HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2022/NQ-HĐND |
Lâm Đồng, ngày 08 tháng 7 năm 2022 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
KHÓA X KỲ
HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 4323/TTr-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Lâm Đồng (sau đây viết tắt là Chương trình).
1. Sở, ban, ngành và huyện, thành phố, xã thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là sở, địa phương); đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến xây dựng, phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.
Điều 3. Nguyên tắc phân bổ vốn
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho sở, địa phương, đơn vị thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch và phải tuân thủ theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương.
3. Ưu tiên hỗ trợ cho các xã, các huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới. Hỗ trợ các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới; các xã đăng ký về đích nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.
Điều 4. Tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
1. Hằng năm, ngân sách cấp tỉnh đối ứng tối thiểu bằng 1,5 lần tổng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình.
2. Các huyện, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách cấp mình để bố trí thêm nguồn vốn thực hiện Chương trình.
Điều 5. Tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển
1. Tiêu chí, hệ số phân bổ:
a) Xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí: Hệ số phân bổ bằng 3,0/xã.
Riêng kế hoạch vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện trong năm 2022, phân bổ cho xã đặc biệt khó khăn với hệ số phân bổ bằng 4,0/xã.
b) Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: Hệ số phân bổ bằng 1,0/xã.
c) Hỗ trợ cho 02 huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới là huyện Đam Rông và huyện Di Linh để tập trung hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới và phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2021 - 2025: Hệ số phân bổ bằng 10,0/huyện, áp dụng từ năm 2022.
2. Hệ số tiêu chí của từng huyện, thành phố theo Phụ lục đính kèm.
3. Phân bổ vốn thực hiện các chương trình chuyên đề (Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ; Đề án lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ; ...): Phân bổ trên cơ sở tổng mức đầu tư và tiến độ, thời gian thực hiện các chương trình chuyên đề theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
4. Mức vốn phân bổ cho địa phương (trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm) được xác định theo công thức:
Trong đó:
- Vi: Số vốn phân bổ cho huyện/thành phố thứ i;
- G: Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển (bao gồm vốn hỗ trợ của ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách cấp tỉnh) để thực hiện Chương trình phân bổ cho các huyện, thành phố;
- H: Tổng hệ số tiêu chí của các huyện, thành phố;
- Hi: Hệ số tiêu chí của huyện/thành phố thứ i.
Điều 6. Tiêu chí, định mức phân bổ vốn sự nghiệp
1. Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm: Phân bổ bằng 30% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
2. Hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP: Phân bổ bằng 12% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
3. Hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Phân bổ bằng 05% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
4. Hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số: Phân bổ bằng 10% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
5. Hỗ trợ phát triển giáo dục ở nông thôn; phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn: Phân bổ bằng 10% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
6. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao: Phân bổ bằng 05% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
7. Hỗ trợ vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề: Phân bổ bằng 10% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
8. Hỗ trợ nâng cao chất lượng, phát huy vai trò của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội nông thôn: Phân bổ bằng 01% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
9. Hỗ trợ tăng cường nâng cao năng lực, chuyển đổi nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp: Phân bổ bằng 01% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
10. Hỗ trợ truyền thông về xây dựng nông thôn mới: Phân bổ bằng 01% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
11. Hỗ trợ kinh phí duy tu, bảo dưỡng, vận hành các công trình đầu tư sau khi đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng trên địa bàn xã: Phân bổ bằng 10% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
12. Chi quản lý chương trình; công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình: Phân bổ bằng 05% tổng vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình.
1. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình quy định tại Nghị quyết này áp dụng ổn định cho các năm ngân sách giai đoạn 2021 - 2025.
2. Căn cứ tiêu chí, định mức phân bổ vốn sự nghiệp quy định tại Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến phân bổ chi tiết cho từng nội dung, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định khi phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
3. Căn cứ định mức vốn được phân bổ để thực hiện Chương trình theo quy định tại Nghị quyết này mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch phân bổ vốn hằng năm cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng kinh phí Chương trình, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Khóa X Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 7 năm 2022./.
|
CHỦ TỊCH |
HỆ
SỐ TIÊU CHÍ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC
GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 84/2022/NQ-HĐND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
STT |
Đơn vị |
Số đơn vị hành chính xã |
Hệ số tiêu chí năm 2021 |
Hệ số tiêu chí năm 2022 |
Hệ số tiêu chí giai đoạn 2023-2025 |
||||||||
Tổng số |
Xã đặc biệt khó khăn |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới |
Tổng cộng |
Xã đạt 15-18 tiêu chí |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới |
Hỗ trợ huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới |
Tổng cộng |
Xã đạt 15-18 tiêu chí |
Xã đạt chuẩn nông thôn mới |
Hỗ trợ huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới |
|||
|
TỔNG CỘNG |
111 |
123 |
16 |
107 |
139 |
12 |
107 |
20 |
135 |
6 |
109 |
20 |
1 |
Thành phố Đà Lạt |
4 |
4 |
|
4 |
4 |
|
4 |
|
4 |
|
4 |
|
2 |
Huyện Lạc Dương |
5 |
5 |
|
5 |
5 |
|
5 |
|
5 |
|
5 |
|
3 |
Huyện Đức Trọng |
14 |
14 |
|
14 |
14 |
|
14 |
|
14 |
|
14 |
|
4 |
Huyện Đơn Dương |
8 |
8 |
|
8 |
8 |
|
8 |
|
8 |
|
8 |
|
5 |
Huyện Lâm Hà |
14 |
14 |
|
14 |
14 |
|
14 |
|
14 |
|
14 |
|
6 |
Huyện Đam Rông |
8 |
20 |
16 |
4 |
26 |
12 |
4 |
10 |
22 |
6 |
6 |
10 |
7 |
Huyện Di Linh |
18 |
18 |
|
18 |
28 |
|
18 |
10 |
28 |
|
18 |
10 |
8 |
Huyện Bảo Lâm |
13 |
13 |
|
13 |
13 |
|
13 |
|
13 |
|
13 |
|
9 |
Thành phố Bảo Lộc |
5 |
5 |
|
5 |
5 |
|
5 |
|
5 |
|
5 |
|
10 |
Huyện Đạ Huoai |
7 |
7 |
|
7 |
7 |
|
7 |
|
7 |
|
7 |
|
11 |
Huyện Đạ Tẻh |
8 |
8 |
|
8 |
8 |
|
8 |
|
8 |
|
8 |
|
12 |
Huyện Cát Tiên |
7 |
7 |
|
7 |
7 |
|
7 |
|
7 |
|
7 |
|
Nghị quyết 84/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Số hiệu: | 84/2022/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Trần Đức Quận |
Ngày ban hành: | 08/07/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 84/2022/NQ-HĐND quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
Chưa có Video