HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2019 |
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG VÀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH CẤP THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
KHÓA XV,
KỲ HỌP THỨ 11
(Từ ngày 03/12/2019 đến ngày 05/12/2019)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;
Căn cứ các quyết định: số 1704/QĐ-TTg, 1706/QĐ-TTg ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020; Quyết định số 2503/QĐ-BTC ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020;
Xét Báo cáo số 377/BC-UBND ngày 20/11/2019 của UBND Thành phố về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm 2019, Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm 2020; Báo cáo số 352/BC-UBND ngày 19/11/2019 của UBND Thành phố về Kế hoạch đầu tư công năm 2020 của thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số 78/BC-HĐND ngày 26/11/2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố; Báo cáo giải trình, bổ sung số 374/BC-UBND ngày 02/12/2019 của UBND Thành phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu HĐND Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2020 với nội dung chính như sau:
1. Dự toán thu ngân sách thành phố Hà Nội năm 2020
a. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 278.805.000 triệu đồng (Hai trăm bảy mươi lăm ngàn, tám trăm linh năm tỷ đồng); không bao gồm các khoản thu quản lý qua ngân sách theo quy định của Trung ương. Trong đó:
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 18.405.000 triệu đồng (Mười tám ngàn, bốn trăm linh năm tỷ đồng);
- Thu nội địa: 258.300.000 triệu đồng (Hai trăm năm mươi tám ngàn, ba trăm tỷ đồng);
- Thu từ dầu thô: 2.100.000 triệu đồng (Hai ngàn một trăm tỷ đồng).
(Kèm theo phụ lục số 1 và số 7 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020)
b. Tổng thu ngân sách địa phương: 105.885.441 triệu đồng (Một trăm linh năm ngàn, tám trăm tám mươi lăm tỷ, bốn trăm bốn mươi mốt triệu đồng).
- Thu sau điều tiết: 102.031.205 triệu đồng (Một trăm linh hai ngàn, không trăm ba mươi mốt tỷ, hai trăm linh năm triệu đồng).
- Thu ngân sách địa phương từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương: 3.854.236 triệu đồng (Ba ngàn, tám trăm năm mươi tư tỷ, hai trăm ba mươi sáu triệu đồng).
2. Dự toán chi ngân sách địa phương năm 2020
Tổng chi ngân sách địa phương: 103.203.541 triệu đồng (Một trăm linh ba ngàn, hai trăm linh ba tỷ, năm trăm bốn mươi mốt triệu đồng); gồm: Chi đầu tư phát triển: 44.917.527 triệu đồng; Chi thường xuyên: 48.420.640 triệu đồng (trong đó: chi sự nghiệp giáo dục đào tạo 15.031.081 triệu đồng; chi sự nghiệp khoa học công nghệ 984.965 triệu đồng); Chi trả nợ lãi các khoản huy động cho đầu tư phát triển: 662.000 triệu đồng; Dự phòng ngân sách: 2.360.873 triệu đồng; Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính địa phương: 10.460 triệu đồng; Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: 6.832.041 triệu đồng, được phân bổ như sau:
a. Tổng chi ngân sách cấp Thành phố: 71.587.068 triệu đồng, bao gồm:
- Bổ sung từ ngân sách Thành phố cho các quận, huyện, thị xã: 21.034.099 triệu đồng (bổ sung cân đối: 14.066.692 triệu đồng; hỗ trợ vốn đầu tư XDCB: 3.906.430 triệu đồng; bổ sung vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và thành phố: 1.026.900 triệu đồng; bổ sung có mục tiêu các nhiệm vụ chi thường xuyên: 2.034.077 triệu đồng).
- Chi ngân sách cấp Thành phố trực tiếp quản lý: 50.553.869 triệu đồng; gồm: chi đầu tư phát triển 23.170.587 triệu đồng; chi thường xuyên 22.434.354 triệu đồng; chi trả nợ lãi các khoản huy động cho đầu tư phát triển 662.000 triệu đồng; dự phòng ngân sách 1.342.939 triệu đồng; bổ sung Quỹ dự trữ tài chính 10.460 triệu đồng; chi tạo nguồn cải cách tiền lương 2.932.629 triệu đồng.
b. Tổng số chi ngân sách quận, huyện, thị xã (gồm cả xã, phường, thị trấn): 52.650.572 triệu đồng (trong đó chi cân đối ngân sách quận, huyện, thị xã là 45.683.165 triệu đồng).
3. Bội thu, chi trả nợ gốc và mức huy động của ngân sách địa phương năm 2020
- Bội thu ngân sách địa phương năm 2020: 2.681.900 triệu đồng.
- Dự toán chi trả nợ gốc của ngân sách cấp Thành phố năm 2020: 4.618.000 triệu đồng.
- Mức huy động của ngân sách Thành phố năm 2020: 1.936.100 triệu đồng từ nguồn vay lại vốn ODA của Chính phủ.
(Kèm theo phụ lục số 2 về cân đối thu, chi ngân sách địa phương; phụ lục số 3 về dự toán chi ngân sách địa phương; phụ lục số 4 về chi ngân sách cấp Thành phố và chi ngân sách cấp quận, huyện: phụ lục số 5 về dự toán ngân sách cấp Thành phố theo lĩnh vực; phụ lục số 6 về cân đối thu chi ngân sách quận, huyện; phụ lục số 8 về tổng hợp dự toán chi ngân sách các quận, huyện, thị xã; phụ lục số 9 về danh mục các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển ngân sách cấp Thành phố).
Điều 2. Thông qua các mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, các đề xuất liên quan đến triển khai dự toán ngân sách, kế hoạch đầu tư công năm 2020 do UBND Thành phố trình, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật NSNN, các Luật thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu NSNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết HĐND Thành phố bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN, từng bước tái cơ cấu thu đảm bảo bền vững. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý nợ đọng thuế, giảm dần nợ cũ, đưa số nợ thuế giảm xuống dưới 5% tổng số thu ngân sách. Quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với các trường hợp có rủi ro cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN.
2. Tiếp tục thực hiện cơ chế thưởng cho ngân sách các quận, huyện, thị xã 30% số thu thuế, phí, lệ phí (đối với các khoản thu phân cấp cho quận, huyện, thị xã quản lý) tăng thêm so với dự toán năm 2020 và số thực hiện năm 2019 nộp về ngân sách Thành phố (trong trường hợp ngân sách Thành phố có tăng thu).
3. Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) để tạo nguồn, bố trí chi thực hiện cải cách tiền lương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận việc sử dụng một phần nguồn cải cách tiền lương (từ 50% tăng thu ngân sách năm 2020) để bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển là 5.000 tỷ đồng (cấp thành phố 4.000 tỷ đồng, cấp quận 1.000 tỷ đồng), phần còn lại để đảm bảo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ.
4. Triển khai phân bổ, điều hành dự toán ngân sách ngay từ đầu năm trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đúng chế độ quy định; bám sát tồn quỹ ngân sách của cấp mình để đảm bảo nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi, trong đó đặc biệt đảm bảo chi lương và các khoản liên quan đến con người, đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện cơ cấu lại các khoản chi NSNN theo hướng tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn cho đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Điều hành ngân sách năm 2020 chủ động, tích cực, đảm bảo an sinh xã hội và các cân đối lớn.
5. Thực hiện quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư công đảm bảo hiệu quả, tránh dàn trải, kết hợp với nâng cao chất lượng quản lý đầu tư để tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, thiết kế - dự toán công trình các dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. Rà soát hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện ngay từ đầu năm các dự án được giao kế hoạch năm 2020. Tiếp tục rà soát, thực hiện cải cách hành chính đối với các thủ tục về đầu tư xây dựng, về bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất,... đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Bố trí chi đầu tư phát triển từ NSNN ở mức hợp lý, nâng cao vai trò định hướng trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ các hình thức đầu tư ngoài NSNN để tăng nguồn lực đầu tư toàn xã hội. Các huyện được Thành phố hỗ trợ có mục tiêu triển khai một số dự án có trách nhiệm bố trí phần vốn còn lại để đảm bảo hoàn thành các công trình ngoài phần vốn hỗ trợ của Thành phố.
6. Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác quản lý tài sản nhà nước trên địa bàn Thành phố theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, đảm bảo kịp thời, thống nhất, đặc biệt là các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, định mức về tài sản chuyên dùng của các cơ quan, đơn vị; việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết theo thẩm quyền quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ; việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất đang được giao quản lý, sử dụng theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, đảm bảo việc sử dụng nhà, đất, tài sản công đúng tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm, hiệu quả. Kiên quyết thu hồi để xử lý theo quy định các diện tích nhà, đất để hoang hóa, không sử dụng, sử dụng không đúng quy định (sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định), thu hồi toàn bộ số tiền thu được từ sử dụng nhà, đất không đúng quy định vào ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn, đấu giá công khai tài sản nhà nước, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý vốn, cổ tức tại các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
7. Tiếp tục cơ cấu lại và đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các sở, ngành, quận, huyện, thị xã khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai cơ chế hoạt động tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với thúc đẩy lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đã đề ra tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 19/02/2019 của Thành phố triển khai thực hiện nâng mức tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2021, đảm bảo đúng thời hạn, chất lượng.
8. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý vốn, tài sản của nhà nước. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra và thực hiện nghiêm túc các kết luận của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, các kết luận và kiến nghị giám sát của HĐND Thành phố.
1. Giao UBND Thành phố:
- Triển khai giao kế hoạch dự toán ngân sách cho các đơn vị đúng quy định. Đối với các khoản chưa phân bổ theo đầu mối (trừ một số khoản thực hiện theo kế hoạch của Thành phố), UBND xây dựng phương án, thống nhất với Thường trực HĐND phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trong quý I/2020. Đối với các khoản điều hành tập trung để thực hiện theo kế hoạch của Thành phố, khoản chi hỗ trợ ngành dọc và hỗ trợ các địa phương chưa phân bổ chi tiết, UBND Thành phố thống nhất với Thường trực HĐND Thành phố nội dung cụ thể trước khi thực hiện theo nguyên tắc đã được HĐND thông qua. Không bố trí dự toán, không phân bổ dự toán các khoản chi chưa được HĐND thống nhất về chế độ chi, mức chi.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý, điều hành linh hoạt về ngân sách có sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ của HĐND Thành phố; định kỳ 6 tháng đầu năm và thời điểm cuối năm trước ngày 15/11/2020, UBND Thành phố đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách và lập phương án điều chỉnh, sử dụng các nguồn thu phát sinh tăng trong năm (ngoài số đã tính toán cân đối đầu năm) thống nhất với Thường trực HĐND trước khi quyết định, trong đó ưu tiên cho các nhiệm vụ chi, các vấn đề phát sinh về an sinh xã hội, các nhiệm vụ chi bức xúc dân sinh về môi trường, giao thông... tổng hợp, báo cáo HĐND Thành phố tại kỳ họp gần nhất.
- Kịp thời lập phương án sử dụng các nguồn phát sinh trong năm để trình HĐND Thành phố quyết định phân bổ vốn đầu tư công theo nguyên tắc: tập trung cho công trình, dự án trọng điểm và những nhiệm vụ quan trọng, đột xuất, bức xúc mới phát sinh. Trong trường hợp cần thiết, xây dựng phương án tiếp tục huy động vốn đầu tư trong nước để đáp ứng các nhiệm vụ chi đầu tư cấp thiết theo quy định của điều 21 Luật Thủ đô, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Giao Thường trực HĐND Thành phố, các Ban của HĐND, các tổ đại biểu và các vị đại biểu HĐND Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tham gia giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 04/12/2019 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2019 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2020
Số hiệu: | 24/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Ngày ban hành: | 04/12/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2019 về dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố Hà Nội năm 2020
Chưa có Video