BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 505/QĐ-QLCL |
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2014 |
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU SỰ NGHIỆP
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN
Căn cứ Quyết định số 670/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 71/2006/TT- BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC;
Căn cứ Quyết định số 1700/QĐ-BNN-TC ngày 19/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Sau khi thống nhất ý kiến với các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các tổ chức Công đoàn cùng cấp;
Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu sự nghiệp của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Tài chính, Trưởng các phòng thuộc Cục, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục và tổ chức Công đoàn cùng cấp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: |
CỤC TRƯỞNG |
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU SỰ NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ - QLCL, ngày 09/12/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ
sản)
Điều 1. Mục tiêu thực hiện quy chế
Tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục chủ động quản lý, sử dụng nguồn thu sự nghiệp hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu suất lao động, tăng thu nhập cho công chức, viên chức và người lao động trong toàn hệ thống Cục Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này thực hiện chế độ tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các Thông tư của Bộ Tài chính số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 và số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP về quản lý nguồn thu sự nghiệp được áp dụng tại Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản.
2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan Cục, Cơ quan Trung bộ, Nam bộ (gọi tắt là các Cơ quan hành chính); các Trung tâm vùng 1-6 và Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản (gọi tắt là các Đơn vị sự nghiệp) trực thuộc Cục.
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng quy chế
1. Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện công khai, dân chủ và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ công chức, viên chức và người lao động.
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN THU SỰ NGHIỆP
Nguồn thu sự nghiệp (thu phí, lệ phí; thu dịch vụ và thu khác) của Cục gồm nguồn thu của các Cơ quan hành chính (nếu có) và nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục.
Điều 5. Quy trình quản lý, sử dụng nguồn thu sự nghiệp
1. Xác định chênh lệch thu, chi
a) Tại các Cơ quan hành chính:
- Bước 1. Xác định số thu sự nghiệp được để lại (nếu có).
- Bước 2. Xác định số chi thường xuyên trong năm. Nội dung, mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị không vượt quá mức quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Cục.
- Bước 3. Xác định chênh lệch thu chi riêng của từng đơn vị.
b) Tại các đơn vị sự nghiệp:
- Bước 1: Xác định số thu sự nghiệp
- Bước 2. Nộp ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
- Bước 3. Xác định số trích sử dụng chung (25% tổng nguồn thu sự nghiệp).
- Bước 4. Xác định số để lại đơn vị sau khi nộp ngân sách và trích nộp chung.
- Bước 5. Xác định số chi (bao gồm cả các khoản nộp ngân sách của hoạt động dịch vụ và thu khác) từ nguồn thu được để lại. Nội dung, mức chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị không trái quy định hiện hành.
(Riêng Trung tâm kiểm nghiệm kiểm chứng và Tư vấn chất lượng nông lâm thủy sản, nội dung và mức chi thực hiện như Bước 2, điểm a, khoản 1 Điều 5).
- Bước 6. Xác định chênh lệch thu chi riêng của từng đơn vị.
c) Xác định chênh lệch thu, chi của hệ thống
Chênh lệch thu chi của hệ thống |
= |
Số trích nộp chung |
+ |
Chênh lệch thu chi riêng tại các cơ quan hành chính |
+ |
Chênh lệch thu chi riêng tại các đơn vị sự nghiệp |
2. Quản lý, sử dụng chênh lệch thu chi của hệ thống
Chênh lệch thu, chi của hệ thống tại điểm c khoản 1 Điều 5 được quản lý, sử dụng như sau:
a) Số trích sử dụng chung và số chênh lệch thu chi riêng tại các cơ quan hành chính được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 6.
b) Chênh lệch thu chi riêng tại các đơn vị sự nghiệp (trừ Trung tâm Kiểm nghiệm Kiểm chứng) tích hợp cùng chênh lệch thu chi tại Điều 6 được quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 7.
Điều 6. Quản lý, sử dụng số trích nộp chung và chênh lệch thu chi của các cơ quan hành chính.
1. Bù đắp chi phí hoạt động thường xuyên của các Cơ quan hành chính và Trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng.
2. Trích lập quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của Cục.
Chênh lệch thu chi của hệ thống xác định tại điểm c khoản 1 Điều 5 được trích tối thiểu 25% để trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Cục theo quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC.
3. Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập của Cục (nếu có).
4. Phân bổ chênh lệch thu chi chung cho các đơn vị.
4.1. Nguyên tắc và tiêu chí phân bổ.
a) Nguyên tắc:
- Chênh lệch chung được phân bổ theo tiêu chí đánh giá nêu tại tiết b điểm 4.1 khoản 4 Điều 6.
- Đảm bảo lương cơ bản cho công chức, viên chức và người lao động trong toàn hệ thống.
- Cân đối, hỗ trợ cho đơn vị khó khăn về kinh phí trong triển khai hoạt động.
- Việc phân bổ chênh lệch thu chi chung cho từng cơ quan, đơn vị do Cục trưởng quyết định trên cơ sở phương án phân bổ chênh lệch chung sau khi thống nhất với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và tổ chức Công đoàn cùng cấp.
b) Tiêu chí đánh giá làm cơ sở phân bổ chênh lệch chung cho từng cơ quan, đơn vị.
- Đối với các Trung tâm vùng 1 - 6: Tỷ trọng trích của từng đơn vị trên tổng số trích nộp chung của toàn hệ thống, gọi tắt là Hệ số đóng góp riêng (k) và được xác định cụ thể tại Phụ lục 1.
- Đối với cơ quan Cục: Tiêu chính đánh giá theo Phụ lục 2.
- Đối với Cơ quan Trung bộ và Nam bộ: Tiêu chính đánh giá theo Phụ lục 3.
- Đối với Trung tâm KNKC: Tiêu chính đánh giá theo Phụ lục 4.
4.2. Quy trình đánh giá và phân bổ chênh lệch chung cho từng cơ quan, đơn vị
a) Xác định chênh lệch chung.
Căn cứ tình hình thu, chi thực tế đến 30/6 và 31/12 hàng năm của các đơn vị (theo báo cáo quyết toán 6 tháng đầu năm và quyết toán năm), Phòng Tài chính Cục có trách nhiệm tổng hợp và xác định số chênh lệch chung của hệ thống Cục.
b) Phân bổ chênh lệch chung.
Tổng chênh lệch chung của hệ thống Cục được tách thành 02 (hai) phần:
- Phần I - Chênh lệch theo kết quả đóng góp của các đơn vị: Bằng 70% tổng chênh lệch chung (ký hiệu là TK);
- Phần II - Chênh lệch điều hòa: Bằng 30% tổng chênh lệch chung (ký hiệu TD) nhằm hỗ trợ cho đơn vị khó khăn về kinh phí trong triển khai hoạt động.
c) Xác định giá trị các hệ số đánh giá nêu tại tiết b điểm 4.1 khoản 4 Điều 6 và hệ số đánh giá chung của từng đơn vị.
- Hệ số đánh giá chung của các Trung tâm vùng 1-6 (KTT): Được tính theo công thức:
KTTi = |
Số trích của từng đơn vị |
∑ trích sử dụng chung của toàn hệ thống |
với = 1 ÷ 6
(Các Trung tâm vùng 1-6 báo cáo số liệu để xác định KTT theo mẫu biểu tại Phụ lục 1 gửi về Cục để thẩm định).
- Hệ số đánh giá chung của các Cơ quan hành chính và Trung tâm KNKC:
Việc chấm điểm đánh giá kết quả hoạt động của các Cơ quan hành chính và Trung tâm KNKC theo các tiêu chí nêu tại Phụ lục 2, 3, 4, được thực hiện như sau:
+ Đối với Cơ quan Cục: Do tất cả các cơ quan, đơn vị đánh giá, điểm đánh giá là trung bình cộng của các đánh giá.
+ Đối với Trung tâm KNKC: Do Trung tâm vùng 1-6 và Cơ quan Cục đánh giá, điểm đánh giá là trung bình cộng của các đánh giá.
+ Đối với Cơ quan Trung bộ: Do Cục và Trung tâm vùng 2, 3 đánh giá, điểm đánh giá là trung bình cộng của các đánh giá.
+ Đối với Cơ quan Nam bộ: Do Cục và Trung tâm vùng 4, 5, 6 đánh giá, điểm đánh giá là trung bình cộng của các đánh giá.
+ Điểm đánh giá đối với từng cơ quan, đơn vị được quy đổi theo Hệ số đánh giá chung của các Trung tâm vùng (được ký hiệu là KC, KT, KN, KKC) theo các mức như sau:
TT |
Mức điểm |
Quy đổi theo hệ số đánh giá chung |
1 |
Từ 90 đến 100 điểm |
Tương đương TTV có hệ số đánh giá chung cao nhất |
2 |
Từ 80 đến dưới 90 điểm |
Tương đương TTV có hệ số đánh giá chung cao thứ 2 |
3 |
Từ 70 đến dưới 80 điểm |
Tương đương TTV có hệ số đánh giá chung cao thứ 3 |
4 |
Từ 60 đến dưới 70 điểm |
Tương đương TTV có hệ số đánh giá chung cao thứ 4 |
5 |
Từ 50 đến dưới 60 điểm |
Tương đương TTV có hệ số đánh giá chung cao thứ 5 |
6 |
Dưới 50 điểm |
Tương đương TTV có hệ số đánh giá chung thấp nhất |
d) Phân bổ chênh lệch chung cho từng cơ quan, đơn vị
- Phân bổ chênh lệch chung theo kết quả đóng góp cho từng cơ quan, đơn vị.
Căn cứ tổng chênh lệch chung và kết quả xác định giá trị hệ số đánh giá chung nêu trên, Chênh lệch chung theo kết quả đóng góp (TK) cho các cơ quan, đơn vị được xác định theo công thức sau:
+ Đối với các Trung tâm vùng: “tKi = TK/ K * KTTi ”, với i = 1 ÷ 6, tương ứng với số hiệu từng đơn vị.
+ Đối với Cơ quan Cục: “tKC = TK/ K * KC”
+ Đối với Cơ quan Trung bộ: “tKT = TK/ K * KT”
+ Đối với Cơ quan Nam bộ: “tKN = TK/ K * KN”
+ Đối với Trung tâm KNKC: “tKKC = TK/ K * KKC”
Trong đó:
tKi : |
Chênh lệch thu chi chung theo kết quả đóng góp tính cho từng Trung tâm vùng |
tKC: |
Chênh lệch thu chi chung theo kết quả đóng góp tính cho Cơ quan Cục |
tKT: |
Chênh lệch thu chi chung theo kết quả đóng góp tính cho CQ Trung bộ |
tKN: |
Chênh lệch thu chi chung theo kết quả đóng góp tính cho CQ Nam bộ |
tKKC: |
Chênh lệch thu chi chung theo kết quả đóng góp tính cho T.tâm KNKC |
TK: |
Chênh lệch thu chi chung theo kết quả đóng góp |
KTTi: |
Hệ số đánh giá đối với Trung tâm vùng |
KC: |
Hệ số đánh giá đối với cơ quan Cục |
KT: |
Hệ số đánh giá đối với CQ Trung bộ |
KN: |
Hệ số đánh giá đối với CQ Nam bộ |
KKC: |
Hệ số đánh giá đối với Trung tâm KNKC |
K: |
Tổng hệ số đánh giá chung của Hệ thống Cục K= KC +KT+ KN + KKC + ∑ KTTi (i=1÷6) |
- Phân bổ chênh lệch điều hoà cho từng cơ quan, đơn vị
Căn cứ chênh lệch điều hòa của toàn hệ thống (TD) được xác định tại tiết b điểm 4.2 khoản 4 Điều 6; tình hình thực tế triển khai hoạt động trong năm của từng cơ quan, đơn vị (khó khăn về địa bàn, tình hình sản xuất kinh doanh tại khu vực, điều kiện thu hút cán bộ, đắt đỏ,…), Phòng Tài chính chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn đề xuất mức điều hoà chênh lệch chung cho từng đơn vị (tDi, tDC, tDT, tDN, tDKC) theo Phụ lục 5.
- Xác định chênh lệch chung cho từng cơ quan, đơn vị
Căn cứ chênh lệch chung được phân bổ theo kết quả đóng góp và chênh lệch điều hòa của từng cơ quan, đơn vị (điểm 4.2 khoản 4 Điều 6), phòng Tài chính có trách nhiệm xác định chênh lệch chung cho từng đơn vị theo công thức:
+ Đối với các Trung tâm vùng: ti = tKi + tDi (với i = 1 ÷ 6)
+ Đối với Cơ quan Cục: tC = tKC+tDC
+ Đối với Cơ quan Trung bộ: tT = tKT+tDT
+ Đối với Cơ quan Nam bộ: tN = tKN+tDN
+ Đối với Trung tâm KNKC: tKC = tKKC+tDKC
e) Tổng hợp trình duyệt Phương án phân bổ chênh lệch chung
Căn cứ phương pháp tính qui định tại Khoản 1 ÷ 4 Điều 5, phòng Tài chính có trách nhiệm:
- Dự thảo phương án phân bổ chênh lệch chung (bao gồm các bảng tính và thuyết minh).
- Tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp, xử lý và hoàn thiện phương án trình Cục trưởng phê duyệt.
Điều 7. Quản lý, sử dụng tổng chênh lệch thu chi tại các đơn vị.
1. Xác định tổng chênh lệch thu, chi của mỗi cơ quan, đơn vị:
a) Tổng chênh lệch thu, chi của mỗi Trung tâm vùng được xác định theo công thức:
Tổng chênh lệch thu, chi tại mỗi Trung tâm vùng |
= |
Chênh lệch thu, chi riêng tại mỗi Trung tâm vùng (theo điểm b khoản 1 Điều 5) |
+ |
Chênh lệch chung được phân bổ (theo tiết d điểm 4.2 khoản 4 Điều 6) |
b) Tổng chênh lệch thu, chi của mỗi Cơ quan hành chính và Trung tâm KNKC:
Tổng chênh lệch thu, chi tại mỗi Cơ quan hành chính, Trung tâm KNKC |
= |
Chênh lệch chung được phân bổ (theo tiết d điểm 4.2 khoản 4 Điều 6) |
2. Sử dụng tổng chênh lệch thu, chi
Tổng chênh lệch thu chi của mỗi cơ quan, đơn vị được sử dụng như sau:
- Trích lập quỹ thu nhập tăng thêm.
- Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định (nếu có).
Mức, tỷ lệ trích lập, nội dung sử dụng từng quỹ thực hiện theo quy chế quản lý, sử dụng chênh lệch thu chi của đơn vị sau khi thống nhất tổ chức Công đoàn cùng cấp.
Điều 8. Chế độ báo cáo và công khai tài chính
Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chế độ báo cáo và công khai tài chính theo quy định hiện hành.
1. Phòng Tài chính có trách nhiệm:
a) Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan tại Quy chế này.
b) Căn cứ phương án trích lập và phân bổ quỹ TNTT chung được Cục trưởng phê duyệt, thực hiện việc cân đối và điều chuyển kinh phí cho các đơn vị thực hiện việc chi trả thu nhập tăng thêm cho CBNV.
c) Kiểm tra việc thực hiện quy chế tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục.
2. Các phòng chức năng thuộc Cục có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ có liên quan tại Quy chế này.
3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Cục xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý, sử dụng quỹ chênh lệch thu chi theo quy chế này và các văn bản hiện hành của Nhà nước.
4. Tổ chức công đoàn, thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị giám sát việc thực hiện quy chế.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung quy chế
Trong quá trình thực hiện quy chế, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, cá nhân kịp thời thông báo và đề xuất với Cục trưởng để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN
BẢNG TÍNH HỆ SỐ ĐÁNH GIÁ CHUNG CỦA CÁC TRUNG TÂM VÙNG (KTT)
TT |
Đơn vị |
Tổng thu sự nghiệp |
Số trích sử dụng chung |
Tính hệ số KTT |
Ghi chú |
A |
B |
(1) |
(2)=(1)*25% |
(3)=(2)/(Tổng cột 2)*100 |
C |
1 |
TT vùng 1 |
|
|
|
|
2 |
TT vùng 2 |
|
|
|
|
3 |
TT vùng 3 |
|
|
|
|
4 |
TT vùng 4 |
|
|
|
|
5 |
TT vùng 5 |
|
|
|
|
6 |
TT vùng 6 |
|
|
|
|
|
Cộng: |
|
|
|
|
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÂN BỔ CHÊNH LỆCH THU CHI CHUNG CHO CƠ QUAN CỤC QUẢN LÝ CL, ATVS & TYTS
TT |
Tiêu chí |
Điểm tối đa |
Trung tâm vùng 1 |
Trung tâm vùng 2 |
Trung tâm vùng 3 |
Trung tâm vùng 4 |
Trung tâm vùng 5 |
Trung tâm vùng 6 |
Trung tâm KNKC |
Cơ quan Nam bộ |
Cơ quan Trung Bộ |
Điểm bình quân |
|
I |
Công tác chất lượng, ATTP thủy sản |
30 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách kịp thời, phù hợp thực tiễn sản xuất |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Đào tạo, bồi dưỡng CMNV |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ triển khai dịch vụ (tìm nguồn khách hàng, quảng bá thương hiệu, giới thiệu năng lực hệ thống,...) |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Giải pháp tăng thu (thu hút nguồn tài trợ, dự án,...; |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Giải pháp tiết kiệm chi |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Dịch vụ đặt hàng từ Cục (các chương trình giám sát, các dự án …) |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Công tác chất lượng, ATTP nông lâm sản |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách kịp thời, phù hợp thực tiễn sản xuất |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Đào tạo, bồi dưỡng CMNV |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ triển khai dịch vụ (tìm nguồn khách hàng, quảng bá thương hiệu,...) |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Giải pháp tăng thu (thu hút nguồn tài trợ, dự án,...; |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Giải pháp tiết kiệm chi |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Dịch vụ đặt hàng từ Cục (các chương trình giám sát, các dự án …) |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Công tác kiểm nghiệm |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng và hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Đào tạo, bồi dưỡng CMNV |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ triển khai dịch vụ (tìm nguồn khách hàng, quảng bá thương hiệu,...) |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Tăng cường trang thiết bị, công cụ/dụng cụ kiểm nghiệm |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Giải pháp tiết kiệm chi (mua sắm tập trung vật tư, hóa chất; .....) |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Công tác khác |
30 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Triển khai các dự án đầu tư xây dựng |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Thu hút các dự án quốc tế |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Hợp tác quốc tế |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Thanh tra, kiểm tra |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Công tác tài chính (…) |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Công tác tổ chức, nhân sự |
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Hoạt động khác |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÂN BỔ CHÊNH LỆCH THU CHI CHUNG CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRUNG BỘ
TT |
Tiêu chí |
Điểm tối đa |
Cơ quan Cục |
Trung tâm vùng 2 |
Trung tâm vùng 3 |
Điểm bình quân |
|
I |
Lĩnh vực chất lượng, ATTP Thủy sản |
45 |
|
|
|
|
|
1 |
Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản QPPL |
5 |
|
|
|
|
|
2 |
Tham gia triển khai các đề tài, nhiệm vụ KHCN |
5 |
|
|
|
|
|
3 |
Triển khai các nhiệm vụ trực tiếp quản lý ATTP TS theo phân công |
10 |
|
|
|
|
|
4 |
Phối hợp các TTV triển khai nhiệm vụ |
10 |
|
|
|
|
|
5 |
Chỉ đạo, hướng dẫn CQĐP triển khai nhiệm vụ |
5 |
|
|
|
|
|
6 |
Chủ động giải quyết/đề xuất xử lý các nhiệm vụ mới phát sinh |
5 |
|
|
|
|
|
7 |
Triển khai công tác thanh tra chuyên ngành |
5 |
|
|
|
|
|
II |
Lĩnh vực chất lượng, ATTP nông lâm sản |
30 |
|
|
|
|
|
1 |
Triển khai kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng, ATTP cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản theo kế hoạch |
6 |
|
|
|
|
|
2 |
Tham gia điều tra, khảo sát tình hình SX, KD nông lâm sản tại các địa phương |
3 |
|
|
|
|
|
3 |
Điều tra nguyên nhân, khắc phục sự cố về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản |
6 |
|
|
|
|
|
4 |
Triển khai công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, giáo dục về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản |
5 |
|
|
|
|
|
5 |
Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản tại các địa phương |
5 |
|
|
|
|
|
6 |
Triển khai công tác thanh tra chuyên ngành |
5 |
|
|
|
|
|
III |
Lĩnh vực quản lý kiểm nghiệm |
10 |
|
|
|
|
|
1 |
Tham gia các đoàn đánh giá chỉ định PKN; đánh giá PKN doanh nghiệp đăng ký giảm kiểm tra |
4 |
|
|
|
|
|
2 |
Đánh giá giám sát/ định kỳ hoạt động các PKN nêu tại mục III. 1 |
4 |
|
|
|
|
|
3 |
Tham gia tổ chức đào tạo hướng dẫn công tác kiểm nghiệm cho cán bộ của CQ địa phương, doanh nghiệp |
2 |
|
|
|
|
|
IV |
Các hoạt động khác |
15 |
|
|
|
|
|
1 |
Đón tiếp, làm việc với các đoàn quốc tế |
5 |
|
|
|
|
|
2 |
Tổ chức hội nghị, hội thảo |
5 |
|
|
|
|
|
3 |
Hoạt động khác |
5 |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
100 |
|
|
|
|
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÂN BỔ CHÊNH LỆCH THU CHI CHUNG CHO CƠ QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NAM BỘ
TT |
Tiêu chí |
Điểm tối đa |
Cơ quan Cục |
Trung tâm vùng 4 |
Trung tâm vùng 5 |
Trung tâm vùng 6 |
Điểm bình quân |
|
I |
Lĩnh vực chất lượng, ATTP Thủy sản |
45 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản QPPL |
5 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tham gia triển khai các đề tài, nhiệm vụ KHCN |
5 |
|
|
|
|
|
|
3 |
Triển khai các nhiệm vụ trực tiếp quản lý ATTP TS theo phân công |
10 |
|
|
|
|
|
|
4 |
Phối hợp các TTV triển khai nhiệm vụ |
10 |
|
|
|
|
|
|
5 |
Chỉ đạo, hướng dẫn CQĐP triển khai nhiệm vụ |
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
Chủ động giải quyết/đề xuất xử lý các nhiệm vụ mới phát sinh |
5 |
|
|
|
|
|
|
7 |
Triển khai công tác thanh tra chuyên ngành |
5 |
|
|
|
|
|
|
II |
Lĩnh vực chất lượng, ATTP nông lâm sản |
30 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Triển khai kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng, ATTP cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản theo kế hoạch |
6 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tham gia điều tra, khảo sát tình hình SX, KD nông lâm sản tại các địa phương |
3 |
|
|
|
|
|
|
3 |
Điều tra nguyên nhân, khắc phục sự cố về chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm sản |
6 |
|
|
|
|
|
|
4 |
Triển khai công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, giáo dục về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản |
5 |
|
|
|
|
|
|
5 |
Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản tại các địa phương |
5 |
|
|
|
|
|
|
6 |
Triển khai công tác thanh tra chuyên ngành |
5 |
|
|
|
|
|
|
III |
Lĩnh vực quản lý kiểm nghiệm |
10 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tham gia các đoàn đánh giá chỉ định PKN; đánh giá PKN doanh nghiệp đăng ký giảm kiểm tra |
4 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Đánh giá giám sát/ định kỳ hoạt động các PKN nêu tại mục III. 1 |
4 |
|
|
|
|
|
|
3 |
Tham gia tổ chức đào tạo hướng dẫn công tác kiểm nghiệm cho cán bộ của CQ địa phương, doanh nghiệp |
2 |
|
|
|
|
|
|
IV |
Các hoạt động khác |
15 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đón tiếp, làm việc với các đoàn quốc tế |
5 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổ chức hội nghị, hội thảo |
5 |
|
|
|
|
|
|
3 |
Hoạt động khác |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
100 |
|
|
|
|
|
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÂN BỔ CHÊNH LỆCH THU CHI CHUNG CHO TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM, KIỂM CHỨNG
TT |
Tiêu chí |
Điểm tối đa |
TTV1 |
TTV2 |
TTV3 |
TTV4 |
TTV5 |
TTV6 |
Cơ quan Cục |
Điểm bình quân |
|
I |
Thực hiện kiểm nghiệm kiểm chứng chất lượng ATTP |
25 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm nghiệm, kiểm nghiệm kiểm chứng về chất lượng, an toàn thực phẩm |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổ chức cung ứng dịch vụ về thử nghiệm thành thạo |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Tham gia đánh giá chỉ định các phòng kiểm nghiệm |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, các dự án trong lĩnh vực kiểm nghiệm |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Tư vấn, hướng dẫn chuyên môn, trợ giúp kỹ thuật trong lĩnh vực kiểm nghiệm cho các phòng kiểm nghiệm trong hệ thống, các Chi cục địa phương. |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Thực hiện đánh giá nguy cơ và truyền thông nguy cơ |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Triển khai các đề tài nghiên cứu, nhiệm vụ đánh giá về nguy cơ |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổ chức các hoạt động truyền thông về an toàn thực phẩm |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
Đào tạo, chứng nhận |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm nghiệm, quản lý chất lượng, ATTP |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổ chức đánh giá và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy về hệ thống quản lý chất lượng và sản phẩm thực phẩm |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Tư vấn điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Triển khai các đề tài, chương trình, dự án trong lĩnh vực quản lý chất lượng, ATTP |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV |
Tăng cường năng lực |
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Triển khai các dự án đầu tư cơ sở vật chất |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Triển khai các dự án tài trợ quốc tế |
10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V |
Các hoạt động khác |
15 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đón tiếp, làm việc với các đoàn quốc tế |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Tổ chức hội nghị, hội thảo |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Hoạt động khác |
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Quyết định 505/QĐ-QLCL năm 2014 về Quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu sự nghiệp do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản ban hành
Số hiệu: | 505/QĐ-QLCL |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản |
Người ký: | Nguyễn Như Tiệp |
Ngày ban hành: | 09/12/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 505/QĐ-QLCL năm 2014 về Quy chế quản lý, sử dụng nguồn thu sự nghiệp do Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản ban hành
Chưa có Video