ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2012/QĐ-UBND |
Bà Rịa, ngày 12 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ THAO VÀ CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TÀI CHÍNH CHO CÁC GIẢI THI ĐẤU THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 32/2011/QĐTTg, ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ vế một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên, vận động viên thể thao được tập trung tập huấn và thi đấu;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao (thay thế thông tư liên tịch 127/2008/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 24 tháng 12 năm 2008;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 200/2011/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2012/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa V, kỳ họp thứ 4 về việc điều chỉnh, bổ sung chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và chế độ chi tiêu tài chính cho các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và Sở Tài chính tại Tờ trình liên Sở số 133/TTr-SVHTTDL-STC ngày 23 tháng 4 năm 2012 về việc ban hành điều chỉnh bổ sung chế độ mới thay thế các chế độ trong Quyết định 923/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao và chế độ chi tiêu tài chính cho các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh và Tờ trình số 372/SVHTTDL-TTTTC ngày 09 tháng 10 năm 2012,
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN THỂ
THAO VÀ CHẾ ĐỘ CHI TIÊU TÀI CHÍNH CHO CÁC GIẢI THI ĐẤU THỂ THAO TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2012/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11
năm
2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu)
NỘI DUNG, MỨC CHI CHO HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN
Trả công bằng tiền theo ngày cho huấn luyện viên, vận động viên thể thao là người Việt Nam trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu có quyết định của đơn vị chủ quản và kế họach đã được phê duyệt của đơn vị quản lý cụ thể như sau:
1. Đối với huấn luyện viên, vận động viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước:
a) Cấp tỉnh:
- Huấn luyện viên:
+ Huấn luyện viên đội tuyển tỉnh: 120.000 đồng/người/ngày.
+ Huấn luyện viên đội tuyển trẻ tỉnh: 90.000 đồng/người/ngày.
+ Huấn luyện viên đội tuyển năng khiếu tỉnh : 90.000 đồng/người/ngày.
- Vận động viên:
+ Vận động viên đội tuyển tỉnh: 80.000 đồng/người/ngày.
+ Vận động viên đội tuyển trẻ tỉnh: 40.000 đồng/người/ngày.
+ Vận động viên đội tuyển năng khiếu tỉnh: 30.000 đồng/người/ngày.
b) Cấp huyện, thành phố: mức chi không vượt quá 80% mức chi cấp tỉnh.
c) Cấp xã, phường, thị trấn: mức chi không vượt quá 60% mức chi cấp tỉnh.
2. Đối với huấn luyện viên, vận động viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước:
a) Trong thời gian tập huấn, thi đấu nếu có mức lương được hưởng nguyên lương tại cơ quan, tổ chức quản lý huấn luyện viên, vận động viên. Trường hợp mức tiền lương theo ngày của huấn luyện viên, vận động viên thấp hơn mức tiền công quy định tại khoản 1, Điều 1, Chương này thì cơ quan, tổ chức sử dụng huấn luyện viên, vận động viên phải chi trả thêm phần chênh lệch để đảm bảo bằng mức tiền công tương ứng quy định tại khoản 1, Điều 1, Chương này.
Mức tiền lương theo ngày của huấn luyện viên, vận động viên được xác định bằng tiền lương tháng chia cho 22 ngày (số ngày làm việc tiêu chuẩn trong một tháng).
b) Trường hợp huấn luyện viên, vận động viên thể thao có thời gian thực tế tập huấn và thi đấu cao hơn số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng (nhiều hơn 22 ngày/tháng) thì cơ quan, tổ chức sử dụng huấn luyện viên, vận động viên trả tiền công bằng mức quy định tại khoản 1, Điều 1, Chương này cho số ngày cao hơn ngày làm việc tiêu chuẩn.
c) Khoản bù chênh lệch giữa tiền lương và tiền công trả cho số ngày làm việc cao hơn số ngày làm việc tiêu chuẩn quy định tại điểm a, b, khoản 1, điều 1, chương này không được dùng để tính đóng và hưởng các chế độ BHYT, BHXH.
1. Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia, đội tuyển, đội tuyển trẻ của ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và huấn luyện viên, vận động viên không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang làm việc ở các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2. Huấn luyện viên, vận động viên bị tai nạn hoặc chết khi không tập luyện, thi đấu thì được đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên bồi thường một lần theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 110/2002/NĐ- CP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Huấn luyện viên, vận động viên không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu phải nghỉ tập luyện, nghỉ thi đấu do ốm đau, bị tai nạn hoặc chết được giải quyết trợ cấp và bồi thường như sau:
a) Nếu bị ốm đau được chi trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh và được hưởng trợ cấp bằng 75% mức tiền công hiện hưởng trong những ngày nghỉ ốm đau (hoặc thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình);
b) Nếu bị tai nạn trong khi tập luyện, thi đấu thì được chi trả toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật, tiền trợ cấp bằng 100% mức tiền công trong thời gian điều trị;
c) Sau khi thương tật ổn định được giám định khả năng lao động; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng các chế độ sau:
- Trợ cấp một lần bằng mức quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với số lượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Tiền bồi thường theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 110/2002/NĐ-CP.
d) Huấn luyện viên, vận động viên bị chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng mức quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
đ) Huấn luyện viên, vận động viên bị chết do tai nạn trong khi luyện tập, thi đấu thì thân nhân được nhận trợ cấp một lần bằng mức quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được bồi thường theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 110/2002/NĐ-CP.
4. Huấn luyện viên, vận động viên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khi thôi làm huấn luyện viên, vận động viên được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng số năm (12 tháng) làm huấn luyện viên, vận động viên tập trung (tính cộng dồn) nhân với 1,5 tháng (26 ngày/tháng) tiền công trước khi thôi việc; nhưng thấp nhất cũng bằng 2 tháng tiền công.
1. Mức tiền thưởng đối với vận động viên.
STT |
NỘI DUNG GIẢI |
MỨC CHI TIỀN THƯỞNG |
||
HC Vàng |
HC Bạc |
HC Đồng |
||
a) |
Môn thi đấu cá nhân |
|
|
|
1 |
Đại hội TDTT toàn quốc. |
10.000.000 |
6.000.000 |
4.000.000 |
2 |
Giải vô địch QG: Hạng I, Hạng A, Nhóm 1, Đối tượng 1. |
5.000.000 |
3.000.000 |
2.000.000 |
3 |
Giải vô địch trẻ QG: |
|
|
|
|
- Giải dành cho VĐV đến dưới 12 tuổi |
1.000.000 |
600.000 |
400.000 |
|
- Giải dành cho VĐV từ 12 đến dưới 16 tuổi |
1.500.000 |
900.000 |
600.000 |
|
- Giải dành cho VĐV từ 16 đến dưới 18 tuổi |
2.000.000 |
1.200.000 |
800.000 |
|
- Giải dành cho VĐV từ 18 đến dưới 21 tuổi |
2.500.000 |
1.500.000 |
1.000.000 |
4 |
Giải vô địch CLBTQ; Giải vô địch QG: Hạng II, Hạng B, Nhóm 2, Đối tượng 2, Hạng Phong trào |
2.500.000 |
1.500.000 |
1.000.000 |
5 |
Giải Đại hội TDTT cấp Tỉnh; Giải vô địch cấp Khu vực; Giải vô địch trong hệ thống thi đua Cụm; Giải vô địch Tỉnh. |
1.000.000 |
800.000 |
600.000 |
6 |
Giải vô địch CLBTQ có nội dung thi đấu dành cho các lứa tuổi trẻ. |
Bằng 50% Giải vô địch trẻ QG |
||
7 |
Giải các lứa tuổi cấp Khu vực; Giải các lứa tuổi trong hệ thống thi đua Cụm; Giải các lứa tuổi Tỉnh. |
Bằng 50% Giải vô địch Tỉnh |
||
b) |
Môn thi đấu tập thể |
Bằng 100% Môn thi đấu cá nhân |
||
c) |
Môn thi đấu đồng đội |
Bằng 50% Môn thi đấu cá nhân |
2. Mức tiền thưởng đối với huấn luyện viên:
a) Đối với môn thi đấu cá nhân: Mức thưởng đối với huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên lập thành tích tại các Đại hội, giải thi đấu thể thao bằng mức thưởng đối với vận động viên.
b) Đối với môn thi đấu thể thao tập thể: Mức thưởng bằng số lượng huấn luyện viên, vận động viên được thưởng khi lập thành tích theo quy định của điều lệ giải. Mức thưởng chung bằng số lượng người được thưởng nhân với mức thưởng tương ứng quy định tại các điểm a, b, c, khoản 1, điều 3, chương này. Số lượng huấn luyện viên được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các đội thuộc những môn có quy định từ 2 đến 5 vận động viên tham gia thi đấu: Mức thưởng chung tính cho 01 huấn luyện viên. (VD: Xe đạp, Cầu lông, Bi sắt...).
- Đối với các đội thuộc những môn có quy định từ 6 đến 12 vận động viên tham gia thi đấu: Mức thưởng chung tính cho 02 huấn luyện viên. (VD: Bóng rổ, Bóng ném…).
- Đối với các đội thuộc những môn có quy định từ 13 vận động viên trở lên: Mức thưởng chung tính cho 03 huấn luyện viên. (VD: Bóng Đá sân lớn).
c) Đối với môn thể thao thi đấu đồng đội. (Các môn thi đấu mà thành tích thi đấu của từng cá nhân và đồng đội được xác định trong cùng một lần thi), số lượng huấn luyện viên, vận động viên được thưởng khi lập thành tích theo quy định của điều lệ giải. Mức thưởng chung bằng số lượng người được thưởng nhân với 50% mức thưởng tương ứng quy định tại các điểm a,b,c; khoản 1; điều 3, chương này. (VD: trong môn chạy Việt dã, Cờ Vua, Cờ Tướng… Thành tích giải thi đấu đồng đội được tính bằng tổng thành tích các giải cá nhân với số lượng theo quy định của điều lệ giải để xếp thứ hạng.)
3. Huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các Đại hội, giải thể thao dành cho người khuyết tật được hưởng mức thưởng bằng 50% mức thưởng tương ứng quy định tại các khoản 1, 2 mục III phần này.
4. Huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các giải thể thao dành cho học sinh, sinh viên được hưởng mức thưởng bằng 30% mức thưởng quy định tại các khoản 1, 2 mục III phần này.
5. Mức chi cho cấp huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn:
- Cấp huyện, thành phố: Mức chi không vượt quá 80% mức chi cấp tỉnh.
- Cấp xã, phường, thị trấn: Mức chi không vượt quá 60% mức chi cấp tỉnh.
6. Đối với các giải thi đấu thể thao thuộc hệ thống liên tịch phối hợp của các cơ quan đơn vị trong địa bàn tỉnh sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh: Mức chi do thủ trưởng cơ quan quyết định nhưng không vượt quá mức chi giải cấp tỉnh.
Điều 4. Hỗ trợ thường xuyên cho vận động viên đạt đẳng cấp.
Đối với các vận động viên còn đang tập luyện và thi đấu cho đội tuyển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngòai chế độ tiền ăn, tiền công hiện hưởng, khi đạt đẳng cấp được hưởng chế độ hỗ trợ khuyến khích như sau:
1. Kiện tướng : 800.000 đ/tháng.
2. Cấp I : 600.000 đ/tháng.
- Căn cứ vào quyết định phong đẳng cấp hàng năm của Tổng cục Thể dục thể thao và các Liên đoàn Thể thao quốc gia để xác định đẳng cấp vận động viên. (theo quy định tại Điều 42 của Luật Thể dục thể thao).
- Thời gian được hưởng chế độ hỗ trợ, khuyến khích là 12 tháng kể từ đầu năm sau khi được cấp thẩm quyền công nhận đẳng cấp vận động viên.
- Đối với các môn có quy định danh hiệu “ Dự bị kiện tướng ” thì mức hỗ trợ thường xuyên được tính bằng mức quy định cho vận động viên đạt đẳng cấp Cấp I.
- Các trường hợp vận động viên đã thanh lý hợp đồng đào tạo, không còn tham gia tập luyện, thi đấu cho đội tuyển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc đã chuyển đơn vị tập luyện, thi đấu sẽ không được hưởng chế độ hỗ trợ này.
NỘI DUNG VÀ MỨC CHI CHO CÁC GIẢI THI ĐẤU THỂ THAO
Nội dung và mức chi tại phần này được áp dụng cho các giải thi đấu thể thao trong nước và các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức tổ chức tại tỉnh, được Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, bao gồm:
1. Các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia:
- Đại hội thể dục thể thao toàn quốc;
- Giải thi đấu thể thao cấp quốc gia của từng môn thể thao;
- Hội thi thể thao quần chúng tòan quốc;
- Giải thi đấu thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.
2. Các giải thi đấu cấp khu vực, cấp tỉnh:
- Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh;
- Giải thi đấu thể thao cấp tỉnh của từng môn thể thao;
- Hội thi thể thao quần chúng khu vực, cấp tỉnh;
- Giải thi đấu thể thao dành cho người khuyết tật.
3. Các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức tổ chức tại tỉnh (trừ các Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới).
1. Thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức và các tiểu ban Đại hội thể dục thể thao, hội thi thể thao;
2. Thành viên Ban tổ chức và các tiểu ban chuyên môn từng giải thi đấu;
3. Trọng tài, giám sát điều hành, thư ký các giải thi đấu;
4. Vận động viên, huấn luyện viên;
5. Công an, y tế, bảo vệ, nhân viên phục vụ và các lực lượng liên quan tại các điểm tổ chức thi đấu.
1. Chi ăn, chi tiền thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên;
2. Chi tiền tàu xe đi về, tiền thuê chỗ ở cho các đối tượng quy định tại mục II, phần B Qui định này.
3. Chi tiền ăn, chi bồi dưỡng làm nhiệm vụ cho thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, các tiểu ban chuyên môn, trọng tài và giám sát;
4. Chi bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên y tế, công an, lực lượng làm nhiệm vụ trật tự, bảo vệ và nhân viên phục vụ khác;
5. Chi thuê địa điểm, tiền điện, nước tại địa điểm thi đấu;
6. Chi đi lại, thuê phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị phục vụ công tác tổ chức giải;
7. Chi tổ chức lễ khai mạc, trang trí, tuyên truyền, bế mạc, họp Ban tổ chức, tập huấn trọng tài, họp báo;
8. Chi in vé, giấy mời, biên bản, báo cáo kết quả thi đấu;
9. Chi làm huy chương, cờ, cúp;
10. Các khoản chi khác có liên quan đến việc tổ chức giải.
1. Đối với các giải thi đấu thể thao trong nước.
a) Chi tiền ăn:
- Chi tiền ăn cho đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 6 chương II Qui định này (bao gồm cả thời gian tối đa 2 ngày trước làm công tác chuẩn bị tập huấn trọng tài và 1 ngày sau thi đấu): Mức chi không quá 150.000đ/người/ngày.
+ Đối với các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia (kể cả chính thức và mở rộng): 150.000đồng/người/ngày.
+ Đối với các giải thi đấu cấp khu vực, cấp tỉnh: 120.000 đồng/người/ngày.
+ Đối với các giải cấp huyện, thành phố; xã phường thị trấn, mức chi như sau:
* Cấp huyện, thành phố: Mức chi không vượt quá 80% mức chi cấp tỉnh.
* Cấp xã, phường, thị trấn: Mức chi không vượt quá 60% mức chi cấp tỉnh.
+ Đối với các giải thi đấu thể thao thuộc hệ thống liên tịch phối hợp của các cơ quan đơn vị trong địa bàn tỉnh sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh: Mức chi do thủ trưởng cơ quan quyết định nhưng không vượt quá mức chi giải cấp tỉnh.
+ Đối với các đối tượng thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được đảm bảo chế độ chi tiền ăn trong thời gian tham dự giải thi đấu thể thao sẽ không được thanh toán phụ cấp tiền ăn theo quy định tại chế độ công tác phí trong thời gian tham dự giải thi đấu thể thao.
- Tiền ăn vận động viên, huấn luyện viên:
Triển khai thực hiện theo Thông tư liên tịch số 149/2011/TTLT/BTC- BVHTTDL ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao, được trình bày ở chương III Quy định này.
b) Tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ:
- Tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ: được tính theo ngày làm việc thực tế hoặc theo buổi thi đấu, trận đấu thực tế.
- Đối với các đối tượng mà tiền bồi dưỡng không tính được theo ngày làm việc mà tính theo buổi thi đấu, hoặc trận đấu, thì mức thanh toán tiền bồi dưỡng được tính theo thực tế, nhưng tối đa không được vượt quá 3 buổi hoặc 3 trận đấu/người/ngày.
- Đối với các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia (kể cả chính thức và mở rộng):
+ Ban chỉ đạo, Ban tổ chức; Trưởng, phó các tiểu ban chuyên môn: 120.000 đồng/người/ngày
+ Thành viên các tiểu ban chuyên môn: 100.000 đồng/người/ngày.
+ Giám sát, trọng tài chính |
: |
85.000 đồng/người/buổi. |
+ Thư ký, trọng tài khác |
: |
60.000 đồng/người/buổi. |
+ Công an, Y tế |
: |
50.000 đồng/người/buổi. |
+ Lực lượng làm nhiệm vụ trật tự, bảo vệ, nhân viên, phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi.
- Đối với các giải thi đấu cấp khu vực, cấp tỉnh:
+ Trưởng, phó Ban chỉ đạo, Ban tổ chức; Trưởng, phó các tiểu ban chuyên môn; Thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức : 80.000 đồng/người/ngày.
+ Thành viên các tiểu ban chuyên môn : 60.000 đồng/người/ngày.
+ Giám sát, trọng tài chính : 60.000 đồng/người/buổi.
+ Thư ký, trọng tài khác : 50.000 đồng/người/buổi.
+ Công an, y tế : 45.000 đồng/người/buổi.
+ Lực lượng làm nhiệm vụ trật tự, bảo vệ, nhân viên phục vụ: 45.000 đồng/người/buổi.
- Đối với các giải cấp huyện, thành phố; xã phường thị trấn:
+ Cấp huyện, thành phố: Mức chi không vượt quá 80% mức chi cấp tỉnh.
+ Cấp xã, phường, thị trấn: Mức chi không vượt quá 60% mức chi cấp tỉnh.
- Đối với các giải thi đấu thể thao thuộc hệ thống liên tịch phối hợp của các cơ quan đơn vị trong địa bàn tỉnh sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh: Mức chi do thủ trưởng cơ quan quyết định nhưng không vượt quá mức chi giải cấp tỉnh.
- Trường hợp một người được phân công nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quá trình điều hành tổ chức giải thì chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng cao nhất.
c) Mức chi tổ chức đồng diễn, diễu hành đối với các Đại hội thể dục thể thao toàn quốc và cấp tỉnh như sau:
- Chi sáng tác, dàn dựng, đạo diễn các màn đồng diễn: Thanh toán theo hợp đồng kinh tế giữa Ban tổ chức với các tổ chức hoặc cá nhân; mức chi căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút và Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-VHTT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2003 của liên Bộ Văn hoá Thông tin - Bộ Tài chính hướng dẫn chi trả chế độ nhuận bút cho một số tác phẩm được quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Bồi dưỡng đối tượng tham gia đồng diễn, diễu hành, xếp hình, xếp chữ:
+ Người tập:
* Tập luyện : 30.000 đồng/người/buổi.
* Tổng duyệt (tối đa 2 buổi) : 40.000 đồng/người/buổi.
* Chính thức : 70.000 đồng/người/buổi.
+ Giáo viên quản lý, hướng dẫn : 60.000 đồng/người/buổi.
2. Đối với các giải thi đấu thể thao quốc tế chính thức được tổ chức tại tỉnh:
a) Tiền ăn trong quá trình tổ chức giải ( bao gồm cả thời gian tối đa 2 ngày trước làm công tác chuẩn bị tập huấn trọng tài và 1 ngày sau thi đấu):
- Đối với thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, các Tiểu ban chuyên môn, trọng tài và giám sát người Việt Nam: thực hiện theo chế độ tổ chức các giải thi đấu thể thao trong nước cấp quốc gia.
- Đối với các quan chức, trọng tài, giám sát người nước ngoài: thực hiện theo thực tế nhưng không vượt quá chế độ chi tiêu tiếp khách tiếp khách nước ngoài qui định tại Quyết định 35/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có )
b) Tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ thực tế từng ngày, buổi hoặc trận đấu:
- Đối với các quan chức, giám sát, trọng tài người nước ngoài: được hưởng chế độ theo quy định của các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc tế.
+ Trưởng, phó Ban chỉ đạo, Ban tổ chức (người Việt Nam): 180.000 đồng/người/ngày.
+ Thành viên các tiểu ban: 100.000 đồng/người/ngày.
+ Giám sát, trọng tài chính (người Việt Nam): 120.000đồng/người/buổi.
+ Trọng tài thư ký: 60.000 đồng/người/buổi.
- Các đối tượng khác (người Việt Nam) Được hưởng theo chế độ tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia.
c) Tiền thuê phiên dịch cho người nước ngoài (nếu có): không quá 300.000 đồng/người/buổi.
d) Tiều tàu xe, chỗ ở cho các quan chức, trọng tài, giám sát người nước ngoài: thực hiện theo thực tế nhưng không vượt quá chế độ tiếp khách nước ngoài của Nhà nước quy định tại Quyết định 35/2010/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiêu tiếp khách trong nước tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Đối với các giải thi đấu thể thao do các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao tổ chức tại tỉnh:
- Về nguyên tắc, các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao tự cân đối kinh phí tổ chức giải.
- Về chế độ chi tiêu tài chính cho các giải thi đấu thể thao này: được vận dụng theo chế độ chi tiêu tổ chức các giải thi đấu thể thao cấp quốc gia.
- Việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao (nếu có) Được thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 123/2003/TT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước. Quyết định số 247/2006/QĐ TTg ngày 30 tháng 10 năm 2006 của thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 21/2003/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn nhiệm vụ của nhà nước.
4. Các khoản chi khác:
a) Tiền tàu xe đi về, tiền thuê chỗ ở cho các đối tượng nêu tại Điều 6, chương II Quy định này: Mức chi thực hiện theo chế độ chi công tác phí tại Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chế độ công tác phí trong nước, chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
b) Chi tiền thưởng vận động viên, huấn luyện viên thực hiện theo nội dung và mức chi qui định tại Điều 3, chương I, Quy định này.
c) Các khoản chi cho in ấn, huy chương, cờ, cúp, trang phục, đạo cụ, khai mạc, bế mạc: Tuỳ theo quy mô, tính chất giải để chi phù hợp với nguồn thu và nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước cấp; đồng thời, căn cứ theo chế độ hiện hành về hoá đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
d) Các khoản chi khác không quy định tại quy định này thì thực hiện theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
Điều 9. Đối tượng, phạm vi, thời gian áp dụng.
1. Đối tượng:
a) Vận động viên, huấn luyện viên đang tập trung tập luyện, huấn luyện tại các trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao của tỉnh.
b) Vận động viên, huấn luyện viên đang làm nhiệm vụ tại các giải Đại hội thể thao tòan quốc; giải vô địch quốc gia, giải trẻ quốc gia từng môn thể thao hàng năm; giải vô địch từng môn thể thao của tỉnh.
2. Phạm vi áp dụng:
- Đội tuyển tỉnh.
- Đội tuyển trẻ tỉnh.
- Đội tuyển năng khiếu tỉnh.
- Đội tuyển cấp huyện, thành phố.
- Đội tuyển cấp xã, phường.
3. Thời gian áp dụng:
Trong thời gian tập trung tập huấn và thời gian tập trung thi đấu theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Điều 10. Những quy định cụ thể.
1. Chế độ dinh dưỡng được tính bằng tiền cho một ngày tập trung tập luyện, thi đấu trong nước của một vận động viên, huấn luyện viên. Mức chi quy định cụ thể như sau:
a) Chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên trong thời gian tập trung tập luyện:
- Tập luyện trong nước:
đvt: đồng /người/ngày
STT |
Vận động viên, huấn luyện viên theo cấp đội tuyển |
Mức dinh dưỡng |
1 |
Đội tuyển tỉnh |
150.000 |
2 |
Đội tuyển trẻ |
120.000 |
3 |
Đội tuyển năng khiếu |
90.000 |
+ Đối với các vận động viên, huấn luyện viên thuộc đội tuyển cấp huyện, thành phố; đội tuyển xã, phường, thị trấn khi tập trung tập luyện được hưởng chế độ dinh dưỡng như sau:
* Cấp huyện, thành phố: Mức chi không vượt quá 80% mức chi cấp tỉnh.
* Cấp xã, phường, thị trấn: Mức chi không vượt quá 60% mức chi cấp tỉnh.
- Tập luyện ở nước ngoài:
+ Căn cứ quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho phép đội tuyển được đi đào tạo, tập luyện ở nước ngoài; Thư mời hoặc hợp đồng đào tạo, tập huấn được ký kết giữa các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo vận động viên, huấn luyện viên thể thao ở trong nước với nước ngoài.
+ Trên cơ sở phạm vi dự toán ngân sách chi sự nghiệp thể dục thể thao hàng năm của tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị được giao nhiệm vụ trên có trách nhiệm tính toán mức chi dinh dưỡng cho vận động viên, huấn luyện viên sao cho phù hợp với thực tế, trình cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện, nhưng đảm bảo không vượt mức chi tiền ăn quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.
b) Chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên trong thời gian tập trung thi đấu.
ĐVT: đồng /người/ngày
STT |
Vận động viên, huấn luyện viên theo cấp đội tuyển |
Mức dinh dưỡng |
1 |
Đội tuyển tỉnh |
200.000 |
2 |
Đội tuyển trẻ |
150.000 |
3 |
Đội tuyển năng khiếu |
150.000 |
+ Đối với các vận động viên, huấn luyện viên thuộc đội tuyển cấp huyện, thị, thành phố; đội tuyển xã, phường, thị trấn khi tập trung thi đấu được hưởng chế độ dinh dưỡng như sau:
* Cấp huyện, thành phố: Mức chi không vượt quá 80% mức chi cấp tỉnh.
* Cấp xã, phường, thị trấn: Mức chi không vượt quá 60% mức chi cấp tỉnh.
+ Trường hợp vận động viên năng khiếu hay tuyến trẻ được bổ sung tập trung tập luyện, thi đấu tuyến trên thì được hưỡng chế độ dinh dưỡng như vận động viên, huấn luyện viên thuộc các tuyến trên cho đến khi kết thúc giải.
+ Thuốc bổ tăng lực, thực phẩm chức năng đối với các vận động viên thể thao: căn cứ vào khả năng ngân sách được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao hàng năm và tính đặc thù của từng môn thi đấu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cụ thể mức chi cho từng đối tượng được hưởng theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.
+ Trong thời gian tập trung thi đấu tại Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới và các giải thể thao quốc tế khác. Vận động viên, huấn luyện viên được hưởng chế độ dinh dưỡng theo quy định của Điều lệ tổ chức giải.
c) Đối với các vận động viên khuyết tật khi được cấp có thẩm quyền triệu tập tập huấn và thi đấu được hưởng chế độ dinh dưỡng theo nội dung và mức chi như các vận động viên hệ đội tuyển tại quy định này.
2. Trường hợp các giải thi đấu khác do các Liên đoàn thể thao quốc gia đăng cai tổ chức ( như Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, Liên đoàn Xe đạp- Mô tô Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam … ) trong thời gian tập trung thi đấu vận động viên, huấn luyện viên được hưởng chế độ dinh dưỡng theo quy định của Điều lệ tổ chức giải. Kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng do đơn vị cử vận động viên, huấn luyện viên tham dự giải và các nguồn tài trợ bảo đảm.
3. Khoản chi về chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên được hạch toán vào mục “ Các khoản thanh toán khác cho cá nhân ” thuộc các chương, lọai, khoản tuơng ứng.
4. Mức chi chế độ dinh dưỡng sẻ được điều chỉnh theo mức khung tăng giảm của Trung ương.
NGUỒN KINH PHÍ CHI TRẢ VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
- Thu bán vé xem thi đấu;
- Thu tài trợ; quảng cáo, bán bản quyền phát thanh, truyền hình;
- Nguồn thu khác;
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
+ Cơ quan chủ trì tổ chức giải thi đấu thể thao chịu trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác tổ chức giải, gồm: Chi phí thuê sân bãi, thông tin, tuyên truyền, trọng tài, làm huy chương, cờ, cúp, công an, bảo vệ, y tế, duy trì hoạt động của Ban tổ chức (chi phí đi lại, thuê chỗ nghỉ, chi tiền ăn, tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ theo chế độ quy định) trong phạm vi dự toán ngân sách được giao và các nguồn thu huy động được.
+ Cơ quan cử vận động viên tham gia thi đấu chịu trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí cho việc mua sắm trang phục, dụng cụ, đi lại, ăn, thuê chỗ nghỉ, bảo hiểm tai nạn, chăm sóc, khám, chữa bệnh, khắc phục tai nạn, ,.. cho vận động viên, huấn luyện viên và các cán bộ trực thuộc đoàn thể thao được cử tham gia thi đấu.
Điều 15. Công tác lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí:
- Hàng năm, căn cứ vào chương trình, kế hoạch tổ chức các giải thi đấu thể thao, chỉ tiêu kế họach tập luyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm lập dự toán chi thực hiện các chương trình , kế họach tổ chức các giải thi đấu thể thao và dự kiến các nguồn thu từ họat động: bán vé xem thi đấu, tài trợ, quảng cáo, bán bản quyền phát thanh, truyền hình,… (nếu có), tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của ngành, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
- Trước khi tổ chức các giải thi đấu thể thao, Ban tổ chức các giải thi đấu thể thao căn cứ điều lệ và kế hoạch tổ chức cụ thể của từng giải để lập dự toán chi tiết gửi cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức chi tiêu trong phạm vi dự toán được duyệt.
Trong quá trình tổ chức thực hiện quyết định này, nếu có vấn đề gì khó khăn vướng mắc, các cơ quan đơn vị, địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét bổ sung sửa đổi cho phù hợp./.
Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về Quy định chế độ đối với huấn luyện, vận động viên thể thao và chi tiêu tài chính cho giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Số hiệu: | 35/2012/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Người ký: | Lê Thanh Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 35/2012/QĐ-UBND về Quy định chế độ đối với huấn luyện, vận động viên thể thao và chi tiêu tài chính cho giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chưa có Video