ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/2022/QĐ-UBND |
Ninh Thuận, ngày 06 tháng 12 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, sản xuất kinh doanh muối;
Căn cứ Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030;
Căn cứ Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND ngày 20 tháng 10 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 335/TTr-SNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2022 và Báo cáo thẩm định số 2811/BC-STP ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2022.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mới ban hành khi có hiệu lực thi hành.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn ngân sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
MỨC HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI
DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 70/2022/QĐ-UBND ngày 06/12/2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (viết tắt là Chương trình).
2. Đối tượng áp dụng
a) Các Sở, ban, ngành, các huyện, xã và các đơn vị quản lý, sử dụng vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình.
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến lập, thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Chương trình.
1. Hệ thống tưới tiết kiệm là hệ thống đường ống cung cấp nước cho cây trồng thông qua các thiết bị tưới và chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc cây trồng (phần hoạt động của bộ rễ). Được phân loại như sau:
a) Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra từ thiết bị tạo giọt đặt trên mặt đất gần gốc cây.
b) Tưới phun mưa là kỹ thuật tưới cung cấp nước cho cây trồng dưới dạng các hạt mưa hoặc hạt sương rơi xung quanh gốc cây trồng.
c) Tưới ngầm là kỹ thuật tưới đưa nước vào đất dưới dạng các giọt nước ra thường xuyên từ thiết bị tưới đặt dưới mặt đất ở vùng rễ cây hoạt động.
2. Sản phẩm an toàn là sản phẩm nông lâm thủy sản được đánh giá, chứng nhận, công bố là sản phẩm được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật hoặc với VietGAP.
3. Rau an toàn: Có 4 tiêu chuẩn sau đây nếu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ thuộc vào loại không an toàn, các nhóm chất đó là: (i) Dư lượng thuốc hóa học (thuốc sâu, bệnh, thuốc cỏ), (ii) Số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh, (iii) Dư lượng đạm nitrát, (iv) Dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy ngân, asêníc, kẽm, đồng và các kim loại nặng khác).
4. Tổ chức đại diện của nông dân gồm Hợp tác xã và Hội nông dân.
5. Cây trồng cạn (được giới hạn hỗ trợ tại chính sách này, phải có trong quy hoạch cây trồng thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh): Hành, Tỏi, Ớt, Cà chua, Măng tây, Nha đam, Bắp, Đậu xanh, Đậu phụng, Cỏ chăn nuôi, Mía, Mỳ, cây Kiệu, dưa các loại. Cây ăn quả: Nho, Táo, Bưởi da xanh, Sầu riêng, Măng cụt, Chôm chôm, Dừa, Mít, Xoài, Mãng cầu, Cam, Chanh.
6. Đơn vị chủ trì liên kết là doanh nghiệp, hợp tác xã đề xuất dự án, kế hoạch liên kết để hợp tác với các cá nhân, tổ nhóm cộng đồng, tổ hợp tác để thực hiện hoạt động phát triển sản xuất trên địa bàn thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình.
7. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị là phương thức hỗ trợ thông qua dự án, kế hoạch liên kết do đơn vị chủ trì liên kết hợp tác với các đối tượng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo chuỗi giá trị.
8. Hội đồng thẩm định bao gồm Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp; các thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp nơi có dự án, kế hoạch liên kết, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, ngành, lĩnh vực chuyên môn và chuyên gia độc lập hoặc các thành phần khác (nếu có). Hội đồng thẩm định cấp huyện thẩm định các dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn huyện. Hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định các dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn từ 02 huyện trở lên.
1. Chính sách này hỗ trợ cho các đối tượng đảm bảo điều kiện theo quy định và chỉ hỗ trợ một lần.
2. Trường hợp một nội dung hỗ trợ được quy định tại nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ được lựa chọn thụ hưởng chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
3. Hỗ trợ trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, các quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được căn cứ vào tổng mức đầu tư hoặc dự toán của từng dự án, công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Vốn ngân sách trung ương cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình theo quy định.
2. Vốn lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
3. Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác (Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, huy động nhân dân và cộng đồng dân cư).
Điều 5. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
1. Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển
a) Thực hiện theo quy định của pháp luật về Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2022; Luật Đầu đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành chủ quản chương trình, nội dung thành phần và các quy định của pháp luật liên quan. Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định của pháp luật. Các nội dung, nhiệm vụ, hoạt động thuộc Chương trình đã được quyết toán từ nguồn kinh phí của các chương trình, đề án, dự án khác thì không được quyết toán từ nguồn kinh phí của Chương trình này.
b) Việc xây dựng cơ sở hạ tầng cấp huyện, xã: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
2. Đối với nguồn vốn kinh phí sự nghiệp
a) Thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; Quyết định số 263/QĐ-TTg; Thông tư số 53/2022/TT- BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các quy định của pháp luật liên quan. Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng quy định của pháp luật. Các nội dung, nhiệm vụ, hoạt động thuộc Chương trình đã được quyết toán từ nguồn kinh phí của các chương trình, đề án, dự án khác thì không được quyết toán từ nguồn kinh phí của Chương trình này.
b) Việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, dịch vụ: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu; đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
c) Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán (Bên A) ký hợp đồng với các cơ quan, đơn vị khác thực hiện (Bên B) theo quy định của pháp luật, tài liệu làm căn cứ thanh toán, quyết toán được lưu tại Bên A gồm: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, văn bản đề nghị thanh toán kinh phí của Bên B, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các hoá đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do Bên B trực tiếp thực hiện lưu giữ theo quy định hiện hành (hóa đơn, chứng từ chi tiêu bao gồm toàn bộ chi phí theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi được nghiệm thu, bao gồm phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn đối ứng của đối tượng thụ hưởng). Bên B có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.
d) Đối với các nội dung, nội dung thành phần có nội dung hỗ trợ hộ gia đình, việc hỗ trợ đối với hộ gia đình thực hiện thông qua chủ hộ hoặc người đại diện cho hộ gia đình (là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được ủy quyền bằng văn bản thay mặt gia đình nhận hỗ trợ). Cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện lập bảng kê hỗ trợ hộ gia đình, trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ; số tiền hỗ trợ hoặc tên, số lượng, thông số kỹ thuật, ký hiệu, nhãn mác, đơn vị sản xuất của loại sản phẩm hiện vật được hỗ trợ; chữ ký (dấu tay điểm chỉ) của người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ hoặc xác nhận của tổ chức dịch vụ chi trả (trong trường hợp thanh toán qua tổ chức dịch vụ chi trả) làm chứng từ thanh toán, quyết toán.
NỘI DUNG, MỨC HỖ TRỢ VÀ ĐỊA BÀN THỰC HIỆN
Điều 6. Hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Chương trình để phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội
1. Hỗ trợ xây dựng công trình hạ tầng cấp huyện, cụ thể như sau:
TT |
Nội dung |
Địa bàn và mức hỗ trợ |
|||
Huyện miền núi |
Huyện còn lại |
||||
Ngân sách trung ương tối đa (%) |
Ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác tối thiểu (%) |
Ngân sách trung ương tối đa (%) |
Ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác tối thiểu (%) |
||
1 |
Hạ tầng giao thông cấp thiết kết nối xã, huyện (đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo trì đường huyện) |
70 |
30 |
50 |
50 |
2 |
Hạ tầng phục vụ cho các hoạt động của cộng đồng (đầu tư xây dựng trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện, chợ trung tâm, chợ đầu mối, trung tâm thu mua-cung ứng nông sản an toàn cấp huyện,…) |
70 |
30 |
50 |
50 |
3 |
Phát triển y tế (đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo trì trung tâm y tế huyện) |
70 |
30 |
50 |
50 |
4 |
Công trình xử lý, thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải (đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung; công trình thu gom, xử lý chất thải rắn) |
70 |
30 |
50 |
50 |
5 |
Nước sạch tập trung (đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo trì công trình cấp nước sạch tập trung) |
70 |
30 |
50 |
50 |
6 |
Công trình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, Chương trình OCOP |
70 |
30 |
50 |
50 |
2. Hỗ trợ xây dựng công trình hạ tầng cấp xã
Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã (trừ các xã đặc biệt khó khăn khu vực III tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cụ thể như sau:
TT |
Nội dung |
Địa bàn và mức hỗ trợ |
|||
Xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (xã khu vực I, khu vực II) |
Xã còn lại |
||||
Ngân sách nhà nước tối đa (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) (%) |
Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác tối thiểu (%) |
Ngân sách nhà nước tối đa (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) (%) |
Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác tối thiểu (%) |
||
I |
Công trình giao thông nông thôn |
|
|
|
|
1 |
Đường giao thông đến trung tâm xã |
95 |
5 |
90 |
10 |
2 |
Đường trục thôn, liên thôn, đường ngõ xóm |
95 |
5 |
90 |
10 |
3 |
Đường trục chính nội đồng |
95 |
5 |
90 |
10 |
II |
Công trình thủy lợi, công trình phòng chống thiên tai |
|
|
|
|
4 |
Đầu tư kiên cố hóa kênh mương và công trình trên kênh |
90 |
10 |
80 |
20 |
5 |
Công trình phòng chống thiên tai cấp xã |
90 |
10 |
90 |
10 |
III |
Công trình Giáo dục - Y tế - Văn hóa |
|
|
|
|
6 |
Xây dựng trường học đạt chuẩn (trường mầm non, tiểu học, THCS; hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) |
95 |
5 |
90 |
10 |
7 |
Xây dựng trạm y tế xã |
95 |
5 |
90 |
10 |
8 |
Trung tâm thể thao (sân thể thao), nhà văn hóa xã hoặc hội trường đa năng |
95 |
5 |
90 |
10 |
9 |
Khu thể thao, nhà văn hóa thôn |
90 |
10 |
80 |
20 |
10 |
Điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi |
90 |
10 |
80 |
20 |
IV |
Hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn |
|
|
|
|
11 |
Hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải vùng chăn nuôi tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản |
90 |
10 |
80 |
20 |
12 |
Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của cụm xã, xã và các thôn |
90 |
10 |
80 |
20 |
13 |
Xây dựng công trình thoát nước thải khu dân cư |
95 |
5 |
90 |
10 |
V |
Hạ tầng thương mại nông thôn |
|
|
|
|
14 |
Chợ an toàn thực phẩm |
Thực hiện theo Đề án nhân rộng Mô hình nhân rộng Chợ an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ban hành kèm theo Quyết định số 1092/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh |
Riêng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2021 chuyển sang năm 2022 thực hiện, hỗ trợ 100% ngân sách nhà nước cho các xã đặc biệt khó khăn đầu tư thực hiện các công trình thuộc Khoản này.
1. Hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở (Mua sắm, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng của đài truyền thanh xã, phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện)
a) Đối tượng hỗ trợ: Đài truyền thanh xã, huyện.
b) Điều kiện hỗ trợ: Căn cứ theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.
c) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100%, tối đa không quá 500 triệu đồng/Hệ thống đài xã, huyện.
2. Hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, thôn
a) Đối tượng hỗ trợ: Hộ gia đình; thôn.
b) Điều kiện hỗ trợ: Mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm quy trình xử lý nước thải sinh hoạt và dự toán chi tiết).
c) Mức hỗ trợ:
- Đối với địa bàn miền núi: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tối đa không quá 15 triệu đồng/mô hình. Trong đó sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 70% kinh phí thực hiện; phần còn lại được chi từ nguồn đối ứng của ngân sách địa phương.
- Đối với địa bàn còn lại: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 60% kinh phí thực hiện mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tối đa không quá 15 triệu đồng/mô hình. Trong đó sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện; phần còn lại được chi từ nguồn đối ứng của ngân sách địa phương.
1. Hỗ trợ tưới tiết kiệm (hỗ trợ chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị)
a) Đối tượng hỗ trợ: Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất cây nho, táo, bưởi da xanh, cây trồng cạn, rau an toàn có đơn đề nghị được Ủy ban nhân dân xã xác nhận và có trong kế hoạch dự toán được phân bổ.
b) Điều kiện hỗ trợ: Quy mô khu tưới phải đạt từ 0,3 ha trở lên, riêng khu vực miền núi từ 0,1 ha trở lên; được địa phương xác nhận đang sản xuất loại cây phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương trên phạm vi toàn tỉnh; hệ thống tưới tiết kiệm nước được hỗ trợ lần đầu đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành nhưng chưa được hỗ trợ từ các chính sách, chương trình, dự án khác.
c) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiết tiên tiến, tiết kiệm nước nhưng tối đa không quá 40 triệu đồng/ha.
2. Hỗ trợ chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao
a) Đối tượng hỗ trợ: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp trồng mới nho, táo, cây trồng cạn trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả (không hỗ trợ các đối tượng, diện tích cây trồng đã được Ngân sách nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn 2017-2021).
b) Điều kiện hỗ trợ:
- Trồng mới cây nho, táo, cây trồng cạn trên diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương.
- Cây giống, hạt giống phải được mua từ các cơ sở sản xuất giống đạt tiêu chuẩn.
- Có quy mô tập trung từ 0,1 ha trở lên đối với nho (2.000 gốc/ha), táo (600 gốc/ha), quy mô từ 0,2 ha trở lên đối với cây trồng cạn.
c) Mức hỗ trợ: Sử dụng nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện hỗ trợ không quá 40% chi phí mua giống đối với địa bàn miền núi, không quá 30% chi phí mua giống đối với địa bàn còn lại. Cụ thể:
- Hỗ trợ chuyển đổi sang cây nho, táo (hỗ trợ 01 lần chi phí mua giống): Tối đa không quá 8,2 triệu đồng/ha đối với cây nho gốc ghép, không quá 4,2 triệu đồng/ha đối với cây táo ghép.
- Hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng cạn (hỗ trợ một lần kinh phí mua giống cho vụ sản xuất đầu tiên): 03 triệu đồng/ha.
3. Hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản (Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho 01 dự án liên kết từ điểm a đến điểm d khoản này tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện cho 01 dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn, không quá 70% tổng chi phí thực hiện 01 dự án trên địa bàn khó khăn, không quá 50% tổng chi phí thực hiện 01 dự án trên địa bàn còn lại thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình, nhưng tối đa không quá 02 tỷ đồng/dự án. Phần còn lại là đối ứng của chủ trì liên kết và các bên tham gia liên kết)
a) Hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết
- Nội dung hỗ trợ: Tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
- Đối tượng hỗ trợ: Đơn vị chủ trì liên kết (doanh nghiệp, hợp tác xã).
- Điều kiện hỗ trợ: Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm; các dự án liên kết phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của Chương trình, trong đó ưu tiên các dự án có trên 70% người dân tham gia là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
- Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/01 dự án liên kết.
b) Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết:
- Nội dung hỗ trợ: Đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Đối tượng hỗ trợ: Đơn vị chủ trì liên kết (doanh nghiệp, hợp tác xã).
- Điều kiện hỗ trợ: Theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 3 điểm a, khoản 3 Điều này.
- Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% chi phí đầu tư hạ tầng phục vụ liên kết, nhưng tối đa không quá 01 tỷ đồng/01 dự án liên kết.
c) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm
- Đối tượng hỗ trợ: Các bên tham gia liên kết (doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân).
- Điều kiện hỗ trợ: Theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 3 điểm a, khoản 3 Điều này;
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ mua giống cây trồng trong vụ sản xuất đầu tiên đối với liên kết sản xuất trồng trọt: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% theo định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hỗ trợ mua thuốc bảo vệ thực vật (không hỗ trợ công phun thuốc): Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% theo định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hỗ trợ (01) lần mua vắc xin (không hỗ trợ công tiêm phòng) đối với các bệnh nguy hiểm đối với liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (bò, dê, cừu): Hỗ trợ 100% theo định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hỗ trợ bao bì, nhãn mác sản phẩm: Hỗ trợ 100% chi phí, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/01 dự án liên kết. Chứng từ kèm theo hồ sơ hỗ trợ gồm có bản sao chứng từ, hóa đơn mua bao bì, nhãn mác sản phẩm.
d) Hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi
- Đối tượng hỗ trợ: Các bên tham gia liên kết (doanh nghiệp, hợp tác xã).
- Điều kiện hỗ trợ: Theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 3 điểm a, khoản 3 Điều này.
- Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 40% chi phí, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/01 liên kết. Chứng từ kèm theo hồ sơ hỗ trợ gồm có hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật và chứng từ thanh toán với đơn vị chuyển giao.
4. Hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (nguồn kinh phí bố trí từ nguồn đối ứng ngân sách địa phương, không sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương phân bổ để thực hiện)
a) Hỗ trợ chứng nhận VietGAP:
- Đối tượng hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế (viết tắt là người sản xuất) các loại sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn thuộc thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
- Điều kiện hỗ trợ: Người sản xuất được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Sản phẩm đăng ký áp dụng VietGAP thuộc Danh mục sản phẩm được hỗ trợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, Danh mục sản phẩm đặc thù do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; riêng đối với các vùng sản xuất tập trung rau an toàn, vùng cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản thuộc quy hoạch hoặc có Dự án về áp dụng VietGAP được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mỗi vùng có quy mô tối thiểu 05 ha trở lên đối với rau, củ, cây ăn quả và tối thiểu 05 ha đối với nuôi trồng thủy sản khu vực Đầm Nại và 10 ha trở lên đối vùng nuôi thủy sản tập trung An Hải, Phước Dinh.
+ Thực hiện áp dụng VietGAP trong quá trình sản xuất, sơ chế đối với loại sản phẩm đăng ký.
+ Có hợp đồng tiêu thụ hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm được ghi trong Giấy đăng ký áp dụng VietGAP và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại địa điểm đăng ký hỗ trợ chứng nhận VietGAP.
+ Chương trình, Dự án về áp dụng VietGAP phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, với các quy định cụ thể về nội dung như sau: Chủ đầu tư; địa bàn hoặc đơn vị áp dụng VietGAP; mục tiêu; đối tượng được hỗ trợ; nội dung; sản phẩm của dự án; chế độ quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư, hỗ trợ.
- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ một lần kinh phí thuê tổ chức chứng nhận đánh giá để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP (lần đầu hoặc cấp lại Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP), ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% theo chi phí thực tế và chứng từ thanh toán, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/vùng sản xuất.
b) Hỗ trợ tập huấn, đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế:
- Đối tượng hỗ trợ: Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông các cấp; lao động nông thôn áp dụng VietGAP trong sản xuất, sơ chế.
- Điều kiện hỗ trợ: Theo gạch đầu dòng thứ hai điểm a khoản 4 Điều này.
- Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt; theo chi phí thực tế phát sinh và chứng từ thanh toán.
5. Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã (hỗ trợ kinh phí thuê tổ chức thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực của xã gồm: chi phí điều tra, khảo sát cơ sở có sản phẩm thực hiện truy xuất nguồn gốc; xây dựng bộ nhận diện ấn, QR code; đăng ký mã số vạch, GS1, QR code và lệ phí đăng ký bảo hộ)
a) Đối tượng hỗ trợ: Hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn các xã sản xuất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực của xã.
b) Điều kiện hỗ trợ: Mỗi xã được hỗ trợ 01 lần và không quá 02 sản phẩm chủ lực của xã.
c) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% theo chi phí thực tế phát sinh và chứng từ thanh toán, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/sản phẩm được truy xuất nguồn gốc.
6. Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại
a) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
b) Nguồn kinh phí hỗ trợ: Sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cho địa phương thực hiện Chương trình để hỗ trợ cho mỗi dự án tối đa không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho 01 cơ sở, tổ chức, cá nhân theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phần còn lại được hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương đối ứng. Nguồn Ngân sách cấp tỉnh hằng năm bố trí thực hiện Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 11/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh là nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
c) Nội dung, điều kiện và mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
+ Điều kiện hỗ trợ: Doanh nghiệp có kết quả nghiên cứu khoa học hoặc bản quyền công nghệ hoặc công nghệ (mua hoặc tự nghiên cứu) đã được áp dụng vào sản xuất tại doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, công nghệ tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng để phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Hội đồng khoa học của tỉnh thẩm định.
+ Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện, nhưng không quá 0,3 tỷ đồng/đề tài/bản quyền/công nghệ.
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 mục III Phần III Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2022/QĐ- UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
- Hỗ trợ sản xuất giống mới và khảo nghiệm cây trồng mới có giá trị kinh tế cao:
+ Điều kiện hỗ trợ:
++ Đối với giống mới (cây trồng, vật nuôi, thủy sản): Có văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất giống và có Quyết định công nhận lưu hành giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản) của cơ quan thẩm quyền cấp.
++ Đối với cây trồng mới: Được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản thống nhất kế hoạch khảo nghiệm cây trồng mới bằng công nghệ cao và văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm (tính thích nghi, tính hiệu quả và thống nhất đưa vào sản xuất).
+ Mức hỗ trợ:
++ Đối với giống mới: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% chi phí đầu tư dự án, nhưng không quá 02 tỷ đồng/dự án.
++ Đối với cây trồng mới: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% tiền mua giống lần đầu và 30% chi phí khảo nghiệm, nhưng không quá 0,3 tỷ đồng/dự án.
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 mục III Phần III Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2022/QĐ- UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
- Hỗ trợ đầu tư dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực của tỉnh (đã được phép lưu hành) ứng dụng công nghệ cao:
+ Điều kiện hỗ trợ: Được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản xác định dự án sản xuất giống (giống nho, giống táo, giống măng tây xanh, giống dưa lưới, giống hành - tỏi; cải tạo chất lượng giống đàn bò, dê, cừu; nghiên cứu sản xuất giống tôm bố mẹ, giống cá biển và một số giống loài hải đặc sản khác) ứng dụng một trong các công nghệ sau: công nghệ sinh học tổng hợp, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ vi sinh thế hệ mới, công nghệ nhân nuôi mô tế bào chất lượng cao quy mô công nghiệp, thuốc điều hòa sinh trưởng cho cây trồng, kích dục tố thủy sản thế hệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế.
+ Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% chi phí đầu tư, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 mục III Phần III Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2022/QĐ- UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
- Hỗ trợ đầu tư dự án trồng trọt ứng dụng công nghệ cao:
+ Điều kiện hỗ trợ khi Dự án được Hội đồng thẩm định cấp huyện nghiệm thu xác định đảm bảo các điều kiện: Có trồng các loại cây nho, táo, hành, tỏi, măng tây, nha đam, rau, đậu các loại, dâu tây, dưa lưới, dưa lê, dưa leo, bí đậu, hoa; có Quy trình sản xuất theo công nghệ cao (canh tác thủy canh, khí canh, trồng trên giá thể) được trồng trong nhà kính hoặc nhà màng; có hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân điều khiển tự động; có diện tích đầu tư tối thiểu 500 m2/dự án.
+ Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% chi phí đầu tư, nhưng không quá 0,7 tỷ đồng/dự án.
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 mục III Phần III Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2022/QĐ- UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
- Hỗ trợ đầu tư dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao:
+ Điều kiện hỗ trợ: Dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt cao sản, dê, cừu, gà theo quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, được Hội đồng thẩm định cấp huyện nghiệm thu xác định có đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Có đầu tư máy chế biến thức ăn, máy trộn thức ăn, máy cho ăn tự động, máng uống nước tự động, máy bơm cao áp, hệ thống phun sương, hệ thống khí sinh học, đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi theo công nghệ sinh học, hệ thống xử lý tuần hoàn tái sử dụng nước; quy mô dự án đối với nuôi bò sữa, bò thịt tối thiểu 200 con; dê, cừu tối thiểu 600 con; gà tối thiểu 5.000 con.
+ Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% chi phí đầu tư, nhưng không quá 01 tỷ đồng/dự án.
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 3 mục III Phần III Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2022/QĐ- UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
- Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp:
+ Điều kiện hỗ trợ: Có dự án đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản được Hội đồng thẩm định cấp huyện nghiệm thu xác định có ứng dụng một trong các công nghệ sau: Công nghệ thế hệ mới trong xử lý, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp hoặc công nghệ sấy thăng hoa, công nghệ nano, màng phủ nano hoặc công nghệ tách chiếc hoạt chất dược liệu siêu sạch.
+ Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí để đầu tư trang thiết bị, công nghệ nhưng tối đa không quá 01 tỷ đồng/dự án.
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 3 mục III Phần III Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2022/QĐ- UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
d) Thực hiện thủ tục thanh, quyết toán các nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 mục III Phần III Đề án đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chính sách hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2022/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
7. Hỗ trợ bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống
a) Nội dung hỗ trợ: Rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại làng nghề truyền thống và lập hồ sơ, xét công nhận; hỗ trợ các làng nghề truyền thống phát triển, phổ biến, nhân rộng nghề truyền thống; xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sản xuất và bảo vệ môi trường làng nghề.
b) Đối tượng hỗ trợ: Các làng nghề, làng nghề truyền thống.
c) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện theo giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/làng nghề.
8. Hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết sản xuất muối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; mô hình thí điểm sản xuất muối kết hợp du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng; mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch; mô hình sản xuất muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
a) Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trong tỉnh hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
b) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% (trong đó sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình và sử dụng nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 50% kinh phí thực hiện mô hình), nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/mô hình theo tổng giá trị dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.
9. Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu cho sản phẩm muối
a) Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến:
- Đối tượng hỗ trợ: Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trong tỉnh hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh muối.
- Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% theo chi phí thực tế và chứng từ thanh toán, nhưng tối đa không quá 95 triệu đồng/trang thông tin điện tử.
b) Hỗ trợ thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói:
- Đối tượng hỗ trợ: Theo quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất điểm a khoản 9 Điều này.
- Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% trên tổng chi phí thực tế phát sinh và chứng từ thanh toán, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/cơ sở.
c) Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu cho sản phẩm muối:
- Đối tượng hỗ trợ: Theo quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất điểm a khoản 9 Điều này.
- Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% theo chi phí thực tế và chứng từ thanh toán, nhưng tối đa không quá 35 triệu đồng/sản phẩm.
10. Hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền; hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
a) Đối tượng hỗ trợ: Các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia vào lĩnh vực du lịch nông thôn
b) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% (trong đó sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện điểm, mô hình được phê duyệt và sử dụng nguồn đối ứng ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 50% kinh phí thực hiện điểm, mô hình được phê duyệt), nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/điểm, mô hình du lịch.
1. Hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp.
a) Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý văn hóa, thể thao các cấp.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể:
- Trung tâm văn hóa tỉnh: Tối đa 1.000 triệu đồng/thiết chế.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện: Tối đa 500 triệu đồng/thiết chế.
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã: Tối đa 80 triệu đồng/thiết chế.
- Nhà Văn hóa - khu thể thao thôn: Tối đa 50 triệu đồng/thiết chế.
2. Hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Thư viện cấp huyện; tủ sách cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn.
a) Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý văn hóa, thể thao các cấp.
b) Nội dung và mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể
- Thư viện, tủ sách tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện: Tối đa 100 triệu đồng/01 tủ sách.
- Thư viện, tủ sách xã: Tối đa 50 triệu đồng/01 tủ sách.
- Tủ sách thôn: Tối đa 30 triệu đồng/01 tủ sách.
3. Hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã.
a) Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý văn hóa, thể thao các cấp.
b) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% đối với địa bàn miền núi, 70% đối với địa bàn còn lại theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cụ thể:
- Hỗ trợ tổ chức giải thể thao cấp xã: Kinh phí hỗ trợ tổ chức giải thể thao cấp xã tối đa không quá 50 triệu đồng/01 năm.
- Hỗ trợ tổ chức giải thể thao thôn: Kinh phí hỗ trợ tổ chức giải thể thao cấp thôn tối đa không quá 30 triệu đồng/01 năm.
1. Hỗ trợ thí điểm và nhân rộng các mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh
a) Hỗ trợ mô hình thí điểm
- Đối tượng hỗ trợ: Hộ gia đình.
- Điều kiện hỗ trợ: Tối thiểu 50 hộ tham gia/mô hình.
- Mức hỗ trợ:
+ Đối với địa bàn miền núi: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt (trong đó sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 70% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt và sử dụng nguồn đối ứng ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt) và tối đa không quá 100 triệu đồng/mô hình.
+ Đối với các huyện còn lại: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 60% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt (trong đó sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt và sử dụng nguồn đối ứng ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt) và tối đa không quá 100 triệu đồng/mô hình.
b) Hỗ trợ nhân rộng mô hình
- Đối tượng hỗ trợ: Hộ gia đình.
- Điều kiện hỗ trợ: Tối thiểu 50 hộ tham gia/mô hình.
- Mức hỗ trợ:
+ Đối với địa bàn miền núi: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% (trong đó sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 70% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt và sử dụng nguồn đối ứng ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt) và tối đa không quá 50 triệu đồng/mô hình;
+ Đối với các huyện còn lại: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 60% (trong đó sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt và sử dụng nguồn đối ứng ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% kinh phí thực hiện mô hình được duyệt) và tối đa không quá 50 triệu đồng/mô hình.
2. Hỗ trợ xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường (hỗ trợ điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định khu vực ô nhiễm; xây dựng và thực hiện các giải pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường; theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm)
a) Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Điều kiện hỗ trợ: Hỗ trợ theo Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
c) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% (trong đó mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương tối đa không quá 70% kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt đối với các huyện miền núi, không quá 50% kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt đối với các huyện còn lại; nguồn đối ứng ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 30% kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt đối với các huyện miền núi, 50% kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt đối với các huyện còn lại).
3. Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thôn, xóm, sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, khu dân cư kiểu mẫu (hỗ trợ đầu tư hệ thống điện chiếu sáng dọc các tuyến đường; đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường; đảm bảo 3 sạch; hàng rào xanh; cảnh quan xanh mát, sạch đẹp; không gian phù hợp với truyền thống văn hoá địa phương)
a) Đối tượng hỗ trợ: Các thôn, khu dân cư.
b) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện trên địa bàn huyện miền núi (trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 70%, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10%), 60% kinh phí thực hiện trên địa bàn các huyện còn lại (trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 50%, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10%), nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/mô hình. Phần còn lại là huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
4. Hỗ trợ xây dựng và triển khai thí điểm một số mô hình thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình theo Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
a) Đối tượng hỗ trợ: Cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập.
b) Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt (trong đó mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương tối đa không quá 70% kinh phí thực hiện đối với các huyện miền núi, không quá 50% kinh phí thực hiện đối với các huyện còn lại; ngân sách đối ứng của địa phương hỗ trợ tối thiểu 30% kinh phí thực hiện đối với các huyện miền núi, tối thiểu 50% kinh phí thực hiện đối với các huyện còn lại).
1. Đối tượng hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Nội dung hỗ trợ
a) Xây dựng thí điểm các mô hình: xã/thôn nông thôn mới thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương (quản lý quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh trật tự, du lịch nông thôn…); mô hình chỉ đạo điểm của trung ương về xây dựng xã nông thôn mới thông minh theo danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Mô hình xã thương mại điện tử cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn chủ lực của địa phương (liên kết hợp tác giữa trung ương, địa phương, các doanh nghiệp thương mại điện tử, ngân hàng và người dân).
3. Mức hỗ trợ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt (trong đó mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương tối đa không quá 70% kinh phí thực hiện đối với các huyện miền núi, không quá 50% kinh phí thực hiện đối với các huyện còn lại; ngân sách đối ứng của địa phương hỗ trợ tối thiểu 30% kinh phí thực hiện đối với các huyện miền núi, tối thiểu 50% kinh phí thực hiện đối với các huyện còn lại) và tối đa không quá 250 triệu đồng/01 mô hình.
1. Hỗ trợ các hoạt động xây dựng mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Chi hội, Tổ hội nghề nghiệp
a) Đối tượng hỗ trợ: Hội Nông dân các cấp.
b) Điều kiện hỗ trợ: Tối thiểu 10 thành viên/Chi hội, Tổ hội nghề nghiệp; hỗ trợ theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.
c) Mức hỗ trợ:
- Đối với địa bàn miền núi: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
- Đối với địa bàn còn lại: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
2. Hỗ trợ thành lập mô hình và duy trì sinh hoạt mô hình Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp cấp tỉnh; mạng lưới cố vấn/tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và mới thành lập do phụ nữ làm chủ
a) Đối tượng hỗ trợ: Hội Liên hiệp phụ nữ cấp tỉnh; hỗ trợ theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Mức hỗ trợ:
- Đối với địa bàn miền núi: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
- Đối với địa bàn còn lại: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
3. Hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng các mô hình sẵn có nhằm vun đắp, gìn giữ giá trị tốt đẹp và phát triển hệ gia đình Việt Nam; thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”
a) Đối tượng hỗ trợ: Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp.
b) Điều kiện hỗ trợ: Tối thiểu 10 thành viên/ Mô hình; hỗ trợ theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm: Đối với địa bàn miền núi ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng không quá 30 triệu đồng/mô hình; đối với địa bàn còn lại ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng không quá 30 triệu đồng/mô hình.
- Hỗ trợ nhân rộng các mô hình: Đối với địa bàn miền núi ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 15 triệu đồng/mô hình; đối với địa bàn còn lại ngân sách nhà nước hỗ trợ 40% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 15 triệu đồng/mô hình.
1. Hỗ trợ mô hình thí điểm
a) Đối tượng hỗ trợ: Ủy ban nhân dân xã.
b) Điều kiện hỗ trợ: Hỗ trợ theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt. c) Mức hỗ trợ:
- Đối với địa bàn miền núi: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/mô hình.
- Đối với các địa bàn còn lại: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 200 triệu đồng/mô hình.
2. Hỗ trợ nhân rộng mô hình (hỗ trợ các thiết bị chính: Camera, máy tính điều khiển hệ thống, màn hình hiển thị, tủ rack…)
a) Đối tượng hỗ trợ: Ủy ban nhân dân xã.
b) Điều kiện hỗ trợ: Hỗ trợ theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt. c) Mức hỗ trợ:
- Đối với địa bàn miền núi: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/mô hình.
- Đối với các địa bàn còn lại: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 40% kinh phí thực hiện mô hình được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/mô hình.
Điều 14. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Là cơ quan đầu mối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ tại Quy định này trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ban, ngành liên quan căn cứ nhu cầu và khả năng nguồn vốn, tổng hợp nhu cầu vốn ngân sách Trung ương và vốn đối ứng ngân sách địa phương thực hiện Chương trình hàng năm gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch hằng năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh phê duyệt.
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện chính sách đối với các đối tượng được hỗ trợ theo quy định.
đ) Định kỳ hàng năm rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới định mức kinh tế, kỹ thuật các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh.
e) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng cấp huyện, xã theo chuyên ngành quản lý.
g) Cùng với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện các Chương trình chuyên đề trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
h) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ sau:
- Hỗ trợ tưới tiết kiệm (hỗ trợ chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị).
- Hỗ trợ chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao.
- Hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản.
- Hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại.
- Hỗ trợ bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống (rà soát, thống kê, đánh giá, phân loại làng nghề truyền thống và lập hồ sơ, xét công nhận; hỗ trợ các làng nghề truyền thống phát triển: phổ biến, nhân rộng nghề truyền thống; xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sản xuất và bảo vệ môi trường làng nghề).
- Hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết sản xuất muối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; mô hình thí điểm sản xuất muối kết hợp du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng; mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch; mô hình sản xuất muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ xây dựng và triển khai thí điểm một số mô hình thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình theo Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thôn, xóm, sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, khu dân cư kiểu mẫu (hỗ trợ đầu tư hệ thống điện chiếu sáng dọc các tuyến đường; đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường; đảm bảo 3 sạch; hàng rào xanh; cảnh quan xanh mát, sạch đẹp; không gian phù hợp với truyền thống văn hoá địa phương).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và lồng ghép các nguồn vốn khác để hỗ trợ thực hiện các nội dung theo Quy định này.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thẩm định Kế hoạch hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp cho các cơ quan, đơn vị thực hiện từ các nguồn: Ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và lồng ghép các nguồn vốn khác.
b) Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan hướng dẫn về hồ sơ hỗ trợ, hồ sơ thanh quyết toán đối với từng nội dung hỗ trợ từ nguồn vốn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.
4. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng cấp huyện, xã theo chuyên ngành quản lý.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ sau:
- Hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở (mua sắm, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng của đài truyền thanh xã, phương tiện sản xuất các sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện).
- Hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ sau:
- Hỗ trợ áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
- Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã (hỗ trợ kinh phí thuê tổ chức thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực của xã gồm: chi phí điều tra, khảo sát cơ sở có sản phẩm thực hiện truy xuất nguồn gốc; xây dựng bộ nhận diện ấn, QR code; đăng ký mã số vạch, GS1, QR code và lệ phí đăng ký bảo hộ).
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu cho sản phẩm muối.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện các chính sách về đất đai và bảo vệ môi trường khu vực nông thôn.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung tăng cường bảo vệ môi trường theo Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ sau:
- Hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, thôn.
- Hỗ trợ thí điểm và nhân rộng các mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh.
- Hỗ trợ xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường (hỗ trợ điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, xác định khu vực ô nhiễm; xây dựng và thực hiện các giải pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường; theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại những khu vực tập trung nhiều nguồn thải, những nơi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và các khu vực mặt nước bị ô nhiễm).
8. Sở Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng cấp huyện, xã theo chuyên ngành quản lý.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói sản phẩm muối.
9. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng cấp huyện, xã theo chuyên ngành quản lý.
10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ sau:
- Hỗ trợ phát triển điểm du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền; hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp (Trung tâm Văn hóa tỉnh; Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện; Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã; Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn).
- Hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Thư viện cấp huyện; tủ sách cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, Nhà Văn hóa - Khu thể thao thôn (Thư viện, tủ sách tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện; Thư viện, tủ sách xã; Tủ sách thôn).
- Hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã (Hỗ trợ tổ chức giải thể thao cấp xã; Hỗ trợ tổ chức giải thể thao thôn).
11. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương lồng ghép vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, huyện nghèo đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp đối tượng hỗ trợ và nội dung thực hiện để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.
12. Ban Dân tộc tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương lồng ghép vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi đảm bảo không chồng chéo, trùng lắp đối tượng hỗ trợ và nội dung thực hiện để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.
13. Công an tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định số 926/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung hỗ trợ thí điểm và nhân rộng mô hình giám sát an ninh hiện đại và giám sát của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng, gồm có:
- Hỗ trợ mô hình thí điểm.
- Hỗ trợ nhân rộng mô hình (hỗ trợ các thiết bị chính: Camera, máy tính điều khiển hệ thống, màn hình hiển thị, tủ rack…).
14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận
Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về chính sách hỗ trợ này để các ngành, các cấp, doanh nghiệp và Nhân dân biết, tham gia triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
15. Ngân hàng nhà nước tỉnh
Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trong hệ thống Ngân hàng nhà nước, Quỹ đầu tư phát triển hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đại diện nông dân, nông dân được vay vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định.
Điều 15. Trách nhiệm của các Hội, đoàn thể cấp tỉnh
1. Hội nông dân tỉnh
a) Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân về các thủ tục để được hỗ trợ theo chính sách này; bảo vệ lợi ích chính đáng của nông dân trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung hỗ trợ các hoạt động xây dựng mô hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Chi hội, Tổ hội nghề nghiệp.
2. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện một số nội dung hỗ trợ sau:
a) Hỗ trợ thành lập mô hình và duy trì sinh hoạt mô hình Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp cấp tỉnh; mạng lưới cố vấn/tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và mới thành lập do phụ nữ làm chủ.
b) Hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng các mô hình sẵn có nhằm vun đắp, gìn giữ giá trị tốt đẹp và phát triển hệ gia đình Việt Nam; thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.
Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố
a) Chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ, kiểm tra, nghiệm thu, phê duyệt đối với các nội dung hỗ trợ cho đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân theo quy định; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan.
b) Quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ hằng năm theo đúng quy định.
c) Hằng năm tổng hợp, lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quy định này trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp theo quy định.
d) Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, hiệu quả của chính sách hỗ trợ theo Quy định này trên địa bàn theo định kỳ hàng năm.
đ) Hướng dẫn thành lập các tổ chức đại diện của nông dân tham gia thực hiện các dự án theo các chính sách hỗ trợ.
e) Chỉ đạo UBND các xã/phường/thị trấn:
- Tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ cho Nhân dân trên địa bàn biết, tham gia; tổ chức triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ trên địa bàn; vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký, ký cam kết chuyển đổi lâu dài diện tích lúa nước kém hiệu quả sang cây nho, cây táo, cây trồng cạn; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách ở địa phương, nhất là đối với các tổ chức, cá nhân chuyển đổi diện tích lúa nước sang cây nho, táo, cây trồng cạn; trường hợp phát hiện đối tượng lợi dụng chính sách phải báo cáo Ủy ban nhân dân huyện/thành phố kiểm tra, xử lý hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo đúng quy định hiện hành.
- Thực hiện hỗ trợ kinh phí và thanh quyết toán nguồn kinh phí theo đúng chế độ quy định; định kỳ hằng quý báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân huyện/thành phố.
2. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, hợp tác xã, nông dân về các thủ tục để được hỗ trợ theo chính sách này; bảo vệ lợi ích chính đáng của các hợp tác xã, nông dân trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác.
3. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh được nhà nước hỗ trợ kinh phí
Tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả và thanh toán, quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tại Quy định này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này; định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quy định này của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Quy định này.
4. Những nội dung hỗ trợ thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh không có trong Quy định này thì thực hiện theo thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các quy định hiện hành khác có liên quan.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính và cơ quan liên quan thống nhất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
Quyết định 70/2022/QĐ-UBND về Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: | 70/2022/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký: | Trần Quốc Nam |
Ngày ban hành: | 06/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 70/2022/QĐ-UBND về Quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Chưa có Video