THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2012/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DANH MỤC NỢ CÔNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 79/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 2010 về nghiệp vụ quản lý nợ công;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2013.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và xử lý rủi ro đối với nợ công chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
QUẢN
LÝ VÀ XỬ LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DANH MỤC NỢ CÔNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 56/2012/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ)
1. Quy chế này quy định quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, bao gồm phát hiện rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro, xử lý rủi ro và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
2. Các loại rủi ro được quy định trong Quy chế này bao gồm:
a) Rủi ro thị trường.
b) Rủi ro thanh khoản.
c) Rủi ro tín dụng.
d) Rủi ro hoạt động.
3. Công cụ tài chính để xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, bao gồm:
a) Các giao dịch phái sinh gồm: Giao dịch quyền chọn và hoán đổi.
b) Các nghiệp vụ tái cơ cấu nợ, gồm: Gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, đảo nợ, hoán đổi nợ và mua lại nợ.
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
Trong Quyết định này, ngoài các từ ngữ đã được giải thích trong Luật quản lý nợ công ngày 17 tháng 6 năm 2009 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật quản lý nợ công, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro thị trường là khả năng xảy ra tổn thất về nợ công do biến động lãi suất và tỷ giá trên thị trường tài chính.
2. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất về nợ công do người vay lại vốn vay của Chính phủ, người được bảo lãnh của Chính phủ không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay theo đúng các điều kiện, điều khoản của thoả thuận vay hoặc phát hành.
3. Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất về nợ công do không huy động được vốn, thiếu các tài sản tài chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết hoặc phải tìm kiếm nguồn vay mới có chi phí cao bất thường so với điều kiện thị trường.
4. Rủi ro hoạt động là khả năng xảy ra tổn thất bắt nguồn từ quy trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công; con người; hệ thống máy móc sử dụng trong hoạt động quản lý nợ công không đầy đủ, không đáp ứng yêu cầu quản lý hoặc bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài quy trình thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công (như cơ sở dữ liệu nợ bị đánh cắp/phá hỏng, giấy tờ liên quan tới quy trình quản lý nợ công bị làm giả mạo...).
5. Hợp đồng Quyền chọn lãi suất là một thỏa thuận mang tính pháp lý giữa hai bên cho phép người mua quyền chọn được quyền chốt cố định mức lãi suất của một khoản vay hoặc cho vay danh nghĩa tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.
6. Hợp đồng Quyền chọn tiền tệ là một thoả thuận mang tính pháp lý cho phép người mua quyền chọn được quyền mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ danh nghĩa nhất định với một tỷ giá hối đoái xác định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.
7. Hợp đồng Hoán đổi tiền tệ là một thoả thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên để trao đổi hai loại tiền tệ khác nhau theo thời hạn thoả thuận và cuối thời hạn các bên phải trả lại cho nhau khoản tiền gốc ban đầu với tỷ giá đã được xác định tại thời điểm bắt đầu giao dịch.
8. Hợp đồng Hoán đổi lãi suất là một thoả thuận mang tính pháp lý theo đó mỗi bên cam kết thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi theo một loại lãi suất (thả nổi hoặc cố định) đã cam kết trên một khoản vốn gốc nhất định trong cùng một khoảng thời gian xác định.
9. Gia hạn nợ là việc cho phép kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết và trong thời gian gia hạn nợ, người vay/người vay lại vẫn phải trả lãi tiền vay.
10. Khoanh nợ là việc chưa thu một phần hoặc toàn bộ nợ vay trong thời gian nhất định và không tính lãi phát sinh trong thời gian được khoanh nợ.
11. Xóa nợ (gốc, lãi, phí) là việc cho phép không thu hồi một phần hoặc toàn bộ số dư nợ (gốc, lãi và phí) chưa trả theo cam kết ban đầu.
12. Đảo nợ là việc thực hiện huy động vốn vay mới để trả trước một phần hay toàn bộ khoản vay cũ.
13. Hoán đổi nợ là việc cùng mua, cùng bán hai (02) khoản nợ khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ.
14. Mua lại nợ là việc thực hiện mua lại toàn bộ hoặc một phần số nợ của chủ thể đi vay hoặc phát hành.
15. Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập để dự phòng cho các loại rủi ro phát sinh trong quá trình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.
16. Hợp đồng khung ISDA là hợp đồng mẫu do Hiệp hội quốc tế về hoán đổi và các sản phẩm phái sinh (International Swaps and Derivatives Association) ban hành và thống nhất sử dụng khi thực hiện các giao dịch phái sinh. Hợp đồng này bao gồm các điều khoản ràng buộc hai bên tham gia giao dịch đồng thời chuẩn hoá giấy tờ pháp lý cho các giao dịch này.
17. Hệ số chiết khấu là tỷ lệ phần trăm (%) lãi hàng năm, được làm căn cứ quy đổi giá trị của dòng tiền trong tương lai của khoản nợ về giá trị hiện tại.
QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DANH MỤC NỢ CÔNG
Điều 4. Mục tiêu quản lý rủi ro
1. Tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công.
2. Đảm bảo không làm tăng nghĩa vụ nợ công đã được xử lý so với khoản nợ ban đầu đưa ra xử lý quy về giá trị hiện tại ở thời điểm xử lý rủi ro.
3. Giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tình huống xấu nhất với chi phí phát sinh hợp lý.
Điều 5. Nguyên tắc xử lý rủi ro
1. Việc xử lý rủi ro chỉ áp dụng cho các nguyên nhân khách quan.
2. Việc phòng ngừa và xử lý rủi ro phải căn cứ vào thoả thuận vay hoặc công cụ nợ gốc trong danh mục nợ công hiện hành, nguyên nhân phát sinh rủi ro, phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
3. Việc phòng ngừa rủi ro đối với danh mục nợ công phải thực hiện phù hợp với chiến lược dài hạn về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, chương trình quản lý nợ trung hạn trong từng giai đoạn.
4. Các khoản nợ công bị rủi ro do các nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nguyên nhân khách quan, bao gồm:
a) Thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến các chương trình, dự án sử dụng vốn vay thuộc danh mục nợ công.
b) Điều chỉnh cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, sự thay đổi các điều kiện về chính trị, pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và nghĩa vụ nợ công.
c) Những tác động của kinh tế thế giới và khu vực, biến động của thị trường vốn quốc tế, quá trình tự do hóa tài chính, tiền tệ và hội nhập quốc tế.
d) Người vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, người được Chính phủ bảo lãnh vay vốn đã có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên nhân chủ quan, bao gồm:
a) Sử dụng vốn vay sai mục đích và cố ý làm trái quy định.
b) Người vay, người vay lại và người được bảo lãnh thiếu thiện chí, cố tình chây ì trong việc hoàn trả các nghĩa vụ nợ đến hạn theo đúng các điều kiện, điều khoản của thỏa thuận vay hoặc phát hành công cụ nợ.
c) Các nguyên nhân chủ quan khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Đánh giá, dự báo rủi ro
1. Quy trình đánh giá, dự báo rủi ro đối với danh mục nợ công, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tổ chức đánh giá về môi trường thể chế, pháp lý, kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và biến động của thị trường vốn trong nước và quốc tế có tác động đến danh mục nợ công.
b) Định kỳ và thường xuyên phân tích, đánh giá diễn biến về cơ cấu đồng tiền, lãi suất, kỳ hạn, quy mô, nghĩa vụ trả nợ công, hiện tại và xu hướng tương lai nhằm nhận diện mức độ rủi ro để có biện pháp xử lý rủi ro phù hợp.
c) Xây dựng mô hình và phương pháp kỹ thuật lượng hoá rủi ro đối với danh mục nợ để dự tính chi phí có thể phát sinh trong trường hợp rủi ro xảy ra do thay đổi bất lợi của thị trường.
d) Thực hiện đánh giá mức độ thiệt hại do rủi ro tín dụng để xác định xác suất việc mất khả năng trả nợ của người vay lại vốn vay của Chính phủ, người được bảo lãnh thông qua việc phân loại nợ.
đ) Xây dựng Ma trận để mô tả mức độ tác động của rủi ro hoạt động trong công tác quản lý nợ công.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, các cơ quan cho vay lại thực hiện việc đánh giá và dự báo mức độ rủi ro đối với danh mục nợ công theo các quy định trong Quy chế này.
Điều 8. Giá trị hiện tại của khoản nợ
1. Giá trị hiện tại của khoản nợ là tổng các nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) đến hạn trong tương lai quy về thời điểm hiện tại áp dụng hệ số chiết khấu phù hợp.
2. Hệ số chiết khấu để tính giá trị hiện tại của khoản nợ được xác định tại thời điểm xây dựng phương án xử lý rủi ro theo quy định thị trường và thông lệ quốc tế.
3. Cơ quan xử lý rủi ro căn cứ vào giá giao dịch của khoản nợ tương đồng với khoản nợ được xử lý rủi ro (kỳ hạn, ân hạn, loại tiền vay, lãi suất, thời gian đáo hạn còn lại) tại thời điểm xử lý để xác định hệ số chiết khấu. Trường hợp không xác định giá trị giao dịch thì lãi suất chiết khấu tính bằng lãi suất thực của khoản vay được xử lý (gồm lãi suất danh nghĩa cộng với các khoản phí),
4. Việc xác định giá trị hiện tại của khoản nợ như sau:
PV |
bằng |
|
|
|
Trong đó:
- PV là giá trị hiện tại của khoản nợ;
- DSi là nghĩa vụ trả nợ (gốc, lãi) của năm thứ i;
- r là hệ số chiết khấu để tính toán giá trị hiện tại của khoản nợ;
- n là thời gian (số năm) còn lại của khoản vay.
5. Giá trị hiện tại là cơ sở để xác định giá trị hợp lý các công cụ tài chính để xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công.
Điều 9. Xử lý rủi ro thị trường
1. Rủi ro thị trường đối với danh mục nợ công, bao gồm rủi ro về lãi suất và tỷ giá hối đoái.
2. Việc xử lý rủi ro thị trường được thực hiện thông qua nghiệp vụ chủ yếu về giao dịch phái sinh lãi suất và tiền tệ, bao gồm: Quyền chọn (lãi suất, tiền tệ) và hợp đồng hoán đổi (lãi suất, tiền tệ).
3. Các căn cứ để xử lý rủi ro thị trường, bao gồm:
a) Xác định rõ đối tượng, loại rủi ro và công cụ áp dụng để xử lý rủi ro.
b) Cơ quan xử lý rủi ro căn cứ vào thoả thuận vay, công cụ nợ gốc để lựa chọn giao dịch phái sinh phù hợp.
c) Hiệu quả của công cụ xử lý rủi ro được xác định một cách đáng tin cậy, đồng thời nhất quán với mục tiêu cơ cấu nợ đề ra trong chiến lược, chương trình quản lý nợ trung hạn trong từng giai đoạn.
d) Việc lựa chọn các công cụ xử lý rủi ro cần xét tới các yếu tố như mức độ không chắc chắn của dòng tiền, các chi phí phải trả ngay liên quan tới giao dịch và mục tiêu bù đắp rủi ro.
4. Cơ quan xử lý rủi ro được trích lập dự phòng để xử lý rủi ro thị trường theo quy định. Đối với đối với danh mục nợ của Chính phủ, Bộ Tài chính tổng hợp vào kế hoạch vay và trả nợ hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
5. Thẩm quyền và trách nhiệm
a) Đối với danh mục nợ Chính phủ: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các nghiệp vụ giao dịch phái sinh để xử lý rủi ro thị trường.
b) Đối với nợ được Chính phủ bảo lãnh: Người được bảo lãnh chủ động xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa rủi ro thị trường theo các quy định trong Quy chế này. Trường hợp phương án xử lý rủi ro có sự thay đổi nghĩa vụ của người được bảo lãnh theo cam kết thì phải trình Bộ Tài chính thẩm định trước khi triển khai thực hiện.
c) Đối với nợ của chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án, trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định, đồng gửi kết quả xử lý cho Bộ Tài chính để tổng hợp, điều chỉnh danh mục nợ công hiện hành.
6. Thủ tục pháp lý xử lý rủi ro thị trường thông qua các nghiệp vụ giao dịch sản phẩm phái sinh là Hợp đồng khung ISDA. Những nội dung khác do các bên thoả thuận nhưng không trái với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Điều 10. Xử lý rủi ro thanh khoản
1. Các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản, bao gồm:
a) Nhận dạng rủi ro thanh khoản trong danh mục nợ công trên cơ sở xác định diễn biến nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi đến hạn của các khoản nợ công hiện hành và xu hướng trong tương lai, phù hợp với tài sản tài chính sẵn có để trả nợ theo cam kết.
b) Xây dựng phương án xử lý rủi ro thanh khoản, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện phương án xử lý rủi ro thanh khoản.
2. Các nghiệp vụ xử lý rủi ro thanh khoản, bao gồm: Đảo nợ, hoán đổi nợ và mua lại nợ.
3. Điều kiện để thực hiện nghiệp vụ xử lý rủi ro thanh khoản, bao gồm:
a) Áp dụng đối với các khoản vay thương mại và trái phiếu.
b) Đảm bảo chỉ tiêu giới hạn nợ công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong từng giai đoạn.
4. Nguồn vốn xử lý rủi ro thanh khoản
a) Đối với nợ chính phủ: Bộ Tài chính được huy động từ các nguồn vốn nhàn rỗi (từ Quỹ Tích lũy trả nợ, ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn tài chính hợp pháp khác) hoặc các khoản vay mới để đảo nợ, trả trước nợ cũ, mua lại nợ nhằm tiếp tục cơ cấu lại danh mục nợ công phù hợp với mục tiêu của chiến lược nợ và chương trình quản lý nợ trung hạn.
b) Đối với nợ được chính phủ bảo lãnh: Người được bảo lãnh chủ động nguồn trích lập dự phòng rủi ro và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý rủi ro.
c) Đối với nợ chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí nguồn ngân sách và dự phòng để xử lý rủi ro.
5. Thẩm quyền và trách nhiệm
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, phê duyệt và thực hiện phương án xử lý rủi ro thanh khoản, đảm bảo phù hợp với chiến lược, chương trình quản lý nợ trung hạn và kế hoạch vay trả nợ hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Người được bảo lãnh xây dựng phương án xử lý rủi ro thanh khoản đối với các khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh, xin ý kiến thoả thuận của Cơ quan bảo lãnh Chính phủ (Bộ Tài chính) để thực hiện.
b) Ủy ban nhân dân cấp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng phương án xử lý rủi ro thanh khoản, xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính trước khi phê duyệt để thực hiện.
Điều 11. Xử lý rủi ro tín dụng
1. Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng, bao gồm:
a) Thường xuyên thu thập thông tin về người vay lại, người được bảo lãnh để thực hiện việc đánh giá, phân loại nợ và tính toán mức độ rủi ro tín dụng để có các biện pháp xử lý phù hợp.
b) Việc xử lý rủi ro tín dụng phải được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của người vay lại, người được bảo lãnh.
c) Khi có phát sinh nợ gốc, lãi quá hạn thì phải thực hiện việc đánh giá lại khả năng trả nợ của người vay lại, người được bảo lãnh.
2. Việc xử lý rủi ro tín dụng phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện chủ yếu sau đây:
a) Chương trình, dự án đầu tư thuộc phạm vi được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đích.
b) Người vay lại, người được bảo lãnh Chính phủ bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản.
c) Người vay lại, người được bảo lãnh gặp khó khăn về tài chính dẫn đến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ.
3. Phân loại nợ bị rủi ro tín dụng
Việc phân loại nợ cần tiến hành theo 05 nhóm sau đây:
a) Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Gồm nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và nợ lãi đúng hạn.
b) Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Gồm các khoản nợ có nợ quá hạn phát sinh đến dưới 90 ngày,
c) Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Gồm các khoản nợ có nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; nợ đã gia hạn 1 lần; nợ được miễn hoặc giảm lãi nhưng người vay lại, người được bảo lãnh không thực hiện đúng và đầy đủ theo cam kết trong Hợp đồng.
d) Nhóm 4 (nợ nghi ngờ): Gồm các khoản nợ có nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày; nợ đã được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu tiếp tục phát sinh nợ quá hạn và phải cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần thứ hai.
đ) Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Gồm nợ quá hạn trên 360 ngày; nợ đã được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần thứ 2 tiếp tục phát sinh nợ quá hạn và phải cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ lần thứ ba; nợ khoanh, nợ chờ xử lý.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện phân loại nợ bị rủi ro tín dụng theo quy định của Quy chế này; ban hành tiêu chí đánh giá, xếp hạng về khả năng trả nợ của người vay lại, người được bảo lãnh.
5. Việc thực hiện các nghiệp vụ xử lý rủi ro tín dụng (gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ), cơ chế thực hiện và thẩm quyền xử lý rủi ro tín dụng thực hiện theo các Nghị định số 15/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2011 về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2010 về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
6. Kinh phí cho hoạt động đánh giá, xếp hạng người vay lại, người được bảo lãnh khi có phát sinh nợ quá hạn mà nhà nước chịu rủi ro tín dụng do ngân sách nhà nước bảo đảm. Trường hợp các khoản vay mà cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng thì các cơ quan cho vay lại tự chịu trách nhiệm.
7. Đối với các khoản vay nợ của chính quyền địa phương, ngân sách của địa phương đảm bảo nguồn để thực hiện xử lý rủi ro tín dụng hàng năm.
Điều 12. Quản lý rủi ro hoạt động
1. Nguyên tắc quản lý
a) Quản lý rủi ro hoạt động chủ yếu tập trung vào các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ quản lý nợ công.
b) Quản lý rủi ro hoạt động là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, liên tục và xuyên suốt toàn bộ các hoạt động quản lý nợ công.
2. Nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động, chủ yếu bao gồm:
a) Xây dựng môi trường quản lý rủi ro hoạt động phù hợp, đưa ra các nguyên tắc về cách thức xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát nội bộ để giảm bớt rủi ro hoạt động.
b) Chuyển nhượng rủi ro cho bên thứ ba thông qua việc mua bảo hiểm rủi ro hoạt động.
c) Xây dựng các công cụ kiểm soát và hệ thống cảnh báo rủi ro, duy trì và kiểm tra thường xuyên quy trình thực hiện nghiệp vụ quản lý nợ công,
d) Tăng cường cơ sở vật chất, đào tạo chuyên sâu, trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ thông tin quản lý rủi ro.
3. Bộ Tài chính ban hành quy trình, nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động áp dụng cho cơ quan quản lý nợ công.
4. Kinh phí để thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro hoạt động của cơ quan quản lý nợ công do ngân sách nhà nước đảm bảo.
5. Các thiệt hại xảy ra trong hoạt động quản lý nợ liên quan đến các nguyên nhân khách quan sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm và các thiệt hại xảy ra do các nguyên nhân chủ quan sẽ do cá nhân trực tiếp gây ra chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro
1. Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định việc xoá nợ, khoanh nợ bị rủi ro theo đề nghị của Bộ Tài chính.
b) Phê duyệt đề án tái cơ cấu nợ tổng thể; đề án phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ để đảo nợ; mua lại nợ trong trường hợp lợi ích dưới 5% nhưng xét thấy cần thiết phải cơ cấu lại nợ nhằm đảm bảo mục tiêu về cơ cấu và giới hạn an toàn về nợ trong chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Bộ Tài chính:
a) Quyết định việc gia hạn nợ, đảo nợ, hoán đổi nợ và thực hiện các nghiệp vụ giao dịch sản phẩm phái sinh đối với danh mục nợ Chính phủ, đảm bảo nguyên tắc xử lý rủi ro theo quy định của Quy chế này.
b) Chủ động triển khai phương án và thực hiện nghiệp vụ mua lại nợ khi đảm bảo có lợi ích tối thiểu 5% so với nghĩa vụ nợ được đưa ra xử lý ban đầu quy về giá trị hiện tại ở thời điểm xử lý rủi ro.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị xóa nợ, khoanh nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan hướng dẫn về đàm phán hợp đồng ISDA phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế; chủ động lựa chọn các tổ chức tài chính có mức xếp hạng tín nhiệm từ mức Aa1 (do Moody’s xếp hạng) hoặc AA+(do S&P/Fitch’s xếp hạng) trở lên để làm đối tác thực hiện các giao dịch sản phẩm phái sinh đối với danh mục nợ Chính phủ.
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ giao cho các cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm dẫn đến tình trạng không trả được nợ nếu xác định do nguyên nhân chủ quan và thực hiện các nhiệm vụ được giao khác theo quy định của Quy chế này.
3. Người vay lại, người được bảo lãnh:
a) Chủ động xây dựng phương án cụ thể, lựa chọn công cụ xử lý rủi ro theo thẩm quyền để quản lý, phòng ngừa và xử lý rủi ro, phù hợp với các quy định của Luật quản lý nợ công, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định trong Quy chế này.
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan phát sinh từ các thỏa thuận vay, bảo lãnh và xử lý rủi ro. Chủ động bố trí nguồn dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật nhằm tạo lập nguồn vốn để xử lý khi có rủi ro xảy ra.
c) Chịu sự kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nợ trong việc tìm hiểu thông tin, đánh giá hiện trạng nợ, phân loại nợ và xác định mức độ rủi ro có liên quan.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương:
a) Thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ chính quyền địa phương theo quy định của Quy chế này.
b) Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, kịp thời phát hiện các rủi ro phát sinh đối với danh mục nợ chính quyền địa phương, nợ Quỹ phát triển địa phương, các khoản nợ được chính quyền địa phương cam kết bố trí nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
c) Chủ động bố trí nguồn dự phòng ngân sách của địa phương hàng năm để phòng ngừa rủi ro về nợ của chính quyền địa phương.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
a) Phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại trong việc đánh giá, xếp hạng và phân loại nợ bị rủi ro theo quy định của Quy chế này.
b) Tham gia, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng phương án xóa nợ, khoanh nợ bị rủi ro, tái cơ cấu nợ công tổng thể và phát hành trái phiếu quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
THE PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.56/2012/QD-TTg |
Hanoi, December 21, 2012 |
PROMULGATING A REGULATION OF MANAGEMENT AND HANDLING OF RISKS TO THE LIST OF PUBLIC DEBTS
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on public debt management dated June 17, 2009;
Pursuant to the Government's the Decree No.79/2010/ND-CP of July 14, 2010 on public debt management operation;
At the proposal of the Minister of Finance;
The Prime Minister issues a Decision on Regulation of management and handling risks to the list of public debts,
Article 1. To issue together with this Decision the Regulation on management and handling of risks to the list of public debts.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 3. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, presidents of People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, heads of the agencies, organizations and individuals related to risk management and handling for public debts are responsible for the implementation of this Decision./.
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
REGULATION
ON MANAGEMENT AND
HANDLING OF RISKS TO THE LIST OF PUBLIC DEBTS
(Issued together with the Decision No.56/2012/QD-TTg 21 12 2012 of the Prime Minister)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of regulation
1. This Regulation defines the management and handling of risks to the list of public debts, including risk detection, risk assessment, risk handling and responsibilities of the concerned organizations and individuals in the management and handling of risks to the list of public debts.
2. The risks set out in this Regulation include:
a) Market Risk.
b) Liquidity risk.
c) Credit risk.
d) The operational risk.
3. Financial tools for handling risks to the public debt list, including:
a) Derivative transactions include: options and swap transactions.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 2. Application subjects
This Regulation applies to the agencies, organizations and individuals involved in the management and handling of risks to the public debt list.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decision, apart from the terms explained in the Law on Public Debt Management dated June 17, 2009 and the Decrees guiding the implementation of the Law on Public Debt Management, the terms below are construed as follows:
1. Market risk means the possibility of loss of public debt due to the fluctuations of interest rate and exchange rate on the financial market.
2. Credit risk means the possibility of loss of public debt due to the Government's loan borrower, the guarantee of the Government fails to perform full and timely loan repayment obligations in accordance with the conditions and terms of the loan agreement or issuance.
3. Liquidity risk means the possibility of loss of public debt due to failure to raise capital, lack of liquidity financial asset to perform fully, timely due debt obligations or commitments to look for new loans with unusually high costs compared to the market conditions.
4. Operational risk means the possibility of losses derived from a process to implement the activities of public debt management; human; machinery system used in public debt management activities which are incomplete, do not meet demand on management or derived from external factors of the process to make the public debt management activities (such as database of debts stolen/damaged, papers relating to the public debt management process which is forged...).
5. Interest rate option contract means a legal agreement between two parties that allows the option buyer to have the right to fix interest rate of a loan or nominal loan at a specific time in the future.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Currency swap contract means a legal binding agreement between two parties to exchange two different currencies by an agreed duration and at the end of the time limit, the parties must return to each other the original principal amount with a rate determined at the commencement of the transaction.
8. Interest rate swap contract means a legal agreement whereby each party commits to pay to the other party an amount of interest by a type of interest rate (floating or fixed) committed on a certain amount of principal in a determined period of time.
9. Debt extension means the permission to extend the repayment term committed and during the debt extension, the borrower/re-borrower must still pay for the loan interest.
10. Debt frozen means the matter that a part or all of the debts shall be suspended the collection in a certain time and interest incurred shall not be counted during the period of the debt frozen.
11. Debt cancellation (principal, interest and fees) means the permission of not collecting a part or the whole of the outstanding balance (principal, interest and fees) not paid by the original commitment.
12. Refinancing means the mobilization of new loans to prepay a part or the entire former loans.
13. Debt swap means the same purchase and sale of two (02) different loans of the same issuing subject at the same time with the aim of restructuring the debt list.
14. Debt acquisition means the acquisition of the whole or part of the debts of the borrower or issuer.
15. Risk reserve means the amount appropriated for provision for risks arising in the process of mobilization, allocation and use of loan, debt repayment and public debt management.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
17. The discount factor means the percentage (%) of annual interest, as basis for the value exchange of the future cash flows of the debt into the current value.
MANAGEMENT AND HANDLING OF RISK FOR THE LIST OF PUBLIC DEBTS
Article 4. The objective of risk management
1. Optimize the structure of public debt, ensure the repayment obligations and improve the performance of the management of public debts.
2. Make sure not to increase the public debt obligations handled compared to the original debt to be converted into the current value at the time of handling risk.
3. Minimize the damages that can occur in the worst situations with reasonably incurred costs.
Article 5. Principles for handling risk
1. The handling of risk applies only to the objective reasons.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The prevention of risks to the public debt list must be performed in accordance with long-term strategy of public debt and the country's foreign debt, medium-term debt management program at each period.
4. The public debts at risk due to the subjective reasons, the organizations and individuals that caused loss must be responsible for handling and compensation in accordance with law provisions.
1. The objective causes, including:
a) Natural disasters, sabotage, fires, epidemics causing direct damage to the programs and projects using loans of the list of public debts.
b) Adjustment of mechanism, macro-economic policies, changes in political conditions, laws having a direct impact on the size and obligations of public debts.
c) The impact of economy of the world and the region, the volatility of international capital markets, the process of financial liberalization, monetary and international integration.
d) The re-borrower of foreign loans of the Government, the one guaranteed by the Government for loaning that have been decided on dissolution or bankrupt under the provisions of law.
2. Subjective causes, including:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The borrower, the re-borrower and the guaranteed one lack of goodwill, deliberately delay the repayment of due debt obligations in accordance with the conditions and terms of the loan agreement or the issuance of debt instruments.
c) The other subjective causes as prescribed by law.
Article 7. Risk assessment and forecast
1. The process of risk assessment and forecast for the public debt list, including the following principal contents:
a) Evaluation of the legal, institutional environment, macro-economy, fiscal year, monetary, exchange rate, interest rate and volatility of the domestic and international capital markets having an impact on the public debt list.
b) Periodic and regular analysis, structural happening evaluation of the currency, interest rate, term, size, public debt payment obligations, present and future trends in order to identify the level of risk to take appropriate risk handling measures.
c) Building a model and technical measure to quantify risks for the debt list to estimate the costs that may arise in the case of risk occurred due to adverse changes of the market.
d) Assessment of the levels of damage caused by credit risk to determine the probability of the loss of re-borrower's ability to repay for the government’s loan, the guaranteed one through the classification of debts.
đ) Development of matrix to describe the impact of operational risk in the management of public debts.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 8. Present value of the debts
1. Present value of the debts means the total due debt obligations (principal and interest) in the future converted into the present time applying the appropriate discount factor.
2. Discount factor to calculate the present value of the debt is determined at the time of building the plan to handle risks in accordance with provisions of market and international practices.
3. Risk handling agencies based on the transaction value of the debt similar to the debt handled risk (maturity, grace period, loan type, interest rate, remaining time of maturity) at the time of handling to determine the discount factor. If the transaction value is not determined, the discount interest rate is calculated by the real interest rate of the loan to be handled (including nominal interest rate plus fees).
4. Determination of the present value of the debt is made as follows:
PV
(=)
In which:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- DSi means the obligation to pay the debt (principal and interest) of the ith year;
- r means the discount factor to calculate the present value of the debt;
- n means the remaining time (number of years) of the loan.
5. Present value is the basis for determining the reasonable value of the financial instruments to handle risks to the public debt list
Article 9. Market risk handling
1. Market risk for the public debt list, including interest rate risk and foreign exchange rate.
2. The handling of market risk is done through the main operation of derivative transaction of interest rates and currencies, including: The options (interest rate, currency) and swap contract (interest rate, currency).
3. Bases to handle market risks, including:
a) Identify the objects, type of risks and applied tools to handle risk.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) The effectiveness of risk handling instrument is determined in a reliable manner, and consistent with the objective of the debt structure set out in strategy, medium-term debt management program at each period.
d) The selection of risk handling instruments need to consider the risk factors such as the level of uncertainty of cash flows, the cost required to be paid immediately related to the transaction and the objective to offset risk.
4. The risk handling agencies are appropriated for provision for handling market risk in accordance with provisions. For the debt list of the Government, the Ministry of Finance synthesizes into the annual borrowing and repayment plan to submit to the Prime Minister for approval.
5. Competence and responsibilities
a) For the list of debts of the Government: The Ministry of Finance shall preside over and coordinate with the relevant agencies to implement the derivative transaction activities to deal with market risks.
b) For loans guaranteed by the Government: The guaranteed ones actively build up and implement the market risk prevention plan in accordance with the provisions of this Regulation. Where the risk handling plan has changed obligations of the guaranteed ones under the commitment, it must be submitted to the Ministry of Finance for appraisal before the implementation.
c) For debts of the local government: People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government build up the plans, submit to the People's Councils for consideration and decision, and send the handling results to the Ministry of Finance for synthesis, adjustment of the current public debt list.
6. Legal procedure for handling market risk through transitional activities of the derivatives is the ISDA framework contract. Other contents shall be agreed upon by the parties, but not contrary to the provisions of Vietnamese law and international practices.
Article 10. Liquidity risk handling
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Identification of liquidity risk in the public debt list on the basis of determining changes in the obligation to pay the due principal and interest of the current public debts and future trends, in accordance with financial assets available for debt repayment under commitments.
b) Development of the plans to handle liquidity risk to submit to the competent authority for approval.
c) Organization of the implementation, monitoring, supervision, evaluation and report on the implementation results of the plans for handling liquidity risk.
2. The professional skill for handling liquidity risk, including: refinancing and debt swap and debt acquisition.
3. Conditions to carry out the handling of liquidity risk, including:
a) To apply for commercial loans and bonds.
b) To ensure the target of public debt limit approved by the competent authority in each period.
4. Capital source for handling liquidity risk
a) For governmental debts: the Ministry of Finance is raised from idle capital (from accumulated fund for paying debt, the state budget or from other legitimate financial sources) or the new loans to refinance debt, repay the former debts, acquire debt to continue the restructuring of the public debt list in accordance with the objectives of the debt strategy and medium-term debt management program.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) With respect to local government’s debt: People's Committees of provinces and cities directly under the central government actively allocate budget and appropriate for provisions for handling risk.
5. Competence and responsibilities
a) The Ministry of Finance shall preside over and coordinate with the concerned agencies to set up, approve and implement the plan to handle liquidity risk to ensure compliance with strategy, program of medium-term debt management and the annual plan of loan and repayment approved by the competent authority.
c) The guaranteed ones build up the plan for handling liquidity risk for the debts guaranteed by the government; ask for the agreement of the Government Guarantee Agency (Ministry of Finance) to perform.
b) The People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government build up the plan of handling liquidity risk, ask for the agreement of the Ministry of Finance before approval for implementation.
Article 11. Handling for credit risks
1. The credit risk management measures, including:
a) Regularly collect information on re-borrowers, the guaranteed ones to carry out the assessment and classification of debs and calculate the levels of credit risk for taking the appropriate handling measures.
b) The handling of credit risk must be considered in a case by case based on the cause of the risk, the level of risk and repayment capacity of the re-borrowers, the guaranteed ones.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The handling of credit risk must meet at least one of the following principal conditions:
a) Program, investment projects under the scope to be loaned in accordance with provisions, used the loans for the right purpose.
b) The re-borrowers, the ones guaranteed by the Government are damaged due to objective reasons causing loss of a part or all of the capital, assets.
c) The re-borrowers, the guaranteed ones meet financial difficulties leading to not be able to repay or not to repay debts.
3. Classification of credit risk debts
The classification of debts should be conducted according to the following 05 groups:
a) Group 1 (standard): Includes debts in term and considered as capable of full recovery of both principal and interest debt on time.
b) Group 2 (remark): Includes debts with overdue debts arising under 90 days,
c) Group 3 (Substandard): Includes the debts with overdue debts from 90 days to less than 180 days; debts extended 1 time; debts exempted from or reduced interest but the re-borrowers, the guaranteed ones do not implement properly and fully as committed in the contracts.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
đ) Group 5 (Bad): Includes overdue debts for more than 360 days; debts which have been revised repayment period for the second time continue to arise overdue debts and required to restructure repayment period for the third time; frozen debts, pending debts.
4. The Ministry of Finance shall preside over and coordinate with the concerned agencies to classify credit risk debts under the provisions of this Regulation; to promulgate criteria for evaluation and rating of the repayment capacity of the re-borrowers, the guaranteed ones.
5. The implementation of the professional skills of processing credit risk (debt extension, debt frozen, debt cancellation), implementation mechanism and competence to handle credit risk shall follow the Decree No.15/2011/ND- CP dated February 16, 2011 on the issuance and management of government guarantee and the Decree No.78/2010/ND-CP of July 14, 2010 on re-lending of foreign loans of the Government.
6. Funding for the assessment, rating of the re-borrowers, the guaranteed ones as arising overdue debts that the state is the one suffered from credit risk shall be ensured by state budget. For loans that lending agencies are suffered from credit risk, the lending agencies shall take responsibility for such funding.
7. For loans of local authorities, local budgets shall ensure resources to carry out annual handling of credit risk.
Article 12. Operational risk management
1. Principles of management
a) Operational risk management are mainly focused on the agencies and organizations directly related to public debt management activities.
b) Operational risk management is an important, frequent, and continuous throughout task toward the entire public debt management activities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Develop environment of operational risk management accordingly, offer guidelines on how to identify, assess, monitor and control internally to reduce operational risk.
b) Transfer the risk to a third party through the purchase of operational risk insurance.
c) Develop instruments to control and risk warning system, regularly maintain and inspect the procedures to carry out the public debt management activity.
d) Strengthen material facilities, specialized training, equipment, modernization of information technology of risk management.
3. The Ministry of Finance issues the process, professional skill of operational risk management applied to the public debt management agencies.
4. Funding to carry out professional skill of operational risk management of the public debt management agencies shall be ensured by the state budget.
5. The damages occurred in the debt management activities related to objective reasons will be ensured by state budget and the damages caused by the subjective reasons will be taken responsibility for compensation in accordance with law by the individuals who directly cause them.
Article 13. Competence and responsibility to handle risk
1. Prime Minister shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Approve the overall debt restructuring scheme; international bond issuing scheme of the Government to refinance debts; debt acquisition in the case of benefits under 5% but deems it necessary for debt restructuring to ensure the objectives of the structure and safety limits on debt in public debt strategy and foreign debt of the country approved by the competent authorities.
2. The Ministry of Finance shall:
a) Decide on the debt extension, debt refinancing, debt swap and make the professional skill of transactions of derivatives for the Government debt list, ensuring the principle of risk handling under the provisions of this Regulation.
b) Actively deploy the plan and carry out the debt acquisition as ensuring the benefits of at least 5% compared to liabilities handled initially converted to the current value at the time of handling risk.
c) Preside over and coordinate with the relevant agencies to organize the inspection of dossier applying for debt cancellation, debt frozen, to submit to the Prime Minister for decision.
d) Preside over and coordinate with the Ministry of Justice and other relevant agencies guiding negotiation of ISDA contract in accordance with Vietnamese law and international practices; actively select the financial institutions having credit rating from Aa1 (rated by Moody's) or AA + (rated by S&P/Fitch's) or higher to be partners for implementing the transactions of derivatives to list of government debt.
đ) Submit to the Prime Minister for assigning the authorities to handle by law the organizations and individuals taking responsibility for the insolvency if it is determined as a cause of subjective reason; and perform other assigned tasks in accordance with the provisions of this Regulation.
3. The re-borrowers, the guaranteed ones:
a) Actively build specific plan, select risk handling instrument under competence to manage, make risk prevention and treatment, in accordance with the provisions of the Law on public debt management, the documents guiding the implementation and provisions in this Regulation.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Submit to the inspection, monitoring, close cooperation and create conditions for the debt management agencies to find out information, to assess the status of the debts, classify debts and determine the level of concerned risks.
4. People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government shall:
a) Take the measures to manage and handle risk to the debt lists of local authorities under the provisions of this Regulation.
b) Be responsible for the management, monitoring, timely detection of risks arising to the debt lists of local authorities, debts of funds of local development, debts committed to allocate local budgets to ensure debt repayment obligations by local authorities.
c) Actively allocate the annual local budget reserve to prevent risks of debts of the local authorities.
Article 14. Implementation organization
1. The Minister of Finance shall preside over and coordinate with the concerned agencies to guide, organize, direct and inspect the implementation of this Regulation.
2. The ministries, ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government shall:
a) Coordinate with the Ministry of Finance, the re-lending agencies in the evaluation, rating and classification of debts at risk under the provisions of this Regulation.
...
...
...
;Quyết định 56/2012/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 56/2012/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/12/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 56/2012/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video