Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 277-CT

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH

 VỀ THANH TOÁN NỢ GIAI ĐOẠN II

CHỦ TỊCH  HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trung ương;

Tiếp theo quyết định số 88-CT ngày 30 tháng 3 năm 1991, Quyết định số 104-CT ngày 10 tháng 4 năm 1991,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản đề án thanh toán nợ giai đoạn II giữa các đơn vị tổ chức kinh tế.

Điều 2. Ban Chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trung ương lập kế hoạch chỉ đạo và hướng dân thực hiện chi tiết hội dung bản đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành; các Bộ trưởng, Chủ nhiệm các ủy ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

ĐỀ ÁN

GIAI ĐOẠN II THANH TOÁN CÔNG NỢ GIỮA CÁC ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC KINH TẾ .
(Ban hành kèm theo Quyết định số 277-CT ngày 29 tháng 07 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THANH TOÁN CÔNG NƠ GIAI ĐOẠN II.

1. Nhiệm vụ của giai đoạn I thanh toán toán nợ là giải quyết các khoản nợ giữa các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động dự kiến trong kế hoạch tổng thể thanh toán công nợ, đối tượng giải quyết của giai đoạn II thanh toán công nợ là trên 5.000 tỷ đồng nợ, chiếm 70% tổng số nợ dây dưa trong nền kinh tế và những nhân tố tạo ra nó.

2. Yêu cầu của đợt thanh toán công nợ giai đoạn II là giải quyết nợ nần cho các doanh nghiệp, làm lành mạnh tài chính xí nghiệp và tài chính quốc gia, củng cố thêm lòng tin, lập lại kỷ cương trật tự kinh tế, theo đúng pháp luật.

3. Mục đích thanh toán công nợ giai đoạn II là tiếp tục giải quyết việc tồn đọng trong việc thanh toán nợ giai đoạn I, thanh toán và xử lý nợ đã kê khai xác nhận nhưng chưa được thanh toán ; xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan gây nên nợ nần dây dưa lòng vòng; xử lý một cách nghiêm minh, khách quan đối với các doanh nghiệp và cá nhân có nợ; đồng thời với việc thanh toán công nợ, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, ngăn chặn cơ bản tình trạng phát sinh nợ dây dưa, lòng vòng trong nền kinh kế.

II. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THANH TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN II.

1. Phạm vi thanh toán công nợ giai đoạn II là các món nợ trong nước bằng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, tín dụng, góp vốn đầu tư liên doanh liên kết, các khoản thu nộp ngân sách đã thành nợ. Những khoản nợ trên phải trên cơ sở các loại hợp đồng, chế độ, chính sách, tài chính tín dụng, các quyết định xét xử của thanh tra, trọng tài, tòa án... và các loại bảo lãnh cam kết khác của các doanh nghiệp Nhà nước.

2. Đối tượng thanh toán công nợ giai đoạn II là tất cả các khoản nợ đã quá hạn đến 30 tháng 4 năm 1991:

a) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước (đang hoạt động và đã ngừng hoạt động).

- Nợ quá hạn tính đến 30 tháng 4 năm 1991 của doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động đối với các thành phần kinh tế nhưng chưa được giải quyết trong giai đoạn I gồm:

+ Công nợ đối với doanh nghiệp đang hoạt động, còn tranh chấp hoặc chưa kê khai trong giai đoạn I.

+ Công nợ đối với các thành phần kinh tế khác, các cơ quan đoàn thể, cá nhân.

+ Công nợ đối với các doanh nghiệp đã ngừng hoạt động.

+ Công nợ đối với ngân sách, Ngân hàng.

- Nợ ở các doanh nghiệp Nhà nước đã ngừng hoạt động gồm:

+ Công nợ đối các doanh nghiệp đang hoạt động và ngừng hoạt động.

+ Công nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ quan, đoàn thể, cá nhân.

+ Nợ đối với ngân sách và Ngân hàng.

b) Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ quan đoàn thể, cá nhân:

- Thu các khoản nợ của các doanh nghiệp đó đối với đơn vị, cá nhân nợ doanh nghiệp Nhà nước, nợ ngân sách và tín dụng ngân hàng.

3. Phương án thanh toán:

Về nguyên tắc, các chủ nợ và khách nợ phải có trách nhiệm thu nợ và trả nợ. Phương pháp thanh toán công nợ được tiến hành như sau:

- Trường hợp tổng số nợ phải trả và tổng số nợ phải thu của mỗi doanh nghiệp Nhà nước có đủ điều kiện thanh toán (khách nợ đã cam kết trả nợ, đã có nguồn trả và đã cân đối giữa tổng số phải thu và tổng số phải trả của các khoản nợ) sẽ được bù trừ cho nhau theo phương pháp bù trừ ở giai đoạn I, còn nói chung giai đoạn II phải xử lý thanh toán từng doanh nghiệp.

- Kê biên và tạm giữ tài sản đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cá thể có nợ phải trả nhưng không chịu trả nợ.

- Tổ chức thu hồi và phát mại tài sản của khách nợ để thanh toán nợ.

Toà án nhân dân Tối cao phối hợp với các cơ quan chức năng ban hành các văn bản pháp quy về cưỡng chế người trốn nợ, phá sản, thế chấp, phát mại tài sản, để làm cơ sở xử lý nợ trong giai đoạn II.

III. TIẾN BỘ THỰC HIỆN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ NGUỒN THANH TOÁN CÔNG NỢ GIAI ĐOẠN II

1. Giai đoạn II thanh toán công nợ được tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1. Kiện toàn Ban chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở Ban chỉ đạo giai đoạn I; Kết hợp với việc đăng ký lại các doanh nghiệp Nhà nước, các Ban thanh toán nợ của các Bộ và ngành chủ quản phải tham gia vào việc xử lý thanh toán công nợ giai đoạn II đảm bảo việc xử lý đồng bộ và thống nhất; cho phát thẻ đòi nợ (khoản phải thu) đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể, cá nhân, đối với các thành phần kinh tế, các cơ quan đoàn thể xác định chính sách xử lý.

Bước 2. Trên cơ sở hồ sơ đã điều tra xác minh gồm hồ sơ của giai đoạn I và tài liệu xác minh trong giai đoạn II phải phân loại nợ theo các đối tượng qui định ở điểm 2 mục II.

Bước 3. Việc xử lý thanh toán công nợ giai đoạn II tập trung vào các khâu sau đây:

- Trước hết phải thanh toán những món nợ đã được xác minh nhưng chưa được thanh toán ở giai đoạn I đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động, kể cả các khoản nợ tranh chấp đã đủ chứng lý hợp pháp; Thu nợ ngay các khoản nợ của cá nhân, tập thể, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nợ doanh nghiệp Nhà nước, nợ ngân sách, Ngân hàng đã được xác minh.

Trong bước này số chênh lệch giữa số nợ phải trả và số nợ phải thu ở mỗi doanh nghiệp Nhà nước được xử lý như sau:

- Các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động được giải quyết như giai đoạn I đối với tất cả các khoản nợ còn lại chưa được giải quyết đến 30 tháng 4 năm 1991. Các đơn vị không chịu thanh toán đều phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo qui định và hướng dẫn của cơ quan pháp luật. Ban thanh toán nợ phối hợp với Ban sắp xếp lại doanh nghiệp thẩm định lại tư cách pháp nhân kinh tế của đơn vị.

Để thanh toán chênh lệch phải trả trước tiên các doanh nghiệp đang hoạt động, phải sử dụng vốn của đơn vị nếu còn thiếu, được Ngân hàng cho vay để thanh toán như giai đoạn I.

- Doanh nghiệp Nhà nước ngừng hoạt động, giải thể được thanh toán bù trừ các khoản phải thu, phải trả đã được xác minh, chấp thuận và có nguồn trả nợ;

Số chênh lệch phải thu sau khi bù trừ và các khoản thu được của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được chuyển vào tài khoản của Ban thanh toán nợ tỉnh mở tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Ban thanh toán nợ cùng với Ban sắp xếp lại doanh nghiệp kiểm kê toàn bộ tài sản của doanh nghiệp giải thể, tổ chức phát mại tài sản, giá trị thu được chuyển vào tài khoản của Ban thanh toán nợ và sẽ được giải quyết theo Quyết định 315 và 330-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và qui định bổ sung do Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ trung ương kiến nghị.

Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể, đang hoạt động, ngoài việc họ tự tìm các nguồn để trả nợ, Ngân hàng có thể xét cho vay theo thể thức cho vay hiện hành để tạo thêm nguồn vốn cho đơn vị thanh toán. Trong trường hợp các doanh nghiệp đó không chịu thanh toán nợ, Ban thanh toán nợ căn cứ vào luật pháp hiện hành ra lệnh phong toả và trích tiền gửi (nếu có), kê biên và phát mại tài sản để thanh toán. Toàn bộ số thu hồi do thanh lý tài sản được chuyển vào tài khoản của Ban thanh toán nợ. Sau khi đã thanh toán hết hợ, số tiền còn lại được hoàn trả cho chủ tài sản.

2. Các biện pháp xử lý nguồn để thanh toán nợ.

Ngoài việc bù trừ nêu trên, trong thanh toán sẽ nẩy sinh các trường hợp đối với doanh nghiệp đang hoạt động có khoản phải thu nhưng không thu được, doanh nghiệp đã ngừng hoạt động.

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động có khoản phải thu nhưng không thu được sẽ xử lý như sau:

+ Doanh nghiệp Nhà nước đã giải thể do nguyên nhân khách quan được các cơ quan chức năng xác nhận thì được hạch toán vào lỗ lãi của chủ nợ.

+ Do thiên tai, hoả hoạn, địch hoạ (nguyên nhân khách quan), các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể không còn tài sản và nguồn để thanh toán cho các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động thì doanh nghiệp Nhà nước là chủ nợ được cơ quan chức năng xác nhận và được hạch toán vào lỗ lãi sau khi có thông báo của Ban thanh toán nợ.

+ Lập hồ sơ chuyển sang cơ quan pháp luật điều tra và xử lý theo luật định đối với những khoản phải thu mà đơn vị phải trả không có nguồn để trả do nguyên nhân chủ quan, có dấu hiệu tiêu cực dẫn đến thất thoát tài sản khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế vẫn không thanh toán đủ, hoặc chây ỳ.

+ Đối với nợ quá hạn của các đơn vị và tổ chức kinh tế, cá nhân do các cơ quan chủ quản, tổ chức, cá nhân ra quyết định thành lập, giải thể, bảo lãnh cho họ trong quá trình sản xuất kinh doanh, vay mượn tiền bạc, hàng hoá, vật tư, mua bán chịu, liên doanh liên kết,. . . thì các cơ quan chủ quản, tổ chức cá nhân ra quyết định thành lập, giải thể, bảo lãnh đều phải chịu trách nhiệm cùng đơn vị và cá nhân trong quá trình thanh xử lý công nợ.

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước đã ngừng hoạt động thì việc thanh toán nợ sẽ được xử lý theo Quyết định 315 và Quyết định 330- HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và các văn bản bổ sung theo kiến nghị của Ban chỉ đạo Tổng thanh toán nợ trung ương.

3. Tài khoản thanh toán của Ban thanh toán nợ:

- Mở một tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước như giai đoạn I để thu các khoản nợ của khách nợ thanh toán cho chủ nợ, Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ trung ương sẽ trả cho các chủ nợ khoản phải thu.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Do tính chất phức tạp của việc thanh toán công nợ giai đoạn II, đòi hỏi các ngành, các cấp phải tập trung những chuyên gia có kinh nghiệm của giai đoạn I, và bổ sung những chuyên gia am hiểu về luật pháp, về chính sách tài chính, tín dụng.

1. Về tổ chức, trên cơ sở bộ máy chỉ đạo tổng thanh nợ giai đoạn I cần bổ sung thêm chuyên viên giúp việc trong giai đoạn II như sau:

- ở trung ương, triệu tập các đồng chí cấp vụ (ít nhất mỗi cơ quan một cán bộ cấp vụ) và trưởng, phó phòng nghiệp vụ hoặc tương đương của các cơ quan là thành viên của Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ, để giúp Ban giải quyết công việc có liên quan với ngành.

+ Bộ Tài chính 6 người (2 cán bộ cấp vụ)

+ Ngân hàng Nhà nước 4 người (2 cán bộ cấp vụ)

+ Trọng tài kinh tế 1 người

+ Bộ Nội vụ 2 người

+ Bộ Quốc phòng 1 người

+ Bộ Tư pháp 1 người

+ Thanh tra Nhà nước 1 người

+ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao cử mỗi cơ quan 2 người tham gia tổ chuyên viên Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ.

- Ở địa phương, số chuyên viên cấp tỉnh phải là trưởng, phó phòng nghiệp vụ hoặc tương đương trở lên. Số chuyên viên ở mỗi tỉnh không quá quy định trong Quyết định 104-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tổ trưởng chuyên viên tỉnh, thành phố phải là Phó giám đốc Sở Tài chính, hoặc Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chuyên viên trung ương cũng như địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn theo Quyết định 104-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các Phó ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ.

Trong đợt tổng thanh toán công nợ giai đoạn II Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phân công Bộ trưởng Bộ Tài chính là Phó trưởng ban trực cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm điều hành.

2. Trụ sở, phương tiện làm việc và các chế độ chi tiêu của tổ chuyên viên chuyên trách trung ương cũng như địa phương sẽ được thực hiện theo Quyết định số 104-CT ngày 10 tháng 4 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

3. Nguồn kinh phí cho Ban chỉ đạo Tổng thanh toán nợ Trung ương và địa phương của tổng thanh toán nợ giai đoạn II được hình thành trên cơ sở trích 2% của tổng số nợ thực tế đã thu và do đơn vị thu được nợ chịu, số thu được sau khi chi tiêu nếu còn thừa thì nộp ngân sách Nhà nước Trung ương, thiếu thì ngân sách Trung ương cấp.

4. Thời gian thực hiện Đề án tổng thanh toán nợ giai đoạn II, bắt đầu từ tháng 7 năm 1992, kết thúc tháng 3 năm 1993.

5. Đồng thời với việc chỉ đạo triển khai thanh toán nợ giai đoạn II, Ban chỉ đạo tổng thánh toán nợ Trung ương nghiên cứu đề án triển khai tiếp sau khi kết thúc giai đoạn II, kể cả việc hình thành một tổ chức thích hợp để theo dõi quản lý công nợ trong nền kinh tế.

Ban chỉ đạo Tổng thanh toán nợ trung ương hướng dẫn kế hoạch triển khai thực hiện đề án này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 277-CT năm 1992 về thanh toán nợ giai đoạn II do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành

Số hiệu: 277-CT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/07/1992
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 277-CT năm 1992 về thanh toán nợ giai đoạn II do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…