HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/2022/NQ-HĐND |
Quảng Trị, ngày 09 tháng 12 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 14
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Thông tư 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét Tờ trình số 237/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh về dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định nội dung, mức hỗ trợ; mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa VIII, Kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022, có hiệu lực từ ngày 19 tháng 12 năm 2022 và thay thế Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 20/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030./.
|
CHỦ TỊCH |
NỘI
DUNG, MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CÁC
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Trị)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng, địa bàn áp dụng
Nghị quyết này quy định nội dung, mức hỗ trợ thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025.
2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
3. Địa bàn áp dụng
a) Địa bàn đặc biệt khó khăn: Các xã, thị trấn khu vực III tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025; các thôn đặc biệt khó khăn tại Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban dân tộc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
b) Địa bàn khó khăn: Các xã, thị trấn khu vực II tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, không bao gồm xã khu vực II đã đạt chuẩn nông thôn mới.
c) Địa bàn khác: Các xã, phường, thị trấn còn lại trên địa bàn tỉnh
d) Địa bàn áp dụng hỗ trợ của từng Chương trình mục tiêu quốc gia theo các Quyết định phê duyệt Chương trình của Thủ tướng Chính phủ đối với từng Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 2. Nguyên tắc và phương thức hỗ trợ
1. Nguyên tắc hỗ trợ
b) Đối với dự án thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chỉ thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.
c) Trường hợp cùng một thời điểm, nội dung hỗ trợ có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất. Việc hỗ trợ đảm bảo tuân thủ các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước và quy định của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 21; Điểm b Khoản 5 Điều 22; Điểm b Khoản 3 Điều 23 của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ. Đối với nội dung tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 3 tại Quy định này thực hiện theo cơ chế hỗ trợ sau đầu tư.
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ
Điều 3. Nội dung và mức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị
1. Hỗ trợ tư vấn xây dựng liên kết (đối với dự án mới); chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị; tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quy trình kỹ thuật, đánh giá thị trường, phương án phát triển thị trường: Mức hỗ trợ tối đa 100% theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng không quá 150 triệu đồng/dự án, không quá 50 triệu đồng/kế hoạch liên kết. Nội dung hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với các dự án, kế hoạch liên kết thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường: Hỗ trợ tối đa 100% chi phí thực hiện theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cụ thể như sau:
b) Chăn nuôi: Con giống, chuồng trại, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, thuốc thú y phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, chế phẩm sinh học, hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi, công cụ, dụng cụ sản xuất;
c) Lâm nghiệp: Giống cây trồng lâm nghiệp (giống nuôi cấy mô), phân bón;
d) Khai thác thủy sản: Hỗ trợ ngư cụ đánh bắt trên tàu cá;
đ) Nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ giống, thức ăn, hóa chất xử lý môi trường nuôi, chế phẩm sinh học, lồng bè nuôi trồng thủy sản, công cụ, dụng cụ sản xuất;
e) Hỗ trợ chi phí mua bao bì, nhãn mác sản phẩm, mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết;
g) Đối với hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm nêu trên theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hỗ trợ tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã;
4. Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi; hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm:
a) Hỗ trợ tối đa 80% tổng kinh phí thực hiện trên địa bàn đặc biệt khó khăn, tối đa 70% tổng kinh phí thực hiện trên địa bàn khó khăn, tối đa 50% đối với các xã còn lại thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hỗ trợ tối đa 50% tổng kinh phí thực hiện trên địa bàn các xã thuộc phạm vi đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó ưu tiên thực hiện các nội dung:
Hỗ trợ xây dựng nhà kính, nhà lưới ứng dụng công nghệ IOT; ứng dụng công nghệ IoT với cây trồng ngoài nhà kính, nhà lưới; thiết bị bay (drone). Mức hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết;
Hỗ trợ đầu tư hệ thống giám sát giết mổ điện tử, phần mềm quản lý truy xuất nguồn gốc động vật giết mổ và in tem nhãn QR sản phẩm, mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/cơ sở giết mổ. Hỗ trợ trang bị hệ thống máng ăn, máng uống tự động, hệ thống điều hòa chuồng nuôi sử dụng cảm biến nhiệt, mức hỗ trợ tối đa 200 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết;
Hỗ trợ cải tiến hầm bảo quản hải sản có cảm biến kiểm soát nhiệt độ kết nối Internet trên tàu khai thác thủy sản, mức hỗ trợ tối đa 300 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết. Hỗ trợ ứng dụng máy dò chụp trên tàu khai thác thủy sản nghề lưới vây, lưới chụp, mức hỗ trợ tối đa 800 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết;
Hỗ trợ ứng dụng công nghệ sấy tiên tiến (sấy lạnh, sấy năng lượng mặt trời, sấy thăng hoa...) hoặc kho bảo quản lạnh nông sản có hệ thống theo dõi nhiệt độ, ẩm độ tự động, mức hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết;
b) Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí về điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí để xác định các vùng sản xuất tập trung thực hiện các dự án liên kết áp dụng VietGAP, hữu cơ, GACP-WHO theo dự toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Hỗ trợ 01 lần chi phí chứng nhận GAP, hữu cơ, ISO 22000, HACCP, GACP-WHO, GMP hoặc tương đương. Mức hỗ trợ không quá 30 triệu đồng/giấy chứng nhận; riêng chứng nhận GACP-WHO, GMP cho dược liệu không quá 300 triệu đồng/giấy chứng nhận;
d) Hỗ trợ chi phí kiểm nghiệm/phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và tư vấn lập hồ sơ tự công bố, công bố sản phẩm: Mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết;
đ) Hỗ trợ tối đa 100% chi phí tư vấn, giám sát cấp mới mã số vùng trồng cho các tổ chức, cá nhân. Mức hỗ trợ không quá 13 triệu đồng/mã số vùng trồng;
e) Hỗ trợ tối đa 100% chi phí hướng dẫn lập hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực của xã gắn với vùng nguyên liệu được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương, tối đa 02 triệu đồng/sản phẩm; hỗ trợ tối đa 100% chi phí thiết lập hệ thống, tạo mã truy xuất nguồn gốc điện tử, tối đa 10 triệu đồng/sản phẩm”.
5. Hỗ trợ hạ tầng liên kết
Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; tối đa 30% vốn xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 03 tỷ đồng/dự án liên kết. Nội dung hỗ trợ này chỉ áp dụng đối với nhũng dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
6. Hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
Mức hỗ trợ thực hiện theo Khoản 5 Điều 5 Nghị quyết số 162/2021/HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026.
7. Hỗ trợ xây dựng, quản lý dự án
Nội dung, mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 13 Thông tư số 46/2022/TT-BTC và chỉ áp dụng đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Điều 4. Mẫu hồ sơ, trình tự lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết
1. Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, kế hoạch liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ. Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, kế hoạch liên kết trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Trình tự thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết
Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ; Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ. Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỘNG ĐỒNG
Điều 5. Nội dung, mức hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
1. Hỗ trợ các nội dung quy định tại Khoản 3, 4, 6 Điều 3 Quy định này;
2. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm. Hỗ trợ tối đa 100% chi phí thực hiện trong phạm vi dự toán được giao.
3. Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình tư vấn chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả. Hỗ trợ tối đa 100% chi phí thực hiện trong phạm vi dự toán được giao.
4. Hỗ trợ tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương trong tỉnh, ngoài tỉnh do chủ đầu tư quyết định trong phạm vi dự toán được giao;
6. Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này cho (01) dự án, tối đa 95% tổng kinh phí thực hiện trên địa bàn đặc biệt khó khăn, tối đa 80% tổng kinh phí thực hiện trên địa bàn khó khăn, tối đa 60% tổng kinh phí thực hiện trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia và không quá 01 tỷ đồng/dự án.
Điều 6. Mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt dự án
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO NHIỆM VỤ
Điều 7. Nội dung, mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ
1. Các nội dung quy định tại Điều 3, Điều 5 Quy định này thỏa mãn điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
2. Mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 23 của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
Điều 8. Mẫu hồ sơ, trình tự thủ tục
1. Mẫu hồ sơ: Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
2. Trình tự thủ tục lựa chọn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, quyết định đặt hàng, giao nhiệm vụ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương, vốn ngân sách tỉnh và các địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
3. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Trường hợp văn bản được viện dẫn tại Nghị quyết này được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản mới thì áp dụng nội dung quy định tại văn bản mới./.
Nghị quyết 99/2022/NQ-HĐND Quy định về nội dung, mức hỗ trợ thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Số hiệu: | 99/2022/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký: | Nguyễn Đăng Quang |
Ngày ban hành: | 09/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 99/2022/NQ-HĐND Quy định về nội dung, mức hỗ trợ thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Chưa có Video