Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 719/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số 43/TTr-BTC ngày 02 tháng 5 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống bệnh dịch gia súc, gia cầm, bao gồm dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn và cúm gia cầm với các nội dung và mức hỗ trợ như sau:

1. Hỗ trợ trực tiếp cho các chủ chăn nuôi (bao gồm hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội) có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức tương đương 70% giá trị gia súc, gia cầm thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường. Mức hỗ trợ cụ thể như sau:

a. Hỗ trợ 25.000 đồng/kg hơi đối với lợn.

b. Hỗ trợ 30.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai.

c. Hỗ trợ 23.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

2. Hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch như sau:

a. Hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia tiêm phòng vắc xin với mức bình quân cho một lần tiêm: 1.000 đồng/con lợn; 2.000 đồng/con trâu, bò; 100 đồng/con gia cầm. Trường hợp mức bồi dưỡng theo lần tiêm dưới 50.000 đồng/người/ngày thì được thanh toán bằng mức 50.000 đồng/người/ngày.

b. Chi phí thực tế tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh hoặc trong vùng dịch phải tiêu hủy; gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về thú y.

c. Chi phí hóa chất các loại để khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; mua trang phục phòng hộ cho người tham gia phòng, chống dịch.

d. Hỗ trợ cho cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch để thực hiện tiêu hủy gia súc, gia cầm (kể cả gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm do các lực lượng phòng, chống buôn lậu, trạm kiểm dịch động vật bắt buộc phải tiêu hủy); phun hóa chất khử trùng tiêu độc và phục vụ tại các chốt kiểm dịch. Mức chi tối đa 50.000 đồng/người/ngày đối với ngày làm việc và 100.000 đồng/người/ngày đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

đ. Kinh phí tuyên truyền, kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch; mua sắm thiết bị, vật dụng cho kiểm tra phát hiện, chẩn đoán bệnh dịch và phòng chống dịch theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 2. Ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc do Trung ương và địa phương quản lý như sau:

1. Hỗ trợ 100% tiền thức ăn nuôi dưỡng đàn gia súc, gia cầm giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm trong thời gian có dịch (chỉ áp dụng cho đàn giống đang trong thời kỳ khai thác sản xuất và theo số lượng giống gốc, giống giữ quỹ gen gia súc, gia cầm quý hiếm được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ nuôi cho cơ sở chăn nuôi) do không tiêu thụ được sản phẩm.

2. Hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch trong thời gian có dịch trên địa bàn do cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật về thú y, bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị, vật tư, dụng cụ, thuốc khử trùng, tiêu độc; trang phục phòng hộ và bồi dưỡng cho người tham gia công tác phòng, chống dịch.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ và nguồn kinh phí phòng, chống dịch:

1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch kể từ ngày có quyết định công bố dịch đến khi có quyết định công bố hết dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong thời gian có dịch và sau dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương như sau:

a. Đối với các tỉnh miền núi, Tây nguyên, hỗ trợ 80% kinh phí phòng, chống dịch.

b. Đối với các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, hỗ trợ 70% kinh phí phòng, chống dịch.

c. Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

d. Đối với các tỉnh, thành phố còn lại, hỗ trợ 60% kinh phí phòng, chống dịch.

3. Ngoài kinh phí trung ương hỗ trợ theo quy định tại các điểm a, b, d khoản 2 Điều này, phần còn lại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chủ động bố trí từ ngân sách địa phương để thực hiện.

4. Đối với các địa phương có số lượng gia súc, gia cầm tiêu hủy lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn kinh phí thực hiện.

5. Đối với các địa phương có chi phí phát sinh cho công tác phòng, chống dịch bệnh không lớn (dưới 1.000 triệu đồng) thì các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

6. Chi phí phục vụ cho công tác phòng, chống dịch của lực lượng thú y Trung ương được sử dụng từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch đã bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 4. Về vay vốn của chủ chăn nuôi

1. Khoanh nợ trong thời gian hai năm (chăn nuôi trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai), một năm (chăn nuôi lợn, gia cầm) đối với số dư nợ vay đến ngày công bố dịch tại địa phương mà các chủ chăn nuôi đã vay vốn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật để chăn nuôi trước khi có dịch nhưng bị thiệt hại do dịch bệnh gia súc, gia cầm gây ra.

Các tổ chức tín dụng không thu nợ lãi tiền vay phát sinh trong thời gian khoanh nợ đối với số dư nợ được khoanh và được tính giảm lợi nhuận trước thuế tương ứng với số lãi mà các tổ chức tín dụng không thu được.

2. Các chủ chăn nuôi đang được khoanh nợ vay theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu có nhu cầu vốn vay để khôi phục chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc chuyển đổi ngành nghề thì được tiếp tục vay vốn theo quy định pháp luật.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện Điều 1, Điều 2 và Điều 3 Quyết định này. Căn cứ các quy định tại Quyết định này và phần ngân sách địa phương thực chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm cho từng địa phương, cơ sở chăn nuôi giống gốc do Trung ương quản lý và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều 4 Quyết định này.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định cụ thể về điều kiện tiêu hủy đối với gia súc, gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy, các loại vật tư, hóa chất phục vụ công tác tiêu hủy; phối hợp với Bộ Tài chính xác định cụ thể kinh phí hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi giống gốc do Trung ương quản lý theo quy định tại Điều 2 Quyết định này.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, mức và nguồn kinh phí hỗ trợ quy định tại Quyết định này để quyết định mức hỗ trợ trực tiếp cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm tiêu hủy; mức bồi dưỡng cho cán bộ thú ý và những người trực tiếp tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch; mức hỗ trợ công tiêm phòng; hỗ trợ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm giống gốc do địa phương quản lý.

b. Thực hiện công khai chính sách và mức hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại thôn, xã, bảo đảm hỗ trợ trực tiếp đến chủ chăn nuôi bị thiệt hại; kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và mức bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch theo quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.

c. Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và hỗ trợ cho từng chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy; kịp thời tổng hợp báo cáo, đề nghị Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí (phần ngân sách trung ương hỗ trợ) để thực hiện.

d. Kết thúc đợt dịch hoặc cuối năm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Các chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm quy định tại Quyết định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008.

3. Quyết định này thay thế các Quyết định sau đây của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 309/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2005 về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch cúm gia cầm; Quyết định số 132/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2007 về việc bổ sung, sửa đổi một số điều tại Quyết định số 309/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2005, Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2007 về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch tai xanh ở lợn và Quyết định số 738/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 về việc hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc.

Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ;
các Vụ, TTĐT, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 719/QD-TTg

Hanoi, June 05, 2008

 

DECISION

ON THE SUPPORT POLICY FOR PREVENTION, COMBAT OF EPIDEMIC DISEASE OF CATTLE, POULTRY

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of Government dated December 25, 2001;

At the proposal of Minister of Finance at the Document No.43/TTr-BTC dated May 02, 2008,

DECIDES:

Article 1. State Budget supports funding for prevention, combat of epidemic disease of cattle, poultry, including foot and mouth disease in cattle, blue ear disease and bird flu with the contents and levels of support as follows:

1. Direct support for the livestock husbandry owners (including households, individuals, farms, cooperatives, livestock husbandry facilities at central, local and military units) with cattle, poultry required to be destroyed by suffering epidemic disease or in epidemic areas required to be destroyed with the rate of destruction equivalent to 70% value of commercial products of cattle and poultry of the producers on the market. Support levels are specific as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. Support for 30,000 VND/kg for buffaloes, cows, goats, sheep, deer, elks.

c. Support for 23,000 VND/poultry (chickens, ducks, and geese).

2. Support for epidemic prevention, combat as follows:

a. Support for people directly participating in vaccination with the average rate for a time of injection: 1,000 VND/a pig; 2,000 VND/a buffalo, a cow; 100 VND/a poultry. In case the remuneration according to time of injection less than 50,000 VND/person/day, it shall be paid equal to 50,000 VND/person/day.

b. The actual cost of the destruction of cattle and poultry got epidemic diseases or in the epidemic region required to be destroyed; cattle, poultry, and its products required to be destroyed by the forces of anti-smuggling and animal quarantine station in accordance with the law provisions on veterinary medicine.

c. The cost of chemicals of all types for disinfection, sterilization, sanitation of cages, environment; purchase of protective clothing for participants in prevention, combat of epidemic.

d. Support for vets and those directly participating in the task of prevention, combat of epidemic to destroy cattle and poultry (including cattle, poultry, and its products required to be destroyed by the forces of anti-smuggling and animal quarantine station); spray of chemicals for disinfection, sterilization and serve at the animal quarantine checkpoints. Maximum expense is 50,000 VND/person/day for working day and 100,000 VND/person/ day for days off, holidays, Tet.

đ. Funding for propaganda, inspection, directing of prevention, combat of epidemic; purchase of equipment and utensils for the detection examination, diagnosis of epidemic disease and prevention, combat of epidemic in accordance with provisions and guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 2. State budget supports for the facilities breeding cattle, poultry as breeds managed by the central and local government as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Support funding for prevention, combat of epidemic during the epidemic in the area announced by the competent authorities in accordance with the law provisions on veterinary medicine, including the costs of purchasing equipment, supplies and tools, disinfectants, sterilization; protective clothing and training for participants in prevention, combat of epidemic.

Article 3. The principles of support and source of funding for prevention, combat of epidemic:

1. The state budget funds for prevention and combat of epidemic since the date of decision on announcement of epidemic till declaration of epidemic termination by the competent state agencies. Particularly, funding for prevention, combat of birds flu, the state budget supports during and after the epidemic in accordance with provisions of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Support from the central budget for the following localities:

a. For the mountainous provinces, Central Highlands, support for 80% of funding of prevention, combat of epidemic.

b. For the provinces of Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Quang Nam, Phu Yen, Khanh Hoa, Quang Ngai, Ninh Thuan, Binh Thuan, Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang and Hau Giang, support for 70% of funding for prevention, combat of epidemic.

c. Hanoi and Ho Chi Minh Cities actively use local budget reserves to implement.

d. For the remaining provinces, and cities, support for 60% of funding for prevention, combat of epidemic.

3. In addition to funding supported from central government under the provisions at the Points a, b, d, Clause 2 of this Article, the rest of the provinces and cities directly under the Central Government must actively allocate from local budget to implement.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. For the localities that costs incurred for the prevention, combat of epidemic disease are not much (less than 1,000 million VND), the provinces and cities actively use local budgets for implementation.

6. Cost for the prevention, combat of epidemic disease of the central force of veterinaries is used from funds for prevention, combat of epidemic already allocated in the annual State budget estimate of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 4. On loans of livestock husbandry owners

1. Debt freezing in a period of two years (Breeding buffaloes, cows, goats, sheep, deer, elks), one year (pigs and poultry) for outstanding balance to the date of epidemic publication in the locality that the livestock husbandry owners lent from the commercial banks, the credit institutions licensed to operate in accordance with the law provisions for breeding prior to the epidemic, but suffered from the epidemic disease caused by cattle, poultry.

The credit institutions do not collect debt from loan interest incurred during the period of debt freezing for the debt balance to be frozen and calculated for reducing pre-tax profit equal to the interest which the credit institutions may not be obtained.

2. Livestock husbandry owners are being frozen their debts as stipulated in Clause 1 of this Article if they wish to loan for restoring livestock husbandry or changing their occupations, they may continue to loan under the laws.

Article 5. Organization of implementation

1. The Ministry of Finance shall preside over and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and other relevant agencies to guide the implementation of Article 1, Article 2 and Article 3 of this Decision. Pursuant to the provisions of this Decision and the local budgets actually spent for the prevention, combat of epidemic disease of cattle and poultry, the Ministry of Finance considers to support from the annual central budget reserves for each locality, the livestock husbandry facilities of original breeds managed by the central authorities and periodically report to the Prime Minister on the results of performance.

2. The State Bank of Vietnam shall preside over and coordinate with the Ministry of Finance to guide the implementation of Article 4 of this Decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Chairmen of People's Committees of provinces and cities under central authority shall:

a. Based on local realities, levels and sources of support funding according to the provisions in this Decision to determine the levels of direct support for people breeding cattle, poultry destroyed; level of remuneration for veterinaries and those directly participating in the task of preventing and combating epidemics; the vaccination support levels; levels of supporting the livestock husbandry facilities of original breeds managed by the local authorities.

b. Implement publication of policy and levels of support on the mass media and in the villages, communes ensuring direct assistance to livestock husbandry owners affected; funding for prevention, combat of epidemic and the levels of remuneration for the forces participating in prevention, combat of epidemic as prescribed; using funding to support in the right purposes and efficiently, not to waste and loss and let negative issues occur.

c. Actively use local budget reserves and lawful financial resources to carry out the prevention, combat of epidemic disease of cattle, poultry and support for each livestock husbandry owner having cattle, poultry destroyed; timely synthesize, report, and propose the Finance Ministry to fund (support from the central budget) for implementation.

d. End of a wave of epidemic or end of year; report to the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Finance the results of prevention and combat of epidemic disease of cattle and poultry for synthesizing and reporting to the Prime Minister.

Article 6. Effect

1. This Decision takes effect from its signing date.

2. The policies to support prevention and combat of epidemic disease of cattle and poultry defined in this Decision are made from January 01, 2008.

3. This Decision replaces the following Decisions of the Prime Minister: Decision No.309/2005/QD-TTg dated November 26, 2005 on funding the prevention, combat of bird flu; Decision No.132/2007/QD-TTg dated August 15, 2007 on the supplement, amendment of some Articles of Decision No.309/2005/QD-TTg of November 26, 2005, Decision No.1037/QD-TTg dated August 15, 2007 on the funding of the prevention, combat of blue ear disease in pigs and Decision No.738/QD-TTg dated May 18, 2006 on funding of prevention and combat of foot and mouth disease in cattle.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

;

Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 719/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/06/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [4]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…