Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2022/NQ-HĐND

Nghệ An, ngày 12 tháng 11 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vn ngân sách trung ương và tỷ lệ đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 8846/TTr-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết quy định một số nội dung và mức hỗ trợ sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Kinh phí thực hiện các nội dung của Chương trình phải hướng tới đạt các mục tiêu thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

2. Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện các nội dung của Chương trình.

3. Không sử dụng kinh phí của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nội dung, nhiệm vụ bố trí kinh phí từ các Chương trình, dự án khác.

4. Việc thực hiện phân bổ đảm bảo đồng bộ, không chồng chéo, trùng lặp với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản quy định pháp luật khác.

5. Trong trường hợp cùng một nội dung hỗ trợ và cùng một đi tượng thụ hưởng được quy định tại nhiều chính sách thì chỉ được chọn một chính sách hỗ trợ.

Điều 3. Nội dung và mức hỗ trợ

1. Chi hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

a) Hỗ trợ 50% chi phí vật liệu, máy thi công và thiết bị để đầu tư xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trng cạn nhưng không quá 40 triệu đồng/ha.

b) Hỗ trợ 50% chi phí để san phẳng đồng ruộng nhưng không quá 10 triệu đồng/ha.

2. Chi hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở

Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện nhưng không quá 400 triệu đồng/đài truyền thanh xã và không quá 200 triệu đồng/cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện.

3. Chi hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn

Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện miền núi; 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện còn lại, nhưng không quá 20 triệu đồng/mô hình quy mô hộ gia đình và không quá 500 triệu đồng/mô hình quy mô thôn (xóm).

4. Chi hỗ trợ chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng cho các cá nhân, tổ chức; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của huyện, xã

a) Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng cho các cá nhân, tổ chức nhưng không quá 100 triệu đồng/cá nhân, tổ chức.

b) Hỗ trợ 100% kinh phí truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của huyện, xã nhưng không quá 200 triệu đồng/xã và không quá 500 triệu đồng/huyện.

5. Chi hỗ trợ các dự án liên kết, kế hoạch liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Mức hỗ trợ thực hiện một (01) dự án, kế hoạch tối đa 5.000 triệu đồng, cụ thể:

a) Hỗ trợ 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn.

b) Hỗ trợ 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn.

c) Htrợ 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của chương trình.

6. Chi hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại

Hỗ trợ 50% tổng kinh phí hỗ trợ cho một cơ sở, tổ chức, cá nhân theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

7. Chi hỗ trợ bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn

a) Cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan không gian làng nghề phục vụ sản xuất gắn với phát triển du lịch: Hỗ trợ một lần 100% kinh phí thực hiện nhưng không quá 400 triệu đồng/làng nghề/làng nghề truyền thống.

b) Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu: Hỗ trợ xây dựng các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm một lần 50% kinh phí thực hiện nhưng không quá 300 triệu đồng/điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

c) Hỗ trợ các dự án phát triển vùng nguyên liệu tập trung cung cấp cho các làng nghề (vùng nguyên liệu họ tre, song, mây, lanh, dược liệu...): Hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt nhưng không quá 1.000 triệu đồng/dự án.

8. Chi hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất chế biến muối theo chuỗi giá trị

a) Chi hỗ trợ xây dựng mô hình liên kết sản xuất muối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; mô hình thí điểm sản xuất muối kết hợp du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng; mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch; mô hình sản xuất muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt, nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.

b) Chi hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu cho sản phẩm muối:

- Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sn phẩm, bán hàng trực tuyến: Hỗ trợ 100% chi phí xây dựng trang website thương mại điện tử nhưng không quá 30 triệu đồng/website/doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

- Hỗ trợ thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói: Hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện nhưng không quá 30 triệu đồng/cơ sở;

- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu cho sản phẩm muối: Hỗ trợ 100% nhưng không quá 50 triệu đồng/sản phẩm.

9. Chi hỗ trợ phát triển điểm đến du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng miền; Chi hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt

a) Chi hỗ trợ phát triển điểm đến du lịch nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng miền: Hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư của mô hình được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.

b) Chi hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình thí điểm phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện miền núi; 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện còn lại, nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.

10. Chi hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở

a) Chi hỗ trợ mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của địa phương. Mức hỗ trợ cụ thể:

- Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh: 1.000 triệu đồng/thiết chế;

- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện: 500 triệu đồng/thiết chế;

- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã: 80 triệu đồng/thiết chế;

- Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn: 50 triệu đồng/thiết chế.

b) Chi hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Thư viện cấp huyện; tủ sách cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn. Mức hỗ trợ cụ thể:

- Thư viện, tủ sách tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện: 100 triệu đồng/tủ sách;

- Thư viện, tủ sách xã: 50 triệu đồng/tủ sách;

- Tủ sách thôn: 30 triệu đồng/tủ sách.

c) Chi hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn hóa, thể thao xã, thôn và hỗ trợ kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã, thôn. Mức hỗ trợ cụ thể:

- Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã: Kinh phí tổ chức giải thể thao cấp xã là 30 triệu đồng/năm;

- Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn: Kinh phí tổ chức giải thể thao cấp thôn là 20 triệu đồng/năm.

11. Chi tổ chức thực hiện các Đề án, kế hoạch tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thí điểm và hỗ trợ nhân rộng mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn phát sinh

a) Chi tổ chức thực hiện các Đề án, kế hoạch tổ chức phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Mức hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề án, kế hoạch đối với các huyện miền núi, 50% kinh phí thực hiện đề án, kế hoạch đối với các huyện còn lại nhưng không quá 1.000 triệu đồng/Đề án, kế hoạch.

b) Chi thí điểm và hỗ trợ nhân rộng mô hình phân loại chất thải tại nguồn phát sinh và xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn phát sinh: Mức hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề án, kế hoạch đối với các huyện miền núi, 50% kinh phí thực hiện đề án, kế hoạch đối với các huyện còn lại, nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.

12. Chi hỗ trợ xử lý, khắc phục ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường

Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện dự án được phê duyệt đối với các huyện miền núi, 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện còn lại, nhưng không quá 1.000 triệu đồng/dự án.

13. Chi hỗ trợ giữ gìn và khôi phục cảnh quan truyền thống của nông thôn Việt Nam; phát triển các mô hình thôn, xóm sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn, khu dân cư kiểu mẫu

Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện miền núi, 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện còn lại, nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.

14. Chi hỗ trợ xây dựng và triển khai thí điểm một số mô hình thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện miền núi, 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện còn lại, nhưng không quá 1.000 triệu đồng/mô hình.

15. Chi hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh

Hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện miền núi, 50% kinh phí thực hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện còn lại, nhưng không quá 300 triệu đng/xã và không quá 2.000 triệu đồng/huyện.

16. Chi tổ chức các hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các chi hội, tổ hội nghề nghiệp theo hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Thông tư số 53/2022/TT-BTC nhưng không quá 150 triệu đồng/mô hình.

17. Chi hỗ trợ thành lập và duy trì các hoạt động mô hình Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp đại diện vùng, miền; mạng lưới cố vấn/tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và mới thành lập do phụ nữ làm chủ

Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 2 Điều 40 Thông tư số 53/2022/TT-BTC nhưng không quá 150 triệu đồng/mô hình.

18. Chi hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm và nhân rộng các mô hình sẵn có nhằm vun đắp, gìn giữ giá trị tốt đẹp và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam; thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Nội dung cụ thể xây dựng mô hình thực hiện theo hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Thông tư số 53/2022/TT-BTC nhưng không quá 30 triệu đồng/mô hình.

19. Chi thí điểm và nhân rộng mô hình giám sát an ninh hiện đại và giám sát cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng

Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 45 Thông tư số 53/2022/TT-BTC nhưng không quá 350 triệu đồng/mô hình.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An Khoá XVIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 11 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND t
nh, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;
Cục thi hành án dân sự t
nh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Website: http://dbndnghean.vn;
- Lưu: VT
.

CHỦ TỊCH




Thái Thanh Quý

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 25/2022/NQ-HĐND quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu: 25/2022/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Thái Thanh Quý
Ngày ban hành: 12/11/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [9]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 25/2022/NQ-HĐND quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…