Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 88-HĐBT

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 1981

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 88-HĐBT NGÀY 24-9-1981 VỀ VIỆC LẬP QUỸ NUÔI RỪNG

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Để tạo điều kiện đẩy mạnh tốc độ phát triển trồng rừng, tu bổ rừng và tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng;
Để thực hiện phương châm lấy rừng nuôi rừng;
Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Bộ trưởng Bộ Tài chính;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay thành lập quỹ nuôi rừng để chuyên dùng cho công tác trồng rừng, tu bổ rừng và quản lý bảo vệ rừng.

Điều 2: Nguồn thu của quỹ nuôi rừng gồm:

- Tiền thu vào các loại sản phẩn lấy từ rừng (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) gọi là tiền nuôi rừng, thay cho khoản thu tiền bán khoán lâm sản hiện nay,

- Tiền phạt và tiền thu được khi xử lý những vụ vi phạm quy chế về khai thác và quản lý rừng.

Điều 3: Mức thu tiền nuôi rừng bình quân cho 1 m3 gỗ tròn các loại là 300 đồng.

Mức thu này được áp dụng trong thời gian kế hoạch 5 năm 1981 - 1985, khi nào có sự thay đổi giá bán buôn gỗ tròn hoặc nảy sinh các yếu tố khác có liên quan đến mức thu tiền nuôi rừng thì Bộ Lâm Nghiệp cùng với các Bộ có liên quan xem xét và trình Hội đồng Bộ trưởng Quyết định thay đổi mức thu tiền nuôi rừng.

Liên Bộ Lâm nghiệp - Tài chính căn cứ vào mức thu bình quân trên đây để quy định mức thu cụ thể tính trên từng chủng loại gỗ và quy định mức thu tiền nuôi rừng tính trên các loại lâm sản, đặc sản khác lấy từ rừng.

Điều 4: Tiền thu về quỹ nuôi rừng phải nộp 90% cho Trung ương và dành 10% cho nghân sách tỉnh và huyện để khuyến khích địa phương trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng. Việc phân bổ một phần số tiền này cho ngân sách huyện có rừng do Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quyết định.

Điều 5: Quỹ nuôi rừng do Bộ Lâm nghiệp thống nhất quản lý để chi vào những việc sau đây:

- Đầu tư trồng rừng mới.

- Tu bổ và cải tạo rừng tự nhiên.

- Quản lý và bảo vệ rừng.

- Trợ cấp cho các hợp tác xã trồng rừng tập trung và phong trào nhân dân trồng cây.

- Công tác xây dựng cơ bản khác có liên quan đề công tác trồng rừng, tu bổ và cải tạo rừng.

Điều 6: Quỹ nuôi rừng được gửi vào một tài khoản riêng tại Ngân hàng Nhà nước.

- Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm, Bộ Lâm nghiệp lập kế hoạch thu, chi quỹ nuôi rừng theo đúng Quyết định này và theo đúng các chế độ quản lý tài chính và quản lý xây dựng cơ bản hiện hành; làm quyết toán thu, chi với Bộ Tài chính.

- Tồn quỹ nuôi rừng cuối năm được chuyển một phần làm quỹ dự trữ cho kế hoạch năm sau. Mức dự trữ này không quá 25% kế hoạch chi của năm kế hoạch. Phần tồn quỹ còn lại, Bộ Lâm nghiệp phải nộp hết vào ngân sách Nhà nước.

Điều 7: Quỹ nuôi rừng được thi hành từ ngày 1/10/1981. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 8: Các Bộ Lâm nghiệp, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Các Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước và các đồng chí Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân các tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Tố Hữu

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 88-HĐBT năm 1981 về việc lập quỹ nuôi rừng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu: 88-HĐBT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
Người ký: Tố Hữu
Ngày ban hành: 24/09/1981
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 88-HĐBT năm 1981 về việc lập quỹ nuôi rừng do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [2]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…