Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1688/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 13 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC GIAO DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2047/QĐ-TTg ngày 03/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 2284/QĐ-BTC ngày 07/12/2021 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Nghị quyết số 64/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Khoá XV, kỳ họp thứ năm về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách địa phương năm 2022.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 2211/STC-NS ngày 10/12/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2022 cho các sở, ban, ngành, cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (theo biểu chi tiết đính kèm).

Điều 2. Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2022 được giao các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách ngân sách địa phương đảm bảo:

1. Các sở, ban, ngành, cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Chi Cục hải quan Ma Lù Thàng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trong phạm vi dự toán được giao.

- Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; chống thất thu thuế, trốn thuế; đôn đốc thu hồi nợ thuế, giảm nợ đọng thuế; kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng; tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế; thực hiện nghiêm quy định về đấu giá khi thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản công, giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật. Thu hồi kịp thời số tiền thuế, tiền phạt và các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra, thông báo thẩm tra quyết toán và quyết toán dự án hoàn thành theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Đề cao kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước; phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2022. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách. Điều hành chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, hiệu quả, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài để dành nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai; chỉ đề xuất ban hành chính sách khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cản trở làm chậm tiến độ giao, giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước; cá thể hóa trách nhiệm của người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với mức độ tự chủ theo quy định. Triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

- Đối với kinh phí mua sắm tài sản (thuộc danh mục mua sắm tập trung) đã được bố trí trong dự toán, yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu, danh mục tài sản đề nghị mua sắm gửi về đơn vị mua sắm tập trung của tỉnh trước ngày 31/01/2022 theo Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

- Đối với kinh phí thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công đã được bố trí trong dự toán: Yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh khẩn trương thực hiện quy trình theo Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.

2. Tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương

Tiếp tục thực hiện các quy định hiện hành về tạo nguồn cải cách tiền lương trong năm 2022 từ: Một phần nguồn thu được để lại theo chế độ của các cơ quan, đơn vị; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2022. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%; 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2021 còn dư chuyển sang (nếu có). Đồng thời, dành 70% nguồn tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương so với dự toán năm 2021 (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết và các khoản thu được loại trừ theo quy định).

3. Giao Sở Tài chính

- Chủ động trả nợ gốc đúng hạn theo khế ước vay năm 2022 số tiền: 2.983 triệu đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách tỉnh.

- Xác định số tăng thu ngân sách tỉnh trình cấp có thẩm quyền (nếu có); số tăng thu nguồn ngân sách của các huyện, thành phố, làm cơ sở để thông báo cho các địa phương triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh phân bổ các nguồn vốn sự nghiệp chưa được giao chi tiết khi đảm bảo điều kiện phân bổ.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản triển khai, điều hành thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2022; trình Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/01/2022.

4. Các huyện, thành phố

- Sử dụng kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách các huyện, thành phố để thực hiện các đề án, nghị quyết do tỉnh ban hành và kinh phí bổ sung có mục tiêu theo đúng dự toán được Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Giao kinh phí cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề đảm bảo không thấp hơn dự toán Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

- Nguồn thu tiền sử dụng đất: Dành tối thiểu 10% để bố trí kinh phí thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất và công tác kiểm kê đất đai, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Sau khi bố trí đủ kinh phí cho nhiệm vụ nêu trên, hoặc trường hợp số kinh phí bố trí lũy kế các năm đã đáp ứng đủ nhu cầu, số kinh phí còn lại mới bố trí chi đầu tư thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và các nhiệm vụ khác theo quy định.

- Trong điều hành, phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi và sử dụng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương còn dư (sau khi đã bảo đảm đủ nhu cầu cải cách tiền lương của địa phương) để thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội, giảm yêu cầu hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp bách phát sinh.

5. Thời gian phân bổ chi tiết dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và báo cáo kết quả thực hiện:

- Căn cứ dự toán được giao, các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định phân bổ dự toán thu, chi ngân sách đến từng đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo đúng nội dung trước ngày 31/12/2021. Thực hiện công khai và báo cáo kết quả phân bổ và giao dự toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kết quả phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

6. Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện các kiến nghị, kết luận của cơ quan Thanh tra các cấp, Kiểm toán nhà nước, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân. Đồng thời khắc phục tồn tại, hạn chế như tình trạng chuyển nguồn ngân sách sang năm sau vẫn còn ở mức cao, kết dư ngân sách để phát huy hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Ma Lù Tháng; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan đảng, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ; (Báo cáo)
- Bộ Tài chính; (Báo cáo)
- Kiểm toán Nhà nước; (Báo cáo)
- TT. Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: V, C;
- Báo Lai Châu, Đài PT-TH tỉnh, Công báo tỉnh;
- Lưu: VT,Th6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

GIAO DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH NĂM 2022 HUYỆN TAM ĐƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số: 1688/QĐ-UBND ngày 13/12/2021 của UBND tỉnh Lai Châu)

A. BIỂU THU NGÂN SÁCH:

ĐVT: Triệu đồng

NỘI DUNG THU

DỰ TOÁN NĂM 2021

GHI CHÚ

TỔNG THU NSĐP

467.028

 

A. TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

38.400

 

Ngân sách ĐP được hưởng

35.850

 

I. Thu nội địa

38.400

 

1. Thu từ khu vực ngoài quốc doanh

21.000

 

2. Lệ phí trước bạ

4.500

 

3. Thuế thu nhập cá nhân

1.500

 

4. Thu phí, lệ phí

1.000

 

- Ngân sách trung ương hưởng

150

 

- Ngân sách huyện hưởng

850

 

5. Tiền sử dụng đất

7.000

 

- Ngân sách tỉnh hưởng

1.400

 

- Ngân sách huyện hưởng

5.600

 

6. Thu tiền thuê mặt đất, mặt nước

400

 

7. Thu khác ngân sách

3.000

 

- Ngân sách tỉnh hưởng

1.000

 

- Ngân sách huyện hưởng

2.000

 

B. THU BỔ SUNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TRÊN

431.178

 

1. Bổ sung cân đối

392.458

 

2. Bổ sung có mục tiêu

38.720

 

B.BIỂU CHI NGÂN SÁCH (Huyện Tam Đường)

Đơn vị tính: Triệu đồng

NỘI DUNG CHI

DỰ TOÁN NĂM 2022

GHI CHÚ

TỔNG CHI NGÂN SÁCH

467.028

 

A. CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH

467.028

 

I. Chi đầu tư phát triển

27.565

 

1. Chi XDCB tập trung

20.565

 

2. Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất (Dành tối thiểu 10% để bố trí kinh phí thực hiện công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất và công tác kiểm kê đất đai, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã)

5.600

 

3. Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

1.400

 

II. Chi thường xuyên(1)

430.846

 

1. Sự nghiệp kinh tế(2)

52.448

 

a) Theo định mức 7% chi thường xuyên

21.538

 

- Sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp

6.910

 

Tr.đó: + Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp(3)

4.698

 

+ Kinh phí thực hiện mô hình KN, KL, KC

500

 

- Sự nghiệp giao thông

4.000

 

- Sự nghiệp thủy lợi

2.000

 

- Sự nghiệp kinh tế khác

8.628

 

Tr.đó: + Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường

2.000

 

+ Kinh phí điện chiếu sáng

600

 

b) Hỗ trợ có mục tiêu

18.522

 

- Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

2.910

 

- Kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

2.212

 

- Hỗ trợ huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025

5.000

 

- Hỗ trợ kinh phí thực hiện sửa chữa các công trình giao thông, nước sinh hoạt, chỉnh trang đô thị, sửa chữa trụ sở...

8.400

 

c) Kinh phí thực hiện các Đề án, Nghị quyết

12.388

 

- Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp(3)

1.175

 

- Kinh phí thực hiện Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025

10.474

 

- Kinh phí thực hiện Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025

739

 

2. Chi sự nghiệp môi trường

3.000

 

3. Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

255.467

 

3.1. Sự nghiệp giáo dục (4)

247.677

 

Tr.đó: - Kinh phí thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ

10.068

 

- Kinh phí hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em 3-5 tuổi theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ

3.740

 

- Kinh phí thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ

7.570

 

- Kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh dân tộc ít người theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ

4.514

 

- Kinh phí thực hiện chính sách đối với học sinh, sinh viên khuyết tật thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC

1.478

 

- Kinh phí thực hiện hỗ trợ nấu ăn tập trung

1.221

 

- Chính sách hỗ trợ trẻ em 24-36 tháng tuổi theo Nghị quyết số 11/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh

1.086

 

- Hỗ trợ kinh phí sửa chữa, mua sắm trang thiết bị trường dự kiến đạt chuẩn quốc gia, duy trì trường chuẩn và cơ sở vật chất các trường, lớp học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới

7.810

 

3.2. Sự nghiệp đào tạo và dạy nghề(5)

7.790

 

Tr đó: - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

2.348

 

4. Sự nghiệp văn hóa thông tin

2,256

 

Tr.đó: - Hỗ trợ hoạt động của đội văn nghệ thôn bản để tiếp tục duy trì hoạt động của Đề án 241-QĐ/TU

240

 

5. Sự nghiệp truyền thanh - truyền hình

2,570

 

Tr.đó: - Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa các trạm truyền thanh không dây của các xã đạt chuẩn Nông thôn mới

400

 

6. Sự nghiệp thể dục thể thao

678

 

7. Đảm bảo xã hội(6)

16.270

 

Tr.đó: - Kinh phí thực hiện Nghị định số 20/2021/NĐ-CP; Kinh phí cấp thẻ BHYT cho đối tượng BTXH, người có công với cách mạng

12.955

 

- Kinh phí hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội

1.484

 

8. Quản lý hành chính (7)

32.123

 

Tr.đó:- Phân bổ theo tiêu chí bổ sung để thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của huyện

4.300

 

9. Chi an ninh - quốc phòng

6.327

 

- An ninh

480

 

- Quốc phòng

5.847

 

Tr.đó: + Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm của dân quân tự vệ theo Nghị định số 72/2020/NĐ-CP của Chính phủ

698

 

+ Hỗ trợ kinh phí diễn tập phòng thủ

1.800

 

10. Ngân sách xã(8)

58.061

 

Tr.đó: Chi về bảo vệ môi trường theo Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 13/22/2020 của HĐND tỉnh

1.300

 

11. Chi khác ngân sách(9)

1.646

 

III. Dự phòng ngân sách

8.617

 

B. CHI BỔ SUNG CÓ MỤC TIÊU

0

 

* Ghi chú: (1) Đã bao gồm: Dành nguồn để thực hiện CCTL năm 2022 từ nguồn 10% tiết kiệm chi thường xuyên là: 4.461 triệu đồng.

(2) Đã bao gồm: Kinh phí chi cho số biên chế hoạt động sự nghiệp kinh tế, kinh phí ban chỉ đạo các chương trình và một số nội dung chi khác thuộc nhiệm vụ chi từ sự nghiệp kinh tế do ngân sách huyện đảm nhiệm.

(3) Đối với kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp: Yêu cầu UBND huyện khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị thực hiện đảm bảo không được thấp hơn dự toán UBND tỉnh giao. Trong tổ chức thực hiện, trước hết sử dụng từ nguồn theo định mức 7% chi thường xuyên, sau khi thực hiện hết mới sử dụng từ nguồn ngân sách tinh bổ sung có mục tiêu. Trường hợp không sử dụng hết từ nguồn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu để thực hiện nội dung này thì hoàn trả ngân sách tỉnh theo quy định.

(4) Đã bao gồm kinh phí triển khai hệ thống thông tin tài chính chính sách an sinh xã hội.

(5) Đã bao gồm kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền.

(6) Đã bao gồm: Kinh phí thăm hỏi, động viên các gia đình thuộc diện chính sách vào ngày lễ, tết, chi cứu đói giáp hạt và chi khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn; Kinh phí chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi theo Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh Lai Châu.

(7) Đã bao gồm: Kinh phí hoạt động của hội đồng giáo dục pháp luật; Kinh phí công tác tiếp dân theo Quyết định 39/2017/QĐ-UBND; Kinh phí may trang phục thanh tra; Kinh phí thực hiện quy chế dân chủ đối với cấp huyện; Kinh phí đảm bảo hoạt động cải cách thủ tục hành chính; Kinh phí hoạt động của HĐND cấp huyện theo Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND; Kinh phí chăm sóc sức khỏe, thăm viếng chúc tết theo Quyết định số 582-QĐ/TU và Hướng dẫn số 05-HD/BTCTU; Kinh phí Ban chỉ đạo 35-Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng, tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng; Kinh phí hỗ trợ các hội thi hoạt động khác của Đoàn thể; Hỗ trợ kinh phí tổ chức Đại hội theo nhiệm kỳ: Hỗ trợ tổ chức Đại hội Cựu chiến binh; Hỗ trợ tổ chức Đại hội Đoàn thanh niên; Kinh phí thực hiện Chính phủ điện tử, cải cách hành chính; Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người làm việc tại bộ phận một cửa theo Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND...

(8) Đã bao gồm: Kinh phí thực hiện Quyết định số 99-QĐ/TW ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương.

(9) Đã bao gồm: Kinh phí thực hiện ban chỉ đạo công tác tôn giáo cấp huyện, cấp xã; chi kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản; chi trích lập quỹ thi đua khen thưởng cấp huyện, cấp xã; hỗ trợ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách chi thực hiện các nhiệm vụ khác.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2021 giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2022 do tỉnh Lai Châu ban hành

Số hiệu: 1688/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
Người ký: Trần Tiến Dũng
Ngày ban hành: 13/12/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [18]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1688/QĐ-UBND năm 2021 giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2022 do tỉnh Lai Châu ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…