ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2006/QĐ-UBND |
Mỹ Tho, ngày 28 tháng 8 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ quy định về
biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 04/2006/TT-BTC ngày 18/01/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc
quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm
hành chính;
Căn cứ Thông tư số 47/2006/TT-BTC ngày 31/5/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 của Chính phủ quy định về biên
lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 17/2001/QĐ-UB ngày 03/5/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND ngày 28/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Điều 1. Quy định này quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền thu được từ hoạt động chống buôn lậu, chống hàng giả do lực lượng chống buôn lậu, chống hàng giả có thẩm quyền bắt giữ và xử lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Các khoản thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả gồm:
- Tiền phạt do các tổ chức, cá nhân có hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả nộp theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền.
- Tiền bán hàng hóa, tang vật, phương tiện tịch thu theo quy định.
Điều 3. Toàn bộ các khoản thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả do các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý phải được tập trung vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc nhà nước.
Đối với những việc chống buôn lậu, chống hàng giả trên biển thuộc vùng biển của tỉnh Tiền Giang quản lý thì tiền thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả được đưa vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính Tiền Giang mở tại Kho bạc nhà nước tỉnh.
Đối với những vụ việc kiểm tra, phát hiện bắt giữ, xử lý tại địa điểm ở xa nơi mở tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính (lực lượng của các cơ quan cấp tỉnh trực tiếp kiểm tra, kể cả các Đội Quản lý thị trường của tỉnh đóng trên địa bàn huyện) thì các khoản tiền thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả được tạm nộp vào Kho bạc nhà nước các huyện, thị. Kho bạc nhà nước các huyện, thị thu hộ và chuyển ngay về tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính mở tại Kho bạc nhà nước tỉnh.
Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành, thị được mở tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cùng cấp để tập trung các khoản thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả do các lực lượng của cấp huyện, xã trực tiếp tổ chức kiểm tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý, đồng thời mở tiểu khoản của tài khoản tạm giữ theo dõi riêng các khoản thu của từng xã để phân phối theo quy định.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TIỀN THU TỪ CHỐNG BUÔN LẬU, CHỐNG HÀNG GIẢ
Điều 4. Nguồn thu từ hoạt động chống buôn lậu, chống hàng giả được xác định để phân phối và sử dụng dựa trên các căn cứ sau:
- Quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không có khiếu nại trong thời gian pháp luật quy định.
- Số tiền thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả thực nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính mở tại Kho bạc nhà nước.
Điều 5. Tiền thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả được chi các khoản cụ thể như sau:
1. Chi phí lưu kho, lưu bãi tính theo hợp đồng cụ thể.
2. Thuê bốc xếp, vận chuyển thanh toán theo hợp đồng với mức chi tối đa như sau:
a) Chi thuê bốc xếp hàng hóa để kiểm tra:
- Phương tiện xe:
+ Hàng tạp hóa: 30.000 đồng/tấn.
+ Đồ giấy, nhựa: 35.000 đồng/tấn.
+ Hàng phế liệu (sắt vụn, miểng chai): 80.000 đồng/tấn.
+ Hàng dễ vỡ (kim khí điện máy, sành sứ, thủy tinh, gạch): 65.000 đồng/tấn.
+ Hàng nông sản (gạo, đậu, trái cây...): 45.000 đồng/tấn.
+ Hàng thủy sản (còn sống chứa trong thùng có nước): 70.000 đồng/tấn.
+ Gỗ các loại: 70.000 đồng/m3.
- Phương tiện tàu thuyền bốc lên bờ để kiểm tra:
+ Hàng có trọng lượng nhẹ (hàng nông sản, thủy sản, tạp hóa...): 80.000 đồng/tấn.
+ Hàng có trọng lượng nặng (sắt vụn, miểng chai, vật liệu xây dựng...): 150.000 đồng/tấn.
+ Gỗ các loại không quá 200.000 đồng/m3.
- Chi phí thuê mướn phương tiện ban đêm (từ 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau) của lực lượng điều tra, trinh sát, xác minh khi cần thiết phục vụ cho quá trình công tác (chi phí này quyết toán bằng biên nhận của người cho thuê):
+ Phương tiện đường bộ: 5.000 đồng/km.
+ Phương tiện đường thủy: 50.000 đồng/km.
b) Bốc xếp ra vào kho:
- Hàng dễ vỡ và cồng kềnh (kim khí điện máy, sành sứ, thủy tinh, gạch): 65.000 đồng/tấn.
- Các hàng hóa khác không quá 45.000 đồng/tấn.
c) Chi phí vận chuyển:
- Đối với xe tải từ 3 tấn trở lên thanh toán theo hợp đồng cụ thể.
- Xe Daihatsu, xe lam cự ly từ 5-15 km: tối đa không quá 60.000 đồng/chuyến; cự ly hơn 15 km: không quá 100.000 đồng/chuyến.
- Xe ba - gác: 15.000 đồng/chuyến.
3. Chi phí đăng báo, quảng cáo thanh toán theo hợp đồng.
4. Chi phí công tác:
- Tiền ăn cho lực lượng trực tiếp kiểm tra, điều tra, trinh sát, xác minh, truy bắt:
+ Kiểm tra thường xuyên (kể cả kiểm tra thị trường): 25.000 đồng/ngày/người.
+ Chống buôn lậu và hàng giả: 50.000 đồng/ngày đêm/người.
- Tiền ăn cho người tham gia quá trình điều tra, trinh sát, xác minh như hướng dẫn đường, cung cấp thông tin có liên quan, cùng lực lượng công tác tiếp cận địa điểm, mục tiêu để điều tra, trinh sát, xác minh (đối tượng là người dân địa phương do lực lượng công tác trưng dụng): 60.000 đồng/ngày đêm/người. Số lượng người tham gia tối đa 01 vụ việc: 02 người. Đối với chi phí này có biên nhận nhận tiền của người tham gia.
- Chi phí hội họp các ngành chuyên môn thống nhất hình thức xử lý vi phạm của từng vụ việc, chi phí xác định giá trị lô hàng, định giá khởi điểm: 25.000 đồng/ngày/người.
5. Chi phí mua tin:
Chi phí mua tin chi cho người báo tin của mỗi vụ việc được tính tối đa 10% giá bán hàng hóa tịch thu nhưng không vượt quá 50.000.000 đồng. Đối với các trường hợp tạm giữ hàng hóa có giá trị nhưng theo quy định của pháp luật phải tiêu hủy hoặc bán tái xuất như thuốc lá, thuốc tân dược, hàng có nhãn, mác giả ... chi mua tin bằng 10% giá bán hàng hóa tịch thu nhưng tối đa không quá 6.000.000 đồng/vụ việc và quyết toán vào những vụ việc khác có thu. Giá trị của lô hàng do Sở Tài chính định giá.
6. Chi phí đấu giá:
Trong thời gian Hội đồng nhân dân tỉnh chưa ban hành phí đấu giá, chi phí chi cho công tác bán đấu giá tài sản bằng 5% giá khởi điểm hàng hóa, tang vật, phương tiện tịch thu bán đấu giá.
a) Đối với số tiền thu từ công tác chống buôn lậu:
Thủ trưởng đơn vị hoạt động chống buôn lậu có văn bản gửi cơ quan tài chính đề nghị tổng số tiền chi bồi dưỡng tối đa không quá 20% tổng số thu và đảm bảo số còn lại nộp ngân sách nhà nước không thấp hơn 30% tổng số thu.
Trong trường hợp số tiền còn lại nộp ngân sách nhà nước sau khi trừ chi phí thấp hơn 30% tổng số thu, thủ trưởng đơn vị hoạt động chống buôn lậu phải giảm số tiền đề nghị chi bồi dưỡng để đảm bảo ít nhất số nộp ngân sách nhà nước bằng 30% tổng số thu.
Số tiền này được đề nghị đồng thời với các chi phí khác phục vụ công tác chống buôn lậu.
Căn cứ vào số tiền bồi dưỡng được chi, thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi bồi dưỡng cho từng người nhưng tối đa là 300.000 đồng/người/vụ và không quá 1.000.000 đồng/người/tháng.
b) Đối với số tiền thu từ công tác chống hàng giả:
Thủ trưởng đơn vị hoạt động chống hàng giả có văn bản gửi cơ quan tài chính đề nghị tổng số tiền chi bồi dưỡng tối đa không quá 40% tổng số thu và đảm bảo số còn lại nộp ngân sách nhà nước không thấp hơn 30% tổng số thu.
Trong trường hợp số tiền còn lại nộp ngân sách nhà nước sau khi trừ chi phí thấp hơn 20% tổng số thu, thủ trưởng đơn vị hoạt động chống hàng giả phải giảm số tiền đề nghị chi bồi dưỡng để đảm bảo ít nhất số nộp ngân sách nhà nước bằng 30% tổng số thu.
Số tiền này được đề nghị đồng thời với các chi phí khác phục vụ công tác chống hàng giả.
Căn cứ vào số tiền bồi dưỡng được chi, thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi bồi dưỡng cho từng người nhưng tối đa là 300.000 đồng/người/vụ và không quá 1.000.000 đồng/người/tháng.
8. Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, công chức thuộc lực lượng tham gia xử lý vi phạm hành chính bị thương, tai nạn hoặc gia đình của cán bộ, công chức hy sinh khi thi hành nhiệm vụ (nếu có):
- Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, công chức thuộc lực lượng tham gia xử lý vi phạm hành chính bị thương, tai nạn: tối đa không quá 2.000.000 đồng/vụ;
- Chi hỗ trợ cho gia đình của cán bộ, công chức hy sinh khi thi hành nhiệm vụ: tối đa không quá 10.000.000 đồng/vụ.
Trong trường hợp có phát sinh khoản chi phí này, thủ trưởng đơn vị tập hợp vào chi phí và đề nghị cơ quan tài chính xem xét trích chi phí.
9. Các khoản chi khác có liên quan trực tiếp đến công tác chống buôn lậu, hàng giả như kiểm nghiệm; giám định; xăng, dầu cho phương tiện kiểm tra, bắt giữ; thông tin liên lạc...
Điều 6. Số tiền thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả còn lại sau khi trừ các chi phí theo Điều 5 nêu trên phải nộp vào ngân sách nhà nước các cấp và được sử dụng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Số tiền này được tập trung sử dụng cho các mục tiêu sau:
- Mua sắm phương tiện chống buôn lậu, chống hàng giả cho các lực lượng chống buôn lậu, chống hàng giả tại địa phương.
- Bổ sung vốn xây dựng cơ bản cho các công trình cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội trên địa bàn.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể và khoản tiền thu được để lại ngân sách tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ thêm cho các huyện trong công tác tổ chức chống buôn lậu, chống hàng giả trên địa bàn trọng điểm; cân đối vốn cho các công trình cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tại xã, ưu tiên trích 30% trên số nộp ngân sách từ nguồn chống buôn lậu của Chi cục Quản lý thị trường để bổ sung xây dựng, sửa chữa nâng cấp chợ nông thôn.
- Trang trải các chi phí liên quan đến công tác chống buôn lậu, chống hàng giả tại địa phương như chi cho công tác tuyên truyền, sơ kết, tổng kết cho công tác chống buôn lậu, chống hàng giả.
- Chi phí liên quan đến triển khai và khen thưởng chung cho công tác chống buôn lậu, chống hàng giả trên địa bàn.
- Tạm ứng chi bồi dưỡng và kinh phí hoạt động cho đơn vị theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong trường hợp thật cần thiết, tài sản bắt giữ chưa tổ chức bán đấu giá được. Mức tạm ứng không quá 40% mức dự kiến chi bồi dưỡng và bổ sung kinh phí hoạt động cho đơn vị được giao nhiệm vụ chống buôn lậu, chống hàng giả được hưởng. Sau khi bán đấu giá tài sản tịch thu, cơ quan tài chính thực hiện hoàn trả số tiền tạm ứng.
Điều 7. Các đơn vị được trích chi phí phục vụ cho công tác chống buôn lậu, chống hàng giả phải mở sổ sách, chứng từ, thực hiện việc hạch toán kế toán tình hình tập trung, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu, chống hàng giả theo quy định quản lý tài chính hiện hành.
Cơ quan Tài chính, các đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách thực hiện việc lập quyết toán và báo cáo quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Đối với số tiền bán hàng lậu tịch thu khi nộp vào ngân sách nhà nước được hạch toán vào Chương tương ứng, Loại 10, Khoản 10, Mục 052, Tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Riêng đối với số tiền bán hàng giả tịch thu khi nộp vào ngân sách nhà nước được hạch toán vào Chương tương ứng, Loại 10, Khoản 10, Mục 052, Tiểu mục 99.
Điều 8. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Sở Thương mại - Du lịch, các ngành, các cấp có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Điều 9. Đối với các vụ việc phát sinh trước ngày Quy định này có hiệu lực thì thực hiện theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 17/2001/QĐ-UB ngày 03/5/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu./.
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND Quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
Số hiệu: | 43/2006/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký: | Trần Thanh Trung |
Ngày ban hành: | 28/08/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 43/2006/QĐ-UBND Quy định chế độ quản lý, sử dụng tiền thu từ chống buôn lậu, hàng giả trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
Chưa có Video