Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 37/2012/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 19 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TỪ NGUỒN KINH PHÍ KHUYẾN NÔNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Thông tư liên lịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kính phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 173/TTr-SNN ngày 06 tháng 9 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung Quy định ban hành kèm theo Quyết định này tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- Website Chính phủ;
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
- TTKN Quốc gia;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Website tỉnh;
- Các phòng: TH, NC, TCTM, NN&MT;
- Lưu: VT, NN&MT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Dhăm Ênuôl

 

QUY ĐỊNH

NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HỖ TRỢ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TỪ NGUỒN KINH PHÍ KHUYẾN NÔNG ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2. Những nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông khác không quy định trong Quy định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông và các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động khuyến nông bằng nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 3. Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động khuyến nông

Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và các nguồn hoạt động khuyến nông hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

NỘI DUNG VÀ MỨC CHI HỖ TRỢ

Điều 4. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

1. Nội dung chi

Chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp học; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có); chi thù lao cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, chi tiền đi lại, tiền ở; chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại, tiền ở (nếu có); chi khác: In chứng chỉ, tiền y tế cho lớp học.

2. Mức chi hỗ trợ

a) Đối với người nông dân sản xuất nhỏ, người hoạt động khuyến nông không hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

Hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; tiền ăn không quá 70.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tổ chức tại tỉnh và thành phố Buôn Ma Thuột; không quá 50.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tổ chức tại huyện, thị xã; không quá 25.000 đồng/ngày thực học/người đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo tổ chức tại xã, phường, thị trấn.

Người học cư trú xa nơi tổ chức học từ 10km trở lên: Được hỗ trợ 100% chi phí thuê chỗ ở nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/ngày đối với các lớp học tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, 200.000 đồng/người/ngày đối với các lớp học tổ chức tại các huyện, thị xã; hỗ trợ tiền đi lại theo giá giao thông công cộng, những nơi không có giao thông công cộng hỗ trợ tiền xăng xe (tự túc phương tiện xe máy) 1.000 đồng/km/lượt với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học.

b) Đối với người nông dân sản xuất hàng hóa, chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, tiền thuê chỗ ở bằng 50% theo mức quy định tại điểm a, khoản này.

c) Đối với người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ thuê chỗ ở theo mức quy định tại điểm a, khoản này.

d) Chi thù lao giảng viên:

- Giảng viên là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, nghệ nhân cấp tỉnh; là Bộ trưởng, Thứ trưởng; Bí thư, Phó Bí thư tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND cấp tỉnh và tương đương: 500.000 đồng/buổi.

- Giảng viên là lãnh đạo cấp Cục, Vụ, Viện, Sở hoặc tương đương: 400.000 đồng/buổi.

- Đối tượng còn lại: 300.000 đồng/buổi.

- Trợ giảng, hướng dẫn thực hành, hướng dẫn tham quan: 200.000 đồng/buổi.

đ) Chi phí cho việc tổ chức lớp học, gồm: Thuê hội trường, phục vụ: mức chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 2.000.000đồng/ngày đối với các lớp học tổ chức tại tỉnh và thành phố Buôn Ma Thuột, 1.000.000 đồng/ngày học đối với các lớp học tổ chức tại huyện, thị xã; tiền trang trí, khánh tiết chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 400.000đồng/khóa học; tiền nước uống không quá 10.000đồng/người/ngày.

e) In ấn tài liệu, giáo trình, văn phòng phẩm, vật tư, dụng cụ trực tiếp phục vụ lớp học: Mức chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 30.000đồng/người/khóa học đối với các lớp tổ chức tại tỉnh và thành phố Buôn Ma Thuột; 20.000đồng/người/khóa học đối với các lớp tổ chức tại huyện, thị xã.

f) In chứng chỉ, tiền y tế cho lớp học chi theo thực tế nhưng tối đa không quá 500.000đồng/khóa học.

Điều 5. Chi thông tin tuyên truyền

Nhà nước hỗ trợ kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến nông; phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, kết quả mô hình trình diễn, điển hình tiên tiến thông qua:

1. Phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu khuyến nông, tạp chí khuyến nông, trang thông tin điện tử khuyến nông: Hàng năm căn cứ nhu cầu và khả năng kinh phí khuyến nông dành cho công tác tuyên truyền, cơ quan khuyến nông xây dựng chương trình tuyên truyền về hoạt động khuyến nông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Diễn đàn khuyến nông: Chi thuê hội trường; tài liệu; tiền nước uống; báo cáo viên; hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho đại biểu tham gia diễn đàn.

Mức chi thuê hội trường; tài liệu; tiền nước uống; báo cáo viên thực hiện theo quy định hiện hành về chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Mức hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại cho đại biểu tham gia diễn đàn theo quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 của Quy định này.

3. Hội nghị gồm: Hội nghị tổng kết khuyến nông, hội nghị giao ban khuyến nông. Mức chi theo quy định hiện hành về chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Chi tham gia hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp trong nước: Hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng cho những người tham gia tổ chức hoạt động gian hàng trên cơ sở đấu thầu, trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi thông tin tuyên truyền hội chợ, chi hoạt động Ban tổ chức theo thực tế.

5. Hội thi về các hoạt động khuyến nông gồm: Chi tuyên truvền, thuê hội trường, trang thiết bị, văn phòng phẩm; chi ban giám khảo chấm thi; chi hội đồng tư vấn khoa học, soạn câu hỏi và đáp án; chi khai mạc, bế mạc; chi thức ăn, hóa chất, vật tư, dụng cụ phục vụ cuộc thi (nếu có); chi đạo diễn và biên tập chương trình thi; chi luyện tập; chi giải thưởng; chi hỗ trợ đưa đón thí sinh dự thi và chi khác. Căn cứ quy mô hội thi, cơ quan khuyến nông xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

6. Xây dựng và quản lý dữ liệu hệ thống thông tin khuyến nông: Chi thuê đường truyền, mua phần mềm, cập nhật số liệu, bảo trì, bảo mật và các khoản chi khác theo thực tế.

Điều 6. Chi xây dựng các mô hình trình diễn về khuyến nông

1. Nội dung hỗ trợ

a) Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ mới.

b) Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tiêu chuẩn mô hình ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với quy định của Luật Công nghệ cao.

c) Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả cao và bền vững.

2. Mức hỗ trợ

a) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến và nhân rộng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn: Ở các địa bàn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm: các loại phân bón, hóa chất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản); ở các địa bàn còn lại được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu, cụ thể:

+ Mô hình khuyến nông trồng trọt và khuyến lâm không quá 30 triệu đồng/mô hình;

+ Mô hình khuyến nông chăn nuôi không quá 50 triệu đồng/mô hình;

+ Mô hình khuyến ngư không quá 75 triệu đồng/mô hình.

- Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị: ở các địa bàn đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 100% chi phí nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/mô hình, ở địa bàn còn lại hỗ trợ tối đa 75% chi phí nhưng không quá 125 triệu đồng/mô hình.

- Mô hình ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình nhưng không quá 200 triệu đồng/mô hình.

- Mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững: Hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.

b) Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu chia (/) 22 ngày nhân (x) số ngày thực tế thuê (số ngày thực tế thuê cán bộ kỹ thuật cho từng mô hình áp dụng theo định mức của Khuyến nông Quốc gia).

c) Chi triển khai mô hình trình diễn: Tập huấn cho người tham gia mô hình, tổng kết mô hình và chi khác (nếu có). Mức chi hỗ trợ theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này, trong đó mức chi hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia tập huấn không quá 25.000 đồng/người/ngày.

Điều 7. Chi nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng

Hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo: Mức chi 15 triệu đồng/1 mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến; trong đó mức hỗ trợ cho người tham gia triển khai mô hình, giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật áp dụng Điểm a, b và d, Khoản 2, Điều 4 của Quy định này.

Điều 8. Chi biên soạn và in ấn giáo trình, tài liệu hướng dẫn, đào tạo, tư vấn khuyến nông

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 9. Chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông

Căn cứ mức độ cần thiết và khả năng kinh phí, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì thực hiện chương trình, dự án khuyến nông quyết định lựa chọn thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông; hình thức thuê theo thời gian hoặc theo sản phẩm cho phù hợp. Mức chi theo hợp đồng thực tế thỏa thuận với chuyên gia bảo đảm phù hợp giữa yêu cầu của công việc và trình độ của chuyên gia nhưng không quá 15.000.000 đồng/người/tháng.

Điều 10. Chi tham quan, học tập trong nước, nước ngoài; chi mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khuyến nông: Thực hiện theo quy định hiện hành.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của các sở, ngành

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách tỉnh cấp hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện việc phân bổ và giao dự toán cho đơn vị có chức năng, nhiêm vụ làm khuyến nông ở địa phương theo chi tiết từng nội dung, chương trình để thực hiện;

b) Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí khuyến nông được giao hàng năm theo quy định hiện hành; đồng thời phối hợp với Sở Tài chính thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông địa phương;

c) Phê duyệt thành phần, số lượng, địa điểm, nội dung tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, tham quan, học tập trong nước; quy mô, địa điểm, nội dung của các mô hình trình diễn; quy mô, số lượng, kinh phí hỗ trợ thông tin tuyên truyền, chi thuê chuyên gia, chi mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khuyến nông ở tỉnh;

d) Theo dõi, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán kinh phí khuyến nông hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, các đơn vị và cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông địa phương theo quy định.

Điều 12. Trách nhiệm của UBND huyện, thị xã, thành phố

1. Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách cáp huyện, thị xã, thành phố hỗ trợ trình cấp có thẩm quyền giao kế hoạch. Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện việc phân bổ và giao dự toán cho đơn vị có chức năng, nhiệm vụ làm khuyến nông ở địa phương theo chi tiết từng nội dung, chương trình để thực hiện;

2. Thực hiện việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí khuyến nông cấp huyện, thành phố theo quy định hiện hành; đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thường xuyên thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông địa phương;

3. Phê duyệt thành phần, số lượng, địa điểm, nội dung tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, tham quan, học tập trong nước; quy mô, địa điểm, nội dung của các mô hình trình diễn; quy mô, số lượng, kinh phí hỗ trợ thông tin tuyên truyền, chi thuê chuyên gia, chi mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khuyến nông ở cấp huyện, thị xã, thành phố;

4. Theo dõi, đánh giá và định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kinh phí chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 37/2012/QĐ-UBND về Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu: 37/2012/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
Người ký: Y Dhăm Ênuôl
Ngày ban hành: 19/10/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 37/2012/QĐ-UBND về Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Văn bản liên quan cùng nội dung - [11]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…