UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2015/QĐ-UBND |
Lai Châu, ngày 06 tháng 10 năm 2015 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH LAI CHÂU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14/11/2008; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13/6/2014;
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;
Căn cứ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Thông tư số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 170/TTr-SYT ngày 27/8/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo và Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 13/10/2014 về việc đính chính Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2014.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ KHÁM CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH
LAI CHÂU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24 /2015/QĐ-UBND ngày 06 /10/2015 của UBND
tỉnh Lai Châu)
Điều 1. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo (sau đây gọi tắt là Quỹ) được sử dụng để hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo và được quản lý tập trung, thống nhất, dân chủ và công khai. Hoạt động theo nguyên tắc “không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn”.
Điều 2. Ban quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập để tổ chức, quản lý và sử dụng Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo của tỉnh. Quỹ được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban quản lý Quỹ làm chủ tài khoản và có thể ủy quyền đồng chí Phó Trưởng ban thường trực quyền chủ tài khoản. Hàng năm, Ban quản lý Quỹ có trách nhiệm lập dự toán thu, chi Quỹ khám chữa bệnh người nghèo của tỉnh; quản lý và thanh quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách và quy định tại các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Điều 3. Quy chế này quy định về đối tượng và mức hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo; nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo; công tác quản lý Quỹ; công tác khen thưởng, kỷ luật.
Điều 4. Quy chế này áp dụng trong toàn bộ hệ thống khám, chữa bệnh của Nhà nước từ tuyến huyện, thành phố, tuyến tỉnh, tuyến Trung ương hoặc ngoài tỉnh cho các đối tượng được quy định tại Điều 2 Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 và Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG, MỨC HỖ TRỢ TỪ QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO
Điều 5. Đối tượng được hỗ trợ từ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo (gọi chung là người nghèo) quy định tại Điều này gồm:
1. Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
2. Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
3. Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
Điều 6. Mức hỗ trợ trong một số trường hợp và chi phí quản lý Quỹ
1. Hỗ trợ tiền ăn cho các đối tượng thuộc Khoản 1 và 2 Điều 5 Quy chế này, khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên với mức 3% mức lương cơ sở/người bệnh/ngày.
2. Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho đối tượng thuộc Khoản 1 và 2 Điều 5 Quy chế này khi điều trị nội trú tại cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
a) Trường hợp sử dụng phương tiện xe ô tô của cơ sở y tế Nhà nước: Được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh (bệnh nhân) cả chiều đi và về theo mức bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển thực tế; giá xăng, dầu tại thời điểm sử dụng. Nếu có nhiều hơn một người bệnh được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Được thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển thực tế và giá xăng, dầu tại thời điểm sử dụng.
3. Hỗ trợ 50% chi phí khám, chữa bệnh từ trên 1.000.000 đồng trở lên cho người bệnh thuộc Khoản 3 Điều 5 Quy chế này cho một đợt khám chữa bệnh trong trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế.
Tổng các lần hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại Khoản 3 Điều 6 Quy chế này tối đa không quá 10.000.000 đồng/người/năm.
4. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo không hỗ trợ các trường hợp sau:
a) Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
b) Khám sức khoẻ.
c) Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
d) Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
e) Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
f) Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
g) Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
h) Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma tuý, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
i) Khám bệnh, chữa bệnh tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
k) Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
m) Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
n) Khám chữa bệnh theo yêu cầu;
p) Khám, chữa bệnh trái tuyến, vượt tuyến quy định (trừ trường hợp phải cấp cứu).
5. Chi phí hoạt động quản lý Quỹ gồm các nội dung sau: Họp giao ban định kỳ; kiểm tra giám sát đột xuất; chi hành chính cho tổ chuyên môn giúp việc Ban quản lý Quỹ để thực hiện nhiệm vụ lập dự toán và thanh toán các chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh người nghèo tại các cơ sở y tế của Nhà nước theo quy định hiện hành.
LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO
Điều 7. Nguồn kinh phí Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo
1. Từ nguồn ngân sách nhà nước cấp.
2. Từ các nguồn tài chính huy động, hỗ trợ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Lập dự toán, cấp phát kinh phí Quỹ khám chữa bệnh người nghèo.
1. Lập dự toán kinh phí:
Việc lập dự toán thực hiện theo Luật Ngân sách và các quy định hiện hành của Nhà nước.
a) Đối với chi phí hỗ trợ khám, chữa bệnh thì các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và trung tâm y tế căn cứ số lượng, nhu cầu kinh phí hỗ trợ các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Quy chế này (kể cả trẻ em thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số) lập dự toán chi tiết nội dung hỗ trợ theo quy định trình Ban quản lý Quỹ.
b) Ban Quản lý Quỹ có trách nhiệm lập dự toán ngân sách và kinh phí quản lý Quỹ gửi Sở Tài chính thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt.
2. Phân bổ kinh phí: Sau khi được UBND tỉnh phân bổ và giao dự toán kinh phí chi ngân sách hàng năm. Sở Y tế có trách nhiệm đề nghị Sở Tài chính cấp kinh phí cho Quỹ để thực hiện hỗ trợ khám, chữa bệnh theo quy định.
Điều 9. Hạch toán, quyết toán Quỹ.
1. Việc hạch toán, quyết toán Quỹ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Trường hợp Quỹ sử dụng vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, việc quản lý, sử dụng, theo dõi, hạch toán và quyết toán thực hiện theo các quy định của pháp luật về tiếp nhận, quản lý, sử dụng viện trợ và quy định của nhà tài trợ (nếu có).
Điều 10. Hồ sơ, thủ tục và trình tự hỗ trợ.
1. Hỗ trợ tiền ăn cho bệnh nhân điều trị nội trú tại cơ sở y tế Nhà nước từ tuyến huyện trở lên.
Chứng từ thanh toán gồm:
- Bản sao thẻ bảo hiểm y tế người nghèo, người dân tộc thiểu số (riêng đối với trẻ em dưới sáu tuổi thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, để chứng minh nguồn gốc của trẻ em, cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng bản sao thẻ BHYT người nghèo của cha hoặc mẹ hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc giấy giới thiệu của chính quyền địa phương và các giấy tờ hợp pháp khác).
- Giấy ra viện.
- Trường hợp người bệnh cấp cứu, nhưng do sơ xuất làm mất thẻ bảo hiểm y tế hoặc chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Lãnh đạo cơ sở khám, chữa bệnh duyệt phiếu hỗ trợ tiền ăn làm chứng từ thanh toán.
(Thời gian hỗ trợ tiền ăn bệnh nhân điều trị nội trú đối với tuyến huyện không quá 10 ngày, tuyến tỉnh tối đa không quá 20 ngày; trường hợp bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo, dị tật, tuyến Trung ương hoặc ngoài tỉnh theo số ngày điều trị thực tế).
2. Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho đối tượng thuộc Khoản 1 và 2 Điều 5 Quy chế này khi điều trị nội trú tại cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
a) Trường hợp sử dụng phương tiện xe ô tô của cơ sở y tế Nhà nước: Được thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh cả chiều đi và về theo mức bằng 0,2 lít xăng/km theo khoảng cách vận chuyển thực tế; giá xăng, dầu tại thời điểm sử dụng. Nếu có nhiều hơn một người bệnh được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
Chứng từ thanh toán gồm:
- Bản sao giấy chuyển tuyến của cơ sở y tế Nhà nước hoặc giấy ra viện hoặc giấy tờ hợp pháp khác.
- Lệnh điều xe.
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở y tế Nhà nước: Được thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km cho một chiều đi tính theo khoảng cách vận chuyển thực tế và giá xăng, dầu tại thời điểm sử dụng.
Chứng từ thanh toán gồm:
- Bản sao giấy chuyển tuyến của cơ sở y tế Nhà nước hoặc giấy ra viện hoặc giấy tờ hợp pháp khác.
- Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí đi lại của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.
3. Hỗ trợ 50% chi phí khám, chữa bệnh từ trên 1.000.000 đồng trở lên cho người bệnh thuộc Khoản 3 Điều 5 Quy chế này cho một đợt khám chữa bệnh trong trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế.
Chứng từ thanh toán gồm:
- Biên lai thanh toán viện phí của người bệnh hoặc bảng kê chi phí khám, chữa bệnh nội trú có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh.
- Giấy xác nhận (ký tên, đóng dấu) của chính quyền địa phương về nơi cư trú và hoàn cảnh khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
- Giấy đề nghị hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân.
4. Nơi tiếp nhận hồ sơ và thực hiện chi trả.
a) Các đối tượng thuộc Khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Quy chế này khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế Nhà nước từ tuyến huyện trở lên thuộc địa bàn tỉnh thì nơi bệnh nhân điều trị là nơi tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc chi hỗ trợ theo Quy chế.
b) Trường hợp người bệnh thuộc Khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Quy chế này chuyển tuyến điều trị tại các bệnh viện tuyến Trung ương hoặc ngoài tỉnh (theo quy định chuyển tuyến) thì trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố, bệnh viện tuyến tỉnh nơi bệnh nhân điều trị, trực tiếp nhận hồ sơ để thực hiện việc thanh toán chi hỗ trợ theo Quy chế.
c) Trường hợp người bệnh thuộc Khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Quy chế này phải điều trị cấp cứu ngay tại Bệnh viện tuyến Trung ương hoặc ngoài tỉnh thì bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, thành phố, bệnh viện tuyến tỉnh nơi bệnh nhân cư trú tiếp nhận hồ sơ và thực hiện việc thanh toán chi hỗ trợ theo quy định tại Quy chế này.
d) Việc lập hồ sơ bệnh án, chứng từ liên quan đến thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo và lưu trữ tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên thuộc trách nhiệm của cơ sở y tế.
Điều 11. Trách nhiệm về phê duyệt quyết toán các khoản chi hỗ trợ của Quỹ đối với việc sử dụng của các cơ sở y tế trong tỉnh.
Tổ giúp việc cho Ban quản lý Quỹ gồm Sở Y tế, Sở Tài chính có nhiệm vụ: Tổ chức kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo quyết toán, duyệt quyết toán một quý một lần cho các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh. Riêng quý IV các khoản hỗ trợ thực hiện đến 30/11 của năm quyết toán, số ngày còn lại quyết toán trong quý I năm sau.
Điều 12. Công tác kiểm tra, giám sát.
Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ 6 tháng một lần. Nếu thấy cần thiết có thể tổ chức kiểm tra đột xuất đối với một số đơn vị trong việc tổ chức, thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí khám, chữa bệnh cho người nghèo và các quy định của Quy chế này.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN QUẢN LÝ QUỸ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO
Điều 13. Trưởng Ban quản lý Quỹ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về hoạt động của Quỹ; phân công và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên; chủ trì các phiên họp của Ban quản lý Quỹ; chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất cơ sở y tế của Nhà nước trong việc tổ chức thực hiện chính sách, chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Điều 14. Các Phó Trưởng ban, Ủy viên và đại diện lãnh đạo đơn vị thuộc Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh người nghèo có trách nhiệm thực hiện quy chế này theo sự phân công của Trưởng ban quản lý Quỹ cụ thể:
1. Sở Y tế: Thường trực Quỹ, giúp Trưởng ban quản lý Quỹ chủ trì phiên họp của Ban quản lý Quỹ khi được Trưởng ban ủy quyền; theo dõi hoạt động của Quỹ về chuyên môn.
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách hàng năm, thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt. Hướng dẫn các cơ sở y tế của Nhà nước trên địa bàn tỉnh về thủ tục thanh toán, lập sổ sách theo dõi, quản lý, quyết toán các chế độ hỗ trợ đúng đối tượng quy định; tổ chức kiểm tra, xét duyệt quyết toán các cơ sở y tế có sử dụng kinh phí hỗ trợ từ Quỹ.
b) Chỉ đạo các cơ sở y tế Nhà nước trên địa bàn tỉnh niêm yết công khai, tổ chức tuyên truyền về chính sách hỗ trợ theo Quy chế để nhân dân được biết; thực hiện đúng và đầy đủ chế độ hỗ trợ đối với người bệnh đến khám, chữa bệnh tại đơn vị theo quy định.
c) Tổng hợp, báo cáo Ban quản lý Quỹ, UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo định kỳ theo quý, năm.
2. Sở Tài chính:
a) Tham mưu UBND tỉnh, cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động của Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định hiện hành.
b) Tham gia kiểm tra, giám sát việc thu, chi Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo theo quy định hiện hành và Quy chế này.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
a) Phối hợp với Sở Y tế và các cơ sở khám chữa bệnh để đáp ứng đầy đủ quyền lợi khám chữa bệnh BHYT cho đối tượng có thẻ BHYT theo quy định đảm bảo công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh.
b) Thông báo cho Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo về số lượng đối tượng theo Quy chế được cấp thẻ BHYT, số lượt và chi phí khám, chữa bệnh hàng năm, làm cơ sở lập dự toán kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh hướng dẫn các địa phương trong tỉnh xác định đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ theo Quy chế này.
5. Ban Dân tộc tỉnh:
a) Căn cứ Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn các địa phương trong tỉnh xác định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo Quy chế.
b) Tham gia hoạt động trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, đối tượng được hưởng chế độ khám, chữa bệnh đến Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, phối hợp giám sát việc thực hiện và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
Chỉ đạo, triển khai, giám sát việc thực hiện Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo và nội dung theo quy định tại Quy chế này.
Điều 15. Ban quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo định kỳ họp 6 tháng 1 lần, tổ giúp việc họp 3 tháng 1 lần, các thành viên của Ban quản lý Quỹ báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Trường hợp đặc biệt Ban quản lý Quỹ có thể triệu tập họp đột xuất.
Quỹ khám, chữa bệnh có sổ vàng danh dự ghi công đóng góp của các tập thể, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng và phát triển Quỹ; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng cho các tập thể, cá nhân, các tổ chức trong nước và nước ngoài có thành tích xuất sắc trong quản lý Quỹ, tổ chức khám, chữa bệnh cho người nghèo, xây dựng và phát triển Quỹ.
Mọi hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về khám, chữa bệnh cho người nghèo và các quy định tại Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 18. Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo và Quy chế này ở các cấp, các ngành liên quan trên địa bàn.
Điều 19. Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo, Cơ quan thường trực Quỹ (Sở Y tế) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể và các ngành liên quan để giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 20. Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe ban đầu các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp giám sát việc thực hiện chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương.
Điều 21. Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Ban quản lý Quỹ qua Cơ quan thường trực Quỹ (Sở Y tế) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
Quyết định 24/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lai Châu
Số hiệu: | 24/2015/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lai Châu |
Người ký: | Tống Thanh Hải |
Ngày ban hành: | 06/10/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 24/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lai Châu
Chưa có Video