BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2025/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2025 |
Căn cứ Luật Đấu giá tài sản ngày 17 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản ngày 27 tháng 6 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và nguyên tắc áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản khi đấu giá các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản).
2. Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá; thu, chi, quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản khi đấu giá chứng khoán, tài sản công của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, biển số xe được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không áp dụng quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản đấu giá quy định về chế độ tài chính; thu, chi, quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, quản lý, sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản khác so với quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản đó.
4. Các chi phí liên quan đến hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất như: chi phí thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để xác định giá khởi điểm; chi phí thẩm định giá đất để xác định giá khởi điểm; chi phí cho việc đo vẽ, phân lô, xác định mốc giới; chi phí lập kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất; chi phí lập hồ sơ địa chính để đưa quyền sử dụng đất ra đấu giá; chi phí tổ chức lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; chi phí thực hiện các thủ tục bàn giao đất và các hồ sơ, giấy tờ có liên quan cho người trúng đấu giá để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai, không thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
1. Người có tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
2. Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, gồm: Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và doanh nghiệp đấu giá tài sản.
3. Hội đồng đấu giá tài sản được thành lập theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu) trong trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản (được sửa đổi tại điểm c khoản 45 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản).
5. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ giá dịch vụ đấu giá tài sản, chi phí đấu giá tài sản, tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá và các khoản thu khác (nếu có) được quy định như sau:
1. Thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và pháp luật có liên quan trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.
2. Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp trong trường hợp tổ chức hành nghề đấu giá tài sản là doanh nghiệp đấu giá tài sản.
3. Thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản.
Điều 4. Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản
1. Hội đồng đấu giá tài sản được người có tài sản đấu giá bảo đảm kinh phí để tổ chức đấu giá tài sản.
2. Căn cứ nội dung chi, mức chi quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm báo cáo người có tài sản đấu giá về kinh phí tổ chức đấu giá tài sản để tổng hợp chung vào dự toán chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá; trên cơ sở đó, người có tài sản đấu giá phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí tổ chức đấu giá tài sản trong dự toán chi phí xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung chi:
a) Chi phí niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản;
b) Chi phí tổ chức cho người tham gia đấu giá xem tài sản;
c) Chi phí tổ chức phiên đấu giá (bao gồm chi phí thuê địa điểm tổ chức đấu giá tài sản trong trường hợp không bố trí được địa điểm đấu giá; chi phí thuê máy móc, thiết bị; chi phí thuê bảo vệ phiên đấu giá; chi phí thuê cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức phiên đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến; chi phí trả cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản để cử đấu giá viên điều hành phiên đấu giá trong trường hợp đấu giá viên điều hành phiên đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức hành nghề đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề);
d) Chi phí lập, tổ chức bán hồ sơ mời tham gia đấu giá;
d) Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện đấu giá tài sản.
4. Mức chi:
a) Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định;
b) Đối với các nội dung chi thuê ngoài thì thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa người có tài sản đấu giá với tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Hội đồng đấu giá tài sản báo cáo người có tài sản đấu giá quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5. Hội đồng đấu giá tài sản lập hồ sơ đề nghị thanh toán, báo cáo người có tài sản đấu giá thực hiện chi trả các chi phí có liên quan đến việc đấu giá theo quy định. Đối với các nội dung chi thuê ngoài, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm báo cáo người có tài sản đấu giá thanh toán cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
6. Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, chứng từ liên quan đến chi phí tổ chức đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
7. Các khoản kinh phí cho việc đấu giá tài sản là nội dung chi thuộc chi phí xử lý tài sản của người có tài sản đấu giá. Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm tổng hợp chi phí này và quyết toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 5. Chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của người có tài sản đấu giá
1. Nguồn kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản gồm:
a) Dự toán ngân sách nhà nước giao cho người có tài sản đấu giá trong trường hợp phải nộp toàn bộ tiền thu được từ đấu giá vào ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Tiền thu được từ đấu giá tài sản trong tài khoản tạm giữ (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) trong trường hợp phải nộp toàn bộ tiền thu được từ đấu giá tài sản vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước do cơ quan thành lập Hội đồng đấu giá tài sản làm chủ tài khoản hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan, đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm chủ tài khoản tạm giữ và được trừ chi phí xử lý tài sản trước khi nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Nguồn kinh phí xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, tài sản kê biên, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp phá sản (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) trong trường hợp đấu giá tài sản để thực hiện xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu, xử lý tài sản kê biên, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp phá sản;
d) Tiền thu được từ đấu giá tài sản (bao gồm cả tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá đối với trường hợp thành lập Hội đồng đấu giá tài sản; tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản) trong trường hợp tiền thu được từ đấu giá tài sản là nguồn thu của người có tài sản đấu giá.
2. Người có tài sản đấu giá có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đề nghị cơ quan, đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm chủ tài khoản tạm giữ để thanh toán các nội dung chi cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này hoặc chi phí cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 5 Điều này.
3. Các khoản thanh toán cho tổ chức hành nghề đấu giá tài sản:
a) Giá dịch vụ đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá theo khung giá do Bộ Tư pháp quy định theo quy định của Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
b) Chi phí đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đấu giá tài sản và chi phí sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia, chi phí thuê trang thông tin đấu giá trực tuyến theo quy định tại khoản 28 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
c) Trường hợp đấu giá tài sản nhưng không thành hoặc phiên đấu giá không được tổ chức thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 24 Luật Đấu giá tài sản thì tổ chức hành nghề đấu giá tài sản được thanh toán các chi phí hợp lý, hợp lệ thực tế đã chi theo quy định tại điểm b khoản này nhưng không vượt quá chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng đấu giá tài sản đã ký kết.
4. Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho Hội đồng đấu giá tài sản được thanh toán các nội dung chi theo quy định tại khoản 3 Điều 4 với mức chi quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
5. Trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản thi tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện quản lý nguồn kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản theo quy định về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
THU, CHI, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN BÁN HỒ SƠ MỜI THAM GIA ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Điều 6. Mức thu tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá tài sản
1. Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất:
a) Đối với đất ở cho cá nhân:
STT |
Giá trị quyền sử dụng đất theo giá khởi điểm |
Mức thu (đã bao
gồm thuế giá trị gia tăng) |
01 |
Dưới 01 tỷ đồng |
100.000 |
02 |
Từ 01 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng |
200.000 |
03 |
Từ 05 tỷ đồng trở lên |
300.000 |
b) Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất không thuộc điểm a khoản này:
STT |
Giá trị quyền sử dụng đất theo giá khởi điểm |
Mức thu (đã bao
gồm thuế giá trị gia tăng) |
01 |
Dưới 01 tỷ đồng |
200.000 |
02 |
Từ 01 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng |
400.000 |
03 |
Từ 05 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng |
600.000 |
04 |
Từ 10 tỷ đồng trở lên |
1.000.000 |
2. Mức thu tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá tài sản không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Trường hợp đấu giá nhà, đất và công trình gắn liền với đất, quyền sử dụng tần số vô tuyến điện thì mức áp dụng theo các mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp đấu giá tài sản không thuộc điểm a khoản này:
TT |
Giá khởi điểm của tài sản |
Mức thu (đã bao
gồm thuế giá trị gia tăng) |
01 |
Dưới 100 triệu đồng |
50.000 |
02 |
Từ 100 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng |
100.000 |
03 |
Từ 01 tỷ đồng đến dưới 05 tỷ đồng |
200.000 |
04 |
Từ 05 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng |
500.000 |
05 |
Từ 10 tỷ đồng trở lên |
1.000.000 |
Điều 7. Thu, chi, quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá
1. Trường hợp người có tài sản thuê tổ chức hành nghề đấu giá tài sản tổ chức đấu giá: Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản có trách nhiệm bán, thu tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá. Tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá thuộc về tổ chức hành nghề đấu giá tài sản. Việc quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Trường hợp người có tài sản thành lập Hội đồng đấu giá tài sản để tổ chức đấu giá: Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm bán, thu tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá. Tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá thuộc về người có tài sản đấu giá. Việc quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
3. Trường hợp tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu tự đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Đấu giá tài sản: Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có trách nhiệm thu tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá. Việc quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
4. Việc sử dụng hóa đơn, chứng từ khi bán hồ sơ mời tham gia đấu giá quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ.
Đối với trường hợp nộp tiền mua hồ sơ trực tiếp thì thời điểm lập hóa đơn bán hồ sơ mời tham gia đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ nhưng chậm nhất phải trước thời điểm kết thúc việc bán hồ sơ mời tham gia đấu giá.
Đối với trường hợp nộp tiền mua hồ sơ theo phương thức điện tử thì giao dịch phải hoàn thành trước thời điểm kết thúc việc bán hồ sơ mời tham gia đấu giá. Thời điểm lập hóa đơn bán hồ sơ mời tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ nhưng chậm nhất được thực hiện trong ngày kết thúc việc bán hồ sơ.
Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản có trách nhiệm chuyển tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản (bao gồm cả khoản tiền lãi phát sinh - nếu có) cho người có tài sản đấu giá trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, buổi công bố giá.
Điều 9. Quản lý, sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại
1. Trường hợp người có tài sản được giao dự toán ngân sách nhà nước để tổ chức đấu giá tài sản thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức hành nghề đấu giá, Hội đồng đấu giá tài sản chuyển tiền, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại quy định tại Điều 8 Thông tư này vào ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp nguồn kinh phí chi cho việc đấu giá tài sản là tiền thu được từ đấu giá tài sản trong tài khoản tạm giữ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại, người có tài sản đấu giá có trách nhiệm nộp số tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại quy định tại Điều 8 Thông tư này vào tài khoản tạm giữ của người có tài sản đấu giá hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan, đơn vị được cơ quan, người có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm chủ tài khoản quản lý số tiền thu được từ xử lý tài sản mở tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật và được sử dụng để thanh toán chi phí liên quan đến việc đấu giá tài sản trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
3. Trường hợp đấu giá để xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu thì số tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại quy định tại Điều 8 Thông tư này được tổng hợp chung vào số thu từ xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật liên quan đến tài sản đấu giá quy định tại Điều 3 Thông tư này.
4. Các trường hợp không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, việc quản lý, sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại quy định tại Điều 8 Thông tư này được thực hiện theo quy định về cơ chế tài chính áp dụng cho người có tài sản đấu giá.
1. Trường hợp đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà người có tài sản đấu giá đã ký Hợp đồng với tổ chức hành nghề đấu giá tài sản với các nội dung về chế độ tài chính, mức thu tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá và quản lý tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản thì tiếp tục thực hiện theo Hợp đồng đã ký kết. Việc quản lý, sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá và tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 48/2017/TT-BTC.
2. Trường hợp người có tài sản đấu giá đã thành lập Hội đồng đấu giá tài sản để tổ chức bán đấu giá nhưng đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà Hội đồng đấu giá tài sản chưa hoàn thành việc tổ chức phiên đấu giá tài sản thì chế độ tài chính cho Hội đồng đấu giá tài sản được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì áp dụng chế độ tài chính, việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 01 năm 2025.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản.
3. Bãi bỏ Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản.
4. Người có tài sản đấu giá thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đấu giá (bao gồm cả việc thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá) theo quy định tại Điều 47 Luật Đấu giá tài sản.
5. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
6. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 03/2025/TT-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Bùi Văn Khắng |
Ngày ban hành: | 22/01/2025 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 03/2025/TT-BTC hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản; quy định việc thu, chi, quản lý và sử dụng tiền bán hồ sơ mời tham gia đấu giá, tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không được nhận lại theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video