BỘ QUỐC
PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 135/2010/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Thực hiện Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và phù hợp với yêu cầu thực tế, Bộ Quốc phòng hướng dẫn chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị quân đội sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước như sau:
1. Chế độ công tác phí quy định tại Thông tư này là khoản chi phí để trả cho quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng đi công tác trong nước (sau đây được gọi là người được cử đi công tác), hoặc được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn; bao gồm: Tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).
2. Thủ trưởng các cơ quan , đơn vị phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng người và thời gian đi công tác) và trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao hàng năm, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
3. Các đơn vị có trách nhiệm thu xếp nơi ăn, nghỉ cho người đến công tác tại đơn vị mình.
4. Cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán các khoản công tác phí cho người đi công tác trừ trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 7, Điều 2, Thông tư này.
5. Các điều kiện để được thanh toán công tác phí:
a) Có giấy công tác của cấp có thẩm quyền ký duyệt; hoặc có giấy mời của các cơ quan tiến hành tố tụng ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn;
b) Thực hiện đứng nhiệm vụ được giao;
c) Có đầy đủ chứng từ để thanh toán theo quy định.
6. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:
a) Đơn vị hành quân dã ngoại, huấn luyện diễn tập, di chuyển địa điểm hoặc đi tập thể khác có tổ chức nuôi quân dọc đường;
b) Những ngày điều trị tại các bệnh viện, bệnh xá, đội điều trị, nhà nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; những ngày ở các trạm khách, nhà khách chờ phân công công tác hoặc giải quyết chính sách;
c) Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn;
d) Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;
đ) Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại các địa phương, đơn vị hoặc cơ quan khác.
7. Công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị quân đội trong những ngày được cử đi công tác nếu do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ thì ngoài chế độ phụ cấp lưu trú, còn được thanh toán chế độ trả lương làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức theo quy định hiện hành. Chế độ trả lương làm thêm giờ chỉ được thanh toán trong trường hợp được cấp có thẩm quyền yêu cầu phải làm thêm giờ, không thanh toán cho các trường hợp đi công tác kết hợp giải quyết các việc riêng trong những ngày nghỉ.
Điều 2: Nội dung chi và mức chi công tác phí
1. Thanh toán tiền công tác khi đi bằng phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt:
a) Người đi công tác sử dụng các phương tiện giao thông vận tải công cộng thông thường (ví như đối với tàu hoả không phải khoang máy lạnh có 4 giường trở xuống, đối với ô tô không phải ô tô tắc xi,…), nếu có đủ vé tàu, vé xe hợp lệ thì được thanh toán tiền tàu xe, xe theo giá cước quy định; cước qua đò phà cho bản thân và phương tiện của người đi công tác , phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác trực tiếp chi trả;
b) Trường hợp người đi công tác bằng phương tiện của đơn vị(ô tô, mô tô, tàu thuỷ, máy bay quân sự,…), phương tiện do đơn vị thuê, hoặc do đơn vị nơi cán bộ đến công tác bố trí thì không được thanh toán tiền tàu xe;
c) Chứng từ và mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé, hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, tiền ăn, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu.
2. Thanh toán tiền công tác khi đi bằng phương tiện máy bay:
Người đi công tác được thanh toán tiền vé máy bay; tiền cước phương tiện vận tải công cộng thông thường từ nơi xuất phát đi sân bay và ngược lại (nếu có) bao gồm:
a) Đối với các đối tượng lãnh đạo cao cấp thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước;
b) Hạng ghế thương gia (Business class hoặc C class) dành cho cán bộ lãnh đạo đang hưởng thụ cấp chức vụ lãnh đạo có hệ số từ 1,3 trở lên; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và các đồng chí có cấp bậc quân hàm từ Trung tướng trở lên;
c) Các đối tượng còn lại: Chỉ huy đơn vị căn cứ vào yêu cầu công tác, xem xét quyết định cho cán bộ đi công tác bằng phương tiện máy bay hạng ghế thường.
Khi thanh toán vé máy bay, ngoài cuống vé ( hoặc vé điện tử) phải kèm theo thẻ lên máy bay.
3. Thanh toán tiền công tác khi tự túc phương tiện (kể cả đi bộ):
a) Người được cử đi công tác, nhưng phải tự túc phương tiện (kể cả đi bộ) cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực vùng cao, hải đảo; miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại) thì được cơ quan, đơn vị thanh toán tiền tàu xe theo cước giá ô tô vận tải hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số km thực đi. Trường hợp đặc biệt, không có phương tiện vận tải hành khách công cộng thông thường thì được thanh toán với mức 2.000 đồng/km thực đi đối với vùng cao, biên giới, hải đảo; 1.000 đồng/km thực đi đối với vùng còn lại;
b) Căn cứ để thanh toán tiền tự túc phương tiện đi công tác gồm: Giấy đi đường của người đi công tác có xác nhận của cơ quan nơi đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách); bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình thủ trưởng cơ quan đơn vị duyệt thanh toán.
4. Phụ cấp lưu trú:
Phụ cấp lưu trú được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nên đến công tác); mức chi cụ thể như sau:
a) Thời gian đi trên đường (từ 5h/ngày trở lên; hoặc từ 150 km/ngày trở lên đối với khu vực vùng cao, miền núi khó khăn, vùng sâu và 300 km/ngày trở lên đối với vùng còn lại – trừ biển, đảo): 150.000 đồng/ngày;
b) Thời gian lưu trú tại đơn vị nơi đến công tác (kể cả trường hợp đi và về trong ngày không đạt được số giờ/ngày hoặc km/ngày theo quy định tại điểm a, khoản này): 50.000 đồng/ngày;
c) Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì thời gian đi làm nhiệm vụ thực tế trên biển, đảo được hưởng mức: 150.000 đồng/ngày; trường hợp được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên tàu chiến đấu, tàu Cảnh sát biển, tàu tìm kiếm cứu hộ, chở nạn trên biển, tàu vận tải phục vụ trên biển (gọi chung là tàu Hải quân) thì hưởng chế độ phụ cấp đi biển theo quy định;
d) Chứng từ làm căn cứ thanh toán phụ cấp lưu trú gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt và cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc là của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú).
5. Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:
a) Các đơn vị phải sử dụng nhà khách, trạm khách, doanh trại để thu xếp chỗ ở cho quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng đến công tác tại đơn vị mình;
b) Trường hợp đặc biệt, có lý do chính đáng như phải ngủ đêm trên đường đi công tác hoặc đến công tác tại các cơ quan, đơn vị không có nhà khách, không bố trí được chỗ nghỉ cho khách thì được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác, nhưng phải có xác nhận của đơn vị nơi đến công tác. Mức chi tiền thuê phòng nghỉ được thanh toán theo hoá đơn thu tiền thực tế, nhưng tối đa không quá các mức quy định sau:
- Đối với các đối tượng lãnh đạo cấp Bộ trưởng và các chức danh tương đương: không quá 2.500.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/ 1 phòng.
- Đi công tác tại các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, Thành phố Đà Nẵng, thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:
+ Đối với các đối tượng lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 không quá 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn một người/ 1 phòng;
+ Các đối tượng còn lại: không quá 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
- Đi công tác tại các vùng còn lại:
+ Đối với các đối tượng lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3: không quá 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/ phòng.
- Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới (đối với đối tượng còn lại), thì người lẻ được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn ( theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);
- Trường hợp đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn cao hơn tiêu chuẩn của mình, thì được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (phòng standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).
c) Chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền thuê phòng nghỉ gồm: Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt số lượng ngày cử đi công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt số lượng ngày cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác ( hoặc khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) và hoá đơn hợp pháp.
6. Thanh toán khoản tiền công tác phí theo tháng:
Trường hợp những người thường xuyên phải đi công tác trên 10 ngày/tháng ( như: Quân bưu, tiếp phẩm, kế toán giao dịch,…) trong phạm vi địa bàn hoặc khu vực nhất định được thanh toán tiền công tác phí khoán tháng tối đa không quá 300.000 đồng/người/ tháng.
Trường hợp đối tượng nêu trên được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể thì được thanh toán tiền công tác phí theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 điều này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đủ điều kiện đi công tác lưu động trên 10 ngày/ tháng.
7. Trường hợp đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan:
a) Trường hợp đoàn công tác phối hợp liên cơ quan, đơn vị trong quân đội thì: cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền công tác phí cho người thuộc cơ quan, đơn vị mình cử đi công tác;
b) Trường hợp cán bộ quân đội được cử tham gia các đoàn công tác liên Bộ (do các Bộ, ngành ngoài quân đội chủ trì hoặc cán bộ ngoài quân đội tham gia đoàn công tác do bộ Quốc phòng chủ trì), nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành đó:; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho các thành viên đoàn công tác;
c) Trường hợp cán bộ đi công tác theo đoàn phối hợp liên nghành, liên cơ quan do Thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên triệu tập trưng dụng; hoặc phối hợp để cùng thực hiện các phần việc thuộc nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước thanh lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác trong đoàn.
Trường hợp các cá nhân thuộc thành phần đoàn đi công tác không đi tập trung theo đoàn đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác.
Ngoài ra, cơ quan, đơn vị cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
d) Chứng từ làm căn cứ thanh toán: ngoài chứng từ thanh toán theo quy định, phải có công văn trưng tập (thư, công văn mời) cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị khác đi công tác trong đó ghi rõ trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi công tác của mỗi cơ quan, đơn vị.
8. Trường hợp quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm nhân chứng trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn thì do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán công tác phí cho nhân chứng nguồn kinh phí của cơ quan tiến hành tố tụng.
Điều 3: Quy định chung về chế độ chi tiêu hội nghị
1. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị (gồm: Hội nghị quân chính, tổng kết hàng năm; hội nghị chuyên đề triển khai các chế độ chính sách; hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật; hội thi kỹ thuật chuyên môn giỏi …) phải được nghiên cứu sắp xếp địa điểm hợp lý, tăng cường hình thức họp trực tuyến (online) trên cơ sở đảm bảo phù hợp với yêu cầu của từng cuộc họp; thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc cần xử lý một cách hợp lý để cân nhắc quyết định thành phần, số lượng đại biểu và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.
2. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị phải thực hiện theo đúng chế độ chi tiêu quy định tại Thông tư này, không phô trương hình thức, không được tổ chức liên hoan, chiêu đãi, thuê biểu diễn văn nghệ, không chi các hoạt động kết hợp thăm quan, nghỉ mát, không chi quà tặng, quà lưu niệm. Kinh phí tổ chức hội nghị được bố trí sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đơn vị tổ chức hội nghị có trách nhiệm phải tận dụng cơ sở vật chất sẵn có như: Hội trường, hệ thống ánh sáng, loa đài, phương tiện ghi âm, ghi hình, tranh tượng, trang trí; sử dụng nhà khách, doanh trại để bố trí tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ăn, chỗ nghỉ cho đại biểu và phương tiện để đưa đón đại biểu, phục vụ hội nghị.
4. Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được chi hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê chỗ nghỉ, tiền đi lại cho đại biểu ngoài quân đội được mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
Không được hỗ trợ tiền ăn, tiền thuê chỗ nghỉ, tiền đi lại đối với đại biểu là quân nhân, cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đại biểu từ các doanh nghiệp, chỉ được bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi ăn tập trung thực tế với mức đã thu tiền ăn từ tiền công tác phí của đại biểu – nếu có, trong trường hợp phải nấu ăn tập trung). Đại biểu dự hội nghị tự trả tiền ăn, nghỉ bằng tiền công tác phí của mình.
5. Thời gian tổ chức các cuộc hội nghị được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 135/2006/QĐ-BQP ngày 04/08/2006 của Bộ Quốc phòng ban hành quy định về việc tổ chức các cuộc họp của Bộ Quốc phòng và các cơ quan trực thuộc, cụ thể như sau:
a) Hội nghị quân chính, tổng kết công tác năm không quá 2 ngày;
b) Hội nghị sơ kết, tổng kết chuyên đề từ 1 đến 2 ngày tuỳ theo tính chất và nội dung của chuyên đề;
c) Hội nghị tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác từ 1 đến 3 ngày tuỳ theo tính chất và nội dung của vấn đề;
d) Các lớp tập huấn từ nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước; từ nguồn kinh phí thuộc các chương trình, dự án, thì thời gian mở lớp tập huấn thực hiện theo chương trình tập huấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4: Nội dung chi và mức chi tổ chức hội nghị
1. Nội dung chi:
a) Tiền thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại biểu tham dự); thuê máy chiếu, trang thiết bị trực tiếp phục vụ hội nghị;
b) Tiền tài liệu; giấy bút (nếu có) cho đại biểu tham dự hội nghị, chi thuê giảng viên, bồi dưỡng báo cáo viên;
c) Tiền thuê xe phương tiện đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức hội nghị trong trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện hoặc có nhưng không đáp ứng đủ số lượng đại biểu;
d) Tiền nước uống trong hội nghị;
đ) Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê, chỗ nghỉ, tiền phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách;
Chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi ăn tập trung thực tế với các mức đã thu tiền ăn từ tiền công tác phí của đại biểu – nếu có, trong trường hợp phải nấu ăn tập trung) cho các đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đại biểu thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập và đại biểu thuộc các doanh nghiệp;
e) Các khoản chi khác như: Tiền trang trí hội trường, mua băng ghi âm, ghi hình, phim ảnh, … (nếu có) thanh toán theo thực chi trên tinh thần tiết kiệm;
g) Các khoản chi về khen thưởng thi đua trong hội nghị tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền không được tính trong kinh phí tổ chức hội nghị, mà phải tính vào khoản chi khen thưởng, chi tuyên truyền của cơ quan, đơn vị.
2. Một số mức chi cụ thể:
- Hội nghị cấp bộ, cấp quân khu và tương đương; mức hỗ trợ: 150.000 đồng/ngày/người;
- Hội nghị các cấp còn lại; mức hỗ trợ 80.000 đồng/ngày/người
Trong trường hợp phải có tổ chức ăn tập trung mà mức tiền ăn nêu trên không đủ chi, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất cuộc họp và trong phạm vi ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước cao hơn mức tiền ăn trên, nhưng tối đa không được vượt quá 130%; đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo mức phụ cấp lưu trú quy định tại khoản 4, điều 2 Thông từ này và được chi thêm phần chênh lệch (giữa các mức chi ăn tập trung thực tế với mức đã thu tiền ăn từ tiền công tác phí của đại biểu hưởng lương từ ngân sách, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp).
b) Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại và tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách theo hoá đơn thực tế (nếu có) nhưng tối đa không vượt quá mức quy định về các chế độ thanh toán tiền công tác phí nêu tại chương I Thông tư này;
c) Chi thuê giảng viên, báo cáo viên chỉ áp dụng đối với các cuộc tập huấn nghiệp cụ (nếu có), theo mức chi quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng;
d) Chi tiền nước uống trong hội nghị: thanh toán theo hoá đơn thực tế, nhưng tối đa không quá mức 30 000 đồng/ngày (2 buổi)/đại biểu.
Điều 5. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Việc lập dự toán, cấp phát, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, chế độ chi tổ chức hội nghị thực hiện theo quy định hiện hành. Kinh phí thực hiện chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quản lý, sử dụng theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định.
2. Những khoản chi công tác phí, chi hội nghị không đúng quy định tại Thông tư này khi kiểm tra phát hiện, cơ quan quản lý cấp trên có quyền xuất toán và yêu cầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thu hồi nộp cho công quỹ. Người ra lệnh chi sai phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã chi sai đó cho cơ quan, đơn vị và tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Các khoản chi quy định tại Thông tư này được hạch toán vào mục 6650 “Hội nghị” và mục 6700 “Công tác phí” theo tiểu mục tương ứng trong mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
4. Các doanh nghiệp trong quân đội được vận dụng chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị quy định tại Thông tư này để thực hiện phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 114/2007/TT-BQP ngày 24/07/2007 của Bộ QUốc phòng “ Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trong quân đội”
2. Các chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2010.
Riêng năm 2010 các cơ quan, đơn vị sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền bàn giao.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Quốc phòng ( qua Cục tài chính/BQP) để hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận: |
Kt. BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 135/2010/TT-BQP hướng dẫn chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan, đơn vị quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Số hiệu: | 135/2010/TT-BQP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng |
Người ký: | Nguyễn Văn Được |
Ngày ban hành: | 01/10/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 135/2010/TT-BQP hướng dẫn chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan, đơn vị quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Chưa có Video