HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2017 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 5
(Từ ngày 04/12 đến ngày 06/12/2017)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020”;
Xét Tờ trình số 177/TTr-UBND ngày 20/11/2017 của UBND thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Kinh tế & Ngân sách HĐND Thành phố; Báo cáo giải trình tiếp thu số 346/BC-UBND ngày 01/12/2017 của UBND Thành phố; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của đại biểu HĐND Thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Tờ trình về việc "Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020", cụ thể như sau:
1.1. Mục tiêu chung
Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 tại thành phố Hà Nội.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Huy động được các nguồn viện trợ quốc tế đạt tỷ lệ tối thiểu 25% tổng chi phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào năm 2020;
- Huy động tối thiểu 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp theo cơ chế, chính sách của Nhà nước vào năm 2020;
- Hàng năm, ngoài các nguồn huy động, ngân sách Thành phố sẽ bố trí kinh phí để đảm bảo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo kế hoạch của Trung ương và Thành phố;
- Đảm bảo 100% số người nhiễm HIV có thẻ Bảo hiểm y tế được chi trả theo quy định vào năm 2020;
- Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này;
- Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.
2. Định hướng các giải pháp chủ yếu
2.1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí
a) Đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của Trung ương cấp hiệu quả và bền vững.
b) Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của địa phương, đơn vị trong việc bố trí kinh phí ngân sách cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương, đơn vị:
- Tăng cường bố trí kinh phí của Thành phố cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép các nội dung về nhu cầu nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS vào các hội thảo thu hút tài trợ kêu gọi đầu tư của Thành phố;
- Tăng tính chủ động của các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; quận, huyện, thị xã; phường, xã, thị trấn trong việc huy động và bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý;
- Vận động kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới và các đối tác mới thông qua các cơ chế hợp tác song phương và đa phương;
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, tiến tới đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường xuyên, liên tục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng quận, huyện, thị xã, đơn vị; bố trí kinh phí thường xuyên hàng năm để duy trì hoạt động tại địa phương.
c) Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Theo hướng dẫn của Trung ương, vận động các doanh nghiệp dành kinh phí thỏa đáng hàng năm cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố;
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc;
- Huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng các nguồn kinh phí tự huy động được (từ các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ...).
d) Tăng cường nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng việc chi trả các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS hiện có tại các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, các bệnh viện và triển khai các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có thể huy động sự đóng góp của người bệnh tại các cơ sở đảm bảo đúng quy định của pháp luật;
- Thiết lập và mở rộng các mô hình cung cấp các dịch vụ có hiệu quả, chi phí thấp. Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm với các dịch vụ này;
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và quận, huyện, thị xã mở rộng triển khai tiếp thị xã hội bao cao su, bơm kim tiêm và các vật tư phòng, chống HIV/AIDS;
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa chương trình điều trị Methadone theo Nghị định 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
e) Đảm bảo nguồn chi trả của Bảo hiểm y tế đối với các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của Bộ Y tế.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT để mở rộng độ bao phủ của BHYT đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;
- Hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS phù hợp với điều kiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm nhằm đẩy mạnh sự tham gia chi trả của Bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ điều trị HIV/AIDS.
2.2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí
a) Điều phối, phân bổ nguồn lực
- Đảm bảo tập trung các nguồn kinh phí huy động được thống nhất tại cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS để đảm bảo phân bổ, sử dụng hiệu quả, tránh chồng chéo;
- Xây dựng tiêu chí và cơ cấu phân bổ các nguồn kinh phí phù hợp với các đặc điểm, tình hình nhiễm HIV, địa lý của quận, huyện, thị xã. Tập trung ưu tiên kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS;
- Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả sau khi các dự án ngừng hỗ trợ kinh phí.
b) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực
- Tăng cường vai trò giám sát của Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm Thành phố, quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý sử dụng các nguồn tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Định kỳ các cơ quan tài chính và kế hoạch đầu tư phối hợp với cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tiến hành kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính các chương trình, dự án và của các cơ quan đơn vị tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí
- Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS nhằm tăng cường điều phối tập trung và có hiệu quả các nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
- Thực hành tiết kiệm chi tiêu phòng, chống HIV/AIDS. Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hành tiết kiệm chi tiêu phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị;
- Lồng ghép chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, chương trình lao/HIV và chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hệ thống y tế Nhà nước hiện có và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng của các địa phương, đơn vị.
Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020 để thực hiện 04 đề án của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (Đề án Dự phòng lây nhiễm HIV; Đề án Chăm sóc và điều trị toàn diện HIV/AIDS; Đề án Tăng cường năng lực; Đề án Theo dõi, giám sát và đánh giá) dự kiến là 488.566 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn ngân sách Thành phố là: 76.141 triệu đồng (Bảy mươi sáu tỷ một trăm bốn mươi mốt triệu đồng chẵn) cho 04 đề án (Đề án Dự phòng lây nhiễm HIV; Đề án Chăm sóc và điều trị toàn diện HIV/AIDS; Đề án Tăng cường năng lực; Đề án Theo dõi, giám sát và đánh giá).
- Nguồn huy động khác: Kinh phí viện trợ quốc tế, kinh phí Trung ương cấp qua Chương trình mục tiêu y tế - dân số, kinh phí do BHYT chi trả, kinh phí do người dân tự trả, kinh phí hỗ trợ từ các doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp.
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể; hàng năm trình HĐND Thành phố quyết nghị dự toán ngân sách Thành phố cho công tác này đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và quy định của pháp luật; huy động nguồn kinh phí thực hiện mục tiêu kế hoạch, bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2018 - 2020 của thành phố Hà Nội.
- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn Thành phố biết và thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Đề nghị UBMT Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp tuyên truyền, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 20/NQ-HĐND năm 2017 về Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
Số hiệu: | 20/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Ngày ban hành: | 05/12/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 20/NQ-HĐND năm 2017 về Bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
Chưa có Video