ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/2007/QĐ-UBND |
Vinh, ngày 27 tháng 04 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 161/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ “về quy định thanh toán bằng tiền mặt”;
Căn cứ Thông tư số 33/2006/TT-BTC ngày 17/4/2006 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước”;
Xét đề nghị của Giám đốc Kho bạc Nhà nước Nghệ An,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý thu, chi tiền mặt đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Nghệ An, Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ THU, CHI TIỀN MẶT ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 45/2007/QĐ-UBND ngày 27/4/2007 của UBND tỉnh Nghệ
An)
Điều 1. Quy định này áp dụng đối với các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi chung là đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Tất cả các hoạt động thanh toán, chi trả từ các đơn vị sử dụng NSNN đều phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và Quy định này.
Điều 3. Kho bạc Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện quản lý chặt chẽ các khoản thanh toán bằng tiền mặt và thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có quan hệ giao dịch thanh toán với đơn vị mình.
Điều 4. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước khi chi trả, thanh toán các hoạt động xây dựng, sửa chữa, mua sắm hàng hóa, dịch vụ... cho các tổ chức, cá nhân thụ hưởng phải sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả, thanh toán trừ những khoản được phép chi trả bằng tiền mặt như sau:
1. Các khoản chi trả, thanh toán cho cá nhân như: tiền lương, tiền công; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinh viên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; chi cho cán bộ xã, thôn, bản đương chức; chi về công tác người có công cách mạng và xã hội; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; chi trả bảo hiểm cho các cá nhân; các khoản thanh toán khác cho cá nhân.
2. Một số khoản chi trả, thanh toán có tính chất đặc thù:
a) Mật phí; chi nuôi phạm nhân, can phạm và các khoản chi thường xuyên khác nhất thiết phải chi bằng tiền mặt của các đơn vị lực lượng vũ trang;
b) Chi trả công trái, trái phiếu bán lẻ cho dân qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
c) Chi mua lương thực dự trữ đối với phần thu mua trực tiếp của dân.
3. Chi xây dựng cơ bản: Chi trả đền bù giải phóng mặt bằng trực tiếp cho dân, chi mua sắm một số vật tư do nhân dân khai thác và cung ứng được chính quyền địa phương và chủ đầu tư chấp nhận; chi xây dựng các công trình do dân tự làm của xã; chi trả nhân công các công trình xây dựng đơn giản do dân tự làm thuộc nguồn vốn Chương trình 135, 134 và các chương trình quốc gia khác;
4. Chi mua sắm vật tư hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ có giá trị không vượt quá 05 triệu đồng đối với một khoản chi;
5. Các khoản chi khác có nội dung chi được phản ánh rõ trên chứng từ đề nghị thanh toán bằng tiền mặt chi trả, thanh toán cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình không có tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc Kho bạc Nhà nước có mức chi trên 05 triệu đồng, do Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước quyết định bằng văn bản hoặc có quyết định của cấp có thẩm quyền:
- Thanh toán tiền cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
- Chi trả các khoản tạm thu, tạm giữ cho các tổ chức, cá nhân.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán đối với các nội dung được phép chi bằng tiền mặt ở trên nhằm giảm dần tỷ trọng thanh toán băng tiền mặt.
Điều 5. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước trong ngày vượt mức quy định dưới đây phải đăng ký bằng văn bản với Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản trước 01 ngày đối với huyện đồng bằng, 02 ngày đối với huyện miền núi.
Mức rút tiền mặt phải đăng ký trước với Kho bạc Nhà nước được quy định cụ thể như sau:
- 200 triệu đồng trở lên/ngày đối với các đơn vị giao dịch tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước tỉnh.
- 100 triệu đồng trở lên/ngày đối với các đơn vị giao dịch tại Kho bạc Nhà nước huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò (sau đây gọi chung là Kho bạc Nhà nước huyện).
Trường hợp đột xuất đơn vị giao dịch có nhu cầu rút tiền mặt ngay trong ngày vượt mức quy định, đơn vị giao dịch được đăng ký qua điện thoại với trưởng phòng Kho quỹ (đối với Văn phòng Kho bạc Nhà nước tỉnh) hoặc Giám đốc Kho bạc Nhà nước huyện (đối với Kho bạc Nhà nước huyện) để được xem xét giải quyết; sau đó phải đăng ký chính thức bằng văn bản.
Điều 6. Trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước:
1. Khi có phát sinh các khoản thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt (như phí, lệ phí, ...), các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời số tiền mặt đã thu vào Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch theo chế độ quy định; đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước không được tọa chi tiền mặt, trừ trường hợp được để lại chi theo chế độ quy định.
2. Khi chi trả, thanh toán cho các hoạt động xây dựng, sửa chữa tài sản, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ... cho các tổ chức, cá nhân phải thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp được quy định cụ thể tại Quy định này.
Trường hợp đơn vị sử dụng tiền mặt để chi trả, thanh toán cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc Kho bạc Nhà nước thì Thủ trưởng đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm tính chính xác về đơn vị đó không có tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc Kho bạc Nhà nước và những vấn đề khác có liên quan.
3. Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước chủ động lựa chọn các tổ chức, cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ để thực hiện các phương thức thanh toán phù hợp; quản lý, sử dụng nguồn kinh phí được giao đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định.
4. Động viên cán bộ công chức và người lao động trong đơn vị mở tài khoản cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước giảm dần tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt.
Điều 7. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước:
1. Chấp hành nghiêm định mức tồn quỹ tiền mặt đã được Kho bạc Nhà nước cấp trên trực tiếp thông báo.
2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thu để tổ chức tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt vào Kho bạc Nhà nước.
3. Thực hiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đúng chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu quy định hiện hành của Nhà nước đồng thời quản lý chặt chẽ các khoản chi bằng tiền mặt đúng quy định tại Quy định này.
Trong trường hợp tồn quỹ tiền mặt chưa đáp ứng nhu cầu đăng ký của các đơn vị giao dịch, Kho bạc Nhà nước được áp dụng chế độ ưu tiên trong thanh toán tiền mặt: trước hết đảm bảo các khoản chi lương, phụ cấp lương, chi quốc phòng an ninh, chi bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội, chi trả nợ dân và một số khoản chi tối thiểu cần thiết bằng tiền mặt của các đơn vị giao dịch.
4. Có quyền từ chối chi trả, thanh toán các khoản chi bằng tiền mặt và thông báo cho các đơn vị giao dịch biết đối với các khoản chi không đúng quy định, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5. Chủ động phối hợp với ngân hàng nơi mở tài khoản để được đáp ứng đầy đủ và kịp thời tiền mặt phục vụ nhu cầu chi trả, thanh toán của các đơn vị giao dịch trên địa bàn.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đầu tư thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân giao dịch, thanh toán được nhanh chóng, thuận lợi, an toàn.
Điều 8. Trách nhiệm của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền của Chính phủ và quy định khác của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Đầu tư thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và Kho bạc nhà nước trên địa bàn áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân giao dịch thanh toán được nhanh chóng, thuận lợi, an toàn.
3. Đối với các đơn vị, tổ chức nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản giao dịch: Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt của Kho bạc Nhà nước để phục vụ chi trả, thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn theo kế hoạch đã đăng ký.
Điều 9. Các Sở, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Thủ trưởng cơ quan đơn vị liên quan, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Nghệ An trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện đúng Quy định này; có biện pháp xử lý theo thẩm quyền các vi phạm và báo cáo trực tiếp về đơn vị cấp trên của mình.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có những vấn đề chưa phù hợp, đề nghị phản ánh về Kho bạc Nhà nước Nghệ An để nghiên cứu trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 45/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý thu, chi tiền mặt đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu: | 45/2007/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nghệ An |
Người ký: | Nguyễn Văn Hành |
Ngày ban hành: | 27/04/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 45/2007/QĐ-UBND về Quy định quản lý thu, chi tiền mặt đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chưa có Video