Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH H
À GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2031/2006/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 07 tháng 08 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HỌC SINH NỘI TRÚ DÂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 09/2006/NQ-HĐND ngày 10/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc điều chỉnh quy định chế độ trợ cấp đối với học sinh nội trú dân nuôi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về thực hiện chế độ trợ cấp đối với học sinh nội trú dân nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số: 1495/2005/QĐ-UBND ngày 25/7/2005 của UBND tỉnh Hà Giang.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo, Giám đốc KBNN Hà Giang, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các ngành liên quan căn cứ quyết định thi hành.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Đình Châm

 

QUY ĐỊNH

THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HỌC SINH NỘI TRÚ DÂN NUÔI
(Kèm theo Quyết định số 2031/2006/QĐ-UBND ngày 07/8/2006 của UBND tỉnh)

Điều 1. Đối tượng và tiêu chuẩn được hưởng trợ cấp

1.1. Đối tượng được hưởng trợ cấp: Là học sinh phổ thông người dân tộc thiểu số học nội trú dân nuôi tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

1.2. Tiêu chuẩn: là học sinh tiểu học và trung học cơ sở đang theo học từ lớp 3 đến lớp 9 học tập trung tại trường chính (Trung tâm xã) không thể đi về nhà được trong ngày (không bao gồm học sinh đang theo học các lớp phổ cập giáo dục).

Điều 2. Mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp

2.1. Mức trợ cấp: Học sinh thuộc đối tượng, tiêu chuẩn quy định tại điều 1 được hưởng mức trợ cấp: 100.000 đồng/tháng (Một trăm ngàn đồng/ một tháng)

2.2. Thời gian hưởng trợ cấp: 9 tháng/năm (Chín tháng/một năm) theo thời gian thực tế học sinh có mặt học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở tại các xã.

2.3. Mức trợ cấp cho học sinh nội trú dân nuôi quy định tại khoản 2.1 điều này được thực hiện từ năm học 2006-2007 (Từ tháng 9/2006 trở đi).

Điền 3. Lập dự toán và cấp phát kinh phí hàng năm

3.1. Lập dự toán: Căn cứ vào số học sinh thực tế đang theo học nội trú dân nuôi của năm học đang trong năm ngân sách hiện hành, Phòng Giáo dục các huyện có trách nhiệm lập dự toán để đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ cho học sinh nội trú dân nuôi cùng với dự toán ngân sách hàng năm. UBND tỉnh giao kinh phí cùng với dự toán chi sự nghiệp hàng năm để đảm bảo thực hiện chế độ cho học sinh nội trú dân nuôi.

3.2. Cấp phát kinh phí: Căn cứ dự toán giao Phòng Giáo dục có trách nhiệm lập dự toán chi tiết, thực hiện dự toán theo quy định của luật ngân sách. Tổ chức thanh toán kịp thời cho học sinh theo các điều kiện và phương pháp thanh toán được quy định tại điều 4 tại quy định này.

Điều 4. Điều kiện và phương pháp thanh toán

4.1. Điều kiện thanh toán.

- Danh sách học sinh đăng ký ở nội trú dân nuôi có bố mẹ (hoặc người đỡ đầu) viết đơn đề nghị cam kết, Ủy ban nhân dân xã xác nhận trình Ủy ban nhân dân huyện quyết định phê duyệt;

- Căn cứ vào Sổ gọi tên và ghi điểm của lớp học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.

4.2. Phương pháp thanh toán.

- Chế độ trợ cấp được chi trả theo từng tháng. Phòng giáo dục huyện có trách nhiệm tạm ứng cho các Trường trực thuộc có học sinh được hưởng chế độ ngay từ ngày đầu của tháng để mua lương thực, thực phẩm cho học sinh.

- Hình thức chi trả: Không được phát bằng tiền mặt trực tiếp cho học sinh.

- Các Phòng giáo dục tổng hợp danh sách học sinh gửi Phòng Tài chính kế hoạch và Kho bạc Nhà nước để làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.

- Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi, thực hiện việc tạm ứng và chi trả kịp thời kinh phí trợ cấp cho học sinh nội trú dân nuôi.

Điều 5. Quyết toán kinh phí

5.1. Trách nhiệm quyết toán: Phòng Giáo dục chịu trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt quyết toán của các Trường trực thuộc; Tổng hợp báo cáo quyết toán gửi Phòng Tài chính kế hoạch huyện thẩm định và tổng hợp chung vào quyết toán ngân sách huyện.

5.2. Chứng từ quyết toán bao gồm: Quyết định phê duyệt danh sách học sinh được hưởng chế độ trợ cấp của Ủy ban nhân dân huyện; bảng theo dõi ngày ăn và có chữ ký của học sinh, bảng kê, chứng từ mua hàng... theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

6.1. Căn cứ vào quy định này các Trường có học sinh học nội trú dân nuôi, các phòng Giáo dục, phòng Tài chính kế hoạch có trách nhiệm triển khai kịp thời để đảm bảo chế độ cho học sinh, duy trì sĩ số học sinh theo học đầy đủ và nâng cao chất lượng, kết quả học lập.

6.2. Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và các ngành liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện để đảm bảo chế độ cho học sinh./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2031/2006/QĐ-UBND quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với học sinh nội trú dân nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Số hiệu: 2031/2006/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
Người ký: Hoàng Đình Châm
Ngày ban hành: 07/08/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2031/2006/QĐ-UBND quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với học sinh nội trú dân nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…