50/2007/ TTLT-BTC-BNNPTNT of May 21. 2007. of the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Fisheries, amending and supplementing Circular No. 30/2(K)6/TTLT-BTC-BNNPTNT of April 6. 2006: Joint Circular No. 36/2006/TTLT-BTC-BCN of May 16.2005. of the Ministry of Finance and the Ministry of Industry, guiding the use of non-business economic funds for industrial extension activities. Funds for the provision of support for poor households comply with Joint Circular No. 1()2/2(X)7/TTLT-BTC-LDT13XH of August 20. 2007. of the Ministry of Finance, the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs, guiding the mechanism on financial management applicable to a number of projects under the national target program on poverty alleviation.
d/ Funds for job training of rural laborers comply with Joint Circular No. 06/2006/TTLTI-BTC-BLDTBXH of January 19. 2006. of the Ministry of Finance and the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs, guiding the provision of support in short-term job training to rural laborers: funds for poor households comply with Joint Circular No. 102/2007/TTLT/BTC-LDTBXH of August 20. 2007, of the Ministry of Finance and the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs guiding the mechanism of financial management applicable to a number of projects under the national target program on poverty reduction. The provision of support in general education and vocational and foreign language training for laborers to work abroad complies with the Joint Circular of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance, guiding the implementation of a number of provisions of the Prime Minister's Decision No. 71/2009/QD-TTg of April 29, 2009.
e/ Funds for training and re-training commune and hamlet cadres to improve their qualifications comply with Joint Circular No. 01/2008/TTLT-UBDT-KHDT-TC-XD-NNPTNT of September 15, 2008, of the Committee for Ethnic Affairs, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Construction and the Ministry of Agriculture and Rural Development, guiding the implementation of the program on socio-economic development in communes with exceptionally difficult conditions in ethnic minority and mountainous regions during 2006-2010.
4. Funds for direction, examination and supervision activities and meetings, preliminary reviews and final reviews and working-trip allowances for participants in conferences and re-training courses organized at commune, district or central levels and office equipment for localities shall be allocated from local budgets and management funds of the Program 135, phase II, and managed, allocated, paid and finalized according to current regulations applicable to each source of capital.
5. Funds for the implementation of the Program which are allocated from budgets must be managed and paid via state treasuries. For contributions made in cash or kind as well as donations in kind or labor, based on the unit price of contributed items and the value of working day, finance agencies shall convert these contributions and donations into Vietnam dong and make orders on remittance into the state budget and, at the same time, orders on payment via state treasuries for the latter to account them into the value of the work or project and record them as state budget revenues and expenditures according to regulations.
6. Funds allocated from the central budget as targeted allocations to local budgets for the implementation of the Program under Resolution No. 30a/2008/ND-CP shall be accounted and finalized as local budget revenues and expenditures according to current regulations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 5. Examination, supervision and evaluation
1. Provincial-level People's Committees shall take direct and full responsibility for the quality, schedule and effectiveness of the Program in their localities. Based on the Program's objectives and their local practical conditions, provincial-level People's Committees shall direct districts to formulate specific targets to be obtained each year and each period and upon the termination of the Program, which shall be used as grounds for evaluating the implementation of the Program in each district and commune as well as the whole province.
2. Provincial-level People's Committees shall direct agencies, units and districts to regularly examine the implementation of the Program. Provincial-level standing agencies of the Program shall propose inspection plans and contents and assist provincial-level People's Committees in summing up and reporting the results of evaluation of the Program.
3. Provincial-level People's Committees shall direct departments, district-level People's Committees and relevant units to create favorable conditions for People's Councils, Fatherland Front and mass organizations at all levels and the community to participate in the supervision of the implementation of the Program in a coordinated manner.
1. District-level People's Committees shall direct relevant agencies and commune-level People's Committees to collaborate with state treasuries in monitoring the allocation, payment and finalization of funds for the implementation of projects, tasks, regimes and policies prescribed in Resolution No. 30a/2008/ND-CP; commune-level People's Committees shall make monthly reports on the implementation of the Program to district-level People's Committees which shall report them to concerned provincial-level departments and branches for sum up and reporting to provincial-level People's Committees.
2. Provincial-level People's Committees shall make monthly, quarterly and annual reports on the implementation to the Program to the Program's standing agency at the central level (the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs), the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment according to regulations of the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs.
Article 7. Implementation provisions
1. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
FOR
THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER
Pham Sy Danh
;
Thông tư 199/2009/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 199/2009/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Sỹ Danh |
Ngày ban hành: | 13/10/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 199/2009/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video