ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2011/QĐ-UBND |
Nha Trang, ngày 29 tháng 01 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 31 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 06 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm
2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc
xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất
liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán
đấu giá tài sản;
Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính
quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng
6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 166/2009/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng
dẫn xử lý một số loại tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập
quyền sở hữu của Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 87/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tài chính quy
định việc quản lý và xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án
kết thúc;
Căn cứ Thông tư số 88/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10
năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được
phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính
quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ
tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản.
Căn cứ Nghị quyết số 05/2010/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân
dân tỉnh về phân cấp quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 3616/TTr-STC ngày 28
tháng 12 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định một số nội dung về xử lý tài sản nhà nước để bán đấu giá đối với tài sản tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước (gồm tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước; tài sản bị chôn dấu, chìm đắm, vật bị đánh rơi, bỏ quên được tìm thấy; tài sản là bất động sản được xác định là vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu; tài sản biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ cho các tổ chức thuộc địa phương; tài sản thu hồi từ các dự án kết thúc) thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, gồm các nội dung sau:
- Chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá.
- Thẩm quyền quyết định giá khởi điểm.
- Thành phần Hội đồng xác định giá, Hội đồng thẩm định giá, Hội đồng bán đấu giá.
Các quy định về xử lý tài sản nhà nước để bán đấu giá không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 2. Chuyển giao tài sản nhà nước để bán đấu giá
Tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước thì được chuyển giao cho tổ chức có chức năng bán đấu giá hoặc Hội đồng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá để bán đấu giá. Trừ các trường hợp sau đây được phép bán chỉ định, không qua đấu giá:
1. Chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng cho mục đích xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường phù hợp với quy hoạch được duyệt;
2. Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với cơ sở nhà, đất đang thuê của tổ chức có chức năng cho thuê nhà, đất phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của tổ chức có chức năng cho thuê nhà, đất đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
3. Đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản nhà nước và trả ít nhất bằng giá khởi điểm;
4. Giá trị tài sản theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;
5. Tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (hàng tươi sống dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng thực phẩm đã qua chế biến, thuốc chữa bệnh mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày; các loại hàng hoá, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sau khi bắt giữ sẽ bị hư hỏng, hết thời hạn sử dụng) thì cơ quan quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước phải tiến hành lập biên bản và phối hợp cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức bán ngay theo hình thức bán trực tiếp;
6. Tài sản là vật tư, hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất nhưng chỉ có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư, hàng hóa đó thì thực hiện bán chỉ định cho tổ chức đó.
Điều 3. Thẩm quyền quyết định giá khởi điểm
1. Đối với tài sản nhà nước là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, giá khởi điểm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
2. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, giá khởi điểm do người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm quyết định.
3. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước thì giá khởi điểm để bán đấu giá do thủ trưởng cơ quan ra quyết định tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quyết định, cụ thể như sau:
a) Đối với tài sản vi phạm hành chính khi chuyển giao để bán đấu giá đã được xác định giá trị theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì giá khởi điểm để bán đấu giá là giá trị tài sản đã được xác định;
b) Đối với tài sản vi phạm hành chính khi chuyển giao để bán đấu giá chưa được xác định giá trị thì giá khởi điểm do Hội đồng xác định giá quy định tại khoản 5 Điều 4 Quyết định này.
4. Đối với các tài sản nhà nước không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, thẩm quyền quyết định giá khởi điểm được quy định như sau:
a) Đối với tài sản nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bán đấu giá theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh thì giá khởi điểm do Thủ trưởng cơ quan tài chính cùng cấp (Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch) quyết định;
b) Đối với tài sản nhà nước do thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định bán đấu giá theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh thì giá khởi điểm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị đó quyết định.
Điều 4. Thành lập Hội đồng xác định giá
1. Sở Tài chính thành lập Hội đồng xác định giá đối với các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định này trong trường hợp không thuê được tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo Sở Tài chính - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Đại diện Sở Xây dựng;
- Đại diện của cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản;
- Đại diện cơ quan khác có liên quan do Chủ tịch Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần xác định giá.
Số lượng thành viên của Hội đồng tối thiểu là 03 người.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản bị chôn dấu, bị chìm đắm quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ thì quyết định thành lập Hội đồng xác định giá đối với các tài sản quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định này. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo cơ quan quyết định thành lập Hội đồng - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Sở Tài chính;
- Đại diện cơ quan, đơn vị được giao nghiệm vụ tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định số 96/2009/NĐ-CP;
- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản;
- Các thành viên khác có liên quan.
Số lượng thành viên của Hội đồng tối thiểu là 05 người.
3. Lãnh đạo cơ quan tài chính (Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch) thành lập Hội đồng xác định giá đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 Quyết định này. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo cơ quan tài chính nhà nước (Sở Tài chính, Phòng Tài chính Kế hoạch) - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện đơn vị có tài sản bán đấu giá;
- Đại diện bộ phận về chuyên môn quản lý giá của cơ quan tài chính nhà nước;
- Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định tùy theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần xác định giá;
Số lượng thành viên của Hội đồng tối thiểu là 03 người.
4. Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thành lập Hội đồng xác định giá đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Quyết định này. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện cơ quan quản lý cấp trên;
- Đại diện bộ phận được giao trực tiếp sử dụng tài sản;
- Đại diện bộ phận tài chính - kế toán của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần);
- Các thành viên khác có liên quan do Chủ tịch Hội đồng quyết định tùy theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần xác định giá.
Số lượng thành viên của Hội đồng tối thiểu là 03 người.
5. Người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thành lập Hội đồng xác định giá. Thành phần Hội đồng gồm:
- Người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước;
- Đại diện Sở Tài chính (đối với tài sản do người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu ở cấp tỉnh); Phòng Tài chính Kế hoạch (đối với tài sản do người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu ở cấp huyện, cấp xã);
- Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quyết định tùy theo tính chất, đặc điểm của tài sản cần xác định giá.
Số lượng thành viên của Hội đồng tối thiểu là 03 người.
Điều 5. Thành lập Hội đồng thẩm định giá
1. Sở Tài chính thành lập Hội đồng thẩm định giá để thẩm định giá tài sản do tổ chức có đủ điều kiện thẩm định giá xác định để bán chỉ định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ.
2. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo Sở Tài chính - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Đại diện Sở Xây dựng;
- Đại diện của cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản;
- Đại diện cơ quan khác có liên quan do Chủ tịch Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần thẩm định giá.
Điều 6. Thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản nhà nước
Hội đồng bán đấu giá tài sản nhà nước được thành lập trong các trường hợp sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện cơ quan quyết định tịch thu tài sản;
- Đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch;
- Đại diện Phòng Tư pháp;
- Đại diện các cơ quan có liên quan.
2. Sở Tài chính thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt để bán đấu giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Thành phần Hội đồng gồm:
- Lãnh đạo Sở Tài chính - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản nhà nước bán đấu giá;
- Đại diện Sở Tư pháp;
- Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật (nếu cần);
- Các thành viên khác có liên quan.
3. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định bán tài sản theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định pháp luật khác, quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá. Thành phần Hội đồng theo thành phần quy định tại khoản 4 Điều 4 Quyết định này.
1. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
2. Quyết định này bãi bỏ các Quyết định sau đây:
a) Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định việc chuyển giao tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, tài sản khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản thu hồi từ các dự án kết thúc hoạt động có quyết định thanh lý hoặc bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá;
b) Quyết định số 775/QĐ-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi Quyết định số 433/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định việc chuyển giao tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, tài sản khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản thu hồi từ các dự án kết thúc hoạt động có quyết định thanh lý hoặc bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá;
c) Quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng định giá và bán đấu giá tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước;
d) Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản khi có quyết định thu sung quỹ Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, tài sản khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản thu hồi từ các dự án kết thúc có quyết định thanh lý hoặc bán đấu giá;
đ) Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đính chính khoản 4 Điều 1 Chương I Quy chế bán đấu giá tài sản khi có quyết định thu sung quỹ Nhà nước, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, tài sản khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản thu hồi từ các dự án kết thúc có quyết định thanh lý hoặc bán đấu giá ban hành kèm theo Quyết định số 28/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2007.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 04/2011/QĐ-UBND quy định xử lý tài sản nhà nước để bán đấu giá đối với tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
Số hiệu: | 04/2011/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Khánh Hòa |
Người ký: | Nguyễn Chiến Thắng |
Ngày ban hành: | 29/01/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 04/2011/QĐ-UBND quy định xử lý tài sản nhà nước để bán đấu giá đối với tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
Chưa có Video