BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2396/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2012 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng kiểm tra, kiểm toán nội bộ giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÀ KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KIỂM TRA,
KIỂM TOÁN NỘI BỘ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2396/QĐ-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
1. Mục tiêu chung:
Chỉ đạo, điều hành, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản nhà nước phục vụ nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được Chính phủ giao Bộ Tài chính và các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính, đảm bảo hoàn thành giai đoạn 1 theo đúng Chiến lược Tài chính đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Đảm bảo điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, phương tiện, nhân lực đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu theo kế hoạch, chiến lược của ngành Tài chính và của các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính; thực hiện hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân, doanh nghiệp, cộng đồng. Đổi mới công tác quản lý và điều hành tài chính của Bộ Tài chính trong từng lĩnh vực và đối với từng đơn vị, hệ thống; tiếp tục duy trì, đề xuất và thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo chế độ tiền lương, thu nhập, nâng cao đời sống, ổn định công việc đối với cán bộ, công chức.
Tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương thi hành công vụ, chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra theo đúng Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 20/12/2011 và số 05/CT-BTC ngày 21/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Xây dựng và cụ thể hóa chính sách, chế độ, quy trình quản lý trong các lĩnh vực tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đảm bảo đồng bộ, đầy đủ và phù hợp với đặc điểm của các đơn vị trong ngành, tạo điều kiện cho Thủ trưởng đơn vị, cán bộ, công chức quản lý tổ chức thực hiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.
2.2. Cân đối các nguồn lực và điều hành, sử dụng ngân sách đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đáp ứng mục tiêu, yêu cầu theo kế hoạch, chiến lược của ngành Tài chính và của các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính.
2.3. Hoàn thành đồng bộ quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng theo hướng đầu tư tập trung, hiện đại hóa cơ sở vật chất (trụ sở làm việc, cơ sở đào tạo, kho dự trữ, điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu...) đảm bảo phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao; đáp ứng điều kiện lắp đặt hệ thống trang thiết bị đồng bộ, công nghệ quản lý hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập.
2.4. Thực hiện lộ trình của kế hoạch hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các đơn vị và mục tiêu, yêu cầu công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
2.5. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong toàn ngành, trong từng hệ thống; đặc biệt là công tác tự kiểm tra nội bộ tại các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước và chủ đầu tư, đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ phục vụ có hiệu quả công tác quản lý; đồng thời củng cố, kiện toàn bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các hệ thống.
2.6. Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ quản lý hiện đại, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nội bộ theo hướng thu gọn đầu mối quản lý tại các hệ thống dọc; điều chỉnh, mở rộng phân cấp, đảm bảo giao quyền chủ động và gắn trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị, các cấp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
2.7. Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước.
2.8. Tập trung đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý tài chính, đầu tư nội bộ ngành đảm bảo tiêu chuẩn, chính quy, chuyên trách và chuyên nghiệp.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Hướng dẫn, cụ thể hóa cơ chế, chính sách:
1.1. Hoàn chỉnh, ban hành đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách, trình tự, thủ tục, quy trình nghiệp vụ trong các lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn, phù hợp với đặc thù, quy mô, tính chất hoạt động của Bộ Tài chính và các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính, trong đó một số nhiệm vụ trọng tâm:
- Hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế tài chính của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
- Tổng kết, đánh giá cơ chế tài chính giai đoạn 2009 - 2013 của Kho bạc Nhà nước; cơ chế tài chính giai đoạn 2011 - 2015 của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế tài chính giai đoạn tiếp theo của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc nhà nước.
- Xây dựng phương án thí điểm cơ chế tài chính đối với Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính theo định hướng khoán đề tài nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng phương án thực hiện cơ chế tài chính đối với Học viện Tài chính theo định hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội, được quyết định giá thu gắn với chất lượng dịch vụ.
- Ban hành Quy chế thực hiện mua sắm, Quy chế quản lý tài chính đối với các dự án ODA thuộc Bộ Tài chính.
- Hướng dẫn định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản đặc thù, tài sản công nghệ thông tin đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.
(Chi tiết theo phụ lục số 01 đính kèm).
1.2. Tăng cường phổ biến, hướng dẫn, tập huấn cơ chế, chính sách; nắm bắt khó khăn, vướng mắc để chủ động đề xuất điều chỉnh kịp thời các quy định chưa hợp lý, hướng dẫn đảm bảo phù hợp thực tế và không trái quy định của Nhà nước.
Các giải pháp thực hiện:
- Tập trung nghiên cứu chính sách, chế độ Nhà nước ban hành để kịp thời hướng dẫn, cụ thể hóa trong ngành, đảm bảo các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng thời gian có hiệu lực thi hành quy định của Nhà nước.
- Rà soát, hệ thống hóa toàn bộ các văn bản hướng dẫn chính sách, chế độ hiện hành do Bộ Tài chính (cấp I) và các đơn vị ban hành; thường xuyên theo dõi, cập nhật việc thực hiện chính sách, chế độ, văn bản hướng dẫn để đánh giá tình hình thực tế triển khai thực hiện, đặc biệt tại các đơn vị đặc thù, đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa... Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đảm bảo phù hợp thực tế, đáp ứng yêu cầu quản lý.
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính nội bộ với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính nhà nước và các cơ quan có liên quan trong quá trình nghiên cứu, cụ thể hóa cơ chế, chính sách; xây dựng phương án tổ chức thực hiện thí điểm cơ chế tài chính đối với Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Học viện Tài chính và cơ chế tài chính đối với các hệ thống dọc thuộc Bộ Tài chính.
- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức theo các hình thức phù hợp như: In tài liệu phát cho các đơn vị, tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề, mở chuyên mục giới thiệu, hướng dẫn trên các phương tiện thông tin của Bộ Tài chính (Website, các tờ báo, tạp chí...).
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức mới; trao đổi, học tập kinh nghiệm với các cơ quan ngoài ngành; tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm quản lý nội bộ của các nước, đặc biệt là các nước có trình độ quản lý tiên tiến để nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nội bộ.
2. Đảm bảo nguồn lực tài chính và điều hành, sử dụng ngân sách:
2.1. Bộ Tài chính và các đơn vị chủ động cân đối, điều hành các nguồn lực tài chính đảm bảo phục vụ nhiệm vụ chuyên môn, hoàn thành các chiến lược, kế hoạch phát triển, cải cách, hiện đại hóa của từng hệ thống, từng lĩnh vực được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể:
- Đảm bảo nguồn lực tài chính và tổ chức thực hiện các chiến lược phát triển, cải cách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Chiến lược Tài chính đến năm 2020 tại Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012, Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 tại Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007, Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 tại Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011, Chiến lược cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011- 2020 tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011, Đề án đầu tư trang thiết bị và quản lý tàu thuyền của ngành Hải quan giai đoạn 2011 - 2020 tại Quyết định số 1577/QĐ-TTg ngày 12/9/2011...
- Triển khai quyết liệt các kế hoạch được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt: Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài chính giai đoạn 2011- 2015 tại Quyết định số 1766/QĐ-TTg ngày 26/7/2011; Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2011; Kế hoạch cải cách hệ thống Thuế giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011; kế hoạch hiện đại hóa cơ sở vật chất đến năm 2015 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước...
2.2. Nâng cao chất lượng công tác dự toán, đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước, định hướng của Bộ Tài chính, sát thực tế và gắn với triển khai ứng dụng TABMIS tại Bộ Tài chính để làm căn cứ điều hành ngân sách; đối với các hệ thống thực hiện cơ chế tài chính đặc thù, xây dựng dự toán đảm bảo nguồn, nội dung, cơ cấu chi theo đúng quy định; phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị theo thứ tự ưu tiên phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm và các đề án, dự án hiện đại hóa trang thiết bị, đầu tư xây dựng; chấp hành các nội dung, mức chi theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2.3. Triển khai đồng bộ, thống nhất chương trình Tài chính – Kế toán nội bộ ngành Tài chính (trên cơ sở nâng cấp và mở rộng chương trình kế toán nội bộ của Kho bạc Nhà nước) đảm bảo phù hợp, đồng bộ với triển khai TABMIS, triển khai và nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý nội bộ; kết nối và đối soát với kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho Thủ trưởng các đơn vị và các cấp quản lý.
(Dự kiến nhu cầu kinh phí giai đoạn 2011-2015 theo phụ lục số 02).
Các giải pháp thực hiện:
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế tài chính đặc thù của các hệ thống để đảm bảo nguồn lực hoàn thành các chiến lược, kế hoạch phát triển, cải cách, hiện đại hóa được phê duyệt, hiện đại hóa trang thiết bị, cơ sở vật chất, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, ổn định thu nhập cán bộ.
- Tổ chức thực hiện các Dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo đúng tiến độ phê duyệt, theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà tài trợ, đảm bảo nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là một trong những nguồn lực có hiệu quả phục vụ mục tiêu cải cách, hiện đại hóa ngành Tài chính (cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, hải quan, kiểm soát chi ngân sách nhà nước...).
- Đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp theo hướng tạo điều kiện mở rộng hoạt động sự nghiệp, tăng cường chất lượng dịch vụ để tăng thu dịch vụ; đề xuất một số đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Tiếp tục phấn đấu các đơn vị sự nghiệp dành tối thiểu 25% kinh phí được sử dụng để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ chuyên môn.
- Thủ trưởng các đơn vị, hệ thống xây dựng và cụ thể hóa các quy định của cơ chế quản lý trong nội bộ đơn vị, đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước; phù hợp điều kiện thực tế; công khai, minh bạch toàn bộ các quy trình quản lý từ công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, quy trình thực hiện mua sắm tài sản, công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ... đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.
3. Công tác đầu tư xây dựng và trang thiết bị:
3.1. Công tác quy hoạch: Hoàn thành đồng bộ, toàn diện quy hoạch đầu tư xây dựng giai đoạn 2011 - 2020 của các hệ thống để làm căn cứ triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm, trong đó; Năm 2012 và quý I/2013 tập trung phối hợp giữa Bộ Tài chính với các đơn vị, hệ thống để hoàn thành dứt điểm việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trụ sở làm việc hệ thống Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Dự trữ Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; hệ thống kho dự trữ, điểm, kiểm tra hàng hóa tập trung, cơ sở nuôi dưỡng và huấn luyện chó nghiệp vụ; hệ thống cơ sở đào tạo và chăm sóc sức khỏe cán bộ, công chức ngành Tài chính (chi tiết theo phụ lục số 01).
3.2. Công tác kế hoạch: Tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm theo đúng quy hoạch phê duyệt, đảm bảo khả thi; chỉ đạo thực hiện kế hoạch theo đúng tiến độ, chất lượng, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải. Đảm bảo hệ thống trụ sở làm việc, cơ sở vật chất của các đơn vị khang trang, đáp ứng điều kiện lắp đặt trang thiết bị đồng bộ, công nghệ quản lý hiện đại; phù hợp mục tiêu, yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp, nhu cầu làm việc của cán bộ, công chức.
3.3. Tập trung hoàn thành dứt điểm các dự án đầu tư xây dựng:
- Tổng cục Thuế: Hoàn thành đưa vào sử dụng 143 trụ sở xây dựng mới, 87 trụ sở cải tạo mở rộng, trong đó các dự án trọng điểm: Cải tạo mở rộng trụ sở Tổng cục Thuế; xây dựng trụ sở các Cục Thuế thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng...
- Tổng cục Hải quan: Hoàn thành đưa vào sử dụng 152 trụ sở xây dựng mới, 81 trụ sở cải tạo mở rộng, trong đó các dự án trọng điểm: Xây dựng 08 địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung; xây dựng trụ sở các Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Quảng Ngãi...
- Kho bạc Nhà nước: Hoàn thành đưa vào sử dụng 133 trụ sở xây dựng mới, 86 trụ sở cải tạo mở rộng, trong đó các dự án trọng điểm: Xây dựng trụ sở các Kho bạc Nhà nước Hà Nội, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hà Đông, Hòa Bình, Hải Phòng, Đắk Lắk...
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Hoàn thành đưa vào sử dụng 06 trụ sở Văn phòng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, 16 kho dự trữ tuyến 1, 23 kho dự trữ tuyến 2 xây dựng mới, trong đó: Đưa vào sử dụng công nghệ bảo quản mới tại 02 kho Mông Hóa - Hòa Bình và Hòa Khương - Đà Nẵng, tổ chức đánh giá để tiếp tục áp dụng công nghệ mới cho toàn bộ các kho dự trữ...
- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng trụ sở Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
- Hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án:
+ Dự án xây dựng mở rộng trụ sở Cơ quan Bộ Tài chính tại số 7, số 8 Phan Huy Chú - Hà Nội.
+ Dự án xây dựng Trung tâm Dịch vụ tài chính tại Hòa Lạc - Hà Nội.
+ Dự án hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục chính tại khu đô thị đại học của Học viện Tài chính.
+ Dự án mở rộng Trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị kinh doanh tại Hưng Yên.
+ Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh và tại Hưng Yên.
+ Các hạng mục nhà hiệu bộ, giảng đường Trường Đại học Tài chính Kế toán tại Quảng Ngãi.
+ Các hạng mục nhà hiệu bộ, giảng đường tại khu đất 35 ha phường Long Phước - Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh của Trường Cao đẳng Tài chính - Hải quan và trường Đại học Tài chính - Marketing.
- Hoàn thành, bàn giao cho Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 03 dự án trong chương trình hợp tác, tài trợ cho Bộ Tài chính Lào: Xây dựng mới Học viện Kinh tế Tài chính Đông Khăm Xạng giai đoạn 2; cải tạo mở rộng Trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào tại Luangprabang và Trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào tại Chăm Pa Xắc.
(Chi tiết các công trình, tiến độ thực hiện theo phụ lục số 01; dự kiến nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 theo phụ lục số 03).
3.4. Đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống trang thiết bị như: Tàu thuyền, trang thiết bị kiểm hóa (thiết bị kiểm hóa phương tiện đường bộ, phương tiện đường không, thiết bị kiểm tra chất hữu cơ...), trang thiết bị giám sát, kiểm soát (hệ thống camera giám sát, cổng từ phát hiện kim loại trên người, máy soi hành lý...), trang thiết bị phân tích phân loại của Tổng cục Hải quan; xe nâng hàng, cân bàn điện tử, máy đo khí, máy nén khí, máy hút ẩm, tủ sấy, cân phân tích điện tử... của Tổng cục Dự trữ Nhà nước; máy soi hóa đơn, máy soi mã vạch 2 chiều, máy đếm tiền, hệ thống nâng xếp hàng... của Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nước; trang thiết bị trình chiếu, âm thanh, công nghệ thông tin phục vụ đào tạo của các trường...
Các giải pháp thực hiện:
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án đầu tư trang thiết bị, hiện đại hóa của từng đơn vị, hệ thống đảm bảo tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các đơn vị, hệ thống, trong đó: Rà soát, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án đầu tư trang bị và quản lý tàu thuyền của ngành Hải quan giai đoạn 2011- 2020 kèm theo Quyết định số 1577/QĐ-TTg ngày 12/9/2011.
- Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm: Lập, phê duyệt kế hoạch theo đúng quy hoạch; hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục pháp lý theo đúng quy định trước khi chuẩn bị đầu tư, tiến hành thi công.
- Thực hiện mô hình, tổ chức triển khai Ban quản lý dự án của Bộ Tài chính và của các Tổng cục trực tiếp làm chủ đầu tư một số dự án trọng điểm, Ban quản lý dự án là đơn vị chuyên nghiệp, đảm bảo triển khai dự án theo đúng quy định, tiến độ phê duyệt.
- Bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng của các hệ thống theo đúng cơ chế tài chính phê duyệt; từ nguồn để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp và các nguồn hợp pháp khác, trong đó: Dành tối thiểu 10% kinh phí để điều hành tập trung triển khai các dự án trọng tâm của ngành; ưu tiên bố trí vốn cho một số dự án cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác đầu tư xây dựng, chất lượng công trình từ khâu đăng ký kế hoạch, lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán; tăng cường kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác chỉ đạo, thi công công trình. Kiên quyết xử lý các sai phạm, đồng thời làm rõ, xác định cụ thể trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ quản lý đầu tư xây dựng.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin:
4.1. Tiếp tục phát triển các nền tảng công nghệ thông tin, trong đó tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật: Nâng cấp, mở rộng mạng hạ tầng truyền thông thống nhất của ngành Tài chính đảm bảo ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý nội bộ, đáp ứng yêu cầu triển khai các ứng dụng tích hợp có quy mô toàn quốc, kết nối với các cơ quan Nhà nước, truy cập thuận tiện tới các dịch vụ công qua một số hình thức thông dụng khác ngoài việc truy nhập qua cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử; xây dựng trung tâm dữ liệu tập trung, dữ liệu dự phòng của Bộ Tài chính; triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong các đơn vị thuộc Bộ; triển khai giải pháp tổng thể an toàn, bảo mật thông tin ngành Tài chính theo chuẩn quốc tế.
4.2. Tập trung hoàn thiện các cơ sở dữ liệu lớn: Đảm bảo cung cấp thông tin phục vụ công tác điều hành, quyết định và hoạch định chính sách của Lãnh đạo Bộ và các cấp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành các lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và quản lý nội bộ; tích hợp, chia sẻ thông tin, phục vụ cung cấp và trao đổi thông tin với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, với các đơn vị và tổ chức ngoài ngành Tài chính. Trong đó ưu tiên tập trung hoàn thiện: Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính, hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa và kho tàng dự trữ nhà nước, chứng khoán...
4.3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý:
- Đảm bảo hệ thống trao đổi thông tin điện tử tập trung cấp Tổng cục và toàn ngành Tài chính kết nối trong nội bộ ngành và với các cơ quan hữu quan, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước; các cơ sở dữ liệu có liên quan đến doanh nghiệp được kết nối trực tuyến giữa Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương và các Bộ, ngành liên quan; hệ thống dịch vụ công của Bộ Tài chính cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2 trở lên, cung cấp 30 dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3; công khai và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các thông tin liên quan đến doanh nghiệp về thuế, hải quan.
- Tập trung hoàn thiện cổng thông tin điện tử của các Tổng cục và toàn ngành Tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch một cửa tại trụ sở các đơn vị nội bộ ngành Tài chính; thiết lập kênh tiếp nhận ý kiến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về nghiệp vụ trên môi trường mạng, trung tâm dịch vụ khách hàng (Call center) để cung cấp dịch vụ công đến các đối tượng có nhu cầu.
- Trong quản lý nội bộ: Xây dựng, hoàn thiện cổng thông tin điện tử nội bộ và mạng nội bộ của các Tổng cục và Bộ Tài chính theo hướng tập trung hóa các dịch vụ hạ tầng và các dịch vụ gia tăng trên nền tảng hạ tầng chung, thiết lập nền tảng để tích hợp các hệ thống ứng dụng lên cổng thông tin. Đảm bảo hoàn thành đưa vào sử dụng các hệ thống: Quản lý văn bản điều hành tích hợp trong toàn quốc; điều hành điện tử đa phương tiện giữa Bộ Tài chính, các Tổng cục và các đơn vị tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; kế toán hành chính sự nghiệp theo mô hình tập trung; quản lý cán bộ tập trung; đào tạo trực tuyến tập trung; thư viện điện tử thống nhất Bộ Tài chính.
4.4. Củng cố nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Bộ Tài chính: Chuẩn hóa các chức danh cán bộ công nghệ thông tin; đào tạo cán bộ nghiệp vụ sử dụng thành thạo, khai thác hiệu quả các hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị; tổ chức nghiên cứu khoa học, tiếp cận công nghệ mới; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đào tạo nguồn nhân lực; bước đầu xây dựng, triển khai chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế gắn với tổ chức bộ máy, chức danh công nghệ thông tin chuẩn hóa, quy hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin. Đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu vận hành, phát triển hệ thống công nghệ thông tin của Bộ Tài chính; chủ động tiếp nhận, làm chủ công nghệ của các dự án đầu tư hiện đại hóa ngành khi chuyển giao về Bộ Tài chính.
4.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về lợi ích, hiệu quả của các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính, qua đó tạo sự ủng hộ của các đơn vị, các cấp và của xã hội đối với các hoạt động, công tác quản lý, công tác ứng dụng công nghệ thông tin của ngành Tài chính đáp ứng yêu cầu của xã hội.
4.6. Chỉ đạo tập trung triển khai, hoàn thành, vận hành thông suốt, đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, theo đúng tiến độ phê duyệt đối với một số chương trình, dự án quan trọng:
- Dự án Cải cách Quản lý Tài chính công.
- Dự án Hiện đại hóa quản lý Thuế (TAMP).
- Dự án xây dựng, triển khai hải quan điện tử và thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia phục vụ hiện đại hóa hải quan tại Việt Nam (VNACCS/VCIS).
- Hệ thống công nghệ thông tin Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
- Dự án Trung tâm dịch vụ tài chính tại Hòa Lạc.
- Dự án an toàn bảo mật.
- Chương trình Quản lý Tài chính - Kế toán nội bộ ngành Tài chính.
- Các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin ngành Tài chính giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định số 1766/QĐ-BTC ngày 26/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các giải pháp thực hiện:
- Cân đối nguồn lực ngân sách nhà nước giao, nguồn thu sự nghiệp để lại theo quy định và các nguồn tài chính hợp pháp khác với mức tối thiểu 10% để triển khai thực hiện nhiệm vụ hiện đại hóa công nghệ thông tin; sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức với quan điểm đầu tư cho công nghệ thông tin là đầu tư cho phát triển.
- Thí điểm và mở rộng áp dụng cơ chế kết hợp Bộ Tài chính - Doanh nghiệp trong cung cấp một số dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Các đơn vị chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai công nghệ thông tin của đơn vị, hệ thống đảm bảo phù hợp với kế hoạch tổng thể của ngành Tài chính, đồng bộ, thống nhất giữa các đơn vị trong ngành, trong hệ thống, có thứ tự ưu tiên dựa trên yêu cầu thực tế công tác chuyên môn nghiệp vụ, nguồn lực...
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong ngành Tài chính, giữa Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương.
- Hoàn thiện nền tảng pháp lý làm căn cứ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin như: Quy định về an toàn, an ninh thông tin, sử dụng chữ ký số; trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử; nghĩa vụ cung cấp thông tin, số liệu và quyền hạn khai thác số liệu của các đơn vị, cá nhân; chính sách thu hút nguồn nhân lực...
- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức và lợi ích của công tác triển khai, phát triển công nghệ thông tin.
5. Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước:
5.1. Ban hành đồng bộ danh mục tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc đặc thù; quy định, hướng dẫn đầy đủ tiêu chuẩn, định mức trang bị, sử dụng tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc đặc thù đối với các đơn vị, hệ thống.
5.2. Các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản ban hành đầy đủ quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước để làm căn cứ tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát, đảm bảo quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước.
5.3. Nâng cấp, hoàn thiện phần mềm quản lý tài sản của Bộ Tài chính theo hướng quản lý tập trung toàn bộ tài sản của các đơn vị trong ngành; gắn kết, trao đổi dữ liệu với chương trình quản lý Tài chính - Kế toán nội bộ ngành và các chương trình quản lý nội bộ khác; đầy đủ cơ sở dữ liệu tài sản nội bộ ngành
5.4. Thực hiện công tác xây dựng kế hoạch hiện vật về mua sắm, trang bị tài sản theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
5.5. Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước theo đúng quy định; trang cấp tài sản theo đúng đối tượng, định mức quy định, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn.
5.6. Trong năm 2012, Bộ Tài chính hoàn thành công tác sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc theo quy định tại Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Các giải pháp thực hiện:
- Căn cứ danh mục tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc đặc thù Bộ Tài chính quy định; các đơn vị, hệ thống hướng dẫn, quy định cụ thể tiêu chuẩn, định mức trang bị, sử dụng tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc đặc thù đối với các đơn vị, các cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng quy định.
- Phần mềm quản lý tài sản của Bộ Tài chính: Chuyển đổi toàn bộ cơ sở dữ liệu về tài sản từ mô hình quản lý phân tán sang mô hình quản lý tập trung; sử dụng cơ sở dữ liệu về tài sản trong các chương trình, dự án đã và đang triển khai thực hiện để cập nhật, hoàn thiện cơ sở dữ liệu tài sản của Bộ Tài chính.
- Lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về trang bị tài sản: Năm 2012, 2013 thí điểm đối với một số đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, từ năm 2014 triển khai toàn diện trong ngành Tài chính.
- Các hệ thống xây dựng kế hoạch và thực hiện xử lý cơ sở nhà, đất, đặc biệt là các điểm kho dự trữ không nằm trong quy hoạch.
- Tăng cường phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc theo quy định tại Quyết định 09/2007/QĐ-TTg.
6. Kiểm tra, kiểm toán nội bộ:
6.1. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ phải đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cơ bản: Ngăn ngừa, hạn chế, xử lý nghiêm các tồn tại trong công tác quản lý nội bộ; đánh giá chấp hành cơ chế, chính sách, công tác quản lý, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng của các đơn vị, hệ thống; góp phần giải quyết khó khăn, vướng mắc; có kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách...
6.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm:
- Kiểm tra, kiểm toán nội bộ từ 20% đến 25% các đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trong đó: Tăng cường kiểm tra, kiểm toán đối với các đơn vị có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, các đơn vị đóng tại địa bàn vùng sâu, vùng xa; tiếp tục thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo chuyên đề, từng bước thực hiện kiểm tra chéo giữa các đơn vị.
- Toàn bộ các đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước và chủ đầu tư xây dựng thực hiện tự kiểm tra nội bộ theo đúng quy định.
6.3. Kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ:
- Tham mưu tích cực cho Thủ trưởng các đơn vị, các cấp trong điều hành nhiệm vụ chuyên môn; nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước; kịp thời cảnh báo những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn.
- Định kỳ 6 tháng tổng hợp các tồn tại theo từng loại hình đơn vị, theo từng hệ thống, theo từng lĩnh vực quản lý và theo quy trình nghiệp vụ để có chỉ đạo rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, rà soát trong toàn ngành. Đồng thời giới thiệu điển hình tiên tiến, đơn vị quản lý hiệu quả, cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn... để chỉ đạo nhân rộng, học tập.
6.4. Phối hợp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra triển khai thực hiện kế hoạch; kịp thời cung cấp tài liệu, giải trình trong quá trình kiểm toán, thanh tra; tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra đúng thời hạn, đúng sai phạm, đúng tổ chức, cá nhân vi phạm.
Các giải pháp thực hiện:
- Phân định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong tổ chức thực hiện, xử lý kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đặc biệt là trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ làm công tác quản lý nội bộ đối với tồn tại phát hiện qua kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra, kiểm toán nội bộ (kế hoạch, thực hiện kế hoạch hàng năm, kết quả, xử lý kết quả...); kết nối cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra, kiểm toán nội bộ với cơ sở dữ liệu quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước; sử dụng tối đa cơ sở dữ liệu, các ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nội bộ trong xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ đảm bảo theo đúng Quy chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ ban hành kèm theo Quyết định số 791/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Xử lý dứt điểm các tồn tại qua kết quả thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, trong đó: Xác định, làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị, cá nhân; gắn xử lý về tài chính với xử lý về trách nhiệm cán bộ; gắn kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán với thành tích thi đua của đơn vị, cá nhân.
- Định kỳ tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá tồn tại, tìm nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục.
7. Cải cách thủ tục hành chính:
7.1. Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn và ổn định tổ chức bộ máy quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các đơn vị, hệ thống theo hướng chuyên môn hóa, hoạt động hiệu quả, đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cụ thể:
- Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ mới theo quy định của pháp luật: Tổ chức mua sắm tập trung tại Bộ, tại Tổng cục; thẩm định các dự án công nghệ thông tin; Ban Quản lý các dự án của Bộ Tài chính, của các Tổng cục.
- Tập trung tổ chức bộ máy tài chính – kế toán, công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước tại các đơn vị cấp Tổng cục và cấp Cục gắn với triển khai thực hiện ứng dụng Chương trình Tài chính – Kế toán nội bộ ngành Tài chính để đảm bảo quản lý, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước
- Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại các đơn vị cấp Tổng cục theo hướng chuyên trách, độc lập, khách quan với bộ phận làm công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước và đầu tư xây dựng nội bộ.
7.2. Nghiên cứu, đánh giá thực tế tổ chức thực hiện phân cấp theo Quyết định số 148/QĐ-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để đề xuất, báo cáo Bộ phê duyệt điều chỉnh, mở rộng phạm vi, nội dung phân cấp, giao quyền chủ động cho các đơn vị trực thuộc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đảm bảo phân cấp tối đa cho Thủ trưởng các đơn vị, hệ thống, phù hợp với đặc thù tổ chức bộ máy nhiều cấp của Bộ Tài chính theo hướng từng bước giảm khối lượng công việc phải xử lý của cấp Bộ, cấp Tổng cục, đồng thời tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ; kiên quyết thu hẹp phạm vi, nội dung phân cấp đối với các đơn vị, hệ thống thực hiện chưa tốt.
7.3. Tổ chức thực hiện mua sắm tập trung: Bộ Tài chính mua sắm đối với xe ô tô của các đơn vị thuộc Bộ (trừ các đơn vị có hệ thống dọc); hàng hóa, dịch vụ công nghệ thông tin liên quan đến nhiều đơn vị trong ngành Tài chính; các tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng. Các Tổng cục mua sắm tập trung tại Tổng cục và phân cấp mua sắm tập trung cho các Cục để trang cấp cho các đơn vị trực thuộc đảm bảo phù hợp với năng lực cán bộ, tổ chức bộ máy, đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị.
7.4. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiện toàn và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Phấn đấu đến năm 2015, toàn bộ cán bộ làm công tác quản lý chi tiêu nội bộ tối thiểu phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ cao đẳng trở lên, phụ trách công tác tài chính - kế toán có trình độ đại học trở lên; phấn đấu đào tạo cơ bản để đạt từ 80% cán bộ có trình độ đại học, 100% cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học.
Các giải pháp thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện cơ chế tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển) cán bộ, công chức và chuẩn hóa đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, đảm bảo lực lượng cán bộ có đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ, ổn định tương đối lâu dài.
- Tăng cường lực lượng cán bộ, củng cố bộ máy để đảm bảo tập trung quản lý tài chính, tài sản nhà nước tại các đơn vị cấp Cục thuộc Tổng cục, thu gọn đầu mối đơn vị dự toán trong ngành Tài chính.
- Tiếp tục bố trí từ 03% đến 05% kinh phí của các đơn vị, hệ thống để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ, công chức, trong đó: Bố trí kinh phí tương xứng cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối với các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nội bộ.
- Xây dựng giáo trình, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đối với các cán bộ, công chức làm công tác quản lý nội bộ sát thực tiễn, hỗ trợ đắc lực công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ để cán bộ có đủ trình độ, kiến thức thực thi, chấp hành pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
- Khẩn trương triển khai Chương trình Tài chính - Kế toán nội bộ ngành Tài chính để thực hiện đồng bộ, thống nhất từ năm 2013.
8. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng:
8.1. Tiếp tục quán triệt quan điểm, ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và trong đời sống hàng ngày, theo đúng quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng; Chương trình hành động của Bộ Tài chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong nội bộ ngành Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1316/QĐ-BTC ngày 13/3/2006; Kế hoạch triển khai thực hiện Luật phòng chống tham nhũng trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1291/QĐ-BTC ngày 10/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chương trình hành động thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng của các đơn vị, hệ thống.
8.2. Phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính được giao bám sát dự toán phê duyệt, trên cơ sở rà soát, sắp xếp và điều hòa các khoản chi thường xuyên, đảm bảo phù hợp với nguồn kinh phí, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để bố trí nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ trọng tâm, đảm bảo sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất.
8.3. Phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để vụ lợi cá nhân; nhũng nhiễu, phiền hà đối với các đơn vị, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, đặc biệt trong phân bổ, giao dự toán, đầu tư xây dựng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sử dụng tài sản công.
8.4. Thực hiện công khai, minh bạch trong các lĩnh vực quản lý tài chính, đầu tư xây dựng và sử dụng tài sản nhà nước, sử dụng các quỹ và các nguồn tài chính hợp pháp khác; các quy trình và hồ sơ xử lý công vụ, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cấp, từng đơn vị; kế hoạch, kết quả, xử lý kết quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo đúng quy định.
Các giải pháp thực hiện:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức, viên chức chủ động thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, có ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao... bằng nhiều hình thức như: Mở chuyên mục trên Website của các đơn vị, trên báo, tạp chí của ngành; in ấn, phát hành tài liệu giới thiệu....
- Tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thông qua công tác hướng dẫn cơ chế, chính sách; chấp hành dự toán; quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; đầu tư xây dựng; sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ; thời gian làm việc của cán bộ, công chức, trong đó:
+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đảm bảo bao quát toàn bộ các lĩnh vực, các quy trình quản lý, theo hướng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm các thủ tục hành chính trung gian, thống nhất trong tổ chức thực hiện, theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong quản lý, trong đó: Tăng cường trao đổi công việc qua email, tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết trực tuyến... để tiết giảm tối đa các chi phí văn phòng, công tác phí...
+ Bố trí nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện Chiến lược phát triển ngành Tài chính đến năm 2020, các Chương trình hành động, Kế hoạch triển khai các lĩnh vực quản lý tài chính, ngân sách giai đoạn 2011-2015 của ngành Tài chính, chiến lược phát triển của các đơn vị, hệ thống đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, bố trí vốn đầu tư đảm bảo công trình thi công theo đúng tiến độ quy định của Nhà nước (không quá 03 năm đối với dự án nhóm C, không quá 05 năm đối với dự án nhóm B). Trong đó: Ưu tiên bố trí nguồn lực phục vụ các dự án, đề án trọng tâm về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin đã được phê duyệt; đầu tư các dự án kho dự trữ nhà nước theo quy hoạch được duyệt, trong đó ưu tiên đầu tư tại các vùng miền có nhu cầu cấp bách bổ sung tích lượng kho, các dự án cần thiết cấp bách mở rộng cơ sở đào tạo đối với các Trường Cao đẳng được Nhà nước nâng cấp lên Đại học, trụ sở làm việc không đảm bảo diện tích làm việc do phải di dời, chia tách địa giới hành chính, không đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa...
+ Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đảm bảo thi công đúng kế hoạch, đạt chất lượng; hoàn thành đúng tiến độ để nhanh chóng đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả vốn đầu tư và đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa; chưa khởi công đối với một số dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách.
+ Triệt để tiết kiệm trong các nội dung chi hội nghị, hội thảo, tiếp khách, công tác, điện, nước...; hạn chế tối đa việc thuê mướn trụ sở, phương tiện làm việc; nghiêm cấm sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, các nguồn kinh phí, quỹ và các nguồn tài chính hợp pháp khác của đơn vị phục vụ các hoạt động giao lưu, lễ, tết, in ấn các ấn phẩm không phục vụ nhiệm vụ chuyên môn; biếu, tặng... không đúng quy định.
+ Tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết, không để các thiết bị ở trạng thái chờ; tăng cường sử dụng ánh sáng, thông gió tự nhiên; hạn chế sử dụng đèn khu vực hành lang, sân, vườn; thường xuyên rà soát, hoàn thiện định mức sử dụng nhiên liệu xe ô tô, tàu thuyền. Nghiêm cấm sử dụng xe ô tô, tài sản nhà nước phục vụ cá nhân, tham quan, nghỉ mát.
- Thực hiện nghiêm quy định về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật, trong đó: Đảm bảo giải quyết dứt điểm tại cơ sở; không để khiếu nại, tố cáo vượt cấp, khiếu kiện đông người, vụ việc tồn đọng kéo dài chưa xử lý.
- Thực hiện nghiêm quy định về công khai trong quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, quy chế dân chủ ở cơ sở, kê khai tài sản, thu nhập theo đúng quy định tại Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ.
- Hoàn thiện chế độ báo cáo định kỳ và các chế tài đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, xử lý vi phạm đối với các đơn vị, cán bộ, công chức vi phạm chế độ báo cáo, trong đó: Đối với các đơn vị không báo cáo hoặc chậm báo cáo nhiều lần, kiên quyết báo cáo cấp có thẩm quyền giảm dự toán hoặc có hình thức kỷ luật hành chính nghiêm khắc.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo đúng chương trình, kế hoạch phê duyệt, trong đó: Tập trung thực hiện chương trình kiểm tra, kiểm toán theo chuyên đề về công tác thực hành tiết kiệm đối với các lĩnh vực, quy trình quản lý, công tác phòng chống tham nhũng trong thực thi công vụ của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng, giới thiệu gương mặt điển hình đối với các cán bộ có thành tích thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng; đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Xử lý tồn tại, sai phạm đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, theo đúng thẩm quyền, chủ động đề xuất biện pháp xử lý đối với các trường hợp vượt thẩm quyền.
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính triển khai, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ giai đoạn 2011 - 2015 theo đúng phê duyệt của Bộ.
- Điều hành dự toán ngân sách nhà nước giao hàng năm và các nguồn tài chính hợp pháp khác trong giai đoạn 2011 - 2015 theo đúng quy định, đảm bảo đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ phê duyệt, theo cơ cấu tỷ lệ nguồn tài chính phục vụ triển khai nhiệm vụ của từng lĩnh vực, nội dung quy định.
- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức sơ kết, đánh giá, báo cáo Bộ trưởng kết quả thực hiện và đề xuất phê duyệt điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, kế hoạch đảm bảo phù hợp với thực tế thực hiện.
- Quý III năm 2015 tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Tài chính.
2. Thủ trưởng các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính:
- Xây dựng, cụ thể hóa Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ giai đoạn 2011 - 2015 của đơn vị, hệ thống theo đúng Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 Bộ phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác tổ chức thực hiện Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 trong đơn vị, hệ thống đảm bảo hiệu quả, theo đúng tiến độ phê duyệt.
- Chủ động phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính cân đối và điều hành các nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, theo các tỷ lệ, cơ cấu của từng nội dung, phù hợp với tiến độ phê duyệt tại Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011 - 2015.
- Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và đề xuất, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình, kế hoạch đảm bảo phù hợp thực tế, nhiệm vụ chuyên môn và đặc thù lĩnh vực quản lý.
- Quí II năm 2015, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 của đơn vị, hệ thống gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp, xây dựng Chương trình hành động và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Tài chính.
3. Vụ Tổ chức cán bộ: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; kiện toàn lực lượng, tổ chức bộ máy kiểm tra, kiểm toán nội bộ, tổ chức mua sắm tập trung, thẩm định các dự án công nghệ thông tin của các đơn vị; thu gọn đầu mối các đơn vị dự toán (cấp huyện) thuộc các Tổng cục.
4. Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Trường nghiệp vụ của các hệ thống, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Tin học và Thống kê tài chính xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đối với các cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
5. Các Vụ, Cục quản lý nhà nước thuộc Bộ Tài chính:
- Xây dựng, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức thực hiện thí điểm cơ chế tài chính đối với Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính và Học viện Tài chính.
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính đề xuất, báo cáo Nhà nước ban hành cơ chế tài chính của Tổng cục Dự trữ Nhà nước; cơ chế tài chính giai đoạn 2014 - 2020 của Kho bạc Nhà nước, cơ chế tài chính giai đoạn 2016 - 2020 của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan.
- Tăng cường công tác hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị, hệ thống thuộc Bộ Tài chính trong tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015 theo đúng phê duyệt.
KẾ
HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN
NHÀ NƯỚC, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2396/QĐ-BTC ngày 26/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính)
STT |
Nhiệm vụ |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Cơ chế đặc thù đối với các hệ thống |
|
|
|
|
1.1 1.2 1.3 |
Cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Dự trữ Nhà nước Cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2014-2020 Cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020 |
TCDTNN KBNN TCT, TCHQ |
Vụ KHTC, Vụ TCCB, Vụ HCSN, Vụ NSNN, Vụ PC |
Quý III/2012 Quý III/2013 Quý II/2015 |
|
2 |
Cơ chế thí điểm đối với các đơn vị sự nghiệp |
|
|
|
|
2.1 |
Phương án tổ chức thực hiện thí điểm Cơ chế tài chính đối với Viện Chiến lược và chính sách tài chính theo định hướng “khoán đề tài nghiên cứu khoa học” |
Viện CL&CSTC |
Vụ KHTC, Vụ TCCB, Vụ HCSN, Vụ PC |
Quý IV/2012 |
|
2.2 |
Phương án tổ chức thực hiện cơ chế tài chính đối với Học viện Tài chính theo định hướng của Nhà nước “Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu xã hội, được quyết định giá thu dịch vụ...” |
Học viện Tài chính |
|
||
3 |
Một số cơ chế khác |
|
|
|
|
3.1 |
Quy chế đấu thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo Thông tư số 68/2012/TT-BTC |
|
Vụ HCSN, Cục TH, các đơn vị |
Quý III/2012 |
|
3.2 |
Quy chế thực hiện mua sắm, Quy chế quản lý tài chính đối với các dự án ODA thuộc Bộ Tài chính. |
Vụ KHTC |
Vụ HCSN, Vụ HTQT, Cục QLN, các DA |
Quý IV/2012 |
|
3.3 |
Hướng dẫn định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên; tiêu chuẩn, định mức trang bị tài sản đặc thù, tài sản công nghệ thông tin đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính. |
|
Vụ HCSN, Vụ NSNN, Cục TH, các đơn vị |
Quý III, IV/2012 |
|
4 |
Xây dựng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đầu tư xây dựng giai đoạn 2011-2020 |
|
|
|
|
4.1 |
Điều chỉnh quy hoạch trụ sở làm việc thuộc Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, KBNN |
TCT, TCHQ, KBNN |
Vụ KHTC, Vụ ĐT, Vụ NSNN, Vụ PC |
2014-2015 |
|
4.2 |
Điều chỉnh quy hoạch hệ thống kho dự trữ |
TCDTNN |
Vụ KHTC, Vụ ĐT, Vụ NSNN, Vụ PC, Cục QLCS, Bộ KH&ĐT, Bộ Quốc phòng |
Quý III/2012 |
|
4.3 |
Quy hoạch trụ sở làm việc các đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước |
TCDTNN |
|
Quý I/2013 |
|
4.4 |
Quy hoạch điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, trung tâm nuôi dưỡng và huấn luyện chó nghiệp vụ. |
TCHQ |
Vụ KHTC, Vụ ĐT, Vụ NSNN, Vụ PC |
Quý III/2012 |
|
4.5 |
Quy hoạch trụ sở làm việc các đơn vị thuộc Ủy ban chứng khoán Nhà nước |
UBCKNN |
Quý IV/2012 |
|
|
4.6 |
Quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo và chăm sóc sức khỏe cán bộ, công chức ngành Tài chính. |
Vụ KHTC |
|
Quý I/2013 |
|
5 |
Triển khai, hoàn thành các công trình trọng điểm |
|
|
|
|
5.1 |
Kho bạc Nhà nước: Các trụ sở Kho bạc Nhà nước; Hà Nội, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hà Đông, Hòa Bình, Hải Phòng, Đắk Lắk... |
KBNN |
Vụ KHTC, Vụ ĐT |
2012-2014 |
|
5.2 |
Tổng cục Thuế: Trụ sở Tổng cục Thuế, Cục Thuế thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng... |
TCT |
Vụ KHTC, Vụ ĐT |
2012-2014 |
|
5.3 |
Tổng cục Hải quan Trụ sở các Cục Hải quan: Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Quảng Ngãi... Triển khai đầu tư trụ sở Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh theo hình thức BT sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 08 điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung Trường Hải quan Việt Nam: Các hạng mục chính |
TCHQ |
Vụ KHTC, Vụ ĐT |
2012-2015 2012-2015
2012-2015 |
|
5.4 |
Tổng cục Dự trữ Nhà nước |
TCDTNN |
Vụ KHTC, Vụ ĐT |
|
|
|
Đưa vào sử dụng đồng bộ thiết bị bảo quản đối với 2 kho Mông Hóa, Hòa Khương; đánh giá, rút kinh nghiệm, quyết định phương án triển khai tại các kho tiếp theo. 02 dự án trụ sở Cục Dự trữ Nhà nước khu vực 16 kho dự trữ tuyến 1, 23 kho dự trữ tuyến 2 |
|
|
2012 2012-2013 2013-2015 |
|
5.5 |
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trụ sở Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. |
UBCKNN |
Vụ KHTC, Vụ ĐT |
2014-2015 |
|
5.6 |
Học viện Tài chính: Dự án hạ tầng kỹ thuật khu đô thị đại học: Công tác đền bù giải phóng mặt bằng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật Dự án mở rộng Học viện Tài chính tại khu đô thị đại học: Các hạng mục chính Dự án cải tạo sửa chữa khu Đông Ngạc, Từ Liêm - Hà Nội |
Học viện Tài chính |
Vụ KHTC, Vụ ĐT |
2011-2013 2012-2015 2012-2015 |
|
5.7 |
Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan và trường Đại học Tài chính - Marketing: Đầu tư xây dựng trường tại khu đất 35 ha (phường Long Phước - Quận 9); Công tác đền bù giải phóng mặt bằng và giai đoạn 1: Một số hạng mục chính là nhà hiệu bộ, lớp học, giảng đường |
Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan và trường Đại học Tài chính - Marketing |
Vụ KHTC, Vụ ĐT |
2011 - 2015 |
|
5.8 |
Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh: Dự án mở rộng trường, ổn định cơ sở vật chất, đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô đào tạo được duyệt. |
Vụ KHTC |
Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh, Vụ ĐT |
2011-2015 |
|
5.9 |
Trường Đại học Tài chính Kế toán: Giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán; xây dựng hoàn thành giảng đường, nhà hiệu bộ, lớp học đủ điều kiện giảng dạy, học tập theo quy mô đào tạo được duyệt |
Trường Đại học Tài chính kế toán, Vụ DT |
2011-2015 |
|
|
5.10 |
Trường Đại học Tài chính - Marketing: Dự án đầu tư tại 2/4 Trần Xuân Soạn. |
Trường Đại học Tài chính - Marketing |
Vụ KHTC, Vụ ĐT |
2011-2014 |
|
5.11 |
Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính tại thành phố Hồ Chí Minh: Đền bù giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán; giai đoạn 1 gồm các hạng mục: Nhà lớp học, giảng đường, nhà hiệu bộ |
KBNN |
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Vụ KHTC, Vụ ĐT |
2013-2015 |
|
5.12 |
Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính tại Hưng Yên: Đền bù giải phóng mặt bằng, lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán, xây dựng hoàn thành giai đoạn 1 gồm các hạng mục; Nhà lớp học, giảng đường, nhà hiệu bộ. |
Vụ KHTC |
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, Vụ ĐT |
2013-2015 |
|
5.12 |
Trung tâm dịch vụ Tài chính tại Láng - Hòa Lạc |
Vụ KHTC |
Cục TH, Vụ ĐT |
2012-2014 |
|
5.13 |
Xây dựng mở rộng Trụ sở cơ quan Bộ tại số 7, số 8 Phan Huy Chú, Hà Nội |
Vụ KHTC |
|||
5.14 |
Xây dựng nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức cơ quan Bộ. |
Vụ KHTC |
Các đơn vị thuộc Bộ |
2013-2015 |
|
TÌNH
HÌNH BỐ TRÍ KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2396/QĐ-BTC ngày
26/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Đơn vị: Triệu đồng
STT |
Nội dung chi |
Tổng cộng giai đoạn 2011-2015 |
TCT |
TCHQ |
KBNN |
TCDTNN |
Ghi chú |
||||||||
Cộng |
NSNN |
Khác |
Cộng |
NSNN |
Khác |
Cộng |
NSNN |
Khác |
Cộng |
NSNN |
Khác |
||||
|
Tổng cộng |
108.034.231 |
54.302.210 |
54.302.210 |
0 |
22.041.000 |
22.041.000 |
0 |
19.245.700 |
4.342.883 |
14.902.817 |
8.136.860 |
8.136.860 |
0 |
|
1 |
Chi thanh toán cá nhân |
45.208.207 |
22.985.148 |
22.985.148 |
|
11.534.000 |
11.534.000 |
|
8.238.796 |
4.342.883 |
3.895.913 |
1.016.178 |
1 016.178 |
0 |
|
2 |
Chi quản lý hành chính |
13.589.693 |
6.959.819 |
6.959.819 |
|
1.711.000 |
1.711.000 |
|
3.950.484 |
0 |
3.950.484 |
307.332 |
307.332 |
0 |
|
3 |
Chi nghiệp vụ đặc thù |
10.774.925 |
5.673.963 |
5.673.963 |
|
1.489.000 |
1.489.000 |
|
1.297.331 |
0 |
1.297.331 |
1.756.903 |
1.756.903 |
0 |
|
4 |
Chi mua sắm tài sản HĐH |
23.833.335 |
13.240.728 |
13.240.728 |
0 |
5.220.000 |
5.220.000 |
0 |
3.588.090 |
0 |
3.588.090 |
805.788 |
805.788 |
0 |
|
|
- Công nghệ thông tin |
17.553.494 |
8.676.661 |
8.676.661 |
|
5.220.000 |
5.220.000 |
|
2.807.090 |
0 |
2.807.090 |
0 |
0 |
0 |
|
|
- Tài sản đặc thù |
395.380 |
0 |
|
|
0 |
|
|
390.000 |
0 |
390.000 |
0 |
0 |
0 |
|
|
- Thiết bị khác |
5.884.461 |
4.564.067 |
4.564.067 |
|
0 |
|
|
391.000 |
0 |
391.000 |
805.788 |
805.788 |
0 |
|
5 |
Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng |
14.628.071 |
5.442.552 |
5.442.552 |
0 |
2.087.000 |
2.087.000 |
0 |
2.171.000 |
0 |
2.171.000 |
4.250.659 |
4.250.659 |
0 |
|
|
- Sửa chữa lớn |
1.912.932 |
1.103.000 |
1.103.000 |
|
0 |
|
|
451.000 |
0 |
451.000 |
266.071 |
266.071 |
0 |
|
|
- Đầu tư công trình |
12.715.139 |
4.339.552 |
4.339.552 |
|
2.087.000 |
2.087.000 |
|
1.720.000 |
0 |
1.720.000 |
3.984.588 |
3.984.588 |
0 |
|
NHU
CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2396/QĐ-BTC ngày
26/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Đơn vị: Triệu đồng
|
Đơn vị |
Số công trình, dự án đầu tư |
Số công trình, dự án hoàn thành |
Nhu cầu vốn |
Ghi chú |
|
TỔNG CỘNG |
827 |
757 |
24.987.593 |
|
|
XDM |
529 |
498 |
19.048.593 |
|
|
CTMR |
298 |
259 |
5.939.000 |
|
I |
Tổng cục Thuế: |
223 |
230 |
7.383.000 |
|
|
XDM |
130 |
143 |
5.829.000 |
|
|
CTMR |
93 |
87 |
1.554.000 |
|
II |
Kho bạc nhà nước: |
270 |
219 |
3.040.000 |
|
|
XDM |
155 |
133 |
2.437.000 |
|
|
CTMR |
115 |
86 |
603.000 |
|
III |
Tổng cục Dự trữ nhà nước: |
61 |
54 |
3.560.780 |
|
1 |
Nhà Văn phòng (XDM) |
15 |
15 |
45.000 |
|
2 |
Kho tàng |
46 |
39 |
3.515.780 |
|
- |
XDM |
43 |
39 |
3.242.780 |
|
- |
CTMR |
3 |
|
273.000 |
|
IV |
Tổng cục Hải quan: |
260 |
241 |
5.342.000 |
|
1 |
Trụ sở |
236 |
233 |
4.252.000 |
|
- |
XDM |
154 |
152 |
3.493.000 |
|
- |
CTMR |
82 |
81 |
759.000 |
|
2 |
Bãi kiểm tra hàng hóa (Xây dựng mới) |
24 |
8 |
1.090.000 |
|
V |
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước |
3 |
3 |
1.800.000 |
|
|
Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước |
1 |
1 |
1.000.000 |
|
1 |
Trung tâm GDCK Hà Nội |
1 |
1 |
200.000 |
Vay AFD |
2 |
Trung tâm GDCK TP. HCM |
1 |
1 |
600.000 |
Vay ADB |
VI |
Khối Đào tạo |
10 |
10 |
3.861.813 |
|
|
Xây dựng mới |
6 |
6 |
2.111.813 |
|
1 |
Học viện Tài chính (DA hạ tầng kỹ thuật khu đô thị đại học khu vực HVTC) |
1 |
1 |
150.000 |
|
2 |
Trường Đại học Tài chính Marketing (DA ký túc xá lại 2/4 Trần Xuân Soạn) |
1 |
1 |
261.813 |
|
3 |
Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan tại quận 9 TP.HCM |
1 |
1 |
400.000 |
|
4 |
Trường Đại học Tài chính Marketing quận 9 TP.HCM |
1 |
1 |
450.000 |
|
5 |
Dự án mở rộng Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính tại Văn Lâm - Hưng Yên |
1 |
1 |
350.000 |
|
6 |
TT Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính phía nam |
1 |
1 |
500.000 |
|
|
Cải tạo mở rộng |
4 |
4 |
1.750.000 |
|
1 |
Trường Cao đẳng Tài chính Hải quan (DA cải tạo tại 778 Nguyễn Kiệm - HCM) |
1 |
1 |
150.000 |
|
2 |
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường Đại học Tài chính – Kế toán |
1 |
1 |
300.000 |
|
3 |
Dự án mở rộng Học viện Tài chính tại khu đô thị Đại học |
1 |
1 |
800.000 |
|
4 |
Dự án mở rộng Trường Cao đẳng Tài chính Quản trị kinh doanh |
1 |
1 |
500.000 |
|
Quyết định 2396/QĐ-BTC năm 2012 về Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 2396/QĐ-BTC |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Sỹ Danh |
Ngày ban hành: | 26/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2396/QĐ-BTC năm 2012 về Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video