Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2016/NQ-HĐND

Đà Nẵng, ngày 11 tháng 8 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP THƯỜNG XUYÊN, ĐỘT XUẤT ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”;

Xét Tờ trình số 6319/TTr-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đề nghị quyết định chính sách trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với người có công với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định chính sách trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với người có công với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau:

1. Đối tượng trợ cấp

a) Đối tượng trợ cấp thường xuyên:

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (kể cả thương binh loại B) có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 62%;

- Bệnh binh có tỷ lệ bệnh tật từ 41% đến 80%;

- Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hằng tháng;

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 80%;

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày hưởng trợ cấp hàng tháng;

- Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến đang hưởng trợ cấp thường xuyên hoặc 1 lần;

- Cựu Thanh niên xung phong trong kháng chiến đã được cấp có thẩm quyền xác nhận.

b) Đối tượng trợ cấp khó khăn đột xuất:

- Cán bộ lão thành cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

- Cán bộ tiền khởi nghĩa đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang; Anh hùng Lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 63% trở lên; bệnh binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ bệnh tật, suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Các đối tượng khác được xác nhận theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Điều kiện được hưởng trợ cấp

a) Điều kiện trợ cấp thường xuyên:

- Mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định hoặc tuổi cao (60 tuổi trở lên đối với nam và 55 tuổi trở lên đối với nữ), lú lẫn, không tự chủ được trong sinh hoạt;

- Thu nhập từ lương và các khoản trợ cấp hàng tháng (lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng) thấp hơn 02 lần mức chuẩn trợ cấp người có công;

- Chi phí tiền thuốc men, điều trị và chăm sóc chiếm phần lớn thu nhập từ lương và trợ cấp.

b) Điều kiện trợ cấp khó khăn đột xuất:

- Mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định hoặc tuổi cao (60 tuổi trở lên đối với nam và 55 tuổi trở lên đối với nữ), lú lẫn, không tự chủ được trong sinh hoạt hoặc bị tai nạn rủi ro;

- Chi phí tiền thuốc men, điều trị, chăm sóc, khắc phục hậu quả vượt quá khả năng chi trả của gia đình.

3. Mức trợ cấp

a) Mức trợ cấp thường xuyên: 500.000 đồng/tháng/người.

b) Mức trợ cấp khó khăn đột xuất: Mỗi năm không quá 3.000.000 (Ba triệu) đồng/người.

Đối với các trường hợp đặc biệt, mức trợ cấp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

4. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách trợ cấp

a) Kinh phí trợ cấp thường xuyên: Sử dụng từ nguồn ngân sách thành phố.

b) Kinh phí trợ cấp khó khăn đột xuất: Sử dụng từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố sẽ bổ sung từ nguồn ngân sách nếu khoản chi trợ cấp khó khăn đột xuất từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” không cân đối được.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện chính sách trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với người có công với Cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các ban, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng Khóa IX, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 11 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2016./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Anh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 19/2016/NQ-HĐND về quyết định chính sách trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với người có công với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu: 19/2016/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Nguyễn Xuân Anh
Ngày ban hành: 11/08/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 19/2016/NQ-HĐND về quyết định chính sách trợ cấp thường xuyên, đột xuất đối với người có công với cách mạng mắc bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…