ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2021/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 21 tháng 12 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29/10/2014 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 539/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 16 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 và thay thế các Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của UBND tỉnh ban hành Quy định thẩm định đề cương, dự toán kinh phí; nghiệm thu kết quả thực hiện đề án, dự án, nhiệm vụ sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 41/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định về xác định các nhiệm vụ bảo vệ môi trường sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 03/9/2015 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quyết định số 41/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011.
Đối với các nhiệm vụ đã được phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí trước khi Quyết định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện quy trình nghiệm thu kết quả thực hiện đề án, dự án, nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2021/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Quy định này quy định về quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường bao gồm các dự án, đề án, chương trình bảo vệ môi trường nếu có (sau đây gọi tắt là Nhiệm vụ) sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường từ ngân sách Tỉnh.
Quy định này quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ có sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 3. Phân cấp thẩm định, phê duyệt và nghiệm thu nhiệm vụ
1. UBND tỉnh phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí và nghiệm thu đối với các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, chương trình, đề án về bảo vệ môi trường của địa phương;
b) Xây dựng, thẩm định và công bố kế hoạch, phương án bảo vệ môi trường địa phương; hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của địa phương; thẩm định các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được chi từ nguồn sự nghiệp môi trường, thuộc trách nhiệm của địa phương;
c) Hỗ trợ công tác quản lý chất thải, điều tra, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, đánh giá sức chịu tải của môi trường, thuộc nhiệm vụ của địa phương theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thống kê, cập nhật tình hình phát sinh chất thải, sản phẩm thải bỏ;
d) Hỗ trợ công tác xử lý ô nhiễm môi trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm các nội dung: điều tra khảo sát, phân tích đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường, lập kế hoạch, đề án, dự án khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải nếu có, kiểm tra, nghiệm thu dự án), gồm:
- Hỗ trợ hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải sinh hoạt tại địa phương (không bao gồm hoạt động xây dựng cơ sở xử lý chất thải).
- Dự án về bảo vệ môi trường khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
đ) Hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo Thông tư liên tịch số 160/2014/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án theo Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
e) Vốn đối ứng các dự án hợp tác quốc tế có tính chất chi sự nghiệp về bảo vệ môi trường.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí và nghiệm thu kết quả thực hiện đối với các nhiệm vụ (thực hiện thường xuyên, hằng năm) cụ thể như sau:
a) Hoạt động của hệ thống quan trắc và phân tích môi trường do địa phương quản lý theo Mạng lưới quan trắc môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt (bao gồm vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định, thay thế thiết bị phụ trợ, công cụ, dụng cụ); xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối với môi trường của địa phương;
b) Hỗ trợ công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường của địa phương (bao gồm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường); xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường của địa phương;
c) Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ trợ thiết bị, phương tiện thu gom rác thải, vệ sinh môi trường ở nơi công cộng, khu dân cư theo quyết định của cấp có thẩm quyền; hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức tự quản về môi trường (hợp tác xã, tổ dân phố, các tổ chức chính trị - xã hội). Nội dung hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định;
d) Hỗ trợ duy trì, vận hành các công trình xử lý ô nhiễm môi trường công cộng; hỗ trợ sửa chữa, cải tạo các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường cho các làng nghề được khuyến khích phát triển;
đ) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường (bao gồm xây dựng và phổ biến các mô hình, điển hình tiên tiến, tiêu biểu về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường theo quyết định của cấp có thẩm quyền); tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường; chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền quyết định;
e) Hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường (bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học) thuộc trách nhiệm của địa phương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
g) Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường (bao gồm thu thập, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin dữ liệu); thống kê môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê môi trường địa phương; báo cáo công tác bảo vệ môi trường của địa phương;
h) Hoạt động kiểm tra các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án; kiểm tra, xác nhận hoàn thành khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, hoạt động kiểm tra việc thực hiện giấy chứng nhận, giấy phép về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuộc trách nhiệm của địa phương;
i) Hoạt động xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường (bao gồm văn phòng phẩm, phô tô tài liệu, làm thêm giờ, đi lại kiểm tra thực tế nếu có);
k) Hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định;
l) Hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã;
m) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác thuộc trách nhiệm của địa phương.
Trước tháng 7 hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về chuyên môn, nhiệm vụ trọng tâm hoạt động bảo vệ môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và căn cứ vào tình hình thực tế địa phương quản lý về bảo vệ môi trường. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan đề xuất nhiệm vụ thực hiện trong năm kế hoạch (Tên nhiệm vụ, mục tiêu, tóm tắt nội dung, sản phẩm, dự kiến kinh phí thực hiện) gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt Danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp nhu cầu kinh phí sử dụng nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường cùng thời điểm xây dựng dự toán hàng năm gửi Sở Tài chính cân đối kinh phí theo khả năng ngân sách để tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện trong năm kế hoạch.
Trên cơ sở Danh mục nhiệm vụ bảo vệ môi trường và Kế hoạch vốn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường được cấp thẩm quyền phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, gửi Sở Tài chính phân bổ dự toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
1. Đối với các nhiệm vụ do UBND tỉnh phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí và nghiệm thu (quy định tại khoản 1 Điều 3):
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan có ý kiến góp ý, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt đề cương dự toán.
Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ chịu trách nhiệm nghiệm thu sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan và thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định Luật Ngân sách và các văn bản quy định hiện hành.
2. Đối với các nhiệm vụ do các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí và nghiệm thu (quy định tại khoản 2, Điều 3)
a) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu có) tổ chức góp ý, tổng hợp thẩm định, phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí thực hiện và chịu trách nhiệm nghiệm thu đối với các nhiệm vụ do đơn vị chủ trì thực hiện. Đơn vị chủ trì nhiệm vụ thanh quyết toán kinh phí theo quy định Luật Ngân sách và các văn bản quy định hiện hành. Đồng thời, gửi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ về Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý.
b) Đối với các nhiệm vụ do các tổ chức hội, đoàn thể,... chủ trì thực hiện; giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định đề cương, dự toán kinh phí, nghiệm thu nội dung thực hiện đối với các nhiệm vụ do các tổ chức hội, đoàn thể,... Đơn vị chủ trì nhiệm vụ thanh quyết toán kinh phí theo quy định Luật Ngân sách và các văn bản quy định hiện hành.
3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu có sự thay đổi về nội dung đề cương hoặc kinh phí phải được cơ quan ra Quyết định phê duyệt đề cương đồng ý.
QUẢN LÝ, ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NHIỆM VỤ
Điều 6. Quản lý, ứng dụng kết quả Nhiệm vụ sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường trong kế hoạch
Các nhiệm vụ do UBND tỉnh phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí và nghiệm thu (quy định tại khoản 1 Điều 3): UBND tỉnh giao trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý, ứng dụng kết quả.
Các nhiệm vụ do đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ phê duyệt đề cương, dự toán kinh phí và nghiệm thu (quy định tại khoản 2 Điều 3): Ngoài việc quản lý, ứng dụng tại đơn vị, cơ quan được giao dự toán phải chuyển giao cho các đơn vị có liên quan để ứng dụng.
1. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường: Triển khai, hướng dẫn Quy định này đến các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện.
2. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị liên quan: Tổ chức triển khai thực hiện Quy định.
Điều 8. Sửa đổi, bổ sung Quy định
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời cho UBND tỉnh thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Quyết định 20/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Số hiệu: | 20/2021/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký: | Lê Hữu Hoàng |
Ngày ban hành: | 21/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 20/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Chưa có Video