THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 231/2006/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ ban hành
Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia.
Điều 2. Bộ Tài chính thông qua hệ thống chỉ tiêu đã ban hành có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá và giám sát tình trạng nợ nước ngoài; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị sử dụng các nguồn vốn vay nước ngoài có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc cung cấp thông tin liên quan, tính toán các chỉ tiêu đánh giá, giám sát nợ nước ngoài và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong việc tuân thủ các quy định của Quy chế này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2006 |
QUY CHẾ
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ,GIÁM SÁT TÌNH TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 231/2006/QĐ-TTgngày 16 tháng 10 năm 2006
của Thủ tướng Chính phủ)
Quy chế này áp dụng đối với việc xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu chung về nợ nước ngoài của quốc gia, các ngưỡng an toàn nợ, hạn mức vay nợ, trách nhiệm của cơ quan chủ trì và các cơ quan có liên quan trong việc đánh giá tình trạng nợ nước ngoài, nhằm xây dựng và (hoặc) điều chỉnh chiến lược, chính sách vay nợ của Chính phủ cho phù hợp, đảm bảo an toàn nợ quốc gia.
1. Các từ ngữ sử dụng trong Quy chế này có cùng ý nghĩa như đã được giải thích tại Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài (sau đây gọi là Nghị định số 134/2005/NĐ-CP). Các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. "Hệ thống chỉ tiêu nợ nước ngoài" bao gồm những chỉ số tổng hợp phản ánh mức độ nợ của một nền kinh tế, khả năng thanh toán của một quốc gia đối với các chủ nợ nước ngoài trong quan hệ so sánh với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.
3. "Đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài" là việc Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước liên quan thông qua hệ thống chỉ tiêu nợ nước ngoài thực hiện theo dõi, đánh giá thường xuyên tình trạng nợ nước ngoài, phân tích danh mục nợ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu mất cân đối trong thanh toán quốc tế của nền kinh tế, các khó khăn tài chính trong việc trả nợ nước ngoài của khu vực công và tư nhân, quản lý tốt rủi ro nhằm điều chỉnh chính sách vay nợ và danh mục nợ phù hợp, kịp thời, đảm bảo bền vững nợ theo các ngưỡng an toàn và an ninh tài chính quốc gia.
4. "Cơ quan chủ trì đánh giá, giám sát nợ" là Bộ Tài chính.
5. "Cơ quan phối hợp thực hiện việc đánh giá, giám sát" là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Thương mại; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ.
6. "Tổng số nợ nước ngoài" là nợ nước ngoài của quốc gia được quy định tại khoản 8, Điều 2 Chương I Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP.
7. "Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài (PV FD)" là tổng các nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) trong tương lai của tổng số nợ nước ngoài hiện có được quy về thời điểm hiện tại bằng phương pháp chiết khấu theo lãi suất thị trường.
8. "Tổng sản phẩm trong nước (GDP)" là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, được tính theo giá thực tế, theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố.
9. "Dự trữ ngoại hối nhà nước (FR)" là tài sản bằng ngoại hối thể hiện trong bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo số liệu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố theo quy định của pháp luật hiện hành.
10. "Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trong kỳ (EX)" là giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trong kỳ giám sát do Tổng cục Thống kê công bố.
11. "Nghĩa vụ trả nợ hàng năm (DS)" là tổng nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi của nợ nước ngoài trong năm, theo số liệu do Bộ Tài chính công bố.
12. "Nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Chính phủ (DS GD)" là tổng nghĩa vụ trả gốc và lãi đối với các khoản nợ (bao gồm cả nợ trong nước và nợ nước ngoài) của Chính phủ trong năm theo số liệu do Bộ Tài chính công bố.
Điều 3. Mục tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài
1. Theo dõi thường xuyên tình hình nợ nước ngoài nhằm xác định sớm các rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục nợ quốc gia và những tồn tại liên quan trong công tác quản lý nợ (nếu có) nói riêng và trong tương quan với môi trường kinh tế trong và ngoài nước nói chung.
2. Giúp cơ quan chủ trì giám sát nợ đề xuất với Chính phủ các biện pháp xây dựng và duy trì một danh mục nợ hợp lý, điều chỉnh danh mục nợ kịp thời khi cần thiết, đảm bảo duy trì bền vững nợ của quốc gia về mặt trung - dài hạn; đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ; tối ưu hoá các phương án huy động vốn và giảm thiểu rủi ro và chi phí cho ngân sách nhà nước và cả nền kinh tế nói chung.
3. Làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, chiến lược nợ, chiến lược huy động vốn; xây dựng kế hoạch vay, trả nợ hàng năm với chi phí thấp nhất và quản lý tốt rủi ro; phù hợp với các định hướng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
4. Giúp các tổ chức, đơn vị sử dụng vốn vay nước ngoài tự theo dõi quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình, nhận biết được những trường hợp bất thường để sớm có giải pháp khắc phục, phát triển.
5. Tăng cường minh bạch tài chính, tăng cường quản lý các nghĩa vụ dự phòng.
6. Nâng cao hiệu quả công tác phân tích, dự báo tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
Điều 4. Nguyên tắc đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài
1. Việc đánh giá, giám sát được thực hiện liên tục, thường xuyên.
2. Việc đánh giá, giám sát nợ nước ngoài phải kết hợp với đánh giá, giám sát nợ trong nước của Chính phủ và giám sát các nghĩa vụ nợ dự phòng.
3. Đảm bảo các quy định, hướng dẫn phải được tuân thủ, các kiến nghị đề xuất phải kịp thời, cụ thể và có tính khả thi.
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NỢ NƯỚC NGOÀI
Điều 5. Nhóm chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia
Nhóm chỉ tiêu này gồm các chỉ tiêu chính được đánh giá, giám sát theo ngưỡng an toàn nợ, và các chỉ tiêu phụ trợ không đánh giá, giám sát theo ngưỡng an toàn nợ nhưng phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia.
1. Các chỉ tiêu chính được đánh giá, giám sát theo ngưỡng an toàn nợ:
a) Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với GDP (PV FD/GDP):
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ nước ngoài của một quốc gia so với nguồn lực của quốc gia đó và được tính tại thời điểm cuối mỗi năm.
b) Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (PV FD/EX ):
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bền vững về nợ nước ngoài thể hiện qua khả năng chi trả các khoản nợ nước ngoài hiện tại và trong tương lai từ nguồn thu xuất khẩu của quốc gia mà không cần đến các biện pháp giảm nợ, hoãn nợ.
c) Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài so với thu ngân sách nhà nước (PV FD/GR):
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chi trả các khoản nợ nước ngoài hiện tại và trong tương lai từ nguồn ngân sách của Chính phủ. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng trong điều kiện năng lực thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ hạn chế.
d) Nghĩa vụ trả nợ hàng năm so với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (DS/EX):
Chỉ tiêu này phản ánh tỉ lệ phần thu từ xuất khẩu của quốc gia phải trích ra để trả nợ cho nước ngoài.
đ) Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài hàng năm so với thu ngân sách nhà nước (DS/GR):
Chỉ tiêu này phản ánh gánh nặng trả nợ hiện tại so với nguồn thu của Chính phủ. Chỉ tiêu này đặc biệt quan trọng trong trường hợp nợ nước ngoài của Chính phủ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ nước ngoài của quốc gia.
e) Dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng số nợ nước ngoài ngắn hạn (FR/STD):
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước để trả các khoản nợ nước ngoài ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong điều kiện quốc gia không tiếp cận được hoặc tiếp cận hạn chế đối với thị trường vốn quốc tế.
2. Các chỉ tiêu phụ trợ không đánh giá, giám sát theo ngưỡng an toàn nợ nhưng phục vụ công tác phân tích, đánh giá tình trạng nợ:
a) Tổng nợ nước ngoài, cơ cấu nợ nước ngoài theo các điều kiện chính: nợ nước ngoài phân theo nhóm chủ nợ, theo điều kiện vay (ưu đãi và không ưu đãi), theo đồng tiền vay, theo kỳ hạn nợ (ngắn hạn và trung - dài hạn), nợ quá hạn (nếu có) và số vay nợ, trả nợ trong năm. Các chỉ tiêu này nêu lên hiện trạng nợ của quốc gia, phục vụ cho công việc đánh giá danh mục nợ nước ngoài tại một thời điểm;
b) Lãi suất vay bình quân của các khoản vay nước ngoài: là lãi suất vay được tính trên cơ sở bình quân gia quyền của các khoản vay với điều kiện vay khác nhau, theo số liệu do Bộ Tài chính công bố. Đây là chỉ số hữu ích để so sánh với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hoặc tăng trưởng GDP của quốc gia;
c) Kỳ hạn vay bình quân của các khoản vay nước ngoài: là kỳ hạn vay được tính trên cơ sở bình quân gia quyền của các khoản vay với kỳ hạn khác nhau. Đây là chỉ số hữu ích, đặc biệt đối với các khoản vay không phải là vay Chính phủ, để theo dõi các khoản vay sắp đến kỳ trả hoặc cân nhắc sự cần thiết của các biện pháp cơ cấu lại nợ (gia hạn nợ) nhằm hạn chế rủi ro đối với nền kinh tế.
Điều 6. Nhóm chỉ tiêu nợ nước ngoài của Chính phủ và của khu vực công
1. Vay nước ngoài bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động các nguồn vay nước ngoài để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hàng năm của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển khi mà nhu cầu đầu tư cần phải đẩy mạnh trong khi đó mức độ tiết kiệm dành cho đầu tư có hạn. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ % so với GDP.
2. Giá trị hiện tại của nợ nước ngoài của khu vực công so với GDP (PV PD/GDP).
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ nước ngoài của khu vực công so với nguồn lực của quốc gia, và được tính tại thời điểm cuối mỗi năm.
3. Nghĩa vụ trả nợ hàng năm của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (DS GD/GR).
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực chi trả của Chính phủ đối với các nghĩa vụ nợ hiện tại (kể cả các nghĩa vụ nợ trong nước) của Chính phủ.
4. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước (DSExt/GR).
Chỉ số này thể hiện năng lực hoàn trả của Chính phủ đối với các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ.
5. Nghĩa vụ nợ dự phòng so với thu ngân sách nhà nước.
Nghĩa vụ nợ dự phòng là số dư tại từng thời điểm của toàn bộ các khoản gốc, lãi và phí phải trả đối với các khoản vay của Chính phủ về cho vay lại và các khoản vay do Chính phủ bảo lãnh. Chỉ số này chính là rủi ro không có khả năng hoàn trả của các đối tác vay lại và các đối tác được bảo lãnh mà ngân sách nhà nước có thể phải gánh chịu để thực hiện nghĩa vụ đã cam kết với Bên cho vay nước ngoài. Việc tính toán chỉ số này không chỉ là xem xét giá trị danh nghĩa của các nghĩa vụ nợ dự phòng, mà cần kết hợp đánh giá mức độ rủi ro của các nghĩa vụ nợ này. Mức độ này càng lớn thì rủi ro cho vay lại và bảo lãnh càng cao.
Điều 7. Nhóm chỉ tiêu nợ nước ngoài của doanh nghiệp
Nhóm chỉ tiêu nợ nước ngoài của doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu sau:
1. Nợ ngắn hạn/tổng nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
2. Nợ đến hạn trong kỳ/tổng nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
3. Dư nợ quá hạn cuối kỳ/tổng nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
CÁC NGƯỠNG AN TOÀN NỢ VÀ HẠN MỨC VAY NỢ
1. Căn cứ mức độ nợ của quốc gia, tình trạng nợ của khu vực công và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về các ngưỡng an toàn đối với các chỉ tiêu nợ nước ngoài trong từng thời kỳ, đảm bảo bền vững nợ nước ngoài của quốc gia.
2. Các ngưỡng an toàn nợ nước ngoài của quốc gia cho giai đoạn 2007 - 2010 được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy chế này.
Điều 9. Các hạn mức vay thương mại nước ngoài
1. Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, nhu cầu huy động vốn cho nền kinh tế và hiện trạng nợ của quốc gia, nhằm đạt được mức độ an toàn nợ theo các ngưỡng an toàn về nợ nước ngoài như quy định tại Điều 8 Quy chế này, hàng năm Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp và xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia như một bộ phận của kế hoạch hàng năm về vay và trả nợ nước ngoài, bao gồm:
a) Hạn mức vay thương mại ngắn hạn của cả nền kinh tế;
b) Hạn mức vay thương mại trung - dài hạn hàng năm của Chính phủ;
c) Hạn mức vay thương mại hàng năm của doanh nghiệp khu vực công;
d) Dự báo mức vay nước ngoài của khu vực tư nhân.
2. Các hạn mức được xây dựng theo nguyên tắc sau:
a) Hạn mức vay thương mại ngắn hạn của cả nền kinh tế: do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng và gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ, căn cứ tình trạng dự trữ ngoại hối nhà nước, tổng lượng tiền cung ứng (M2), tỉ lệ vốn ngoại tệ có thể rút ra khỏi nền kinh tế trong tổng M2 khi khủng hoảng tài chính, tiền tệ xảy ra và xác suất rủi ro xảy ra khủng hoảng tài chính, tiền tệ dẫn đến sự rút vốn của các nhà đầu tư và (hoặc) chủ nợ;
b) Hạn mức vay thương mại trung - dài hạn của Chính phủ: do Bộ Tài chính chủ trì xây dựng. Hạn mức này được xác định trên cơ sở đảm bảo ngưỡng an toàn nợ, cân nhắc các yếu tố: tốc độ tăng trưởng năm kế hoạch; lãi suất vay thương mại bình quân; nhu cầu vay vốn thương mại của Chính phủ để đầu tư cho khu vực công; khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước;
c) Hạn mức vay thương mại hàng năm của doanh nghiệp khu vực công: do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và được Bộ Tài chính tổng hợp trong kế hoạch hàng năm về vay, trả nợ nước ngoài. Hạn mức này được xây dựng từng năm căn cứ ngưỡng an toàn nợ của khu vực công; tình hình nợ trong nước của khu vực công; nhu cầu và khả năng vay thương mại trực tiếp của các doanh nghiệp (có hoặc không có bảo lãnh của Chính phủ);
d) Dự báo mức vay nước ngoài của khu vực tư nhân: gồm vay ngắn hạn và vay trung - dài hạn của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xây dựng và gửi cho Bộ Tài chính để tổng hợp vào hạn mức vay nợ nước ngoài của quốc gia.
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ, GIÁM SÁT TÌNH TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Hướng dẫn cụ thể cách tính toán các chỉ tiêu nợ nước ngoài như nêu tại các Điều 5 và 6 Quy chế này.
2. Thu thập, tổng hợp số liệu, thông tin từ các nguồn; hàng năm báo cáo Chính phủ và Quốc hội tình hình nợ nước ngoài theo các chỉ tiêu nợ nước ngoài.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan khác liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các ngưỡng an toàn về nợ nước ngoài trong từng thời kỳ, để đưa vào Chiến lược nợ và Chương trình quản lý nợ trung hạn.
4. Hàng năm tiến hành phân tích Danh mục nợ quốc gia và Danh mục nợ Chính phủ theo các chỉ tiêu nợ nước ngoài; so sánh với các ngưỡng an toàn về nợ nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành và báo cáo Chính phủ trong quý I năm sau.
5. Hai năm một lần tiến hành phân tích bền vững nợ; kiến nghị các biện pháp điều chỉnh Chính sách vay nợ nước ngoài trung và dài hạn, đảm bảo an toàn nợ, báo cáo Chính phủ trước cuối tháng 6 năm sau.
6. Hàng năm chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và điều hành các hạn mức vay thương mại nước ngoài như nêu tại Điều 9 Quy chế này, đảm bảo an toàn nợ; cung cấp thông tin liên quan cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng các hạn mức vay thương mại quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Quy chế này.
7. Định kỳ hàng năm và trong trường hợp có biến động đột xuất về tình trạng nợ nước ngoài, chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan đề xuất các biện pháp cần thiết để điều chỉnh chính sách vay nợ và danh mục nợ nước ngoài, đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong giới hạn an toàn; giảm thiểu rủi ro và chi phí cho ngân sách nhà nước và nền kinh tế nói chung.
8. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan khác liên quan tiến hành các đợt điều tra tình hình nợ nước ngoài của doanh nghiệp theo định kỳ, hoặc đột xuất khi cần thiết.
9. Cung cấp cho các cơ quan liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) các chỉ tiêu nợ nước ngoài sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
10. Công bố theo quy chế cung cấp thông tin các chỉ tiêu nợ nước ngoài tổng hợp.
Điều 11. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Định kỳ cung cấp cho Bộ Tài chính các số liệu, thông tin theo nội dung và tần suất nêu tại Phụ lục II Quy chế này.
2. Chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ (thông qua Bộ Tài chính) phê duyệt các hạn mức vay ngắn hạn của cả nền kinh tế; hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp khu vực công như quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều 9 Quy chế này.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều hành hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp và tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục hoạt động vay nước ngoài của doanh nghiệp trên cơ sở thu thập báo cáo từ hệ thống ngân hàng thương mại và hệ thống chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Định kỳ 6 tháng đánh giá các chỉ tiêu nợ doanh nghiệp như quy định tại Điều 7 Quy chế này, thông báo cho Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các ngân hàng thương mại thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin để thực hiện việc đánh giá, giám sát nợ theo Quy chế này.
7. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan khác liên quan tiến hành các đợt điều tra tình hình nợ nước ngoài của doanh nghiệp theo định kỳ, hoặc đột xuất khi cần thiết.
Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Định kỳ cung cấp cho Bộ Tài chính các số liệu, thông tin liên quan theo nội dung và tần suất nêu tại Phụ lục III Quy chế này.
2. Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng ngưỡng an toàn nợ để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ.
3. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục hoạt động vay và sử dụng vốn vay nước ngoài của các chủ thể có hoạt động vay và sử dụng vốn vay nước ngoài.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan khác liên quan
1. Các cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Bộ Thương mại và các cơ quan khác liên quan phối hợp cung cấp định kỳ các thông tin, số liệu cho Bộ Tài chính như nêu tại Phụ lục III Quy chế này, hoặc thông tin, số liệu khác do Bộ Tài chính đề nghị căn cứ yêu cầu của công tác phân tích, đánh giá tình trạng nợ nước ngoài.
2. Các thông tin, số liệu cung cấp cần đầy đủ, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền. Cơ quan cung cấp thông tin chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nội dung các thông tin, số liệu cung cấp cho cơ quan chủ trì đánh giá, giám sát nợ.
Điều 14. Trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có hoạt động vay nợ nước ngoài tuân thủ đầy đủ các quy định của Quy chế quản lý vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, các quy định về đăng ký khoản vay; thực hiện chế độ báo cáo tình hình nợ nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định hiện hành; chủ động tổ chức quản lý nợ, quản lý rủi ro; góp phần ổn định kinh tế chung; tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nợ tìm hiểu thông tin, hiện trạng nợ của doanh nghiệp khi cần thiết.
2. Các ngân hàng thương mại thực hiện việc báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính theo Quy chế này và các quy định pháp luật khác hiện hành.
3. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các thông tin, số liệu cung cấp cho các cơ quan liên quan để đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quy chế này và phản ánh kịp thời những vướng mắc (nếu có) cho Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
|
No: 231/2006/QD-TTg |
|
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on
Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005,
promulgating the Regulation on management of foreign loans and payment of
foreign debts;
At the proposal of the Finance Minister,
DECIDES:
Ministries, ministerial-level agencies, provincial/municipal People's Committees and units using foreign loans shall closely coordinate with the Finance Ministry in supplying relevant information, calculating indicators for assessment and supervision of foreign debts, and directing their attached units to comply with the provisions of this Regulation.
...
...
...
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.
PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
...
...
...
This Regulation applies to the formulation and management of the system of general indicators on national foreign debts, debt safety thresholds, borrowing limits, responsibilities of the prime agency and concerned agencies in assessing the foreign debt status, in order to formulate and (or) adjust appropriate strategies and policies on government loans and ensure the national debt safety.
Article 2.- Interpretation of terms
1. Terms and expressions referred to in this Regulation have the same meanings as those in the Government's Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, promulgating the Regulation on management of foreign loans and payment of foreign debts (referred to as Decree No. 134/2005/ND-CP). The terms and expressions below are construed as follows:
2. System of foreign debt indicators consists of general indexes reflecting the debt level of an economy, the capability of a nation to pay debts to foreign creditors in comparative relations to macroeconomic indicators.
3. Assessment and supervision of the foreign debt status mean the constant assessment and supervision of the foreign debt status, or the analysis of the list of debts by the Government and the concerned state management agencies on the basis of the system of foreign debt indicators in order to promptly detect signs of the economy's international payment imbalance or the public and private sectors' financial difficulties in payment of foreign debts, well control risks so as to properly and promptly adjust the borrowing policy and the list of debts, thus ensuring the debt sustainability within the safety thresholds and the national financial security.
4. Agency assuming the prime responsibility for assessment and supervision of debts means the Finance Ministry.
5. Coordinative agencies for the assessment and supervision means the State Bank of Vietnam, the Planning and Investment Ministry, the General Office of Statistics, the Trade Ministry, and other ministries, ministerial-level agencies and provincial/municipal People's Committees that use government foreign loans.
6. Total foreign debts means national foreign debts defined in Clause 8, Article 2, Chapter I of the Regulation on management of foreign loans and payment of foreign debts, promulgated together with Decree No. 134/2005/ND-CP.
7. Present value of foreign debts (PV FD) means total future liabilities to pay debts (principals and interests) of total existing foreign debts calculated at the present time by the method of discount at market interest rates.
...
...
...
9. The state foreign reserves (FR) means
property in foreign exchange reflected in the monetary balance sheet of the
State Bank of
10. Export value of goods and services in period (EX) means the value of goods and services exported in the supervised period, shown in figures announced by the General Office of Statistics.
11. Annual debt service (DS) means the total liability to pay foreign debt principals and interests in a year, shown in figures announced by the Finance Ministry.
12. Annual debt service for government debts (DS GD) means the total liability to pay principals and interests of government debts (including both domestic and foreign debts) in a year, shown in figures announced by the Finance Ministry.
Article 3.- Objectives of assessment and supervision of the foreign debt status
1. To constantly oversee the situation of foreign debts in order to early identify latent risks in the list of national debts and relevant problems in the debt management (if any) in particular and in the correlation with domestic and overseas economic environments in general.
2. To help the agency responsible for debt supervision propose to the Government measures to draw up and maintain a reasonable list of debts, promptly adjust the list of debts when necessary and maintain the sustainability of national debts in medium-long terms; ensure the financial and monetary security; optimize capital mobilization plans and minimize risks and expenditures for the state budget and the whole economy.
3. To serve as a basis for the formulation of debt policies and strategies and capital mobilization strategies; work out annual borrowing and debt payment plans with the lowest costs, and well control risks; ensure the compliance with the State's socio-economic development orientations and policies.
4. To help organizations and units using foreign loans monitor their own investment, production or business activities, and become aware of abnormal circumstances so as to devise as soon as possible remedies and to develop.
...
...
...
6. To raise the efficiency of financial analysis and forecast, contributing to improving the effectiveness of management and formulation of macro-economic policies in a given period.
Article 4.- Principles for assessment and supervision of the foreign debt status
1. The assessment and supervision must be conducted in a constant and regular manner.
2. The assessment and supervision of foreign debts must be associated with the assessment and supervision of the Government's domestic debts and the supervision of reserve liabilities.
3. The compliance with regulations and guidance must be ensured; proposals and petitions must be timely, specific and feasible.
THE SYSTEM OF FOREIGN DEBT INDICATORS
Article 5.- Group of indicators of national foreign debts
This group consists of major indicators assessed and supervised according to the debt safety threshold and support indicators not assessed and supervised according to the debt safety threshold but used in service of the analysis and assessment of the national foreign debt status.
...
...
...
a/ Present value of foreign debts against GDP (PV FD/GDP);
This indicator reflects a nation's foreign debt level compared with its resources and is calculated at the year-end.
b/ Present value of foreign debts against export value of goods and services (PV FD/EX):
This indicator reflects the sustainability of foreign debts shown in a nation's capability to make present and future payment of foreign debts with its export revenues without resorting to debt relief or rescheduling.
c/ Present value of foreign debts against gross revenues (PV FD/GR):
This indicator reflects the capability to pay foreign debts at present and in the future with the Government's budget sources. This indicator is particularly important on the condition that revenues from the export of goods and services are limited.
d/ Debt service against export value of goods and services (DS/EX):
This indicator reflects the ratio of revenues from national exports which must be set aside for payment of foreign debts.
e/ Debt service against gross revenues (DS/GR):
...
...
...
f/ The state foreign reserves against total short-term foreign debts (FR/STD):
This indicator reflects the capability of the state foreign exchange reserves to be used for payment of short-term foreign debts. This is an important indicator on the condition that the nation is unable to access or has a limited access to the international capital market.
2. Support indicators not assessed or supervised according to the debt safety threshold but used in service of the analysis and assessment of the debt status:
a/ Total foreign debts, structure of foreign debts under the following principal conditions: foreign debts classified according to groups of creditors, borrowing conditions (preferential or non-preferential), currencies of loans, terms of loans (short and medium-long terms), overdue debts (if any) and borrowed and repaid amounts in a year. These indicators show the present national debt status and serve the assessment of the list of foreign debts at a given time;
b/ Average interest rate of foreign loans means the loan interest rate calculated on the basis of the weighted average interest rate of loans with different borrowing conditions, and shown by figures announced by the Finance Ministry. This is a useful index for comparison with the nation's export growth rate or GDP growth rate;
c/ Average term of foreign loans means the loan term calculated on the basis of weighted average term of loans with different terms. This is a useful index, especially for loans other than government loans, for overseeing loans that are about mature or reckoning the necessity of measures to restructure debts (debt rescheduling) in order to limit risks for the economy.
Article 6.- Group of indicators of the government's and the public sector's foreign debts
1. Foreign loans for offsetting state budget deficits
This indicator reflects the capability to mobilize sources of foreign loans to offset annual state budget deficit of a nation, especially a developing nation, when investments need to be promoted while savings for investment are limited. This indicator is calculated in percentage (%) to GDP.
...
...
...
This indicator reflects the foreign debt level of the public sector compared with national resources, and is calculated at the year-end.
3. Debt service for government debts against gross revenues
This indicator reflects the Government's capability to pay its existing liabilities (including domestic liabilities).
4. Debt service for government foreign debts against gross revenues (DSExt/GR)
This indicator reflects the Government's capability to pay its foreign debts.
5. Reserve liabilities against gross revenues
A reserve liability means a balance at each given point of time of all principals, interests and fees payable for government-sublent loans and government-guaranteed loans. This indicator presents insurmountable risks incurred to sub-borrowing partners and guaranteed partners and may be borne by the state budget in performing obligations toward foreign lenders. The calculation of this indicator covers not only the consideration of the nominal value of reserve liabilities but also the assessment of these liabilities' risk level. The higher this level the greater risk of sub-loans and guarantees.
Article 7.- Group of indicators of enterprises' foreign debts
The group of indicators of enterprises' foreign debts consists of the following indicators:
...
...
...
2. Due debts in a period/total foreign debts of enterprises.
3. Period-end balance of overdue debts/total foreign debts of enterprises.
DEBT SAFETY THRESHOLDS AND BORROWING LIMITS
Article 8.- Debt safety thresholds
1. Based on the national debt level, the public sector's debt status and international practice, the Finance Ministry shall elaborate and propose to the Prime Minister for decision safety thresholds for foreign debt indicators in each period, ensuring the sustainability of national foreign debts.
2. Safety thresholds of national foreign debts for the 2007-2010 period are specified in Appendix I to this Regulation.
Article 9.- Limits of foreign commercial loans
1. Based on the socio-economic development strategy for each period, the demand for capital to be mobilized for the economy and the present status of national debts, aiming to attain a safe debt level according to safety thresholds of foreign debts defined in Article 8 of this Regulation, the Finance Ministry shall annually assume the prime responsibility for, and coordinate with the Planning and Investment Ministry and the State Bank of Vietnam in, synthesizing, formulating and submitting to the Prime Minister for approval total limits of national foreign commercial loans as part of annual plans on borrowing and repayment of foreign loans, including:
...
...
...
b/ Limit of annual medium- and long-term commercial loans of the Government;
c/ Limit of annual commercial loans of enterprises of the public sector;
d/ Projected level of foreign loans of the private sector.
2. Limits shall be formulated on the following principles:
a/ Limit of short-term commercial loans of the whole economy: The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility for formulating and proposing this limit to the Finance Ministry for synthesis and submission to the Prime Minister. The formulation of this limit is based on the state foreign reserve status, the total supplied money volume (M2), the foreign-currency capital proportion in total M2, which can be withdrawn from the economy upon occurrence of a financial or monetary crisis, and the probability of occurrence of such a financial or monetary crisis, leading to the capital withdrawal by investors and (or) creditors;
b/ Limit of annual medium- and long-term commercial loans of the Government: The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for formulating this limit. This limit is determined on the basis of ensuring the debt safety threshold and taking into account the following elements: growth rate in a plan year; average interest rate of commercial loans; the Government's demand for commercial loans for investment in the public sector; and the state budget's capability to pay debts;
c/ Limit of annual commercial loans of enterprises of the public sector: The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry in, formulating this limit before incorporation by the Finance Ministry in annual plans on borrowing and repayment of foreign loans. This limit is annually formulated on the basis of the public sector's debt safety threshold and domestic debt status, and enterprises' demand for and capability to directly borrow commercial loans (with or without government guarantees);
d/ Projected level of foreign loans of the
private sector: Foreign loans within this level include short-term and
medium/long-term loans of enterprises of the private sector. The State Bank of
...
...
...
Article 10.- Responsibilities of the Finance Ministry
1. To specifically guide the methods of calculating foreign debt indicators as defined in Articles 5 and 6 of this Regulation.
2. To collect and synthesize data and information from various sources; to report annually to the Government and the National Assembly on the situation of foreign debts according to foreign debt indicators.
3. To assume the prime responsibility for, and
coordinate with the Planning and Investment Ministry, the State Bank of
4. To annually analyze the list of national debts and the list of government debts according to the foreign debt indicators; and to compare them with the safety thresholds of foreign debts promulgated by the Prime Minister, and report them to the Government in the first quarter of the subsequent year.
5. To biennually analyze the sustainability of debts; to propose measures to adjust policies on medium- and long-term foreign borrowings, thus ensuring the debt safety, and report them to the Government before the end of June of the subsequent year.
6. To annually assume the prime responsibility for, and coordinate with the State Bank of Vietnam and the Planning and Investment Ministry in, formulating, synthesizing and submitting to the Prime Minister for approval and administration limits of foreign commercial loans defined in Article 9 of this Regulation, ensuring the debt safety; to supply relevant information to the State Bank of Vietnam for formulation of limits of commercial loans specified at Point c, Clause 2, Article 9 of this Regulation.
7. To assume, on an annual basis or upon occurrence of an unexpected fluctuation in the foreign debt status, the prime responsibility for, and coordinate with the Planning and Investment Ministry and the concerned agencies in, proposing necessary measures to adjust the borrowing policy and the list of foreign debts; to keep debt indicators within safety limits; to minimize risks and costs for the state budget and the whole economy.
8. To coordinate with the State Bank of
...
...
...
10. To make public general foreign debt indicators according to the regulation on information supply.
Article 11.-
Responsibilities of the State Bank of
1. To periodically supply to the Finance Ministry figures and information with contents and in a frequency specified in Appendix II to this Regulation.
2. To assume the prime responsibility for formulating and submitting to the Prime Minister (through the Finance Ministry) for approval limits of short-term loans of the whole economy; and limits of foreign commercial loans of enterprises of the public sector as defined at Points a and c, Clause 2, Article 9 of this Regulation.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry in, administering the limit of annual foreign commercial loans of enterprises and organizations already approved by the Prime Minister.
4. To conduct constant and regular supervision of enterprises' foreign borrowing activities on the basis of reports from the system of commercial banks and the system of its branches in provinces and centrally run cities.
5. To biannually assess debt indicators of enterprises according to the provisions of Article 7 of this Regulation, then notify them to the Finance Ministry for subsequent reporting to the Prime Minister.
6. To guide its attached units and commercial banks in reporting and supplying information in service of debt assessment and supervision under this Regulation.
7. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Finance Ministry and other concerned agencies in, conducting periodical or extraordinary investigations, when necessary, into the foreign debt status of enterprises.
...
...
...
1. To periodically supply to the Finance Ministry relevant figures and information with contents and in a frequency specified in Appendix III to this Regulation.
2. To coordinate with the Finance Ministry in studying, formulating and submitting the debt safety thresholds to the Prime Minister for promulgation in each period.
3. To coordinate with the State Bank of
Article 13.- Responsibilities of other concerned agencies
1. The Planning and Investment Ministry, the General Office of Statistics, the Trade Ministry and other concerned agencies shall coordinate with one another in periodically supplying information and figures to the Finance Ministry as specified in Appendix II to this Regulation, or other information and figures as requested by the Finance Ministry to satisfy requirements of the analysis and assessment of the foreign debt status.
2. Information and figures must be supplied in a sufficient, accurate and timely manner and according to competence. Information-supplying agencies are answerable to the Prime Minister for the contents of information and figures supplied to the agency responsible for debt assessment and supervision.
Article 14.- Responsibilities of enterprises and economic organizations
1. Enterprises and economic organizations that borrow foreign loans shall comply with the provisions of the Regulation on management of foreign loans and payment of foreign debts of the Government, regulations on registration of loans; observe the regime of reporting on foreign debts to the State Bank of Vietnam according to the current regulations; take initiative in organizing the management of debts and control of risks; contribute to stabilizing the common economy; and create conditions for agencies in charge of debt management to inquire into information on and actual situation of debts of enterprises when necessary.
2. Commercial banks shall report and supply information to the State Bank of Vietnam and the Finance Ministry according to this Regulation and other current provisions of law.
...
...
...
Article 15.- Implementation provisions
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall organize the implementation of this Regulation and promptly report problems (if any) to the Finance Ministry for subsequent reporting to the Prime Minister for decision on appropriate supplements and amendments.
SAFETY THRESHOLDS OF NATIONAL FOREIGN DEBTS FOR THE
2007-2010 PERIOD
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 231/2006/QD-TTg
of October 16, 2006)
Indicator
Correlation
Safety Threshold (%)
Present value of foreign debts against GDP (PV FD/GDP)
...
...
...
45
Present value of foreign debts against export value of goods and services (PV FD/EX) (On the condition that the export value of goods and services makes up for at most 20-25% of GDP. When the ratio of the export value of goods and services to the GDP is higher than that level, that ratio should be considered in a close relation with PV FD/GR ratio)
Not exceeding
200
Present value of foreign debts against gross revenues (PV FD/GR)
Not exceeding
200
Annual debt service against export value of goods and services (DS/EX)
Not exceeding
...
...
...
Annual debt service against gross revenues (DS/GR)
Not exceeding
30
Foreign reserves against total short-term foreign debts (FR/STD)
Not under
200
LIST OF INDICES SUPPLIED BY THE STATE BANK OF
VIETNAM TO THE FINANCE MINISTRY
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 231/2006/QD-TTg
of October 16, 2006)
...
...
...
Supply frequency
Delay
Actual figures
Projected figures
Short-term foreign debts (period-beginning balance and overdue debts; in-period withdrawn capital and paid debts; period-end balance and overdue debts – in USD)
Quarterly
Quarterly
1 month after reporting date
Medium/long-term debts of enterprises (new loans; period-beginning debit balance and overdue debts; in-period withdrawn capital, paid debt principals and interests, and overdue debts; period-end balance and overdue debts – in USD). These debts are classified by state enterprises and other enterprises
...
...
...
Quarterly
2 months after reporting date
Average loan term in each period (years)
Quarterly
Quarterly
1 month after reporting date
Foreign reserves (in USD)
Annual
Annual
...
...
...
Payment balance (in VND and USD)
Quarterly
Quarterly
2 months after reporting date
Exchange rate (between VND and major freely convertible currencies)
Quarterly
Quarterly
1 month after reporting date
...
...
...
LIST OF INDICES SUPPLIED BY MINISTRIES OR
MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES TO THE FINANCE MINISTRY
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 231/2006/QD-TTg
of October 16, 2006)
Supplier
Indicator
Supply frequency
Delay
Actual figures
Projected figures
General Office of Statistics
National account figures: - GDP: real prices, comparative prices (in VND and USD)
...
...
...
(Not applicable)
One month after reporting date
- GDP growth rate (%)
- GDP deflation rate (%)
...
...
...
- Consumer price indexes;
- Export value of goods and services (USD); growth rate of export value of goods and services (%)
...
...
...
Planning and Investment Ministry
Annual pledged ODA (in USD)
Annual
Annual
One month after annual CG conferences
Finance Ministry
State budget revenues, expenditures and deficit (in VND and USD)
...
...
...
Quarterly
One month after reporting date
Trade Ministry
Forecast growth rate of export value of goods and services (%)
Quarterly
One month after reporting date
Quyết định 231/2006/QĐ-TTg Ban hành Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 231/2006/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/10/2006 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 231/2006/QĐ-TTg Ban hành Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video