UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/2011/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 14 tháng 9 năm 2011 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 628/TTr-SNN ngày 25/8/2011 về việc ban hành nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
TM.
UBND TỈNH |
NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TỪ
NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 118/2011/QĐ-UBND ngày 14/9/2011 của
UBND tỉnh Bắc Ninh)
Quy định này quy định nội dung chi và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông thuộc các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và ngành nghề nông thôn từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động khuyến nông bằng nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động khuyến nông
Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao hàng năm và các nguồn hoạt động khuyến nông hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
NỘI DUNG CHI VÀ MỨC CHI HỖ TRỢ
Điều 4. Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1. Nội dung chi: Chi in ấn tài liệu, giáo trình trực tiếp phục vụ lớp học; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường, trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có); chi bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, chi tiền đi lại, tiền ở, phiên dịch (nếu có); chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại, tiền ở (nếu có); chi khác gồm: Khai giảng, bế giảng, in chứng chỉ, tiền y tế cho lớp học, khen thưởng.
2. Đối tượng và mức chi hỗ trợ:
2.1. Đối với người sản xuất:
2.1.1. Người nông dân sản xuất nhỏ, nông dân thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ: 100% chi phí tài liệu học; tiền ăn không quá 70.000 đồng/ngày/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo do cấp tỉnh tổ chức; không quá 50.000 đồng/ngày/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo do cấp huyện tổ chức; không quá 25.000 đồng/ngày/người đối với các lớp tập huấn, đào tạo do cấp xã, phường, thị trấn tổ chức. Hỗ trợ tiền đi lại theo giá giao thông công cộng với mức tối đa không quá 100.000 đồng/người/khoá học đối với người học xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; đối với nơi không có phương tiện giao thông công cộng thanh toán theo mức khoán tối đa không quá 70.000 đồng/người/khóa học.
Đối với chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ, gồm: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí.
100% chi phí tài liệu học, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại bằng 50% mức quy định tại mục 2.1.1, điểm 2.1, khoản 2 của điều này.
Đối với chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ, gồm: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 50% chi phí.
2.1.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến nông được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu học khi tham dự đào tạo.
2.2. Đối với người hoạt động khuyến nông khi tham gia bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo được hỗ trợ:
2.2.1. Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học.
Đối với chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho học viên thì đơn vị được hỗ trợ chi phí dịch vụ, gồm: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ 100% chi phí.
2.2.2. Người hoạt động khuyến nông không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, chỗ ở cho người học theo mức quy định tại mục 2.1.1, điểm 2.1 khoản 2 của điều này.
2.3. Chi bồi dưỡng giảng viên thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Cụ thể:
2.3.1. Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức 25.000đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức 300.000đồng/buổi.
2.3.2. Thời gian đào tạo, tập huấn không quá 5 ngày/lớp, nếu từ 6 ngày trở lên phải được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2.4. Chi phí cho việc tổ chức lớp học, gồm: Thuê hội trường, trang trí, khánh tiết, phục vụ, mức chi theo thực tế; tiền nước uống không quá 30.000đồng/người/ngày (do cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức), 20.000đồng/người/ngày (do cấp xã tổ chức).
Điều 5. Chi thông tin tuyên truyền
Nhà nước hỗ trợ kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án thông tin tuyên truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến nông; phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, kết quả mô hình trình diễn, điển hình tiên tiến; thông qua:
1. Phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu khuyến nông, Tạp chí khuyến nông. Hàng năm cơ quan khuyến nông xây dựng kế hoạch tuyên truyền về hoạt động khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu khuyến nông, Tạp chí khuyến nông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể: Đối với khuyến nông cấp tỉnh do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt; đối với khuyến nông cấp huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt.
Đối với Tạp chí khuyến nông, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt đối tượng, kinh phí và đơn đặt hàng để cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước về khuyến nông ở địa phương, các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ khuyến nông do địa phương quản lý và các câu lạc bộ khuyến nông địa phương.
2. Diễn đàn khuyến nông: Được chi thuê hội trường, tài liệu, tiền nước uống, báo cáo viên, hỗ trợ ăn, ở, đi lại cho đại biểu tham gia diễn đàn.
Mức hỗ trợ đại biểu tham gia diễn đàn theo quy định tại khoản 2, Điều 4 của Quy định này; mức chi nước uống, báo cáo viên thực hiện theo quy định hiện hành về chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Các hội nghị tổng kết khuyến nông, giao ban khuyến nông trong phạm vi ngành, đối tượng gồm: Các phòng ban chuyên môn của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan trong ngành, phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã, thành phố, mức chi theo quy định hiện hành của tỉnh về chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Chi tham gia hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp trong nước, gồm: 100% chi phí thuê gian hàng, vận chuyển, thuê mướn được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chi thông tin tuyên truyền hội chợ; chi hoạt động của Ban tổ chức.
5. Chi hội thi về các hoạt động khuyến nông, gồm: Thông tin, truyên truyên, thuê hội trường, trang thiết bị, văn phòng phẩm; chi ban giám khảo chấm thi; chi hội đồng tư vấn khoa học, soạn câu hỏi và đáp án; chi khai mạc, bế mạc; chi thức ăn, hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ cuộc thi (nếu có); chi đạo diễn và biên tập chương trình thi; chi luyện tập; chi giải thưởng; chi hỗ trợ đưa đón thi sinh dự thi và chi khác.
(Hội thi cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo).
6. Xây dựng và quản lý dữ liệu hệ thống thông tin khuyến nông: Chi thuê đường truyền, mua phần mềm, cập nhật số liệu, bảo trì, bảo mật và các khoản chi khác (nếu có).
Điều 6. Chi xây dựng các mô hình trình diễn về khuyến nông
1. Nội dung:
1.1. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ.
1.2. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Tiêu chuẩn mô hình ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với quy định của Luật Công nghệ cao.
1.3. Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
2. Mức hỗ trợ:
2.1. Mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn: Được hỗ trợ không quá 80% chi phí mua giống và không quá 30% chi phí mua vật tư thiết yếu.
2.2. Mô hình cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị được hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 90 triệu đồng/mô hình.
2.3. Mô hình ứng dụng công nghệ cao hỗ trợ tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện mô hình, nhưng không quá 300 triệu đồng/mô hình.
2.4. Mô hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tổng hợp nông nghiệp hiệu quả và bền vững hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/mô hình.
2.5. Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu/22 ngày nhân với số ngày thực tế thuê.
2.6. Chi triển khai mô hình trình diễn:
2.6.1. Tập huấn cho người tham gia mô hình và chi khác (nếu có). Mức chi hỗ trợ theo quy định tại khoản 2, Điều 4 của quy định này, trong đó mức chi hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia tập huấn không quá 25.000 đồng/người/ngày.
2.6.2. Hội thảo thăm quan đầu bờ, tổng kết đánh giá mô hình. Mức chi hỗ trợ theo quy định hiện hành của tỉnh về chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 7. Chi nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng
Hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ. Mức chi không quá 15 triệu đồng/mô hình, trong đó mức hỗ trợ cho người tham gia triển khai mô hình, giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật áp dụng quy định tại điểm 2.3 khoản 2, Điều 4 của Quy định này.
Điều 8. Chi biên soạn tài liệu hướng dẫn, đào tạo, tư vấn khuyến nông
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 9. Chi thuê chuyên gia trong nước phục vụ hoạt động khuyến nông
Căn cứ mức độ cần thiết và khả năng kinh phí, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì thực hiện chương trình, dự án khuyến nông quyết định lựa chọn thuê chuyên gia trong nước, hình thức thuê (theo thời gian hoặc theo sản phẩm) cho phù hợp. Mức chi theo hợp đồng thực tế thỏa thuận với chuyên gia bảo đảm phù hợp giữa yêu cầu của công việc và trình độ của chuyên gia, nhưng không quá 5.000.000 đồng/người/tháng.
Điều 10. Chi tham quan, học tập trong nước, nước ngoài
- Chi thăm quan học tập trong nước mức chi theo quy định hiện hành.
- Chi thăm quan học tập nước ngoài theo quy định về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đi công tác ngắn hạn nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí.
Điều 11. Chi mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khuyến nông
Thực hiện theo quy định về mua sắm trang thiết bị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 12. Chi quản lý chương trình, dự án khuyến nông
1. Cơ quan quản lý kinh phí khuyến nông được sử dụng tối đa không quá 2% kinh phí khuyến nông do cấp có thẩm quyền giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, dự án, kiểm tra, giám sát đánh giá, gồm: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí, xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu chương trình, dự án khuyến nông; chi khác (nếu có). Cơ quan quản lý kinh phí khuyến nông báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
2. Đối với tổ chức thực hiện chương trình khuyến nông được chi không quá 3% dự toán chương trình cho công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có).
Điều 13. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí khuyến nông hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Giao trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư thực hiện.
Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Hướng dẫn các địa phương, các đơn vị và cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông địa phương theo đúng quy định.
Điều 15. UBND các huyện, thị xã, thành phố.
1. Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí khuyến nông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Giao Trạm Khuyến nông thực hiện.
2. Thực hiện việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông theo quy định, đồng thời phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thực hiện thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tại địa phương.
3. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Điều 16. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân khác.
1. Thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông được cấp hàng năm theo đúng quy định hiện hành.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý, sử dụng kinh phí được cấp.
3. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định./.
Quyết định 118/2011/QĐ-UBND về Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
Số hiệu: | 118/2011/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Ninh |
Người ký: | Nguyễn Tiến Nhường |
Ngày ban hành: | 14/09/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 118/2011/QĐ-UBND về Quy định nội dung và mức chi hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
Chưa có Video