Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 131/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NSNN NĂM 2023 ÁP DỤNG THỐNG NHẤT TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;

Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Quyết định số 2604/QĐ- BTC ngày 07/12/2022 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 áp dụng thống nhất trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Điều 2. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo VKSND tối cao phân bổ, giao, điều chỉnh dự toán cho các đơn vị dự toán trực thuộc và hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng cho năm ngân sách 2023.

Điều 4. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị dự toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4 ;
- Đ/c Viện trưởng VKSNDTC (để báo cáo);
- Bộ Tài chính (để báo cáo);
- Các đ/c Phó Viện trưởng VKSNDTC;
- Đơn vị sử dụng ngân sách trong Ngành;
- Lưu: VP; C3 (Vth, LĐC, P.KHNS, các phòng).
H.180b

KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Nguyễn Duy Giảng

 

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 131/QĐ-VKSTC ngày 30/12/2022 của Viện trưởng VKSND tối cao)

PHẦN I

KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN (Loại 340- 341)

I. QUỸ TIỀN LƯƠNG THEO BIÊN CHẾ

- Bảo đảm Quỹ tiền lương của biên chế được giao tại Quyết định số 199/QĐ- VKSTC ngày 17/6/2021 và Quyết định số 138/QĐ-VKSTC ngày 30/7/2021, Quyết định số 07/QĐ-VKSTC ngày 15/12/2021 của Viện trưởng VKSND tối cao; theo mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng cho cả năm 2023. Bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với các đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

- Các khoản đóng góp theo lương là 22,5% quỹ tiền lương (Bảo hiểm xã hội 17,5%; bảo hiểm y tế 3%; kinh phí công đoàn 2%). Riêng đối với cán bộ làm công tác cơ yếu bảo hiểm y tế 4,5%.

II. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN

1. Định mức chi thường xuyên cơ sở đối với biên chế

Nhóm 1: Văn phòng VKSND tối cao tại Hà Nội: Định mức 120 triệu đồng/biên chế/năm (đã bao gồm kinh phí quản lý, vận hành trụ sở VKSND tối cao). Định mức đối với Đại diện Văn phòng VKSND tối cao tại TP Hồ Chí Minh là 270 triệu đồng/biên chế/năm.

Nhóm 2: VKSND cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và tại TP. Hồ Chí Minh, Cơ quan điều tra: Định mức 68 triệu đồng/biên chế/năm.

Nhóm 3: VKSND cấp tỉnh:

- Văn phòng của VKSND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Định mức 60 triệu đồng/biên chế/năm.

- Văn phòng VKSND cấp tỉnh còn lại: Định mức 58 triệu đồng/biên chế/năm.

Nhóm 4: VKSND cấp huyện:

- VKSND cấp huyện thuộc VKSND TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh là 55 triệu đồng/biên chế/năm.

- VKSND cấp huyện khác có biên chế ≤ 05 người: Định mức 63 triệu đồng/biên chế/năm.

- VKSND cấp huyện khác có biên chế từ 06 đến ≤ 10 người: Định mức là 58 triệu đồng/biên chế/năm.

- VKSND cấp huyện khác có biên chế từ 11 người trở lên: Định mức là 53 triệu đồng/biên chế/năm.

- Đối với VKSND cấp huyện có xe ô tô chuyên dùng: Bổ sung định mức 3,5 triệu đồng/biên chế/năm. VKSND tối cao phân bổ về VKSND tỉnh để giao cho các đơn vị khi có xe.

Định mức nêu trên đã bao gồm:

(1) Các khoản chi đảm bảo cho hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị; chi quản lý, chỉ đạo, điều hành; chi khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, hỗ trợ hoạt động của các đoàn thể (công tác Đảng, hoạt động Hội Cựu chiến binh, hoạt động dân quân tự vệ, hoạt động Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ…). Các khoản chi hoạt động đặc thù: Trực nghiệp vụ; trực ban hình sự của Cơ quan điều tra VKSND tối cao; bồi dưỡng tiếp công dân; chi hỗ trợ hoạt động khám nghiệm hiện trường, tử thi; chi hoạt động điều tra tội phạm; chi án lớn, án điểm, xét xử lưu động; chi bồi dưỡng phiên tòa, phiên họp; chi công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; chi hoạt động đặc thù khác. Chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; xây dựng, hoàn thiện, rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, trụ sở làm việc; chi quản lý vận hành trụ sở; kinh phí đo đạc các cơ sở nhà, đất và chi phí làm thủ tục, hồ sơ pháp lý xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013; kinh phí mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức theo quy định v v...

- Chi tiền lương, tiền công lao động và chi thường xuyên cho hợp đồng lao động theo Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

2. Các khoản chi hỗ trợ ngoài định mức

2.1. Hỗ trợ tiền lương và chi thường xuyên cho hợp đồng lao động lái xe ô tô chuyên dùng tại VKSND cấp huyện

- Bảo đảm quỹ tiền lương năm 2023 đối với hợp đồng lao động là lái xe ô tô chuyên dùng cấp huyện (theo số người có mặt tại thời điểm tháng 12/2022). Bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp, trợ cấp đối với các đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

- Định mức chi thường xuyên cho hợp đồng lái xe ô tô chuyên dùng là 18 triệu đồng/người/năm.

2.2. Hỗ trợ cho các đơn vị có huyện đảo

Hỗ trợ công tác phí cho VKSND các tỉnh có huyện đảo: Mức hỗ trợ 60 triệu đồng/tỉnh/năm, gồm VKSND các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Kiên Giang.

Hỗ trợ công tác phí cho VKSND huyện đảo (theo chỉ tiêu biên chế) các mức sau:

- Hỗ trợ công tác phí cho VKSND huyện đảo xa đất liền (có sân bay), khó khăn đặc biệt 15 triệu đồng/người/năm gồm VKSND các huyện đảo: Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang);

- Hỗ trợ công tác phí cho VKSND huyện đảo xa đất liền 10 triệu đồng/người/năm gồm VKSND các huyện đảo: Phú Quý (Bình Thuận), Bạch Long Vỹ (Hải Phòng), Cô Tô (Quảng Ninh), Lý Sơn (Quảng Ngãi);

- Hỗ trợ công tác phí cho huyện đảo gần đất liền 06 triệu đồng/người/năm gồm VKSND các huyện đảo: Cát Hải (Hải Phòng), Kiên Hải (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh).

Hỗ trợ công tác phí cho VKSND các tỉnh có huyện đảo: Mức hỗ trợ 60 triệu đồng/tỉnh/năm, gồm VKSND các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, VKSND thành phố Hải Phòng.

2.3. Hỗ trợ các đơn vị thuộc vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ

Hỗ trợ cho các hoạt động kết nghĩa, giúp đỡ buôn làng v.v…

- VKSND cấp tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Tây Bắc: Mức hỗ trợ 70 triệu đồng/tỉnh/ năm;

- VKSND cấp tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ: Mức hỗ trợ 50 triệu đồng/tỉnh/năm.

- VKSND cấp huyện trực thuộc: Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/huyện/năm;

2.4. Hỗ trợ chế độ nghỉ phép hàng năm

Hỗ trợ chế độ nghỉ phép hàng năm cho VKSND các tỉnh Tây Nguyên, định mức 80 triệu đồng/tỉnh/năm.

2.5. Hỗ trợ VKSND các tỉnh có cửa khẩu giáp biên giới

- Mức 1: Hỗ trợ 40 triệu đồng/đơn vị/năm, gồm: An Giang, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Kon Tum, Lào Cai, Lạng Sơn, Long An, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh.

- Mức 2: Hỗ trợ 20 triệu đồng/đơn vị/năm, gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Điện Biên, Gia Lai, Lai Châu, Quảng Bình, Sơn La, Bình Phước, Cao Bằng, Hà Giang.

2.6. Hỗ trợ cho các đơn vị có địa bàn rộng

- Mức 1: hỗ trợ đơn vị có địa bàn rộng lớn hơn 10.000 km2, gồm: Nghệ An, Gia Lai, Sơn La, Đắk Lắk, Thanh Hóa, Quảng Nam.

Mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/biên chế x biên chế toàn tỉnh

- Mức 2: hỗ trợ đơn vị có địa bàn rộng từ 8.000 km2 đến 10.000 km2, gồm: Lâm Đồng, Kon Tum, Lai Châu, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Bình.

Mức hỗ trợ 1,2 triệu đồng/biên chế x biên chế toàn tỉnh

- Mức 3: hỗ trợ đơn vị có địa bàn rộng từ 6.000 km2 đến dưới 8.000 km2, gồm: Hà Giang, Yên Bái, Bình Thuận, Cao Bằng, Lào Cai, Bình Phước, Đắk Nông, Kiên Giang, Bình Định, Quảng Ninh, Hà Tĩnh.

Mức hỗ trợ 1,0 triệu đồng/biên chế x biên chế toàn tỉnh.

3. Các khoản kinh phí đặc thù

3.1. Hỗ trợ công tác kiểm sát trại giam, trại tạm giam

- Văn phòng VKSND tối cao: 850 triệu đồng/năm.

- Đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, tính theo số lượng trại giam, trại tạm giam được phân cấp, ủy quyền quản lý, cụ thể: Khoảng cách từ VKSND tỉnh đến trại giam, trại tạm giam nhỏ hơn 20km, mức hỗ trợ 80 triệu đồng/trại; khoảng cách từ 20km đến dưới 100 km, mức hỗ trợ 100 triệu đồng/trại; khoảng cách từ 100km đến dưới 200km, mức hỗ trợ 150 triệu đồng; khoảng cách từ 200 km trở lên, hỗ trợ 200 triệu đồng/trại

3.2. Thuê luật sư, trợ cấp nhân chứng

- VKSND cấp cao 1, 2: Định mức 23 triệu đồng/đơn vị/năm;

- VKSND TP Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh: Định mức 40 triệu đồng/đơn vị/năm;

- VKSND cấp tỉnh còn lại: Định mức 23 triệu đồng/đơn vị/năm;

- VKSND cấp huyện: Định mức 3,5 triệu đồng/đơn vị/năm.

3.3. Hỗ trợ chi hoạt động đặc thù khác

- Cơ quan điều tra VKSND tối cao: 22.000 triệu đồng;

- 03 VKSND cấp cao: VKSND cấp cao tại Hà Nội 1.000 triệu đồng; VKSND cấp cao tại Đà Nẵng 1.000 triệu đồng; VKSND cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh 1.000 triệu đồng.

- VKSND cấp tỉnh, cấp huyện: Định mức 2,0 triệu đồng/biên chế/năm.

- Văn phòng VKSND tối cao tại Hà Nội 4.519,3 triệu đồng; VKSND thành phố Hà Nội 2.000 triệu đồng (bổ sung ngoài mức hỗ trợ cấp tỉnh nêu trên);

III. PHÂN BỔ KINH PHÍ CHO CÁC NỘI DUNG KHÁC

Phân bổ kinh phí cho các nội dung: Chi đoàn ra, đoàn vào, thuê trụ sở, chi mua sắm, sửa chữa, bảo trì trụ sở, các nhiệm vụ trọng tâm và đột xuất khác, cụ thể:

1. Chi đoàn ra, đoàn vào

Phân bổ 3.500 triệu đồng kinh phí đoàn ra, đoàn vào của toàn Ngành về Văn phòng VKSND tối cao và thực hiện theo quyết định cụ thể của Viện trưởng VKSND tối cao.

2. Kinh phí mua báo, tạp chí của toàn Ngành.

Phân bổ 8.420 triệu đồng kinh phí mua báo và tạp chí về Văn phòng VKSND tối cao để thực hiện mua báo, tạp chí cấp phát cho đơn vị trong toàn Ngành.

3. Kinh phí bảo trì, sửa chữa trụ sở

Giao thủ trưởng đơn vị dự toán cấp 2, các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc VKSND tối cao thực hiện các dự án của mình và dự án của các đơn vị dự toán cấp dưới quy định của pháp luật và phân cấp về đầu tư trong Ngành.

4. Kinh phí mua sắm tài sản theo Đề án

Phân bổ kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc thuộc Đề án giai đoạn 2021-2025 đã được Viện trưởng VKSND tối cao phê duyệt (theo số lượng, danh mục được phê duyệt).

5. Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị thông thường

Hỗ trợ kinh phí mua sắm thay thế 55% máy photocopy thông thường của VKSND cấp huyện có thời hạn sử dụng > 8 năm; mua sắm thay thế 15% máy vi tính để bàn có niên hạn sử dụng >6 năm.

6. Kinh phí may sắm trang phục

VKSND tối cao phân bổ kinh phí trang phục theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, niên hạn quy định cho tất cả các đơn vị dự toán trực thuộc từ nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao để thực hiện chế độ trang phục và sẽ có hướng dẫn riêng.

7. Các nhiệm vụ khác

- Các nhiệm vụ khác của toàn ngành phân bổ về Văn phòng VKSND tối cao và thực hiện điều chỉnh theo quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao (chi giám định tư pháp và khám chữa bệnh bắt buộc, kinh phí tinh giản biên chế, kinh phí phí bồi thường thiệt hại…).

- Những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất: Thực hiện theo dự toán được Cục Kế hoạch - Tài chính thẩm định và được Viện trưởng VKSND tối cao quyết định.

IV. CHI HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO BẢO VỆ PHÁP LUẬT VÀ TẠP CHÍ KIỂM SÁT

- Kinh phí chi hoạt đồng thường xuyên: Phân bổ chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên năm 2023 giảm 3% so với năm 2022.

- Kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ: Phân bổ kinh phí theo nhiệm vụ được Lãnh đạo VKSND tối cao giao.

PHẦN II

CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

I. CHI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

1. Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo (Loại 070 - 081)

Các đơn vị được phân bổ kinh phí sự nghiệp giáo dục, đào tạo gồm: Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Kinh phí chi hoạt động thường xuyên: Phân bổ chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên năm 2023 giảm 3% so với năm 2022.

- Kinh phí không thường xuyên: Phân bổ kinh phí theo nhiệm vụ được Lãnh đạo VKSND tối cao giao.

2. Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (070-085)

Phân bổ cơ bản kinh phí về các đơn vị trong toàn Ngành; bố trí một phần kinh phí cho hai nhà trường để chủ động mở các lớp đầu năm theo kế hoạch. Cụ thể:

- Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 1.200 triệu đồng.

- Trường ĐT, BD NVKS tại TP. Hồ Chí Minh 1.200 triệu đồng .

- Phân bổ cho các đơn vị trong toàn ngành theo số biên chế. Định mức: Văn phòng VKSND tối cao, VKSND cấp cao 1,2,3 và Cơ quan điều tra là 2,2 triệu đồng/biên chế/năm; VKSND cấp tỉnh 1,25 triệu đồng/biên chế/năm.

II. CHI SỰ NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ (Loại 100- 103)

Phân bổ về Văn phòng VKSND tối cao để thực hiện theo kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2023 được Lãnh đạo VKSND tối cao phê duyệt.

PHẦN III

ĐIỀU HÀNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH

Giao Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính tham mưu, hướng dẫn, điều hành dự toán ngân sách năm 2023 trong ngành Kiểm sát nhân dân theo đúng các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước./.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 131/QĐ-VKSTC về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 áp dụng thống nhất trong ngành kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu: 131/QĐ-VKSTC
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký: Nguyễn Duy Giảng
Ngày ban hành: 30/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 131/QĐ-VKSTC về định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 áp dụng thống nhất trong ngành kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…