Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2024/TT-BTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính.

2. Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính.

Điều 3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính

1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình, kết quả hoạt động chủ yếu của ngành Tài chính và các đặc điểm cơ bản của đối tượng quản lý của ngành Tài chính nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của ngành Tài chính và các cơ quan Nhà nước; công tác đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển các lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính; đáp ứng nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin thống kê tài chính theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản hướng dẫn Luật Thống kê.

2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính bao gồm:

a) Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Cục Tin học và Thống kê tài chính (Bộ Tài chính):

a) Chủ trì tổng hợp thông tin thống kê được quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính;

b) Thực hiện phổ biến thông tin thống kê tài chính theo đúng quy định tại Điều 49 Luật Thống kê số 89/2015/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2015, Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và các quy định về chế độ bảo mật thông tin của ngành Tài chính;

c) Chủ trì xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thu thập, tổng hợp, lưu trữ, khai thác thông tin từ hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế;

đ) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tình hình và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính.

2. Các đơn vị liên quan theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:

a) Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính tổ chức triển khai thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu được phân công trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính theo quy định;

b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thu thập, tổng hợp và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, Ban, ngành địa phương cung cấp thông tin để thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê được phân công trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính theo quy định;

c) Tổ chức thực hiện phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ thu thập, tổng hợp, lưu trữ, khai thác thông tin đối với hệ thống chỉ tiêu thống kê thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; đảm bảo tính kết nối, liên thông, chia sẻ, tích hợp thông tin, dữ liệu với Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính, các hệ thống thông tin tác nghiệp và cơ sở dữ liệu chuyên ngành của đơn vị.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 65/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Tổng cục Thống kê;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, THTK.(150 b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đức Chi

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2024/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Mã số

Mã số* CTTKQG

Nhóm, tên chỉ tiêu

 

 

 

01. Ngân sách nhà nước

1

0101

0601

Thu ngân sách nhà nước và cơ cấu thu

2

0102

0604

Chi ngân sách nhà nước và cơ cấu chi

3

0103

0606

Bội chi ngân sách nhà nước

4

0104

 

Chi trả nợ gốc

5

0105

 

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước

6

0106

 

Chi ngân sách trung ương

7

0107

 

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ cấu thu

8

0108

 

Chi ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ cấu chi

9

0109

 

Bội chi/Kết dư ngân sách địa phương cấp tỉnh

10

0110

 

Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương

11

0111

 

Tổng mức vay của ngân sách địa phương

12

0112

 

Chi chương trình mục tiêu quốc gia

13

0113

0602

Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước

14

0114

0605

Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước

15

0115

0607

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước

16

0116

0603

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với tổng sản phẩm trong nước

 

 

 

02. Quản lý ngân quỹ nhà nước

17

0201

 

Thu, chi ngân quỹ nhà nước

18

0202

 

Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi/Xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt

 

 

 

03. Nợ công

19

0301

 

Vay và trả nợ công

20

0302

 

Vay và trả nợ của Chính phủ

21

0303

 

Vay và trả nợ được Chính phủ bảo lãnh

22

0304

 

Vay và trả nợ của Chính quyền địa phương

23

0305

 

Vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

24

0306

 

Vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia

25

0307

 

Dư nợ công so với tổng sản phẩm trong nước

26

0308

 

Dư nợ Chính phủ so với tổng sản phẩm trong nước

27

0309

 

Dư nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng sản phẩm trong nước

28

0310

 

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

 

 

 

04. Dự trữ quốc gia

29

0401

 

Hình thành nguồn lực dự trữ quốc gia

30

0402

 

Nhập hàng dự trữ quốc gia

31

0403

 

Xuất hàng dự trữ quốc gia

32

0404

 

Tồn hàng dự trữ quốc gia

 

 

 

05. Chứng khoán

33

0501

 

Chỉ số chứng khoán

34

0502

0718

Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu

35

0503

 

Khối lượng và giá trị chứng khoán giao dịch

36

0504

 

Khối lượng và giá trị chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch

37

0505

 

Số loại chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch

38

0506

 

Chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch mới và hủy niêm yết/đăng ký giao dịch

39

0507

 

Số lượng công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động

40

0508

 

Hoạt động đấu thầu trái phiếu

41

0509

 

Hoạt động đấu giá cổ phần

42

0510

 

Số tài khoản của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

43

0511

 

Tình hình mở/đóng tài khoản của nhà đầu tư

44

0512

 

Hoạt động lưu ký chứng khoán

45

0513

 

Giao dịch trái phiếu Chính phủ

46

0514

 

Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán

47

0515

0721

Giá trị huy động vốn qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

48

0516

 

Khối lượng và giá trị chứng khoán phát sinh giao dịch

49

0517

0719

Tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu so với tổng sản phẩm trong nước

50

0518

0720

Tốc độ tăng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu

 

 

 

06. Quản lý trái phiếu

51

0601

 

Kế hoạch phát hành trái phiếu

52

0602

 

Kết quả phát hành trái phiếu

53

0603

 

Thanh toán trái phiếu

54

0604

 

Mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương

55

0605

0722

Quy mô thị trường trái phiếu so với tổng sản phẩm trong nước

56

0606

0723

Tốc độ tăng quy mô thị trường trái phiếu

57

0607

0724

Tổng giá trị phát hành trái phiếu

 

 

 

07. Kinh doanh Bảo hiểm

58

0701

 

Doanh thu phí bảo hiểm

59

0702

 

Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

60

0703

 

Tổng tài sản

61

0704

 

Vốn chủ sở hữu

62

0705

 

Trích lập dự phòng nghiệp vụ

63

0706

 

Hoạt động đầu tư

64

0707

 

Khả năng thanh toán

 

 

 

08. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

65

0801

 

Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại

66

0802

 

Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa chịu thuế

67

0803

 

Mức độ tự do hóa đối với thuế nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại

68

0804

 

Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

 

 

 

09. Quản lý giá

69

0901

 

Giá hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá

70

0902

 

Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường

71

0903

 

Số lượng doanh nghiệp thẩm định giá được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

72

0904

 

Số doanh nghiệp đăng ký, kê khai giá

73

0905

 

Trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá

 

 

 

10. Tài sản công

74

1001

 

Tài sản công

 

 

 

11. Thuế nội địa

 

 

 

11.1. Nhóm chỉ tiêu thống kê số lượng người nộp thuế

75

1101

 

Số lượng người nộp thuế đang tạm ngừng hoạt động, kinh doanh tại thời điểm thống kê

76

1102

 

Số lượng người nộp thuế đã ngừng hoạt động tại thời điểm thống kê

77

1103

 

Số lượng người nộp thuế đang hoạt động tại thời điểm thống kê

 

 

 

11.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê tình trạng hoạt động của doanh nghiệp

78

1104

 

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong kỳ thống kê

79

1105

 

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm thống kê

80

1106

 

Số lượng doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh trong kỳ thống kê

81

1107

 

Số lượng doanh nghiệp khôi phục kinh doanh trong kỳ thống kê

82

1108

 

Số lượng doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh trong kỳ thống kê

 

 

 

11.3. Nhóm chỉ tiêu thống kê về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động

 

 

 

11.3.1. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh doanh trong năm của doanh nghiệp đang hoạt động

83

1109

 

Tổng doanh thu thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra

84

1110

 

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có phát sinh mua bán hàng hóa, dịch vụ

85

1111

 

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có phát sinh doanh thu thuế giá trị gia tăng bán ra

 

 

 

11.3.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh kết quả kinh doanh cả năm của doanh nghiệp đang hoạt động

86

1112

 

Tổng doanh thu của doanh nghiệp đang hoạt động

87

1113

 

Tổng chi phí của doanh nghiệp đang hoạt động

88

1114

 

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có hoạt động kinh doanh

89

1115

 

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phát sinh doanh thu

90

1116

 

Tổng số lãi kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp đang hoạt động

91

1117

 

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phát sinh lãi kế toán trước thuế

92

1118

 

Tổng số lỗ kế toán của doanh nghiệp đang hoạt động

93

1119

 

Số doanh nghiệp đang hoạt động kê khai lỗ

94

1120

 

Số doanh nghiệp đang hoạt động không phát sinh lãi, lỗ kế toán trước thuế

 

 

 

11.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp

95

1121

 

Tổng số thuế phải nộp của một số sắc thuế lớn do doanh nghiệp đang hoạt động kê khai

96

1122

 

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có khai thuế phải nộp một số sắc thuế lớn

97

1123

 

Tổng số nộp ngân sách nhà nước một số sắc thuế lớn của doanh nghiệp đang hoạt động

98

1124

 

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đã nộp một số sắc thuế lớn

99

1125

 

Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đã khai một số sắc thuế lớn

 

 

 

11.5. Nhóm chỉ tiêu thống kê về tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp

100

1126

 

Tổng số doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế do cơ quan thuế ban hành quyết định

101

1127

 

Tổng tiền phạt vi phạm hành chính về Thuế do cơ quan thuế ban hành quyết định

102

1128

 

Số lượng doanh nghiệp khai thiếu thuế, phí, lệ phí do cơ quan thuế phát hiện qua tranh tra, kiểm tra

103

1129

 

Tổng tiền thuế, phí, lệ phí doanh nghiệp khai thiếu do cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế

104

1130

 

Số lượng doanh nghiệp bị thu hồi hoàn thuế do cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, Kiểm tra sau hoàn thuế

105

1131

 

Tổng tiền thuế bị thu hồi hoàn thuế do cơ quan thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế

106

1132

 

Tổng số tiền tăng thêm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra

107

1133

 

Tổng số tiền thuế nợ của doanh nghiệp do cơ quan thuế quản lý

108

1134

 

Số lượng doanh nghiệp có tiền thuế nợ ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý

 

 

 

11.6. Nhóm chỉ tiêu thống kê về hoàn thuế GTGT và ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp

109

1135

 

Số doanh nghiệp đã được giải quyết hoàn thuế theo Luật thuế Giá trị gia tăng

110

1136

 

Số lượng hồ sơ đã giải quyết hoàn thuế theo Luật thuế Giá trị gia tăng

111

1137

 

Tổng số tiền hoàn thuế theo Luật thuế Giá trị gia tăng

112

1138

 

Số lượng doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp

113

1139

 

Tổng số thu nhập được miễn thuế Thu nhập doanh nghiệp

114

1140

 

Số lượng doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp

115

1141

 

Số lượng doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp về thuế suất

116

1142

 

Tổng số thuế Thu nhập doanh nghiệp chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi mà doanh nghiệp kê khai trên hồ sơ quyết toán năm

117

1143

 

Số lượng doanh nghiệp có chuyển lỗ trong năm quyết toán

118

1144

 

Tổng số lỗ được chuyển trong năm quyết toán

119

1145

 

Số lượng doanh nghiệp được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

120

1146

 

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm

121

1147

 

Số lượng doanh nghiệp có trích lập quỹ khoa học công nghệ trong năm quyết toán

122

1148

 

Tổng số tiền mà doanh nghiệp trích lập quỹ khoa học công nghệ trong năm quyết toán

 

 

 

12. Đơn vị có quan hệ với ngân sách

123

1201

 

Số lượng mã số đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

124

1202

 

Số lượng mã số dự án đầu tư

 

 

 

13. Đơn vị sự nghiệp công

125

1301

 

Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

 

 

 

14. Doanh nghiệp có vốn nhà nước

126

1401

 

Tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước

127

1402

 

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

15. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

128

1501

 

Tình hình thực hiện Kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý.

 

 

 

16. Xổ số, đặt cược, casino, trò chơi điện tử có thưởng

129

1601

 

Tình hình hoạt động kinh doanh xổ số

130

1602

 

Tình hình hoạt động kinh doanh đặt cược

131

1603

 

Tình hình hoạt động kinh doanh casino

132

1604

 

Tình hình hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

 

 

 

17. Vốn đầu tư công

133

1701

 

Phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước

134

1702

 

Quyết toán các nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước

Ghi chú:

1. (*) Mã số CTTKQG là Mã số Chỉ tiêu thống kê quốc gia phân công cho Bộ Tài chính chủ trì thực hiện.

2. Các chỉ tiêu:

- (Mã số 0301) Vay và trả nợ công; (Mã số 0302) Vay và trả nợ của Chính phủ; (Mã số 0306) Vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư này đồng thời để thu thập, tổng hợp, biên soạn các mã chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng là 0610; 0608; 0609.

- (Mã số 0801) Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại thực hiện theo quy định tại Thông tư này đồng thời để thu thập, tổng hợp, biên soạn các mã chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng là 1006; 1007; 1008.

- (Mã số 0701) Doanh thu phí bảo hiểm; (Mã số 0702) Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Thông tư này đồng thời để thu thập, tổng hợp, biên soạn mã chỉ tiêu thống kê quốc gia là 0712.

 

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2024/TT-BTC
ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

01. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Khái niệm chung:

- Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Ngân sách trung ương (NSTW) là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Ngân sách địa phương (NSĐP) là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

0101. Thu ngân sách nhà nước và cơ cấu thu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Thu ngân sách nhà nước gồm:

- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

b) Cơ cấu thu ngân sách nhà nước phản ánh tỷ trọng từng khoản thu trong tổng thu ngân sách nhà nước.

Công thức tính:

Tỷ trọng mỗi khoản thu ngân sách nhà nước theo từng loại phân tổ (%)

=

Thu ngân sách nhà nước theo từng loại phân tổ

x 100

Tổng thu ngân sách nhà nước

2. Phân tổ chủ yếu:

2.1. Kỳ tháng: Các khoản thu chủ yếu (thu nội địa, thu từ dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ);

2.2. Kỳ quý, năm:

- Các khoản thu chủ yếu (thu nội địa, thu từ dầu thô, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ);

- Sắc thuế.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm.

4. Nguồn số liu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

 

0102. Chi ngân sách nhà nước và cơ cấu chi

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Chi ngân sách nhà nước gồm:

- Chi đầu tư phát triển;

- Chi dự trữ quốc gia;

- Chi thường xuyên;

- Chi trả nợ lãi;

- Chi viện trợ;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

b) Cơ cấu chi ngân sách nhà nước phản ánh tỷ trọng từng khoản chi trong tổng chi ngân sách nhà nước.

Tỷ trọng mỗi khoản chi ngân sách nhà nước theo từng loại phân tổ (%)

=

Chi ngân sách nhà nước theo từng loại phân tổ

x 100

Tổng chi ngân sách nhà nước

2. Phân tổ chủ yếu:

2.1. Kỳ tháng: Các khoản chi chủ yếu (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi,...).

2.2. Kỳ quý, năm:

- Các khoản chi chủ yếu (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi,...);

- Bộ, ngành.

3. Kỳ công bố: Tháng, quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm. Riêng phân tổ theo bộ, ngành công bố theo kỳ năm.

2. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

3. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

 

0103. Bội chi ngân sách nhà nước

1. Khái niệm:

- Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định bng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.

2. Phân tổ chủ yếu.

- Bội chi ngân sách trung ương;

- Bội chi ngân sách địa phương.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

 

0104. Chi trả nợ gốc

1. Khái niệm:

Chi trả nợ là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để trả các khoản nợ đến hạn phải trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác phát sinh từ việc vay.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Chi trả nợ gốc NSTW;

- Chi trả nợ gốc NSĐP.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

 

0105. Tổng mức vay của NSNN

1. Khái niệm:

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc

2. Phân tổ chủ yếu:

- Vay để bù đắp bội chi;

- Vay để trả nợ gốc.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

 

0106. Chi ngân sách trung ương

1. Khái niệm:

Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương gồm:

(1) Chi đầu tư phát triển;

(2) Chi dự trữ quốc gia;

(3) Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực;

(4) Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của Chính phủ;

(5) Chi viện trợ;

(6) Chi cho vay theo quy định của pháp luật;

(7) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương;

(8) Chi chuyn nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau;

(9) Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Lĩnh vực chi;

- Bộ, ngành.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

 

0107. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ cấu thu

1. Khái niệm:

a) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:

- Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

- Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các t chức, cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho chính quyền địa phương;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

b) Cơ cấu thu ngân sách nhà nước phản ánh tỷ trọng từng khoản thu trong tổng thu ngân sách nhà nước.

Công thức tính:

Tỷ trọng mỗi khoản thu NSNN theo từng loại phân tổ (%)

=

Thu NSNN theo từng loại phân tổ

x 100

Tổng thu NSNN trên địa bàn

2. Phân tổ chủ yếu: Các khoản thu ch yếu (thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu viện trợ).

3. Kỳ công bố: Quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu:

- Báo cáo thu ngân sách quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 

0108. Chi ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ cấu chi

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Chi ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là toàn bộ các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đ bảo đm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, bao gồm: Chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cp tỉnh và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

b) Cơ cấu chi ngân sách phản ánh tỷ trọng từng khoản chi trong tổng chi ngân sách

Tỷ trọng mỗi khoản chi ngân sách theo từng loại phân tổ (%)

=

Chi ngân sách theo từng loại phân tổ

x 100

Tổng chi ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

2. Phân tổ chủ yếu: Các khoản chi chủ yếu (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi).

3. Kỳ công bố: Quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu:

- Báo cáo chi ngân sách quý I, 6 tháng, 9 tháng, năm của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Dữ liệu hành chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 

0109. Bội chi/Kết dư ngân sách địa phương cấp tỉnh

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm:

- Bội chi ngân sách địa phương cấp tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.

- Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách.

- Kết dư ngân sách là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu ngân sách so với tổng số chi ngân sách của từng cấp ngân sách sau khi kết thúc năm ngân sách.

2. Kỳ công b: Năm.

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

4. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 

0110. Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Chi trả nợ gốc của NSĐP là khoản chi để trả các khoản nợ gốc đến hạn phải trả thuộc nghĩa vụ của NSĐP cấp tỉnh. Các khoản chi trả nợ gốc được hạch toán giảm số dư nợ của NSĐP, không hạch toán vào chi NSĐP;

- Nguồn chi trả nợ gốc của NSĐP, gồm:

+ Số vay để trả nợ gốc được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hàng năm;

+ Bội thu ngân sách địa phương cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách;

+ Kết dư ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Ngân sách nhà nước;

+ Tăng thu, tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân sách nhà nước;

- Chỉ tiêu được tổng hợp từ nguồn số liệu báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

2. Phân tổ chủ yếu:

2.1. Đối với kỳ công bố 6 tháng: Không phân tổ.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (Số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) thực hiện phân tổ theo nguồn chi trả nợ.

3. Kỳ công bố: 6 Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 

0111. Tổng mức vay của ngân sách địa phương

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tổng mức vay của ngân sách địa phương bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách địa phương;

Chỉ tiêu được tổng hợp từ nguồn số liệu báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

2. Phân tổ chủ yếu: Mục đích vay.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 

0112. Chi chương trình mục tiêu quốc gia

Chỉ tiêu này bao gồm số liệu dự toán, chấp hành, quyết toán.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước;

- Chương trình đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;

Chỉ tiêu được tổng hợp từ nguồn số liệu báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bn hướng dẫn thực hiện.

2. Phân tổ chủ yếu:

2.1. Đối với kỳ công bố năm (số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) do Vụ Ngân sách nhà nước chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo: Bộ/ngành; Nguồn vốn.

2.2. Đối với kỳ công bố năm (số dự toán, ước thực hiện, quyết toán) do Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp thực hiện phân tổ theo: Nguồn vốn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Ngân sách nhà nước;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 

0113. Tỷ lệ thu NSNN so với tổng sản phẩm trong nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ thu NSNN so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa thu NSNN so với tổng sản phẩm trong nước

Công thức tính:

Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước (%)

=

Thu ngân sách nhà nước

x 100

Tổng sản phẩm trong nước

2. Phân tổ chủ yếu: Các khoản thu chủ yếu.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước phối hợp với Tổng cục Thống kê cung cấp số liệu Thu ngân sách để Tổng cục Thống kê tính toán chỉ tiêu này và thu thập số liệu chỉ tiêu này sử dụng trong ngành Tài chính theo đúng Quy định tại Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính ph quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

0114. Tỷ lệ chi NSNN so với tổng sản phẩm trong nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ chi NSNN so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa chi NSNN so với tổng sản phẩm trong nước

2. Phân tổ chủ yếu: Các khoản chi chủ yếu.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước phối hợp với Tổng cục Thống kê cung cấp số liệu Chi ngân sách để Tổng cục Thống kê tính toán chỉ tiêu này và thu thập số liệu chỉ tiêu này sử dụng trong ngành Tài chính theo đúng quy định tại Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

0115. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm gia bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước.

Công thức tính:

Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với tổng sản phẩm trong nước (%)

=

Bội chi ngân sách nhà nước

x 100

Tổng sản phẩm trong nước

Lưu ý: Bội chi ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm trong nước đều tính theo giá hiện hành.

2. Phân tổ chủ yếu: Bội chi ngân sách nhà nước.

3. Kỳ công bố: Năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước.

 

0116. Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với tổng sản phẩm trong nước

1. Khái niệm:

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa thu từ thuế, phí so với tổng sản phẩm trong nước.

Công thức tính:

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với tổng sản phẩm trong nước (%)

=

Thuế và phí

x 100

Tổng sản phẩm trong nước

Lưu ý: Thuế, phí và tổng sản phẩm trong nước đều tính theo giá hiện hành.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại thuế, phí.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Ngân sách nhà nước phối hợp với Tổng cục Thống kê cung cấp số liệu Thu ngân sách để Tổng cục Thống kê tính toán chỉ tiêu này và thu thập số liệu chỉ tiêu này sử dụng trong ngành Tài chính theo đúng Quy định tại Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

02. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC

0201. Thu, chi ngân quỹ nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Ngân quỹ nhà nước (NQNN) là tiền trên các tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại) và tiền mặt tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước (KBNN).

- Ngân quỹ nhà nước được hình thành từ quỹ ngân sách nhà nước các cấp; các quỹ tài chính nhà nước và tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế có tài khoản tại KBNN.

- Các khoản thu NQNN, bao gồm: Thu NSNN; thu các quỹ tài chính nhà nước và các khoản thu tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước (KBNN); thu từ huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển (vay trong nước; vay nước ngoài); các khoản thu hồi sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi.

- Các khoản chi NQNN, bao gồm: Chi NSNN (chi đầu tư phát triển; chi thường xuyên; chi trả hoàn thuế giá trị gia tăng, không bao gồm chi trả nợ thuộc phạm vi NSNN); chi trả nợ đến hạn (bao gồm: trả nợ trong nước như chi trả trái phiếu Chính phủ, trả nợ vay Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,...; trả nợ nước ngoài và các khoản thanh toán nợ khác); các khoản chi tiền gửi của các đơn vị giao dịch tại KBNN và các quỹ tài chính nhà nước.

- Sự biến động NQNN được xác định trên cơ sở so sánh giữa tồn quỹ cuối kỳ và tồn quỹ đầu kỳ, trong đó: Tồn quỹ cuối kỳ = Tồn quỹ đầu kỳ + Thu trong kỳ - Chi trong kỳ.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nội dung kinh tế.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Kho bạc Nhà nước.

 

0202. Sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi/Xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt

1. Khái niệm, phương pháp tính:

NQNN tạm thời nhàn rỗi hoặc NQNN tạm thời thiếu hụt trong kỳ được xác định theo công thức sau:

Tồn NQNN ước tính đầu kỳ cộng (+) tổng khả năng thu NQNN trong kỳ (bao gồm cả các khoản sử dụng NQNN đến hạn thu hồi) trừ đi (-) tổng nhu cầu chi NQNN trong kỳ (bao gồm cả các khoản hoàn trả tiền vay bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt đến hạn trong kỳ) trừ đi (-) định mức tồn NQNN tối thiểu trong kỳ. Trường hợp:

a) Phần chênh lệch dương là NQNN tạm thời nhàn rỗi trong kỳ.

b) Phần chênh lch âm là NQNN tạm thời thiếu hụt trong kỳ.

* Sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi:

NQNN tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau:

- Tạm ứng cho ngân sách trung ương;

- Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh;

- Gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại;

- Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.

* Xử lý NQNN tạm thời thiếu hụt:

- Phát hành tín phiếu kho bạc;

- Thu hồi trước hạn tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.

2. Phân tổ chủ yếu: Phương thức sử dụng/xử lý.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Kho bạc Nhà nước.

 

03. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NỢ CÔNG

Khái niệm chung:

Vay là quá trình tạo ra nghĩa vụ nợ thông qua việc ký kết và thực hiện hiệp định, hợp đồng, thỏa thuận vay (sau đây gọi chung là thỏa thuận vay) hoặc phát hành công cụ nợ.

Chi trả nợ là việc thanh toán nợ, bao gồm chi trả gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay.

Cho vay lại là việc Chính phủ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp vay lại nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc làm phát sinh nghĩa vụ nợ.

Trái phiếu Chính phủ là công cụ nợ do Chính phủ phát hành để huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cơ cấu lại nợ.

Trái phiếu chính quyền địa phương là công cụ nợ do y ban nhân dân cấp tỉnh phát hành để huy động vốn cho ngân sách địa phương.

Trái phiếu được Chính phủ bo lãnh là công cụ nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.

Tín phiếu Kho bạc là công cụ nợ do Kho bạc Nhà nước phát hành, có kỳ hạn không vượt quá 52 tuần.

Công trái xây dựng Tổ quốc là trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong Nhân dân để đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.

Bảo lãnh Chính phủ là cam kết của Chính phủ bằng văn bản bảo lãnh với bên cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

Vay ODA là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

Vay ưu đãi nước ngoài là khoản vay nước ngoài có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.

Thành tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán.

Các chỉ tiêu số liệu báo cáo, kỳ báo cáo các chỉ tiêu thống kê về nợ công được thực hiện theo quy định về mẫu biểu báo cáo và công bố thông tin về nợ công.

 

0301. Vay và trả nợ công

1. Khái niệm:

Nợ công bao gồm nợ Chính phủ (CP), nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương (CQĐP).

2. Phân tổ chủ yếu:

- Hình thức vay (Nợ CP, nợ được CP bảo lãnh, nợ CQĐP);

- Nguồn vay.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

 

0302. Vay và trả nợ của Chính phủ

1. Khái niệm:

- Nợ của Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.

- Nợ của Chính phủ bao gồm:

+ Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;

+ Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;

+ Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vay (trong nước, ngoài nước);

- Hình thức vay;

- Công cụ nợ;

- Chủ nợ.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

 

0303. Vay và trả nợ được Chính phủ bảo lãnh

1. Khái niệm:

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.

- Nợ được Chính phủ bo lãnh bao gồm:

+ Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;

+ Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vay;

- Chủ nợ;

- Đối tượng được bảo lãnh.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cực Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

 

0304. Vay và trả nợ của Chính quyền địa phương

1. Khái niệm:

- Nợ của chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.

- Nợ của chính quyền địa phương bao gồm:

+ Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

+ Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;

+ Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vay;

- Hình thức vay.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 

0305. Vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp

1. Khái niệm:

Vay nước ngoài của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp nhận khoản tín dụng từ người không cư trú thông qua việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận vay nước ngoài dưới hình thức hợp đồng vay, hợp đồng mua bán hàng trả chậm, hợp đồng ủy thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ của doanh nghiệp.

Vay nước ngoài của doanh nghiệp là các khoản vay không được Chính phủ bảo lãnh (khoản vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp) là việc doanh nghiệp thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài.

Trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp theo phương thức tự vay, tự trả là các khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc và lãi phát sinh từ việc vay nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam.

2. Phân tổ chủ yếu: Kỳ hạn.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

 

0306. Vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia

1. Khái niệm:

Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Phân tổ chủ yếu: Đi tượng vay.

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

 

0307. Dư nợ công so với tổng sản phẩm trong nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Nợ công so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa nợ công so với tổng sản phẩm trong nước.

- Công thức tính:

Nợ công so với tổng sản phẩm trong nước (%)

=

Dư nợ công

x 100

Tổng sản phẩm trong nước

Lưu ý: Dư nợ công được tính theo nội dung chỉ tiêu số 0610 Dư nợ công quy định tại Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Kỳ công bố: Năm

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

4. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

 

0308. Dư nợ Chính phủ so với tổng sản phẩm trong nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

Nợ Chính phủ so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa nợ Chính phủ so vi tổng sản phẩm trong nước.

Công thức tính:

Nợ Chính phủ so với tổng sản phẩm trong nước (%)

=

Nợ Chính phủ

x 100

Tổng sản phẩm trong nước

Lưu ý: Nợ Chính phủ được tính theo nội dung chỉ tiêu số 0608 Dư nợ của Chính phủ quy định tại Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Kỳ công bố: Năm

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

4. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

 

0309. Dư nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

Dư Nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa Dư nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước.

Công thức tính:

Nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước (%)

=

Nợ nước ngoài

x 100

Tổng sản phẩm trong nước

Lưu ý: Nợ nước ngoài được tính theo nội dung chỉ tiêu số 0609 Dư nợ nước ngoài của quốc gia quy định tại Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07/11/2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc h thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Kỳ công bố: Năm

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

4. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

 

0310. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia (thanh toán gc và lãi) so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Dịch vụ nợ được đề cập trong chỉ tiêu này chỉ đề cập đến nợ công và nợ được Chính phủ bảo lãnh.

Công thức tính:

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%)

=

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia

x 100

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

2. Kỳ công bố: Năm

3. Nguồn số liệu: Dữ liệu nợ công của Việt Nam do Bộ Tài chính quản lý thông qua việc sử dụng phần mềm DMFAS và tổng hợp báo cáo thống kê từ các cơ quan có liên quan.

4. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.

 

04. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DỰ TRỮ QUỐC GIA

0401. Hình thành nguồn lực dự trữ quốc gia

1. Khái niệm:

Dự trữ quốc gia (DTQG) được hình thành từ các nguồn sau đây:

- Ngân sách nhà nước;

- Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các t chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại nguồn;

- Loại hình kinh tế;

- Chức năng;

- Đơn vị được giao quản lý.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

 

0402. Nhập hàng dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Nhập hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định nhập hàng dự trữ quốc gia của cp có thẩm quyn, bao gồm các công việc từ khi có quyết định nhập hàng đến khi hàng dự trữ quốc gia được nhập vào trong kho dự trữ để thực hiện quy trình lưu kho, bảo quản.

Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp: Mua tăng, mua bù, mua bổ sung và nhập khác gồm: nhập trong tình huống đột xuất, cấp bách và theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được ủy quyền; điều chuyển nội bộ; nhập tăng đối với lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với s kế toán; tái nhập khi tạm xuất và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ: là tổng sản lượng các vật tư, thiết bị, hàng hóa thực tế được nhập kho dự trữ quốc gia trong một thời kỳ nhất định; có đơn vị tính cụ thể.

Số lượng hàng DTQG nhập trong kỳ

=

Số lượng mua tăng trong kỳ

+

Số lượng mua bù trong kỳ

+

Số lượng mua bổ sung trong kỳ

+

Số lượng mua trong trường hợp khác trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục mặt hàng;

- Giá trị;

- Vùng địa bàn chiến lược;

- Đơn vị được giao quản lý;

- Nội dung/mục đích.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

 

0403. Xuất hàng dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Xuất hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định xuất hàng đến khi hàng được chuyn lên phương tin bên nhận tại cửa kho dự trữ xuất hoặc theo quy định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp xuất cấp không thu tiền.

Xuất hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp: Xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Th tướng Chính phủ (Điều 35 Luật DTQG ); trong tình hung đột xuất, cấp bách (Điều 36 Luật DTQG); kế hoạch, luân phiên đi hàng dự trữ quốc gia (Điều 37 Luật DTQG); điều chuyn nội bộ hàng dự trữ quốc gia (Điều 38 Luật DTQG) và trong trường hợp khác (thanh lý, tiêu hủy,...) theo quy định của pháp luật.

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ: là tổng số lượng các vật tư, thiết bị, hàng hóa DTQG thực tế được xuất khỏi kho DTQG của đơn vị trong một thời kỳ nhất định.

Số lượng hàng DTQG xuất trong kỳ

=

Số lượng hàng xuất đột xuất, cấp bách trong kỳ

+

Số lượng hàng hóa xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (xuất cứu trợ, viện trợ, hỗ trợ) trong kỳ

+

Số lượng hàng xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng trong kỳ

+

Số lượng hàng xuất điều chuyển nội bộ và trong trường hợp khác trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục mặt hàng;

- Giá trị;

- Nội dung/mục đích;

- Đơn vị xuất;

- Địa bàn.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

 

0404. Tồn hàng dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối kỳ bng số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho đầu kỳ cộng với số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ trừ đi số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ.

Số lượng hàng DTQG tn kho cuối kỳ

=

Số lượng hàng DTQG tn kho đầu kỳ

+

Số lượng hàng DTQG nhập trong kỳ

-

Số lượng hàng DTQG xuất trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục mặt hàng;

- Giá trị;

- Đơn vị quản lý.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

 

05. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CHỨNG KHOÁN

Khái niệm chung:

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hin dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi s hoặc dữ liệu điện t, bao gồm các loại sau đây:

- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;

- Hợp đồng góp vốn đầu tư;

- Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.

0501. Chỉ số chứng khoán

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ số chứng khoán là s tương đối biểu hiện (bằng điểm), bằng sự quan hệ so sánh giữa giá cổ phiếu bình quân kỳ nghiên cứu (hiện tại) với giá bình quân kỳ gốc đã chọn (thường coi là 100 hoặc 1000).

Chỉ số chứng khoán được cấu thành bởi 2 yếu tố là loại chứng khoán (trọng số) và giá của từng chứng khoán cấu thành. Thí dụ, Việt Nam, trong giai đoạn đầu chỉ s VNIndex là chỉ số duy nhất đại diện cho các cổ phiếu được niêm yết trên Thị trường giao dịch chứng khoán. Chỉ số này được tính theo phương pháp trọng s giá thị trường trên cơ sở các cổ phiếu được giao dịch; sau đó được mở rộng cho các trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HA STC)...

Chỉ số chứng khoán được tính theo phương pháp bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết tại thời kỳ tính toán. Người ta thường dùng công thức Passcher để tính:

Lấy công thức tính VNIndex làm đại diện:

Trong đó:

Pli : Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo,

P0i : Giá giao dịch của cổ phiếu i tại thời điểm gốc,

Qli : Số lượng cổ phiếu i tại thời điểm báo cáo,

n : Số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số.

Trong quá trình tính toán chỉ số, bên cạnh sự biến động về giá cổ phiếu làm thay đổi giá trị chỉ số, còn có một số nhân tố khác làm thay đổi như cơ cu số cổ phiếu niêm yết như thêm, bớt, tách, gộp cổ phiếu. Trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến tính không liên tục của chỉ số, nghĩa là chỉ số ngày báo cáo không đồng nhất với chỉ số ngày trước đó. Do đó, cần phải thêm vào sự điều chỉnh này bằng hệ s chia của công thức trên.

Trường hợp có các cổ phiếu mới đưa vào niêm yết, hay tổ chức niêm yết tiến hành nâng vốn, hệ số chia mới được tính như sau:

H số chia mới (d)

=

Hệ số chia cũ

x

Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết

+

Giá thị trường của các cổ phiếu niêm yết mới

Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu niêm yết cũ

Trường hp một số loại cổ phiếu niêm yết hay tổ chức niêm yết tiến hành giảm vốn, hệ số chia mới được tính như sau:

H số chia mới (d)

=

Hệ số chia cũ

x

Tổng giá trị thị trường cổ phiếu niêm yết

-

Giá thị trường của các cổ phiếu hủy bỏ

Tổng giá trị thị trường các cổ phiếu niêm yết cũ

 

VNIndex (điểm)

=

100

x

Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu sau khi thay đổi

Hệ số chia mới

2. Phân tổ chủ yếu: Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Ngày, tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn v chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0502. Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu là tổng giá trị của cổ phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường tính theo giá thị trường tại thời điểm quy định, được tính bằng tổng các tích giữa khi lượng c phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch với giá cổ phiếu giao dịch tại một thời điểm xác định.

TEV = ΣPti x Qti

Trong đó:

TEV: là tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường

Pti: Giá cổ phiếu i được giao dịch (thị giá) tại thời điểm giao dịch t

Qti: Khối lượng c phiếu i niêm yết tại thời điểm giao dịch t

PtixQti: là giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu i (tính theo thời điểm)

2. Phân tổ chủ yếu: Sàn giao dịch.

3. Kỳ công bố: Ngày, tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0503. Khối lượng và giá trị chứng khoán giao dịch

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Khối lượng và giá trị chứng khoán giao dịch là lượng chứng khoán và giá trị chứng khoán thực tế được khớp lệnh giữa mua và bán ở các Sở giao dịch chứng khoán.

Phương pháp tính:

Giá trị chứng khoán giao dịch bằng tổng các tích giữa khối lượng chứng khoán giao dịch với giá chứng khoán được giao dịch trên thị trường.

TTV = ΣPti x Qti

Trong đó:

TTV: là tổng giá tr chứng khoán giao dịch

Pti: là giá chứng khoán i tại thời điểm giao dịch t

Qti: là khối lượng chứng khoán i giao dịch tại thời điểm t

PtixQti: là giá trị giao dịch của chứng khoán i

t: là số thứ tự phiên giao dịch k từ phiên giao dịch đầu tiên hoặc ngày giao dịch

2. Phân tổ chủ yếu: Loại chứng khoán.

3. Kỳ công bố: Ngày, tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành i chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: y ban Chứng khoán nhà nước.

 

0504. Khối lượng và giá trị chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch

1. Khái niệm:

Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đ điều kiện vào giao dịch tại S giao dịch chứng khoán.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại chứng khoán;

- Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: y ban Chứng khoán nhà nước.

 

0505. Số loại chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch

1. Khái niệm:

Chỉ tiêu phản ánh số loại chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại chứng khoán;

- Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0506. Chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch mới và hủy niêm yết/đăng ký giao dịch

1. Khái niệm:

Chỉ tiêu phản ánh các chứng khoán được niêm yết/đăng ký giao dịch mới hoặc bị hủy niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại chứng khoán;

- Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0507. Số lượng công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động

1. Khái niệm:

Số lượng công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động là số Công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động và hiện chưa bị Ủy ban Chứng khoán nhà nước thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định.

2. Phân tổ chủ yếu: Nghiệp vụ kinh doanh.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: y ban Chứng khoán nhà nước.

0508. Hoạt động đấu thầu trái phiếu

1. Khái niệm:

Đấu thầu trái phiếu là việc lựa chọn các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu, đáp ứng đủ các yêu cầu của tổ chức phát hành. Trái phiếu phát hành thông qua đấu thầu sẽ được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán.

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô huy động vốn của Chính phủ và các tổ chức kinh tế thông qua phát hành và đấu thầu trái phiếu.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại trái phiếu;

- Kỳ hạn.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0509. Hoạt động đấu giá cổ phần

1. Khái niệm:

Là việc bán công khai cổ phần của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư có sự cạnh tranh về giá. Theo quy định hiện nay, hoạt động đấu giá cổ phần được thực hiện qua Sở Giao dịch Chứng khoán.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại nhà đầu tư.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0510. Số tài khoản của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán

1. Khái niệm:

Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán bao gồm: Nhà đầu tư trong nước (cá nhân, tổ chức) và nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân, tổ chức).

2. Phân tổ chủ yếu:

- Phân tổ cấp 1: Trong nước, nước ngoài.

- Phân tổ cấp 2: Tổ chức, cá nhân

3. Kỳ công bố: Tháng.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0511. Tình hình mở/đóng tài khoản của nhà đầu tư

1. Khái niệm:

Tại mỗi thành viên lưu ký (TVLK), nhà đầu tư được mở một tài khoản lưu ký chứng khoán để thực hiện giao dịch các chứng khoán lưu ký. TVLK có trách nhiệm cập nhật thông tin mở, đóng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư (trong nước và nước ngoài) để báo cáo Trung tâm Lưu ký Chứng khoán theo quy định.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại nhà đầu tư.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0512. Hoạt động lưu ký chứng khoán

1. Khái niệm:

Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại chứng khoán.

3. Kỳ công bố: Tháng.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0513. Giao dịch trái phiếu Chính phủ

1. Khái niệm:

- Giao dịch mua bán thông thường là giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu TPCP cho một bên khác và không kèm theo cam kết mua lại TPCP.

- Giao dịch mua bán lại là giao dịch TPCP trong đó một bên bán và chuyển giao quyền sở hữu TPCP cho một bên khác, đồng thời cam kết s mua lại và nhận lại quyền sở hữu TPCP đó sau một thời gian xác định với một mức giá xác định.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại giao dịch.

3. Kỳ công bố: Ngày, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0514. Công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán

1. Khái niệm:

Chứng chỉ quỹ ETF là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp tại quỹ ETF. Mệnh giá chứng chỉ quỹ ETF là 10.000 đồng.

Công ty quản lý quỹ là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán đ thực hiện các nghiệp vụ: Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh Mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình quỹ.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0515. Giá trị huy động vốn qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

1. Khái niệm:

Giá trị huy động vốn qua phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phản ánh tình hình huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua việc phát hành c phiếu trên thị trường chứng khoán, được tính bằng tổng các tích giữa khối lượng các loại cổ phiếu phát hành trên thị trường chứng khoán với giá cổ phiếu phát hành trong một thời kỳ.

Chỉ tiêu được tổng hợp từ nguồn số liệu báo cáo theo quy định của Luật Chứng khoán và chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và các đơn vị thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại chứng khoán.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0516. Khối lượng và giá trị chứng khoán phái sinh giao dịch

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chứng khoán phái sinh là chứng khoán quy định tại Luật Chứng khoán và Luật sa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, bao gồm:

(i) Hợp đồng tương lai là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác nhận cam kết giữa các bên đ thực hiện một trong các giao dịch sau:

- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được n định trước trong tương lai;

- Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được n định trước trong tương lai.

(ii) Quyền chọn là chứng khoán phái sinh, trong đó xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của ngưi bán thực hiện một trong các giao dịch sau:

- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai;

- Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.

(iii) Hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.

(iv) Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Chỉ tiêu được tổng hợp từ nguồn số liệu báo cáo theo quy định của Luật Chứng khoán và chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và các đơn vị thuộc y ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại chứng khoán phái sinh;

- Sở giao dịch.

3. Kỳ công bố: Ngày, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: y ban Chứng khoán nhà nước.

 

0517. Tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu so với tổng sản phẩm trong nước

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu so với tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị vốn hóa thị trường c phiếu so với tổng sản phẩm trong nước của một thời kỳ nhất định (thường là một năm) theo giá thực tế.

Công thức tính:

Tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu so với tổng sản phẩm trong nước (%)

=

Tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu thời điểm cuối năm

x 100

Tổng sản phẩm trong nước cùng năm

2. Phân tổ chủ yếu: Sàn giao dịch chứng khoán.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0518. Tốc độ tăng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu

1. Khái niệm, phương pháp tính

Tốc độ tăng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu được tính theo công thức sau:

Tốc độ tăng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu (%)

=

Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu năm t

x 100 - 100

Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu năm t-1

2. Kỳ công bố: Năm.

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

4. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: y ban Chứng khoán nhà nước.

 

06. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUẢN LÝ TRÁI PHIẾU

Khái niệm chung:

- Công cụ nợ của Chính ph (khái niệm công cụ nợ của Chính phủ tại mục 03. Nhóm chỉ tiêu thống kê nợ công).

+ Các loại công cụ nợ của Chính phủ:

Tín phiếu kho bạc.

Trái phiếu Chính phủ.

Công trái xây dựng Tổ quốc.

+ Phương thức phát hành:

Công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước theo các phương thức phát hành sau: đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và bán l qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (khái niệm Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh tại mục 03. Nhóm chỉ tiêu thống kê nợ công).

+ Phương thức phát hành:

Đối với doanh nghiệp: đấu thầu phát hành, bo lãnh phát hành, đại lý, bán lẻ (đi với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

Đối với các ngân hàng chính sách: đấu thầu phát hành trái phiếu qua Sở Giao dịch Chứng khoán.

- Trái phiếu chính quyền địa phương (xem khái niệm Trái phiếu Chính quyền địa phương tại mục 03. Nhóm chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực nợ công).

+ Phương thức phát hành:

Trái phiếu chính quyền địa phương được phát hành tại thị trường trong nước theo các phương thức sau: đấu thầu, bảo lãnh phát hành.

- Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

+ Phương thức phát hành:

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thông qua các phương thức sau: đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu (đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng).

- Phát hành trái phiếu là việc chủ thể phát hành bán trái phiếu cho các đối tượng mua trái phiếu.

 

0601. Kế hoạch phát hành trái phiếu

1. Khái niệm:

Chỉ tiêu phản ánh kế hoạch phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại trái phiếu;

- Phương thức phát hành;

- Kỳ hạn;

- Thị trường (trong nước/quốc tế).

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính chủ trì thu thập, tổng hợp:

+ Số liệu về quản lý chung về trái phiếu theo các phân tổ: loại trái phiếu, kỳ hạn và thị trường với kỳ công bố năm;

+ Số liệu về trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo các phân tổ: phương thức phát hành, kỳ hạn với kỳ công bố quý, năm;

- Kho bạc Nhà nước cung cấp số liệu kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ với kỳ công bố Quý, năm;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về trái phiếu chính quyền địa phương theo các phân tổ: phương thức phát hành và kỳ hạn với kỳ công bố năm.

 

0602. Kết quả phát hành trái phiếu

1. Khái niệm:

Chỉ tiêu phản ánh kết quả phát hành trái phiếu.

Chỉ tiêu được tổng hợp từ nguồn số liệu báo cáo theo quy định của Nghị định về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương và hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại trái phiếu;

- Phương thức phát hành;

- Kỳ hạn;

- Lãi suất phát hành bình quân;

- Thị trường (trong nước/quốc tế).

3. Kỳ công bố: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính chủ trì thu thập, tổng hợp:

+ S liệu về quản lý chung về trái phiếu theo các phân tổ: loại trái phiếu, kỳ hạn, lãi suất phát hành bình quân (nếu có) và thị trường (nếu có) với kỳ công bố năm;

+ Số liệu về trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo các phân tổ: kỳ hạn, lãi suất phát hành bình quân với kỳ công bố quý, năm;

- KBNN chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về trái phiếu Chính phủ theo các phân tổ: loại công cụ nợ, kỳ hạn với kỳ công bố quý, năm;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về trái phiếu chính quyền địa phương theo các phân tổ: phương thức phát hành, kỳ hạn, lãi suất phát hành với kỳ công bố là tháng và năm.

0603. Thanh toán trái phiếu

1. Khái niệm:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán trái phiếu.

Các loại chi phí liên quan đến thanh toán trái phiếu bao gồm: gốc, lãi, phí phát hành, phí thanh toán gốc, lãi trái phiếu, chi phí khác (nếu có).

Chỉ tiêu được tổng hợp từ nguồn số liệu báo cáo theo quy định của Nghị định về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương và hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại trái phiếu;

3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Kho bạc Nhà nước cung cấp số liệu thanh toán trái phiếu Chính ph theo các phân tổ: Loại công cụ nợ với kỳ công bố 6 tháng, năm;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu v trái phiếu chính quyền địa phương theo các phân tổ: kỳ hạn và loại chi phí với kỳ công b năm.

 

0604. Mua lại, hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương

1. Khái nim:

Chỉ tiêu phản ánh tình hình mua lại, hoán đi trái phiếu chính quyền địa phương.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể mua lại trái phiếu trước hạn để giảm nghĩa vụ nợ hoặc để cơ cấu lại nợ theo phương án được xem xét, phê duyệt.

- Hoán đổi trái phiếu là việc mua, bán hai mã trái phiếu khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cu lại danh mục nợ.

2. Phân tổ chủ yếu: Mã trái phiếu.

3. Kỳ công bố: Tháng, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

 

0605. Quy mô thị trường trái phiếu so với tổng sản phẩm trong nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Quy mô thị trường trái phiếu so với tổng sản phẩm trong nước là tổng giá trị theo mệnh giá của trái phiếu chưa đáo hạn trên thị trường so với tổng sản phẩm trong nước.

Thị trường trái phiếu bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp.

Công thức tính:

Quy mô th trường trái phiếu so với tổng sản phẩm trong nước (%)

=

Tổng giá trị theo mệnh giá của trái phiếu chưa đáo hạn trên thị trường

x 100

Tổng sản phm trong nước

2. Phân tổ chủ yếu: Loại trái phiếu.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0606. Tốc độ tăng quy mô thị trường trái phiếu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tốc độ tăng quy mô thị trường trái phiếu được tính theo công thức sau:

Tốc độ tăng quy mô thị trường trái phiếu (%)

=

Tổng giá trị theo mệnh giá của trái phiếu chưa đáo hạn trên thị trường năm t

x 100 - 100

Tổng giá trị theo mệnh giá của trái phiếu chưa đáo hạn trên thị trường năm t-1

2. Phân tổ chủ yếu: Mệnh giá trái phiếu.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn v chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính chủ trì, phi hợp với Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

0607. Tổng giá trị phát hành trái phiếu

1. Khái niệm:

Tổng giá trị phái hành trái phiếu bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp.

2. Phân tổ chủ yếu: Cấp quản lý (trung ương/địa phương)

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính; phối hợp với Ủy ban Chứng khoán nhà nước.

 

07. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KINH DOANH BẢO HIỂM

Khái niệm chung:

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cp bo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo him, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, tr tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

0701. Doanh thu phí bảo hiểm

1. Khái niệm, phương pháp tính.

Công thức tính:

Doanh thu phí bảo hiểm

=

Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ

+

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ

* Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ

Doanh thu phí bảo hiểm phản ánh tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các Khoản, gồm: giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm và chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

Công thức tính:

Doanh thu phí bảo hiểm

=

Phí bảo hiểm gốc

+

Phí nhận tái bảo hiểm

-

Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm

Trong đó:

- Phí bảo hiểm gốc phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ (-) các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ;

- Phí nhận tái bảo hiểm phản ánh tổng số doanh thu phí nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ;

- Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phản ánh số chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng, là số chênh lệch giữa số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phải trích trong năm tài chính với số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm năm trước chuyển sang.

* Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ

Doanh thu phí bảo hiểm phản ánh tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các Khoản, gồm giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm gc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm và chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí chưa được hưởng của bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Doanh thu phí bảo hiểm

=

Phí bảo hiểm gốc

+

Phí nhận tái bảo hiểm

-

Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng

Trong đó:

- Phí bảo hiểm gốc phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ (-) các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ;

- Phí nhận tái bảo hiểm phản ánh tổng số doanh thu phí nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo him nhân thọ;

- Tăng (giảm) dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng phản ánh số chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảo hiểm gc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng, là số chênh lệch giữa số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưng phải trích trong năm tài chính với số dự phòng phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng năm trước chuyển sang.

Ghi chú: Chỉ tiêu này do Cơ quan Thống kê Trung ương công bố.

2. Phân t chủ yếu:

- Loại hình doanh nghiệp;

- Nghiệp vụ bảo hiểm.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành i chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

 

0702. Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tổng chi trả bảo hiểm

=

Chi bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ

+

Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhân thọ

* Chi bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm và các khoản chi liên quan đến hoạt động bồi thường khi xảy ra tai nạn tổn thất sau khi trừ (-) các khoản phải thu ghi giảm chi bồi thường, gồm thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý bồi thường 100% của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.

Công thức tính:

Chi bồi thường

=

Tổng chi bồi thường

-

Các khoản giảm trừ

Trong đó:

- Tổng chi bồi thường phản ánh tổng số chi bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm và các khoản chi liên quan đến hoạt động bồi thường khi xảy ra tai nạn tn thất như chi bồi thường cho người được bảo hiểm, chi giám định tổn thất, chi điều tra, thu thập thông tin liên quan đến sự kiện bảo hiểm, chi xử lý hàng tổn thất đã được giải quyết bồi thường 100% của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo;

- Các khoản giảm trừ phản ánh tổng số thu giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm gồm thu đòi người thứ ba bồi hoàn, thu hàng đã xử lý bồi thường 100% của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.

* Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhân thọ

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sau khi trừ (-) các khoản thu giảm chi phí bồi thường và trả tiền bảo hiểm (như thu bi thường nhượng tái bảo hiểm) và sau khi điều chnh các khoản tăng giảm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo.

Công thức tính:

Tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

=

Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm

-

Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm

+

Tăng (gim) dự phòng nghiệp vụ bo hiểm gốc

+

Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm

Trong đó:

- Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm phản ánh tổng số chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo;

- Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm phản ánh số chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm phải thu của doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm để giảm chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong kỳ báo cáo;

- Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc phản ánh số tăng, giảm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc, là số chênh lệch gia số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc phải trích trong năm tài chính với số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc năm trước chuyển sang;

- Tăng (giảm) dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm phản ánh số tăng, giảm dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm, là số chênh lệch giữa số dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm phải trích trong năm tài chính với số dự phòng nghiệp vụ nhận tái bảo hiểm năm trước chuyển sang.

Ghi chú: Chỉ tiêu này do Cơ quan Thống kê Trung ương công bố.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại hình doanh nghiệp;

- Nghiệp vụ bảo hiểm.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

 

0703. Tổng tài sản

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Tổng tài sản là giá trị của tất cả các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp kể cả các loại tài sản có tính chất hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, sản phẩm, hàng hóa,... và các loại tài sản có tính chất vô hình như phần mềm máy tính, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại, bản quyền,...

Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

 

0704. Vốn chủ sở hữu

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ đã góp, vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, các quỹ dự trữ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ thuộc chủ sở hữu được trích lập từ lợi nhuận sau thuế theo quy định.

- Vốn điều lệ là tổng số tiền do thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty c phần và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

- Vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là s vốn do doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài cấp cho chi nhánh tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập quỹ dự trữ bắt buộc để b sung vốn chủ sở hữu và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được trích hằng năm theo tỷ lệ 05% lợi nhuận sau thuế cho đến khi bằng mức tối đa theo quy định của Chính phủ. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có thể lập các quỹ dự trữ khác từ lợi nhuận sau thuế của năm tài chính theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

 

0705. Trích lập dự phòng nghiệp vụ

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà doanh nghip bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm có thể phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.

(A). Dự phòng nghiệp vụ đối vi bảo hiểm phi nhân thọ

(1). Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập dự phòng nghiệp vụ theo từng nghiệp vụ bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo him tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo tha thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.

(2). Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:

a) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để bồi thường cho trách nhiệm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

b) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để bồi thường cho các tổn thất đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

c) Dự phòng bồi thường cho các dao động ln về tn thất: Được sử dụng để bồi thường khi có dao động lớn về tổn thất hoặc tn thất lớn xảy ra mà tổng phí bảo hiểm trong năm tài chính sau khi đã trích lập dự phòng phí chưa được hưởng và dự phòng bồi thường cho khiếu nại chưa giải quyết không đủ để chi trả tiền bồi thường đối với phần trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

(3). Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự png theo hướng dẫn tại Điều 39 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP hoặc phương pháp khác thì phải chứng minh cho kết quả dự phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP trước khi áp dụng.

(4). Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ

(4.1). Dự phòng phí chưa được hưởng:

a) Phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm;

b) Phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.

(4.2). Dự phòng bồi thường:

a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.

(4.3). Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.

(B). Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ

(1). Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo him và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.

(2). Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:

a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng đ trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cui năm tài chính chưa được giải quyết;

d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi;

đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm hưu trí;

e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.

(3). Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được phép lựa chọn các phương pháp trích lập dự phòng theo hướng dẫn tại Điều 41 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP trước khi áp dụng hoặc phương pháp khác thì phi chứng minh cho kết quả dự phòng nghiệp vụ chính xác, đầy đủ hơn và đ nghị Bộ Tài chính chp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP trước khi áp dụng.

(4). Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải thường xuyên đánh giá phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ, bảo đảm trích lập đầy đủ dự phòng đ đáp ứng trách nhiệm bảo hiểm đã cam kết.

Trường hợp thay đổi phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thực hiện theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP. Trường hợp thay đổi cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (trừ trường hợp giảm lãi suất kỹ thuật đ đáp ứng hướng dẫn của Bộ Tài chính), doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ có văn bản đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận trước khi áp dụng, kèm tài liệu chứng minh cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ phù hợp quy định tại Điều 45 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP.

(5). Phương pháp, cơ strích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

(5.1). Dự phòng toán học đối với bảo hiểm t kỳ, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm trả tiền định kỳ:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng toán học đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm để đảm bảo được các trách nhiệm bảo hiểm trong tương lai như: Phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thuần, phương pháp phí bảo hiểm thuần có điều chỉnh Zillmer hoặc các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế;

b) Cơ sở trích lập dự phòng của các phương pháp trích lập dự phòng tại điểm a khoản 1 Điều này, bao gồm: Bảng tỉ lệ t vong CSO1980, lãi suất kỹ thuật dựa trên lãi suất bình quân của Trái phiếu Chính phủ kì hạn từ 10 năm trở lên và các cơ sở kỹ thuật khác tương ứng với từng sản phm bảo hiểm.

(5.2). Dự phòng toán học đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí, dự phòng toán học bao gồm:

a) Dự phòng rủi ro bảo hiểm: Là số ln hơn giữa mức dự phòng tính theo phương pháp phí chưa được hưởng hoặc dự phòng tính theo phương pháp dòng tiền để đáp ứng được tất c chi phí chi trả quyền lợi về rủi ro bảo hiểm trong tương lai trong suốt thời hạn của hợp đồng;

b) Dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung (áp dụng đối với bảo hiểm liên kết chung) được tính theo một trong các phương pháp sau: Tổng giá trị hoàn lại của các hợp đồng bảo hiểm liên kết chung cộng với khoản dự phòng nhằm đảm bảo cho việc chi trả giá trị tài khoản đối với các hợp đồng dự kiến xảy ra sự kiện bảo hiểm trong kỳ; Tổng giá trị tài khoản của các hợp đồng liên kết chung.

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đánh giá và lựa chọn phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ đối với phần liên kết chung để bảo đảm các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm;

c) Dự phòng nghiệp vụ đi với phần liên kết đơn vị (áp dụng đối với bảo hiểm liên kết đơn vị) là tổng số các khoản sau:

Tổng số các đơn vị đầu tư của bên mua bảo hiểm tại ngày định giá nhân với giá mua của đơn vị qu tại ngày định giá;

Tổng số phí bảo him đã nhận được từ bên mua bảo hiểm tại ngày định giá sau khi trừ đi các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm mà phần còn lại này dùng để mua các đơn vị quỹ nhưng chưa được thực hiện;

d) Dự phòng nghiệp vụ đối với tài khoản bảo hiểm hưu trí (áp dụng đối với bảo hiểm hưu trí) là tổng giá trị tài khoản bảo hiểm hưu trí tại thời điểm trích lập;

đ) Dự phòng cho các quyền lợi bảo hiểm khác ngoài quyền lợi về rủi ro bảo hiểm và quyền lợi đầu tư.

(5.3). Dự phòng phí chưa được hưởng: Được tính trên phí bảo hiểm gộp theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

(5.4). Dự phòng bồi thường:

a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thng kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường;

(5.5). Dự phòng chia lãi bao gồm:

a) Dự phòng cho phần lãi đã công bố là tổng giá trị của các khoản tiền mặt hoặc giá trị hiện tại của các khoản bảo tc tích lũy đã công b chia cho chủ hợp đồng bảo hiểm tính đến năm tài chính hiện hành và chưa chi trả;

b) Dự phòng cho phần lãi chưa công bố:

Dự phòng cho phần lãi chưa công bố được trích lập đ chi trả lãi sẽ chia thêm cho chủ hợp đồng trong tương lai được tính bằng tài sản của quỹ chủ hợp đồng có tham gia chia lãi trừ đi công nợ của quỹ, nguồn vốn hỗ trợ từ chủ sở hữu và lãi đã phân b trong năm hiện tại.

(5.6). Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Trường hợp thị trường đầu tư có biến động hoặc kết quả đu tư dự kiến từ nguồn phí bảo hiểm thấp hơn lãi sut cam kết, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trích lập dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết. Mức trích lập tương ứng với chênh lệch giữa kết quả đầu tư dự kiến từ ngun phí bảo hiểm và lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

(5.7). Dự phòng bảo đảm cân đối được trích lập dựa trên tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

(C). Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm sc khỏe

(1). Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm sức khỏe tương ứng với trách nhiệm của doanh nghiệp, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam và phải được chuyên gia tính toán xác nhận.

(2). Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:

a) Dự phòng toán học: Được sử dụng đ trả tiền bảo hiểm cho những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm s phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;

c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;

d) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ ri ro, lãi suất kỹ thuật.

(3). Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được chủ động lựa chọn phương pháp và cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP hoặc các phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghiệp vụ khác chính xác, đầy đủ hơn và đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định tại Điều 45 Nghị định s 46/2023/NĐ-CP trước khi áp dụng.

(4). Phương pháp, cơ sở trích lập dự phòng nghip vụ bảo hiểm sức khỏe

(4.1). Dự phòng toán học:

Dự phòng toán học được áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm đ đảm bảo được các trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm trong tương lai. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được chủ động lựa chọn phương pháp trích lập như: Phương pháp phí bảo hiểm gộp, phương pháp phí bảo hiểm thun, các phương pháp khác theo thông lệ quốc tế.

(4.2). Dự phòng phí chưa được hưởng: Được tính theo các phương pháp quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP, áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn từ 01 năm trở xuống.

(4.3). Dự phòng bồi thường:

a) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo thống kê hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường;

b) Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường.

(4.4). Dự phòng đảm bảo cân đối:

a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được trích lập dựa trên tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;

b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm sức khỏe: Mức trích lập hàng năm theo theo tỷ lệ phần trăm của phí bảo hiểm giữ lại của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

2. Phân tổ chủ yếu: Nghiệp vụ bảo hiểm.

3. Kỳ công b: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

 

0706. Hoạt động đầu tư

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Các nguồn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gm:

a) Vốn chủ sở hữu;

b) Phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ theo quy định của Chính phủ;

c) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

A. Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu

1. Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu bằng với mức vốn quy định tại các khoản 1, 2 Điều 37 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn, được thực hiện tại Việt Nam theo quy định về đầunguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Cụ thể:

a) Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định này;

b) Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.

c) Đối với các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: Trước ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP; từ ngày 01 tháng 01 năm 2028, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vn được cấp tối thiểu theo quy định tại Điều 36 Nghị định này;

d) Đối với các chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được cấp phép kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn được cấp tối thiểu theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP.

2. Việc đầu tư ra nước ngoài từ nguồn vốn chủ s hữu thực hiện theo quy định tại Điều 47 và Điều 48 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP.

B. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Đu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc thông qua ủy thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau:

(i). Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:

a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;

b) Gi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

c) Mua c phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ qu, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản tối đa 10% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

(ii). Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:

a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không hạn chế;

b) Gi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

c) Mua c phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng ch quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

đ) Góp vn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

(iii). Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:

a) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hiện theo quy định tại khoản (i) mục này;

b) Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo quy định tại khoản (ii) mục này.

(iv). Doanh nghiệp bo hiểm, chi nhánh nước ngoài chỉ được phép đầu tư chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư mà danh mục tài sản đầu tư thuộc các lĩnh vực doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép đầu tư theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn đầu tư;

- Lĩnh vực đầu tư.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

 

0707. Khả năng thanh toán

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động.

- Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam được coi là có đủ khả năng thanh toán khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây: a) Trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ; b) Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn.

Biên kh năng thanh toán:

Biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Các tài sản tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải bảo đảm tính thanh khoản. Các tài sản bị loại trừ toàn bộ hoặc một phần khi tính biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Biên khả năng thanh toán tối thiểu:

(i). Biên khả năng thanh toán tối thiu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài là số lớn hơn của một trong hai kết quả tính toán sau:

a) 25% tổng phí bảo hiểm thực giữ lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán;

b) 12,5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán.

(ii). Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:

a) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

c) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:

- Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;

- Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro.

(iii). Biên khả năng thanh toán tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm bằng tổng của:

a) Tái bảo hiểm phi nhân thọ: Thực hin theo khoản (i);

b) Tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm sức khỏe: Thực hiện theo khoản (ii).

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình bảo hiểm.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn v chịu trách nhiệm thu thập, tổng hp: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

 

08. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

0801. Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại

1. Khái niệm, phương pháp tính:

A. Khái niệm chung về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa:

(i). Xuất khẩu hàng hóa:

Hàng hóa xuất khẩu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa nước ngoài tái xuất khu, được đưa ra nước ngoài làm giảm nguồn của cải, vật cht của Việt Nam. Trong đó:

- Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến trong nước theo các quy định về xut xứ hàng hóa của Việt Nam;

- Hàng hóa tái xuất khu là hàng hóa có xuất xứ nước ngoài đã được nhập khẩu và được thống kê là hàng nhập khu trước đó, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

Nhóm/mặt hàng xuất khẩu bao gồm toàn bộ hàng hóa thuộc phạm vi thng kê được phân loại theo nhóm/mặt hàng chủ yếu.

Xuất khu với các châu lục, khối nước, nước/vùng lãnh thổ phản ánh tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với từng châu lục, từng khối nước và từng nước/vùng lãnh thổ.

(ii). Nhp khu hàng hóa:

Hàng hóa nhập khu gồm toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng Việt Nam tái nhập khẩu, được đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của quốc gia. Trong đó:

- Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

- Hàng hóa tái nhập khẩu là những hàng hóa của Việt Nam đã xuất khẩu và được thống kê là hàng xuất khẩu trước đó, sau đó lại nhập khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản, đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

Nhóm/mặt hàng nhập khu bao gm toàn bộ hàng hóa thuộc phạm vi thng kê được phân loại theo nhóm/mặt hàng chủ yếu.

Nhập khẩu với các châu lục, khối nước, nước/vùng lãnh thổ phản ánh tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với từng châu lục, từng khối nước và từng nước/vùng lãnh thổ.

(iii). Trị giá xuất khẩu, nhp khẩu hàng hóa:

Trị giá xut khẩu hàng hóa: Tổng trị giá hàng hóa của Việt Nam đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải vật chất của đất nước.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa: Toàn bộ trị giá hàng hóa đưa từ nước ngoài vào Việt Nam, làm tăng nguồn của cải, vật chất của đất nước.

Trị giá thống kê hàng hóa xuất khu, nhập khẩu được tính như sau:

- Đối với hàng hóa phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thì trị giá thống kê là trị giá tính thuế của hàng hóa.

- Đối với hàng hóa không phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thì trị giá thống kê là trị giá khai báo của hàng hóa được cơ quan Hải quan chấp nhận.

- Đối với hàng gia công thì trị giá thống kê là trị giá khai báo của hàng hóa được cơ quan Hải quan chấp nhận.

- Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tính bằng Đô la Mỹ (USD). Cơ quan Hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để quy đổi các ngoại tệ về đồng Đô la Mỹ.

(iiii). Cán cân thương mại hàng hóa:

Cán cân thương mại hàng hóa là mức chênh lệch giữa trị giá hàng hóa xuất khẩu và trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong một thời kỳ nhất định.

Khi trị giá xuất khẩu lớn hơn trị giá nhập khẩu thì cán cân thương mại mang dấu dương (+) hay còn gọi là thặng dư (xuất siêu); khi trị giá nhập khẩu lớn hơn trị giá xuất khẩu thì cán cân thương mại mang dấu âm (-) hay còn gọi là thâm hụt (nhập siêu); khi trị giá xuất khẩu bằng trị giá nhập khẩu thì cán cân thương mại ở trạng thái “cân bằng”.

(iiiii). Loại hình xuất nhp khẩu: theo danh mục bảng mã loại hình của cơ quan Hi quan.

(iiiiii). Thời điểm thống kê: Là thời điểm cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan.

Những thay đổi trên tờ khai hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ được cập nhật vào hệ thống thông tin hải quan và được điều chỉnh trong các báo cáo thống kê.

Trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm báo cáo, cơ quan thống kê sẽ ngừng cập nhật các thay đổi trên tờ khai hải quan

2. Phân tổ chủ yếu:

- Mặt hàng chủ yếu (*);

- Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Nước, vùng lãnh thổ (*);

- Trị giá/Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (*);

- Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Nhóm phương thức vận tải (*);

- Cán cân thương mại phân tổ theo châu lục; theo khối nước gồm các khối EU, ASEAN, OPEC, APEC; theo nước/vùng lãnh thổ (*);

- Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Khối doanh nghiệp;

- S lượng doanh nghiệp/Trị giá/Khối doanh nghiệp;

- Loại hình xuất, nhập khẩu;

- S lượng doanh nghiệp/Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cục Hải quan;

- Mã hàng 8 số/Một số nước, vùng lãnh thổ chủ yếu;

- Mã hàng 6 số/Nước, vùng lãnh thổ, phương thức vận tải;

- Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Cửa khẩu chính;

3. Kỳ công bố:

- Phân tổ theo Mặt hàng chủ yếu: 15 ngày, tháng;

- Các phân tổ theo Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Khối doanh nghiệp; Trị giá/Tỉnh, thành phố; Cục Hải quan; Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Nước, vùng lãnh thổ: Tháng;

- Các phân tổ theo cán cân thương mại: Tháng;

- Các phân tổ theo Loại hình xuất, nhập khẩu; Mã hàng 8 số/Một số nước, vùng lãnh thổ chủ yếu; Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Nhóm phương thức vận tải; Nhóm, mặt hàng chủ yếu/Cửa khẩu chính: Quý;

- Các phân tổ theo Số lượng doanh nghip/Trị giá/Khối doanh nghiệp; Số lượng doanh nghiệp/Tỉnh, thành phố; Mã hàng 6 số/Nước, vùng lãnh thổ, phương thức vận tải: 6 tháng.

5. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

6. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tổng cục Hải quan.

Ghi chú: (*) Phân tổ do Cơ quan Thống kê Trung ương công bố.

 

0802. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa chịu thuế

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Trị giá xuất khẩu hàng hóa chịu thuế là trị giá của các tờ khai hải quan có phát sinh sắc thuế khi xuất khẩu.

- Trị giá nhập khẩu hàng hóa chịu thuế là trị giá của các tờ khai hải quan có phát sinh các sắc thuế khi nhập khẩu, gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường, thuế tự vệ.

2. Phân tổ chủ yếu: Nhóm, mặt hàng chủ yếu.

3. Kỳ công bố: Tháng.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Tng cục Hải quan.

 

0803. Mức độ tự do hóa đối với thuế nhập khẩu theo các Hiệp định thương mại

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc bit về thuế nhập khu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Mức độ tự do hóa thương mại được tính tỷ lệ số dòng thuế xóa bỏ trên tổng số các dòng thuế trong các Hiệp định thương mại.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại Hiệp định.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hp: Vụ Hợp tác quốc tế.

 

0804. Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu

1. Khái niệm:

Bao gồm thuế suất thuế nhập khẩu thông thường, thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế, thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Mã HS 8 số; Mã HS 10 số;

- Thuế suất theo từng biểu thuế.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí; Vụ Hợp tác quốc tế.

 

09. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUẢN LÝ GIÁ

0901. Giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

1. Khái niệm:

Khái niệm về giá Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hàng hóa, dịch vụ.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Quản lý giá chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc đối với các số liệu tập trung tại Bộ Tài chính hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

 

0902. Giá thị trường hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Giá thị trường là giá hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên cơ sở cung, cầu và do các yếu tố thị trường quyết định trong một khoảng thời gian, không gian nhất định.

b) Khu vực điều tra thu thập giá thị trường: Chọn điểm thu thập thông tin là những nơi hoạt động sản xut, kinh doanh thường xuyên, ổn định đại diện cho khu vực thành thị, nông thôn tại tỉnh, thành phố. Trường hợp thu thập theo giá niêm yết thì ghi rõ là niêm yết của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

c) Các loại giá thị trường cần thu thập:

- Giá bán lẻ sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Giá bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, đại lý bán lẻ, các chợ tại khu vực trung tâm, khu vực nông thôn của tỉnh, thành phố.

- Các mức giá thu thập là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (nếu ).

d) Phương pháp thu thập:

- Thu thập trực tiếp: Cán bộ thị trường trực tiếp đến các nhà máy sản xuất, chế biến, trung tâm bán buôn, chợ đầu mối; các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ,... để điều tra, thu thập thông tin;

- Thu thập gián tiếp: Cơ quan báo cáo giá thị trường có công văn yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục báo cáo giá thị trường; thu thập thông tin giá thị trường qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo, đài, tạp chí,...; thu thập qua thống kê giá đăng ký, kê khai của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; thu thập qua hình thức ký hợp đồng mua tin, hợp đồng cộng tác viên thường xuyên với tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại hàng hóa, dịch vụ;

- Tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công b: Tháng, quý, năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Quản lý giá chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc đối với các số liệu tập trung tại Bộ Tài chính hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

 

0903. Số lượng doanh nghiệp thẩm định giá được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

1. Khái niệm:

- Doanh nghiệp thm định giá được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp thẩm định giá được hoạt động khi Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thm định giá theo quy định của pháp luật.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại doanh nghiệp.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hp: Cục Qun lý giá.

 

0904. Số doanh nghiệp kê khai giá

1. Khái niệm:

Số doanh nghiệp kê khai giá được quy định theo tại Điều 28 Luật Giá số 16/2023/QH15 ngày 19 tháng 6 năm 2023.

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hàng hóa, dịch vụ.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Quản lý giá chủ trì thu thập, tng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc đối với các số liệu tập trung tại Bộ Tài chính hoặc trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

- S Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

 

0905. Trích lập, sử dụng và lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá

1. Khái niệm:

Quỹ bình n giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được trích lập từ giá hàng hóa, dịch vụ và các nguồn tài chính hợp pháp khác và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá theo quy định của Luật Giá. Chính phủ quyết định việc lập quỹ bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; quy định về quản lý, trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn giá và chịu trách nhiệm bo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng quỹ.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại hàng hóa, dịch vụ.

- Số sử dụng/Số dư.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Cục Quản lý giá.

 

10. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TÀI SẢN CÔNG

1001. Tài sản công

1. Khái niệm:

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thng nhất quản lý. Tài sản công được thống kê gồm:

- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức đơn vị.

- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và tài sản kết cấu hạ tầng công trình cấp nước sạch nông thôn.

- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

- Tài sản phục vụ hoạt động của dự án sử dụng vốn nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Loại tài sản;

- Cấp quản lý;

- Tăng tài sản/giảm tài sản.

3. K công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hp:

- Cục Quản lý công sản chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về tài sản công trên phạm vi toàn quốc đối với các số liệu tập trung tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

- Các Bộ, cơ quan trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về tài sản công thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương.

- Sở Tài chính các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu về tài sản công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

 

11. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ THUẾ NỘI ĐỊA

Nguyên tắc chung:

- Các chỉ tiêu thống kê về lĩnh vực Thuế nội địa là các số liệu thống kê được tổng hợp từ dữ liệu của từng người nộp thuế, phản ánh quy mô, tng số của một tng th gồm s lượng ln người nộp thuế do cơ quan Thuế quản lý. Không có chỉ tiêu thống kê chi tiết theo từng người nộp thuế.

- Người nộp thuế bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) T chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế

- Cấu trúc mã số thuế được quy định như sau:

a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;

b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;

- Khu vực kinh tế của doanh nghiệp được quy định như sau: Khu vực nhà nước gồm các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn nhà nước trong vốn điều lệ trên 50% trở lên; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài gồm các doanh nghiệp có tỷ trọng vốn nước ngoài trong vốn điều lệ từ 51% trở lên hoặc đối với công ty hợp danh đa số thành viên của công ty là cá nhân ngoài nước. Khu vực ngoài quốc doanh bao gồm các doanh nghiệp không thuộc khu vực nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.

- Các chỉ tiêu thng kê về doanh nghiệp đều được phân tổ theo các loại phân tổ sau (trừ nhóm chỉ tiêu thống kê tình hình nợ thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN) - Gọi là phân tổ chính gồm:

+ Địa bàn (Cơ quan Thuế cấp tỉnh/thành phố);

+ Ngành kinh tế (Ngành kinh tế cấp 1);

+ Loại hình doanh nghiệp;

+ Khu vực kinh tế.

Trường hợp chỉ tiêu thống kê có phân tổ khác với các loại phân tổ trên thì được trình bày cụ thể trong từng chỉ tiêu.

1. Nhóm chỉ tiêu thống kê số lượng người nộp thuế (Bao gồm các chỉ tiêu: 1101; 1102; 1103):

1.1. Khái niệm:

1101. Số lượng người nộp thuế đang tạm ngừng hoạt động, kinh doanh tại thời điểm thống kê: Là số lượng người nộp thuế được cơ quan Thuế chuyển sang trạng thái "người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh" sau khi đã nhận được thông báo tạm ngừng hoạt động, kinh doanh của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vẫn đang ở trạng thái "người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh" tại thời điểm thống kê.

1102. Số lượng người nộp thuế đã ngừng hoạt động tại thời điểm thống kê: Là số lượng người nộp thuế đang ở trạng thái ngừng hoạt động (đã hoàn thành hoặc chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định); người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký và người nộp thuế chờ làm thủ tục phá sn tại thời điểm thống kê. Người nộp thuế ngừng hoạt động do một trong các lý do sau:

- Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;

- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- B chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

- Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

- Bị cơ quan Thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

- Cá nhân chết, mt tích, mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Nhà thu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

- Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyn lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

1103. Số lượng người nộp thuế đang hoạt động tại thời điểm thống kê: Là số lượng người nộp thuế đã được cơ quan Thuế cấp mã số thuế, không thuộc một trong các trường hợp sau tại thời điểm thống kê:

- Người nộp thuế đang tạm ngừng kinh doanh;

- Người nộp thuế đã ngừng hoạt động.

1.2. Phân t chủ yếu (chỉ tiêu: 1101; 1102; 1103):

- Địa bàn (Cơ quan Thuế cấp tỉnh/ thành phố);

- Cấu trúc mã số thuế;

- Loại Người nộp thuế: Doanh nghiệp; Cá nhân; Tổ chức khác.

1.3. Kỳ công bố (chỉ tiêu: 1101; 1102; 1103): Năm.

1.4. Nguồn số liệu (chỉ tiêu: 1101; 1102; 1103): Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

1.5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (chỉ tiêu: 1101; 1102; 1103): Tng cục Thuế.

2. Nhóm chỉ tiêu thống kê tình trạng hoạt động của doanh nghiệp (Bao gồm các chỉ tiêu 1104; 1105; 1106; 1107; 1108):

2.1. Khái niệm:

1104. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong kỳ thống kê: số doanh nghiệp được cấp mã số thuế trong kỳ thống kê.

1105. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm thống kê: Là số doanh nghiệp không ở trạng thái tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động đã hoàn thành thủ tục hoặc chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, chờ làm thủ tục phá sản tại thời điểm thống kê.

1106. Số lượng doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh trong kỳ thống kê: số doanh nghiệp đang tạm nghỉ kinh doanh, có ngày tạm nghỉ kinh doanh trong kỳ thng kê.

1107. Số lượng doanh nghiệp khôi phục kinh doanh trong kỳ thống kê: Là số doanh nghiệp có ngày khôi phục hoạt động kinh doanh trong kỳ thống kê và đang hoạt động tại cuối kỳ báo cáo.

1108. S lượng doanh nghiệp chấm dứt kinh doanh trong kỳ thống kê: Là số doanh nghiệp có ngày chuyển sang trạng thái chấm dứt kinh doanh trong kỳ thống kê. Doanh nghiệp chm dứt kinh doanh gm: doanh nghiệp ngừng hoạt động đã hoàn thành thủ tục hoặc chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế; doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; doanh nghiệp chờ làm thủ tục phá sản.

2.2. Phân tổ chủ yếu (chỉ tiêu: 1104; 1105; 1106; 1107; 1108): Phân tổ chính.

2.3. Kỳ công bố (chỉ tiêu: 1104; 1105; 1106; 1107; 1108): Tháng, lũy kế đến tháng.

2.4. Nguồn số liệu (chỉ tiêu 1104; 1105; 1106; 1107; 1108): Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

2.5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (chỉ tiêu 1104; 1105; 1106; 1107; 1108): Tổng cục Thuế.

3. Nhóm chỉ tiêu thống kê về tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động

3.1. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình kinh doanh trong năm của doanh nghiệp đang hoạt động (Bao gồm các chỉ tiêu: 1109; 1110; 1111):

3.1.1. Khái niệm:

1109. Tổng doanh thu thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra: tổng doanh thu thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê.

1110. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có phát sinh mua bán hàng hóa, dịch vụ: số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê, có mua, bán hàng hóa, dịch vụ.

1111. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có phát sinh doanh thu thuế giá trị gia tăng bán ra: Là số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê, có phát sinh doanh thu thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra.

3.1.2. Phân tổ chủ yếu (chỉ tiêu: 1109; 1110; 1111):

- Cấu trúc mã số thuế;

- Người nộp thuế khai thuế tháng và quý;

3.1.3. Kỳ công bố (chỉ tiêu: 1109; 1110; 1111): Quý, 6 tháng, 9 tháng, c năm và từ đầu năm đến tháng báo cáo.

3.1.4. Nguồn số liệu (chỉ tiêu: 1109; 1110; 1111): Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

3.1.5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (chỉ tiêu: 1109; 1110; 1111): Tng cục Thuế.

3.2 Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh kết qu kinh doanh cả năm của doanh nghiệp đang hoạt động (Bao gồm các chỉ tiêu: 1112; 1113; 1114; 1115; 1116; 1117; 1118; 1119; 1120).

3.2.1 Khái niệm:

1112. Tổng doanh thu của doanh nghiệp đang hoạt động: Là tổng doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê có thực hiện kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành sn xuất, thương mại, dịch vụ (trừ công ty an ninh, quốc phòng): Tổng doanh thu = Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác;

- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành ngân hàng, tín dụng: Tổng doanh thu = Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự + Thu nhập từ hoạt động dịch vụ + Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Thu nhập từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần;

- Đối với doanh nghiệp là công ty chứng khoán, công ty qun lý quỹ đầu tư chứng khoán: Tng doanh thu = Doanh thu hoạt động + Doanh thu hoạt động tài chính + Thu nhập khác.

- Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tỷ lệ trên doanh thu là Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

1113. Tổng chi phí của doanh nghiệp đang hoạt động: tổng chi phí của doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê có thực hiện kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể:

- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ (trừ công ty an ninh, quốc phòng): Tổng chi phí = Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ + Chi phí tài chính + Chi phí khác;

- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành ngân hàng, tín dụng: Tổng chi phí = Chi phí lãi và các chi phí tương tự + Chi phí hoạt động dịch vụ + Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh + Lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư + Chi phí hoạt động khác + Chi phí hoạt động + Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng;

- Đối với doanh nghiệp là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Tng chi phí = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý công ty + Chi phí khác.

1114. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có hoạt động kinh doanh: Là số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thng kê, có phát sinh doanh thu hoặc chi phí.

1115. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phát sinh doanh thu: số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê, có phát sinh doanh thu trong kỳ thống kê.

1116. Tổng số lãi kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp đang hoạt động: Là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp dương của doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê.

1117. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động phát sinh lãi kế toán trước thuế: tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cui kỳ thống kê, có phát sinh tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp dương.

1118. Tổng s lỗ kế toán của doanh nghiệp đang hoạt động: Là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp âm của doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê.

1119. Số doanh nghiệp đang hoạt động kê khai lỗ: Là tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê, phát sinh tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp âm.

1120. S doanh nghiệp đang hoạt động không phát sinh lãi, lỗ kế toán trước thuế: Là tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê, có tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai bằng không.

3.2.2. Phân tổ chủ yếu (chỉ tiêu: 1112; 1113 1114; 1115; 1116; 1117; 1118; 1119; 1120): Cấu trúc mã số thuế;

3.2.3. Kỳ công bố (chỉ tiêu: 1112; 1113 1114; 1115; 1116; 1117; 1118; 1119; 1120): Năm.

3.2.4. Nguồn số liệu (chỉ tiêu: 1112; 1113 1114; 1115; 1116; 1117; 1118; 1119; 1120): Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

3.2.5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (chỉ tiêu: 1112; 1113 1114; 1115; 1116; 1117; 1118; 1119; 1120): Tổng cục Thuế.

4. Nhóm chỉ tiêu thống kê về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp (Bao gồm các chỉ tiêu: 1121; 1122; 1123; 1124; 1125).

4.1. Khái niệm:

1121. Tổng số thuế phải nộp của một số sắc thuế lớn do doanh nghiệp đang hoạt động kê khai: tổng số thuế phát sinh phải nộp do doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê kê khai. Các loại thuế bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

1122. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có khai thuế phải nộp một số sắc thuế lớn: số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê có khai thuế phải nộp. Các loại thuế bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

1123. Tổng số nộp ngân sách nhà nước một số sắc thuế lớn của doanh nghiệp đang hoạt động: Là tổng số tiền thuế đã nộp của doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê. Các loại thuế bao gm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

1124. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đã nộp một số sắc thuế ln: Là số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm cuối kỳ thống kê đã nộp thuế. Các loại thuế bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

1125. S lượng doanh nghiệp đang hoạt động đã khai một số sắc thuế lớn: Là số lượng doanh nghiệp đã nộp tờ khai thuế cho cơ quan Thuế. Các loại thuế bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

4.2. Phân tổ chủ yếu (chỉ tiêu: 1121; 1122; 1123; 1124; 1125):

- Cấu trúc mã số thuế;

- Người nộp thuế khai thuế tháng và quý;

- Loại thuế.

4.3. Kỳ công bố (chỉ tiêu: 1121; 1122; 1123; 1124; 1125): Tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.

4.4. Nguồn số liệu (chỉ tiêu: 1121; 1122; 1123; 1124; 1125): Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

4.5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (chỉ tiêu: 1121; 1122; 1123; 1124; 1125): Tổng cục Thuế.

5. Nhóm chỉ tiêu thống kê về tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp.

5.1. Nhóm chỉ tiêu thống kê về kết quả xử lý vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp (Bao gồm các chỉ tiêu: 1126; 1127; 1128; 1129; 1130; 1131; 1132).

5.1.1 Khái niệm:

1126. Tổng số doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế do cơ quan Thuế ban hành quyết định: Là tổng số doanh nghiệp bị xử lý vi phạm hành chính về thuế mà cơ quan Thuế đã ra quyết định.

1127. Tổng tiền phạt vi phạm hành chính về thuế do cơ quan Thuế ban hành quyết định: Là tổng số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế trên các quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế do Cơ quan Thuế ban hành.

1128. Số lượng doanh nghiệp khai thiếu thuế, phí, lệ phí do quan Thuế phát hiện qua tranh tra, kim tra: Là số doanh nghiệp bị xử lý do khai thiếu thuế, phí, lệ phí mà cơ quan Thuế phát hiện qua thanh tra kim tra thuế.

1129. Tổng tiền thuế, phí, lệ phí doanh nghiệp khai thiếu do cơ quan Thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra thuế: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí do doanh nghiệp khai thiếu trên quyết định xử lý vi phạm pháp luật v thuế do cơ quan Thuế ban hành quyết định.

1130. Số lượng doanh nghiệp bị thu hồi hoàn thuế do cơ quan Thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế: Là số doanh nghiệp bị thu hồi hoàn thuế mà cơ quan Thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế.

1131. Tổng tiền thuế bị thu hồi hoàn thuế do cơ quan Thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế: Là tổng tiền thuế bị thu hồi hoàn thuế trên quyết định xử lý về hoàn thuế do cơ quan Thuế ban hành quyết định.

1132. Tổng số tiền tăng thêm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra: Là số tiền thuế, phí, lệ phí, phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp và tiền thu hồi hoàn thuế của doanh nghiệp được cơ quan Thuế phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

5.1.2. Phân tổ chủ yếu (chỉ tiêu: 1126; 1127; 1128; 1129; 1130; 1131; 1132):

- Cấu trúc mã số thuế;

- Loại thuế;

- Tiểu mục;

5.1.3. Kỳ công bố (chỉ tiêu: 1126; 1127; 1128; 1129; 1130; 1131; 1132): Tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.

5.1.4. Nguồn số liệu (chỉ tiêu: 1126; 1127; 1128; 1129; 1130; 1131; 1132): Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5.1.5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (chỉ tiêu: 1126; 1127; 1128; 1129; 1130; 1131; 1132): Tổng cục Thuế

5.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê về tình hình nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước của doanh nghiệp (Bao gồm các chỉ tiêu: 1133, 1134).

5.2.1. Khái niệm:

1133. Tổng số tiền thuế nợ của doanh nghiệp do cơ quan Thuế quản lý: tổng số tiền thuế các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan Thuế quản lý mà doanh nghiệp chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.

1134. Số lượng doanh nghiệp có tiền thuế nợ ngân sách nhà nước do cơ quan Thuế quản lý: Là số doanh nghiệp còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan Thuế quản lý mà doanh nghiệp chưa nộp ngân sách nhà nước khi hết thời hạn nộp theo quy định.

5.2.2. Phân tổ chủ yếu (chỉ tiêu: 1133; 1134): Phân tổ chính

5.2.3. Kỳ công bố (chỉ tiêu: 1133; 1134): Ngày 31/12 hàng năm.

5.2.4. Nguồn số liệu (chỉ tiêu: 1133; 1134): Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5.2.5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (chỉ tiêu: 1133; 1134): Tổng cục Thuế.

6. Nhóm chỉ tiêu thống kê về hoàn thuế giá trị gia tăng và ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp

6.1. Nhóm chỉ tiêu thống kê về hoàn thuế giá trị gia tăng (Bao gồm các chỉ tiêu: 1135; 1136; 1137)

6.1.1. Khái niệm:

1135. Số doanh nghiệp đã được giải quyết hoàn thuế theo Luật thuế GTGT: là số lượng doanh nghiệp đã được cơ quan Thuế ban hành quyết định hoàn thuế GTGT trong kỳ thống kê.

1136. Số lượng hồ sơ đã giải quyết hoàn thuế theo Luật thuế GTGT: Là số hồ sơ của doanh nghiệp đã được cơ quan Thuế giải quyết hoàn thuế GTGT trong kỳ thống kê.

1137. Tổng số tiền hoàn thuế theo Luật thuế GTGT: Là tổng số tiền hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp đã được cơ quan Thuế ban hành quyết định hoàn thuế trong kỳ thống kê.

6.1.2. Phân tổ chủ yếu (chỉ tiêu: 1135; 1136; 1137): Trường hợp hoàn thuế: xuất khẩu; dự án đầu tư; khác.

6.1.3. Kỳ công bố (chỉ tiêu: 1135; 1136; 1137): Tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.

6.1.4. Nguồn số liệu (chỉ tiêu: 1135; 1136; 1137): Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

6.1.5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (chỉ tiêu: 1134; 1135; 1136; 1137): Tổng cục Thuế.

6.2. Nhóm chỉ tiêu thống kê về ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN (Bao gồm chỉ tiêu: 1138; 1139; 1140; 1141; 1142; 1143; 1144; 1145; 1146; 1147; 1148):

6.2.1. Khái niệm:

1138. Số lượng doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế TNDN: Là số lượng doanh nghiệp khai thu nhập được miễn thuế trên tờ khai thuế TNDN.

1139. Tổng số thu nhập được miễn thuế TNDN: tổng số thu nhập được miễn thuế do doanh nghiệp khai trên tờ khai thuế TNDN.

1140. Số lượng doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN: Là số doanh nghiệp được hưởng ít nhất một trong các loại ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại Luật Thuế TNDN và các Hiệp định thuế.

1141. Số lượng doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế TNDN về thuế suất: Là số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế suất theo quy định tại Luật Thuế TNDN.

1142. Tổng số thuế TNDN chênh lệch do áp dụng mức thuế suất ưu đãi mà doanh nghiệp kê khai trên hồ sơ quyết toán năm: tổng số thuế TNDN do áp dụng mức thuế suất ưu đãi mà doanh nghiệp được trừ vào số thuế TNDN phải nộp.

1143. Số lượng doanh nghiệp có chuyển lỗ trong năm quyết toán: Là số lượng doanh nghiệp số lỗ các năm trước được chuyển và bù trừ với thu nhập chịu thuế trong năm quyết toán.

1144. Tổng số lỗ được chuyển trong năm quyết toán: Là tổng số lỗ các năm trước được chuyển bù trừ với thu nhập chịu thuế trong năm quyết toán.

1145. Số lượng doanh nghiệp được miễn, gim thuế thu nhập doanh nghiệp: số lượng doanh nghiệp có số thuế TNDN được miễn, giảm theo quy định tại Luật Thuế TNDN và các Hiệp định thuế trong năm quyết toán.

1146. Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm: Là tổng số thuế TNDN được miễn, giảm theo quy định tại Luật Thuế TNDN và các Hiệp định thuế trong năm quyết toán.

1147. Số lượng doanh nghiệp có trích lập quỹ khoa học công nghệ trong năm quyết toán: số lượng doanh nghiệp được hưởng ưu đãi theo quy định tại Luật thuế TNDN về trích lập quỹ khoa học công nghệ.

1148. Tổng số tiền mà doanh nghiệp trích lập quỹ khoa học công nghệ trong năm quyết toán: tổng số tiền quỹ khoa học công nghệ mà doanh nghiệp đã trích lập để bù trừ với thu nhập tính thuế trong năm quyết toán.

6.2.2 Phân tổ chủ yếu (chỉ tiêu: 1138; 1139; 1140; 1141; 1142; 1143; 1144; 1145; 1146; 1147; 1148): Cấu trúc mã số thuế.

6.2.3. Kỳ công bố (chỉ tiêu: 1138; 1139; 1140; 1141; 1142; 1143; 1144; 1145; 1146; 1147; 1148): Năm.

6.2.4. Nguồn số liệu (chỉ tiêu: 1138; 1139; 1140; 1141; 1142; 1143; 1144; 1145; 1146; 1147; 1148): Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

6.2.5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp (chỉ tiêu: 1138; 1139; 1140; 1141; 1142; 1143; 1144; 1145; 1146; 1147; 1148): Tng cục Thuế.

 

12. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ ĐƠN VỊ CÓ QUAN HỆ VỚI NGÂN SÁCH

Khái niệm chung:

- Đơn vị có quan hệ với ngân sách bao gồm: Đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách; Dự án đầu tư thuộc cấp ngân sách Trung ương và các cấp ngân sách tỉnh, huyện, xã.

- Mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách (Mã số ĐVQHNS) là một dãy số được quy định theo một nguyên tc thống nhất đ cấp cho từng đơn vị có quan hệ với ngân sách. Mã số ĐVQHNS được sử dụng để nhận diện từng đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, đơn vị khác có quan hệ với ngân sách và các dự án đầu tư, kèm theo các chỉ tiêu quản lý của đơn vị, dự án đầu tư và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ công tác quản lý ngân sách Nhà nước.

- Cấu trúc của mã số ĐVQHNS gồm 2 phần, phần định danh và chỉ tiêu quản lý. Phần định danh là các thông tin mang tính duy nhất, chỉ tiêu quản lý là các thông tin liên quan đến đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị khác quan hệ với ngân sách, dự án đầu tư. Mối quan hệ giữa phần định danh và chỉ tiêu quản lý là từ một định danh duy nhất luôn tìm được đầy đủ các chỉ tiêu quản lý. Phần định danh của mã số ĐVQHNS gồm 7 ký tự được bố trí như sau: N X1X2X3X4X5X6

Trong đó:

- N là ký tự phân biệt mã số, quy định:

+ N = 1, 2 dùng để cấp cho đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước;

+ N = 3 dùng để cấp cho đơn vị khác có quan hệ với ngân sách;

+ N = 7, 8 dùng để cấp cho các dự án đầu tư;

- X1X2X3X4X5X6 là số thứ tự của các đơn vị có quan hệ với ngân sách.

- Các đơn vị có quan hệ với ngân sách sử dụng mã số ĐVQHNS đã được cấp cho các hoạt động giao dịch về ngân sách từ khâu lập dự toán, tổng hợp và phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách. Các đơn vị có quan hệ với ngân sách phải ghi mã số ĐVQHNS trên giấy tờ giao dịch, sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, báo cáo liên quan tới việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

 

1201. Số lượng mã số đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

1. Khái niệm:

Số lượng mã số đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước là tổng số lượng mã số ĐVQHNS cấp cho các cho đơn vị dự toán các cấp, đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước; đơn vị khác có quan hệ với ngân sách.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Chương ngân sách;

- Loại hình đơn vị;

- Cấp quản lý (trung ương/địa phương);

- Cấp ngân sách.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tin học và Thống kê tài chính chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu theo các phân tổ: chương ngân sách, loại hình đơn vị, cấp quản lý (trung ương/địa phương), cấp ngân sách;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu do địa phương qun lý theo phân tổ loại hình đơn vị.

 

1202. Số lượng mã số dự án đầu tư

1. Khái niệm:

Số lượng mã số dự án đầu tư là tổng số lượng mã số ĐVQHNS cấp cho Dự án đu tư.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Chương ngân sách;

- Giai đoạn đầu tư.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tin học và Thống kê tài chính ch trì thu thập, tổng hợp số liệu theo các phân tổ: Chương ngân sách, giai đoạn đầu tư;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu do địa phương quản lý theo phân tổ giai đoạn đầu tư.

 

13. CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG

1301. Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

1. Khái niệm:

Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công; giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; phân loại mức độ tự chủ tài chính; tự chủ sử dụng nguồn tài chính; tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác liên quan.

Dịch vụ sự nghiệp công là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; y tế - dân số; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin và truyền thông; khoa học và công nghệ; các hoạt động kinh tế và lĩnh vực khác (gồm: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, tư pháp, lao động thương binh và xã hội, sự nghiệp khác).

Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và dịch vụ sự nghiệp công mang tính đặc thù của một số ngành, lĩnh vực thuộc danh mục do cấp có thm quyền ban hành, được Nhà nước bảo đảm kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.

Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện theo phương thức xã hội hóa; giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường do đơn vị tự định giá hoặc do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá hoặc pháp luật chuyên ngành khác có liên quan, bù đắp đủ chi phí và có tích lũy hợp lý cho đơn vị cung cấp; Nhà nước không hỗ tr chi phí.

Chỉ tiêu thống kê về kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập là các chỉ tiêu thông tin báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, cơ quan trung ương và của địa phương để phục vụ cho công tác quản lý và báo cáo Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ theo quy định Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các chỉ tiêu thống kê gồm:

(1). Tổng số đơn vị Sự nghiệp công lập;

(2). Số lượng đơn vị được giao tự chủ tài chính (Đơn vị tự bo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; Đơn vị do NSNN bảo đảm chi thường xuyên);

(3). Tổng số người làm việc;

(4). Kết quả hoạt động tài chính (Nguồn tài chính; S dụng nguồn tài chính; Chênh lệch thu chi; Trích lập các Quỹ).

- Các chỉ tiêu được thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Bộ, ngành;

- Loại dịch vụ sự nghiệp công;

- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Kỳ công b: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của các bộ, cơ quan trung ương thuộc phạm vi quản lý của Vụ HCSN;

- Vụ I chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của các bộ, cơ quan trung ương thuộc phạm vi quản lý của Vụ I

- Vụ NSNN chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của các địa phương.

 

14. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC

1401. Tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước/có vốn nhà nước

1. Khái niệm:

- Tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết)/doanh nghiệpvốn nhà nước được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số lượng doanh nghiệp; tổng tài sản; các khoản phải thu; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu (mã 410- Bảng cân đối kế toán); tổng doanh thu; lợi nhuận trước thuế; phải nộp ngân sách nhà nước;...

- Chỉ tiêu được tổng hợp từ nguồn số liệu báo cáo theo quy định của Luật doanh nghiệp và hướng dẫn một số nội dung về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu qu hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp vốn nhà nước

2. Phân tổ chủ yếu: Lĩnh vực kinh doanh.

3. Kỳ công bố: Năm

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

 

1402. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

1. Khái niệm:

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là việc thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước để doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt; cung cấp sản phm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; quốc phòng, an ninh; lĩnh vực độc quyền tự nhiên; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Thực hiện công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường và quy định của pháp luật trong cổ phần hóa thoái vốn, không để xảy ra tiêu cực, lợi ích nhóm, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu: Phương thức tái cơ cấu.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Cục Tài chính doanh nghiệp chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu của Trung ương và trên phạm vi toàn quốc;

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu trên địa bàn.

 

15. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỸ TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC NGOÀI NGÂN SÁCH

1501. Tình hình thực hiện Kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Chỉ tiêu thống kê phản ánh về Kế hoạch tài chính của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý. Các chỉ tiêu thống kê bao gồm:

(1). Tên quỹ;

(2). Dư nguồn đến;

(3). Kế hoạch năm gồm các thông tin: Tổng số nguồn vốn phát sinh trong năm gồm tổng số và trong đó hỗ trợ từ ngân sách trung ương (nếu có); Tổng sử dụng nguồn vốn trong năm, chênh lệch nguồn trong năm;

(4). Ước thực hiện gồm các thông tin: Tổng số nguồn vốn phát sinh trong năm gồm tổng số và trong đó hỗ trợ từ ngân sách trung ương (nếu có); Tổng sử dụng nguồn vốn trong năm, chênh lệch nguồn trong năm;

(5) Dư nguồn đến.

2. Phân tổ: Loại quỹ.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn dữ liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp; Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính; Cục Tài chính doanh nghiệp và các đơn vị chức năng khác trong Bộ được phân công (nếu có) với phạm vi cung cấp số liệu là các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý.

 

16. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ XỔ SỐ, ĐẶT CƯỢC, CASINO, TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG

1601. Tình hình hoạt động kinh doanh xổ số

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh xổ số bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh các loại hình xổ số được phép kinh doanh, doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác, doanh thu từ hoạt động tài chính theo quy định của pháp luật và thu nhập khác.

b) Chi phí của doanh nghiệp kinh doanh xổ số bao gồm:

- Chi phí nghiệp vụ kinh doanh xổ số:

+ Chi phí trả thưởng:

· Chi phí trả thưởng đối với loại hình xổ số truyền thống, xổ số lô tô thủ công và xổ số biết kết quả ngay là số tiền thực tế trả cho người trúng thưởng đối với các vé xổ số trúng thưởng theo quy định của pháp luật. Riêng đối với loại hình xổ số truyền thống phát hành theo cơ chế liên kết phát hành, chi phí trả thưởng gm: Chi phí trả thưởng thực tế đã thanh toán cho các vé xổ số trúng thưởng thuộc trách nhiệm tự chi trả của doanh nghiệp kinh doanh xổ số theo quy định tại Quy chế hoạt động của Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực; Chi phí trả thưởng thực tế đã chi trả được phân bổ cho doanh nghiệp kinh doanh xổ số theo tỷ lệ phân bổ đối với các vé xổ số trúng thưởng thuộc trách nhiệm chi trả chung của Hội đồng được quy định cụ thể tại Quy chế hoạt động của Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực.

· Chi phí trả thưởng đối với loại hình xổ số tự chọn số điện toán là số tiền thực tế trả cho người trúng thưng đối với các xổ số trúng thưởng và giá trị của các giải thưởng tích lũy chưa trúng thưởng được chuyển sang kỳ quay số mở thưởng tiếp theo được quy định cụ thể tại Thể lệ tham gia dự thưởng theo quy định của pháp luật về xổ số.

+ Chi hoa hồng đại lý cho các đại lý xổ số.

+ Chi phí ủy quyền trả thưởng cho khách hàng trúng thưởng.

+ Chi phí trích lp quỹ dự phòng rủi ro trả thưởng.

+ Chi phí khác.

- Chi phí hoạt động kinh doanh khác.

c) Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

d) Kết quả kinh doanh (lãi/lỗ).

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình xổ số.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

 

1602. Tình hình hoạt động kinh doanh đặt cược

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh đặt cược bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh đặt cược, doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh đặt cược theo quy định của pháp luật, doanh thu tài chính và thu nhập khác (nếu có).

b) Chi phí hoạt động kinh doanh đặt cược bao gồm:

- Chi phí trả thưởng là số tiền thực tế doanh nghiệp kinh doanh đặt cược trả cho người chơi trúng thưởng khi tham gia đặt cược theo quy định tại Thể lệ đặt cược và quy định của pháp luật về Thuế.

- Chi hoa hồng đại lý bán vé đặt cược.

- Chi chế độ thù lao cho các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua.

- Chi phí khác.

c) Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

d) Kết quả kinh doanh (lãi/lỗ).

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình đặt cược.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

 

1603. Tình hình hoạt động kinh doanh casino

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Doanh thu của doanh nghiệp kinh doanh casino bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh casino, doanh thu từ hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động kinh doanh casino theo quy định của pháp luật, doanh thu tài chính và thu nhập khác (nếu có).

b) Chi phí hoạt động kinh doanh casino bao gồm:

- Chi phí trả thưởng là số tiền thực tế doanh nghiệp trả cho người chơi trúng thưởng khi tham gia chơi các trò chơi tại Điểm kinh doanh casino theo quy định tại Thể lệ trò chơi và quy định của pháp luật về Thuế.

- Chi phí thuê quản lý.

- Chi phí khác.

c) Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

d) Kết quả kinh doanh (lãi/lỗ).

2. Phân tổ chủ yếu: Kinh doanh casino.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

 

1604. Tình hình hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

1. Khái niệm, phương pháp tính:

a) Doanh thu hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh máy trò chơi điện tử có thưởng, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng thực hiện theo quy định của chế độ kế toán hiện hành.

b) Chi phí hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, bao gm:

- Chi phí trả thưởng là số tiền thực tế doanh nghiệp trả cho người chơi trúng thưởng khi tham gia chơi các trò chơi trên máy trò chơi điện tử có thưởng theo quy định tại Thể lệ trò chơi và quy định của pháp luật về Thuế.

- Chi phí thuê quản lý.

- Chi phí khuyến mại.

- Chi phí khác.

c) Thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

d) Kết quả kinh doanh (lãi/lỗ).

2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình trò chơi điện tử có thưởng.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.

 

17. NHÓM CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG

Khái niệm chung:

Vốn đầu tư công gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đu tư theo quy định của Luật đầu tư công.

Kế hoạch đầu tư công là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện.

1701. Phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN

1. Khái niệm:

Chỉ tiêu phản ánh việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công, phản ánh tình hình thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư công (trừ vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật).

2. Phân tổ chủ yếu:

- Trung ương, địa phương;

- Nguồn vốn;

- Cấp ngân sách;

3. Kỳ công bố:

- Tháng; năm; giữa kỳ, cuối kỳ kế hoạch.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Đầu tư chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu.

 

1702. Quyết toán các nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Quyết toán các nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước được quy định theo Luật đầu tư công và Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn vốn;

- Cấp ngân sách;

- Ngành, lĩnh vực;

- Bộ, ngành;

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Kỳ công bố: Năm.

3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

4. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp:

- Vụ Đầu tư chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu quyết toán niên độ ngân sách hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương thuộc phạm vi quản lý. Theo các phân tổ: nguồn vốn; cấp ngân sách; ngành, lĩnh vực; bộ, ngành; Vụ I, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Cục Quản lý công sản tổng hợp số liệu quyết toán niên độ ngân sách đối với vốn đầu tư công của các đơn vị thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý.

- Sở Tài chính tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thu thập, tổng hợp số liệu do địa phương quản lý theo các phân tổ: nguồn vốn; cấp ngân sách; Ngành, lĩnh vực; Tỉnh, thành phố.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 03/2024/TT-BTC quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 03/2024/TT-BTC
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Nguyễn Đức Chi
Ngày ban hành: 18/01/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [2]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [15]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 03/2024/TT-BTC quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…