UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2009/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 11 tháng 02 năm 2009 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KONTUM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại;
Căn cứ Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg, ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 30/2008/NQ-HĐND ngày 19/12/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khoá IX-Kỳ họp thứ 11 về việc hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su;
Căn cứ Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 21/9/2006 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Kon Tum;
Căn cứ Quyết định số 607/QĐ-UBND ngày 27/6/2007 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành “Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển một số cây hàng hóa chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2010 có tính đến năm 2015”;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản số 67/SNN-QLCL ngày 23/01/2009 về việc đề nghị phê duyệt Đề án chính sách hỗ trợ phát triển cao su và số 92/SNN-QLCL ngày 09/02/2009 về việc chỉnh sửa nội dung Đề án chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên Đề án: Đề án về chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su.
2. Đối tượng hưởng lợi: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.
3. Quy mô về số hộ hưởng lợi và phạm vi thực hiện:
3.1. Quy mô về số hộ hưởng lợi: 9.090 hộ.
3.2. Phạm vi thực hiện: Thị xã Kon Tum; các huyện: Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Rẫy, Ngọc Hồi và 3 xã phía nam huyện Đăk Glei (gồm xã Đăk Long, Đăk Môn và Đăk Kroong).
4. Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trong thời gian 6 năm với mức vay không quá 20 triệu đồng/hộ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su.
Vốn vay dùng để mua giống và vật tư, phân bón để chăm sóc cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, còn công trồng và chăm sóc do người dân tham gia đóng góp.
5. Kinh phí và phân kỳ đầu tư:
5.1 Kinh phí:
a. Vốn ngân sách: 28.715,3 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí cấp bù lãi suất vay : 26.588,3 triệu đồng.
- Chi phí quản lý (8% tổng kinh phí hỗ trợ lãi vay): 2.127,06 triệu đồng.
b. Vốn vay: 181.800 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.
5.2 Phân kỳ đầu tư:
Năm 2009: 638,1 triệu đồng;
Năm 2010: 1.659,1 triệu đồng;
Năm 2011: 3.063,0 triệu đồng;
Năm 2012: 4.211,6 triệu đồng;
Năm 2013: 5.360,2 triệu đồng;
Năm 2014: 6.508,8 triệu đồng
Năm 2015: 4.722,1 triệu đồng
Năm 2016: 2.552,5 triệu đồng
6. Thời gian thực hiện: Từ năm 2009 đến năm 2016.
7. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đa dạng hoá nông nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐỂ PHÁT TRIỂN CAO SU ĐỐI VỚI HỘ ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO TRỒNG CAO SU TRONG VÙNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2009 /QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm
2009)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cao su là một trong những loài cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng. Trong những năm qua, bên cạnh sự phát triển nhanh của các Dự án cao su đại điền do các Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân làm chủ đầu tư, cao su tiểu điền theo quy mô hộ gia đình ở tỉnh ta cũng có chiều hướng phát triển mạnh mẽ, nhất là từ năm 2000 trở lại đây, khi tỉnh triển khai thực hiện Dự án Đa dạng hoá nông nghiệp và giá cả thị trường có nhiều thuận lợi cho người sản xuất.
Tuy nhiên, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối tượng hộ nghèo thì việc phát triển cao su tiểu điền còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của tập quán canh tác, thiếu kiến thức về kỹ thuật, điều kiện kinh tế khó khăn đã làm cho nhân dân chưa mạnh dạn đầu tư trồng cao su.
Chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su tiểu điền nhằm tạo điều kiện và khuyến khích hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo mạnh dạn đầu tư phát triển cao su, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. Thông qua chính sách hỗ trợ, còn giúp người dân nắm bắt, ứng dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây trong thời kỳ khai thác, ổn định thu nhập, thực hiện xoá đói, giảm nghèo một cách bền vững, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội thứ XIII của Đảng bộ tỉnh, đặc biệt là mục tiêu phát triển 70.000 ha cao su vào năm 2015.
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TÌNH KON TUM
I. Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng và cơ cấu giống.
1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cao su.
Theo thống kê hiện trạng phát triển cao su giai đoạn năm 1997-2007 và ước thực hiện năm 2008 như sau:
Tính đến năm 2007, diện tích cao su toàn tỉnh 26.069 ha, tốc độ tăng diện tích bình quân từ năm 1997-2007 đạt 14,7%/năm. Trong đó diện tích cao su tiểu điền 11.113 ha chiếm 42,6%. Riêng diện tích trồng mới năm 2008 ước đạt 5.679 ha, trong đó cao su tiểu điền là 4.280 ha, nâng tổng diện tích cao su toàn tỉnh lên 31.748 ha, hoàn thành trước mục tiêu đến năm 2010 (Chi tiết tại Biểu 2, Biểu 3).
Từ năm 2000 trở về trước, công tác giống cao su chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chủ yếu sử dụng các giống phổ biến như PB 235 (chiếm tỷ lệ 88%) ; GT 1 (8%) ; VM515 (1,6%) ... dễ xảy ra dịch bệnh và cho năng suất thấp.
Từ năm 2000 đến nay, một số giống mới có tiềm năng về năng suất kể cả mủ và gỗ đã được bổ sung, nâng tỷ lệ cơ cấu giống mới từ 10-15% như PB 260, RRIV 4, RRIV 3... có thể đạt năng suất bình quân trong 4-5 năm đầu khai thác từ 0,9 - 1 tấn mủ khô/ha/năm và từ năm thứ 6 trở đi có thể đạt từ 1,3 - 1,7 tấn mủ khô/ha/năm.
3. Tình hình tiêu thụ và chế biến mủ cao su.
Toàn tỉnh hiện có 06 cơ sở chế biến mủ cao su (Thị xã KonTum có 2 cơ sở của Công ty Cao su KonTum và HTX Vinh Quang; huyện Đăk Hà có cơ sở của Doanh nghiệp Tư nhân Đức Thắng; Đăk Tô có 2 cơ sở tại Kon Đào và Diên Bình; Ngọc Hồi có cơ sở của Công ty 732). Các cơ sở có khả năng chế biến khoảng 16.000 tấn mủ/năm, đáp ứng yêu cầu chế biến sản lượng mủ khai thác hàng năm hiện nay. Sản phẩm chế biến chủ yếu là mủ cốm, mủ tờ xông khói.
Quá trình phát triển của ngành cao su trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể, nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như sau:
- Công tác quy hoạch phát triển cao su ở tỉnh thực hiện muộn so với yêu cầu và tốc độ phát triển nên diện tích cao su tiểu điền phát triển theo hướng tự phát, ít tập trung, đất đồi dốc và bị chia cắt nhiều, đi lại khó khăn gây trở ngại trong việc quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng cơ sở chế biến và thu gom mủ.
- Diện tích cao su tiểu điền chủ yếu phát triển trên đất nương rẫy, đất trồng sắn qua nhiều năm, ít được đầu tư cải tạo nên độ phì giảm, nếu không được đầu tư đúng mức sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây, đặc biệt là kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản, tăng chi phí đầu tư.
- Nhận thức về sử dụng giống cây cao su của các hộ nông dân còn hạn chế, không theo hướng dẫn nên đa số sử dụng giống chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc và chủng loại giống.
Ngoài ra, từ năm 2006, Dự án đa dạng hóa nông nghiệp kết thúc, nên đã gây không ít khó khăn cho các hộ dân đã tham gia dự án trong việc đầu tư chăm sóc vườn cây đã trồng.
Chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su tiểu điền nhằm giúp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện phát triển kinh tế gia đình theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp nhu cầu thị trường và định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh. Góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tương xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển theo hướng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm chế biến từ cây cao su.
Thông qua chính sách hỗ trợ, góp phần tăng diện tích cao su toàn tỉnh đạt 70.000 ha, trong đó diện tích cao su tiểu điền đạt khoảng 26.000 ha vào năm 2015
II. Căn cứ xây dựng và ban hành chính sách.
- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về phát triển trang trại;
- Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg, ngày 05/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010;
- Thông báo số 440-TB/TU ngày 17/4/2008 và số 534-TB/TU ngày 11/11/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
- Quyết định số 1065/QĐ-UBND, ngày 21/9/2006 của UBND tỉnh Kon Tum về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 tỉnh Kon Tum;
- Quyết định số 607/QĐ-UBND, ngày 27/6/2007 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành “Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển một số cây hàng hóa chủ yếu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2010 có tính đến năm 2015”;
- Quyết định 498/2002/QĐ-UB, ngày 19/7/2002 của UBND tỉnh Kon Tum về việc ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật một số cây trồng chủ yếu, phổ biến trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Đối tượng hưởng lợi là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả hộ có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
(Trường hợp Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới, dự báo số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sẽ tăng lên, nếu đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên có nhu cầu trồng cao su, Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ trình xin ý kiến Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét cho điều chỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất)
2. Quy mô về số hộ hưởng lợi, diện tích và phạm vi thực hiện:
2.1 Quy mô về số hộ hưởng lợi, diện tích:
a) Tổng số hộ hưởng lợi: 9.090 hộ.
(Chi tiết tại Biểu 1: Thống kê đối tượng hưởng lợi)
b) Diện tích: 9.000 ha.
c) Diện tích hỗ trợ cho 1 hộ: mỗi hộ được hỗ trợ tối thiểu là 0,5 ha, tối đa là 2 ha.
2.2 Phạm vi thực hiện của Đề án gồm: Thị xã Kon Tum; các huyện: Sa Thầy, Đăk Hà, Đăk Tô, Kon Rẫy, Ngọc Hồi và 3 xã phía nam huyện Đăk Glei (gồm xã Đăk Long, Đăk Môn và Đăk Kroong).
Hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh trong thời gian 6 năm với mức vay không quá 20 triệu đồng/hộ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su.
Vốn vay dùng để mua giống và vật tư, phân bón để chăm sóc cao su trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, còn công trồng và chăm sóc do người dân tham gia đóng góp.
4. Kinh phí và phân kỳ đầu tư:
4.1 Kinh phí:
a. Vốn ngân sách: 28.715,3 triệu đồng, trong đó:
- Kinh phí cấp bù lãi suất vay : 26.588,3 triệu đồng.
- Chi phí quản lý (8% tổng kinh phí hỗ trợ lãi vay): 2.127,06 triệu đồng.
b. Vốn vay: 181.800 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.
4.2 Phân kỳ đầu tư:
Năm 2009: 638,1 triệu đồng;
Năm 2010: 1.659,1 triệu đồng;
Năm 2011: 3.063,0 triệu đồng;
Năm 2012: 4.211,6 triệu đồng;
Năm 2013: 5.360,2 triệu đồng;
Năm 2014: 6.508,8 triệu đồng
Năm 2015: 4.722,1 triệu đồng
Năm 2016: 2.552,5 triệu đồng
(Có biểu chi tiết kèm theo)
5. Điều kiện, nguyên tắc và trình tự thủ tục xét hỗ trợ
5.1 Điều kiện được hỗ trợ:
a) Đối tượng hưởng lợi phải là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (có sổ hộ nghèo), có tên trong danh sách do Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú lập và được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã phê duyệt;
b) Diện tích đăng ký trồng cao su tối thiểu là 0,5ha và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
c) Đất trồng cao su phải nằm trong vùng quy hoạch và đáp ứng được các yêu cầu đối với đất trồng cao su.
5.2 Nguyên tắc và trình tự thủ tục xét hỗ trợ
Các hộ thuộc đối tượng hưởng lợi phải được bình xét công khai, dân chủ, đúng đối tượng ở cơ sở (thôn, làng) và được lập danh sách theo thứ tự những hộ nghèo, hộ khó khăn hơn được ưu tiên hỗ trợ trước.
a) Đối tượng hưởng lợi phải có đơn đăng ký kế hoạch trồng cao su và đề nghị hỗ trợ kinh phí để nộp cho Trưởng thôn;
b) Các Thôn tiến hành họp, bình xét công khai và lập danh sách theo thứ tự ưu tiên trình UBND xã;
c) UBND xã tổng hợp danh sách gửi về UBND huyện để phê duyệt, làm căn cứ thực hiện.
I. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
- Trưởng Ban chỉ đạo: Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối sản xuất;
- Các Phó Trưởng Ban:
+ Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực);
+ Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh;
+ Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.
- Các Thành viên: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã liên quan.
- Trưởng Ban chỉ đạo: Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách sản xuất;
- Các Phó Ban:
+ Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế (Phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế là bộ phận thường trực);
+ Lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.
- Các Thành viên: Các Phòng, Ban chuyên môn có liên quan và Chủ tịch UBND các xã.
II. Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh và địa phương
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì, phối hợp với các huyện, thị xã và các ngành có liên quan, hàng năm xây dựng kế hoạch kinh phí hỗ trợ gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh;
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, hàng năm.
c) Công bố kết quả quy hoạch vùng phát triển cao su trên địa bàn tỉnh đến UBND các huyện, thị xã biết để tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và chương trình phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn;
d) Hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc, tuyển chọn và giới thiệu các nguồn giống cao su phù hợp để các địa phương triển khai thực hiện; tăng cường quản lý chất lượng giống cao su.
đ) Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành tổ chức lồng ghép nguồn vốn thực hiện các Chương trình, chính sách khác, dự án Đa dạng hoá nông nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm để tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác cao su cho các đối tượng hưởng lợi;
a) Phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện việc bình xét, chọn hộ để đưa vào chính sách hỗ trợ hàng năm bảo đảm đúng đối tượng và trình tự thủ tục theo quy định của chính sách hỗ trợ.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
6. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:
a) Căn cứ vào quy mô, nhu cầu vốn của Đề án được duyệt và kế hoạch đăng ký hàng năm để kịp thời phân bổ nguồn vốn cho chủ đầu tư triển khai thực hiện theo đúng thời vụ sản xuất;
b) Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay đối với từng người vay bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.
c) Phối hợp với Sở Tài chính để thực hiện các thủ tục thanh quyết toán kinh phí cấp bù lãi suất hàng năm.
7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã:
a) Phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi của các xã; hàng năm, tiến hành rà soát, điều chỉnh danh sách các đối tượng hưởng lợi;
b) Rà soát, xây dựng kế hoạch nhu cầu vốn hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí nguồn kinh phí bổ sung cho địa phương theo kế hoạch hàng năm;
c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo định kỳ hàng quý, năm;
d) Chỉ đạo các Phòng ban liên quan của huyện thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án;
đ) Chỉ đạo Chủ đầu tư các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG, dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chương trình khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn để ưu tiên hỗ trợ giống cao su cho nhân dân trồng mới; tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc cao su cho các đối tượng hưởng lợi.
- Rà soát, thống kê diện tích đất của từng hộ trong vùng quy hoạch trồng cao su để vận động người dân phát triển cao su tiểu điền, phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn nhân dân làm thủ tục cấp giấy CNQSD đất, chuyển đổi thời hạn cho thuê đất phù hợp với chu kỳ kinh doanh của cây cao su.
- Chỉ đạo các thôn, làng hướng dẫn cho các đối tượng hưởng lợi thực hiện các thủ tục hỗ trợ theo quy định; tổng hợp, báo cáo UBND huyện, thị xã phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn và báo cáo UBND huyện, thị xã theo định kỳ 6 tháng, hàng năm;
Biểu 1: Thống kê đối tượng hưởng lợi
(Kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND, ngày 11/02 /2009 của UBND tỉnh Kon Tum)
TT |
Đơn vị |
Số hộ nghèo (đến 31/12/2007) |
Số hộ theo đăng ký của các huyện |
Số hộ đưa vào chính sách hỗ trợ (1) |
|
Tổng số |
Số hộ nghèo DTTS |
||||
1 |
Đăk Glei (2) |
3,323 |
830 |
711 |
711 |
2 |
Đăk Hà |
2,579 |
2,249 |
2,000 |
2,000 |
3 |
Kon Rẫy |
1,582 |
1,510 |
218 |
218 |
4 |
Ngọc Hồi |
2,386 |
2,138 |
1,344 |
1,344 |
5 |
Sa Thầy |
2,451 |
2,033 |
3,500 |
2,033 |
6 |
Đak Tô |
2,080 |
1,766 |
3,150 |
1,766 |
7 |
Thị xã Kon Tum |
2,652 |
1,950 |
1,018 |
1,018 |
|
Cộng |
17,053 |
12,476 |
11,941 |
9,090 |
Chú thích: |
|
|
|
|
|
(1) Quy mô số hộ: Đối với các huyện có số đăng ký cao hơn số hộ nghèo theo thống kê của Sở LĐTBXH thì lấy theo số thống kê, nếu thấp hơn thì lấy theo số đăng ký của huyện; |
|||||
(2) Huyện Đăk Glei chỉ thống kê theo 03 xã trong vùng quy hoạch cao su gồm Đăk Kroong, Đak Môn và Đak Long |
Biểu 2: Dự toán chi phí trồng và chăm sóc cao su thời kỳ KTCB
(Kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND, ngày 11/02/2009 của UBND tỉnh Kon Tum)
TT |
Loại vật tư |
ĐVT |
KL |
đơn giá (đ) |
Thành tiền |
Ghi chú |
A |
Khâu trồng mới |
|
|
|
13,467,200 |
Chi phí cho 01 ha |
a |
Nhân công |
công |
118 |
70000 |
8,260,000 |
|
b |
Vật tư |
|
|
|
5,207,200 |
|
|
Cây Giống |
cây |
638 |
4,000 |
2,552,000 |
555 cây/ha + 15% dặm |
|
Thuốc BVTV |
kg |
2 |
50,000 |
100,000 |
|
|
Phân lân |
kg |
266 |
3,500 |
931,000 |
Bón lót lần đầu |
|
Phân urê |
kg |
19 |
7,300 |
138,700 |
nt |
|
Phân kali |
kg |
7 |
14,000 |
98,000 |
nt |
|
Phân hữu cơ |
kg |
2,775 |
500 |
1,387,500 |
|
B |
Khâu chăm sóc |
|
|
|
34,463,400 |
|
1 |
Năm 1 |
|
|
|
5,670,700 |
|
a |
Nhân công |
công |
79 |
60,000 |
4,740,000 |
|
b |
Vật tư |
|
|
|
930,700 |
Giá thời điểm T.10/2008 |
|
U Rê |
kg |
39 |
7,300 |
284,700 |
Phân Đạm Phú Mỹ |
|
Lân |
kg |
100 |
3,500 |
350,000 |
Lân Văn Điển |
|
Kali |
kg |
14 |
14,000 |
196,000 |
|
|
Thuốc BVTV |
kg |
2 |
50,000 |
100,000 |
|
2 |
Năm 2 |
|
|
|
5,467,800 |
|
a |
Nhân công |
công |
59 |
60,000 |
3,540,000 |
|
b |
Vật tư |
|
|
|
1,927,800 |
|
|
Thuốc BVTV |
Kg |
1 |
50,000 |
50,000 |
|
|
U Rê |
kg |
91 |
7,300 |
664,300 |
|
|
Lân |
kg |
233 |
3,500 |
815,500 |
|
|
Ka li |
kg |
32 |
14,000 |
448,000 |
|
3 |
Năm 3 |
|
|
|
5,910,200 |
|
a |
Nhân công |
công |
50 |
60000 |
3,000,000 |
|
b |
Vật tư |
|
|
|
2,910,200 |
|
|
Thuốc BVTV |
kg |
1 |
50,000 |
50,000 |
|
|
U Rê |
kg |
119 |
7,300 |
868,700 |
|
|
Lân |
kg |
405 |
3,500 |
1,417,500 |
|
|
Ka li |
kg |
41 |
14,000 |
574,000 |
|
4 |
Năm 4 |
|
|
|
6,084,900 |
|
a |
Nhân công |
công |
49 |
60,000 |
2,940,000 |
|
b |
Vật tư |
|
|
|
3,144,900 |
|
|
U Rê |
kg |
158 |
7,300 |
1,153,400 |
|
|
Lân |
kg |
405 |
3,500 |
1,417,500 |
|
|
Ka li |
kg |
41 |
14,000 |
574,000 |
|
5 |
Năm 5 |
|
|
|
5,664,900 |
|
a |
Nhân công |
công |
42 |
60,000 |
2,520,000 |
|
b |
Vật tư |
|
|
|
3,144,900 |
|
|
Urê |
kg |
158 |
7,300 |
1,153,400 |
|
|
Lân |
kg |
405 |
3,500 |
1,417,500 |
|
|
Kali |
kg |
41 |
14,000 |
574,000 |
|
6 |
Năm 6 |
|
|
|
5,664,900 |
|
|
Tổng cộng |
đồng |
|
|
47,930,600 |
|
|
Chi phí vật tư |
|
|
|
20,410,600 |
|
|
Chi phí nhân công |
|
|
|
27,520,000 |
|
Ghi chú: dự toán được tính theo định mức KTKT ban hành theo QĐ 498/2002/QĐ-UB |
Biểu 3: Dự kiến số tiền lãi và chi phí quản lý dự án do ngân sách hỗ trợ
(Kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 11/02/2009 của UBND tỉnh Kon Tum)
ĐVT: triệu đồng
TT |
Nội dung và phân kỳ đầu tư |
Số lượng (hộ) |
Mức cho vay theo từng năm |
Số tiền cho vay trong năm |
Dư nợ phải trả lãi luỹ kế |
Tổng số tiền lãi phát sinh trong năm |
Số tiền lãi hỗ trợ từ ngân sách tỉnh |
Chi phí quản lý dự án |
Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách |
1 |
Năm 2009 |
|
|
15,150 |
15,150 |
1,181.7 |
590.9 |
47.27 |
638.1 |
|
Trồng mới |
3,030 |
5 |
15,150 |
|
- |
|
|
|
2 |
Năm 2010 |
|
|
24,240 |
39,390 |
3,072.4 |
1,536.2 |
122.90 |
1,659.1 |
|
Trồng mới |
3,030 |
5 |
15,150 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 1 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
3 |
Năm 2011 |
|
|
33,330 |
72,720 |
5,672.2 |
2,836.1 |
226.89 |
3,063.0 |
|
Trồng mới |
3,030 |
5 |
15,150 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 1 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 2 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
4 |
Năm 2012 |
|
|
27,270 |
99,990 |
7,799.2 |
3,899.6 |
311.97 |
4,211.6 |
|
Chăm sóc năm 1 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 2 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 3 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
5 |
Năm 2013 |
|
|
27,270 |
127,260 |
9,926.3 |
4,963.1 |
397.05 |
5,360.2 |
|
Chăm sóc năm 2 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 3 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 4 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
6 |
Năm 2014 |
|
|
27,270 |
154,530 |
12,053.3 |
6,026.7 |
482.13 |
6,508.8 |
|
Chăm sóc năm 3 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 4 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 5 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
7 |
Năm 2015 |
|
|
18,180 |
172,710 |
8,744.6 |
4,372.3 |
349.78 |
4,722.1 |
|
Chăm sóc năm 4 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
|
Chăm sóc năm 5 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
- |
|
|
|
8 |
Năm 2016 |
|
|
9,090 |
181,800 |
4,726.8 |
2,363.4 |
189.07 |
2,552.5 |
|
Chăm sóc năm 5 |
3,030 |
3 |
9,090 |
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
53,176.5 |
26,588.3 |
2,127.06 |
28,715.3 |
|
- Đối tượng cho vay: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. - Chương trình cho vay: Cho vay hộ nghèo (mức cho vay tối đa kể cả dư nợ cũ là 30 triệu đồng/hộ; lãi suất hiện nay: 0,65 %/tháng) - Dự án gồm 9.090 hộ tham gia, mỗi hộ vay trung bình là 20 triệu đồng để đầu tư trong 06 năm (năm đầu tiên 5 triệu, 5 năm tiếp theo mỗi năm 3 triệu). - Tổng mức cho vay theo dự án từ năm 2009 - 2016 là 181.800 triệu đồng. - Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất cho các hộ 06 năm (01 năm trồng + 5 năm chăm sóc), từ năm thứ 7 trở đi các hộ vay tự trả số tiền lãi phát sinh. |
Biểu 4: Phương án thu hồi vốn vay của 01 hộ
(Kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND, ngày 11/02/2009 của UBND tỉnh Kon Tum)
ĐVT: ngàn đồng
TT |
Thời hạn trả nợ |
Số Dư nợ |
Số tiền người vay phải trả |
Ghi chú |
||
Tổng số |
Gốc |
Lãi (0,65%/tháng) |
||||
1 |
Năm thứ 7 |
20,000 |
6,560 |
5,000 |
1,560 |
|
2 |
Năm thứ 8 |
15,000 |
6,170 |
5,000 |
1,170 |
|
3 |
Năm thứ 9 |
10,000 |
5,780 |
5,000 |
780 |
|
4 |
Năm thứ 10 |
5,000 |
5,390 |
5,000 |
390 |
|
|
Tổng số |
|
23,900 |
20,000 |
3,900 |
|
Chú thích: Thời hạn trả nợ và mức trả nợ cụ thể được thể hiện trong hợp đồng giữa Chi nhánh Ngân hàng CSXH và người vay vốn. |
Quyết định 14/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án về chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Kon Tum
Số hiệu: | 14/2009/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Đào Xuân Quí |
Ngày ban hành: | 11/02/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 14/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án về chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Kon Tum
Chưa có Video