CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168/NQ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2023 |
BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC ĐẾN NĂM 2030
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại văn bản số 32-CTr-BCĐTW ngày 19 tháng 01 năm 2023;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2023 của Chính phủ)
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, chung sức đồng lòng nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", Kết luận số 10-KL/TW ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 12-KL/TW ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Luật Phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, gắn kết chặt chẽ giữa "xây" và "chống", có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình hưởng ứng, đánh giá cao, cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có sự chuyển biến rõ nét trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực. Tham nhũng, tiêu cực còn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế, hải quan và các lĩnh vực thực thi pháp luật liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.
Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn hạn chế, bất cập; việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực chưa đủ sức răn đe; tổ chức bộ máy còn chồng chéo, chưa tinh gọn, hoạt động chưa hiệu quả; một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực còn hạn chế.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tham nhũng sẽ diễn biến phức tạp, tinh vi. Công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Kế thừa những thành tựu đã đạt được và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.
1. Quan điểm
a) Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, được tiến hành mạnh mẽ, kiên quyết, kiên trì, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ; lấy phòng ngừa là cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách, đột phá; kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa, phát hiện, xử lý và sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự;
b) Gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiểm soát quyền lực nhà nước, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, củng cố niềm tin của Nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc;
c) Tích cực, chủ động hợp tác quốc tế và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tốt về phòng, chống tham nhũng.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực;
- Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính;
- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát;
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các cơ quan báo chí, truyền thông; huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng gắn với thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
III. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực như: tổ chức cán bộ; quản lý tài chính, ngân sách, tài sản công, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đấu giá; đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tín dụng, ngân hàng; thuế, hải quan và các lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp;
b) Hoàn thiện pháp luật về ban hành chính sách, pháp luật. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, đình chỉ, gia hạn, bãi bỏ, tổ chức thực hiện các quyết định hành chính;
c) Khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện;
d) Rà soát, cụ thể hóa quy định về trách nhiệm thủ trưởng các cấp, các ngành và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, bộ, ngành, lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
2. Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
a) Rà soát, tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, quy định cụ thể, rõ ràng, khoa học chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý đảm bảo minh bạch và trách nhiệm cao, có cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hiệu quả;
b) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính, đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
c) Thực hiện cơ chế khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp;
d) Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật gắn với việc kiểm soát chặt chẽ quyền lực nhà nước, kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
đ) Đổi mới chính sách tiền lương đối với công chức, viên chức, chế độ công vụ, đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thu nhập hợp lý, ổn định cuộc sống, yên tâm công tác; tăng cường kiểm soát việc thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước;
e) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với người vi phạm trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, đạo đức lối sống của cán bộ công chức, viên chức. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, không hoàn thành nhiệm vụ công vụ;
g) Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống Chính phủ điện tử, Chính phủ số; tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào hoạt động quản trị nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội theo hướng công khai, minh bạch, thân thiện, dễ tiếp cận, dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân góp phần nâng cao hiệu quả quản lý; tăng cường minh bạch tài chính quốc gia và thanh toán không dùng tiền mặt;
h) Đẩy mạnh công khai và minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật, nhất là trong các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào quy trình ra quyết định và giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
a) Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình nghiệp vụ của các cơ quan kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không chồng chéo;
b) Tăng cường chế độ trách nhiệm, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các cơ quan, đơn vị chuyên trách;
c) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; có chính sách đãi ngộ hợp lý đảm bảo cho những người làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực yên tâm công tác, vững vàng trong thực hiện nhiệm vụ;
d) Thực hiện các quy định bảo đảm cho việc thu hồi, tịch thu triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát do tham nhũng, tiêu cực; xây dựng, khai thác có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng, hành vi tẩu tán tài sản;
đ) Thực hiện chuyển đổi số và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực và thu hồi tài sản.
4. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
a) Đổi mới, nâng cao hiệu quả các phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đưa nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng; tạo điều kiện để Nhân dân tích cực, chủ động tham gia vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm từng bước xây dựng và hình thành văn hóa liêm chính trong xã hội;
b) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những vụ việc tham nhũng, tiêu cực, nhất là những vụ việc được dư luận quan tâm cho các cơ quan báo chí để tuyên truyền kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát hiện và nhân rộng nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, sáng kiến, cách làm hay trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
c) Tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, báo chí trong quá trình xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động hội viên, đoàn viên, Nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
d) Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết phản ánh, báo cáo, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện khen thưởng, bảo vệ người phản ánh, báo cáo, tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực và xử lý nghiêm cá nhân cố ý phản ánh, báo cáo, tố cáo sai sự thật để vu khống, gây rối, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân;
đ) Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp xây dựng, thực hiện văn hóa liêm chính trong kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời hành vi tham nhũng, tiêu cực, nhất là trong khu vực ngoài nhà nước và các hành vi nhũng nhiễu, đòi hối lộ của cán bộ, công chức, viên chức.
5. Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng
a) Tăng cường nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, nhất là trong phối hợp, chia sẻ thông tin, thực hiện các biện pháp ngăn chặn nhằm thu hồi tài sản bị tẩu tán hoặc truy bắt tội phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài; ký kết mới điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc tham gia các khuôn khổ hợp tác quốc tế khác có liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế về tố tụng tư pháp, tương trợ tư pháp đáp ứng các yêu cầu trong giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài;
b) Nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng theo hướng tích cực, chủ động, thực chất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng;
c) Thúc đẩy hợp tác kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ về phòng, chống tham nhũng với các đối tác, tổ chức quốc tế; nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
IV. LỘ TRÌNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 được thực hiện theo hai giai đoạn:
a) Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2023 đến năm 2026)
- Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục những sơ hở bất cập của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2023 - 2026 (có Kế hoạch kèm theo) và sơ kết việc thực hiện vào năm 2026.
b) Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2026 đến năm 2030)
- Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2026 - 2030 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
- Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2031.
2. Tổ chức thực hiện
- Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện Chiến lược và các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện Chiến lược.
- Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu giúp Chính phủ triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; chủ động theo dõi, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chiến lược hằng năm, đề xuất sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến lược.
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc “Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030”; kiến nghị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan báo chí cùng toàn thể Nhân dân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chiến lược này.
THỰC
HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC ĐẾN NĂM 2030 VÀ CÔNG
ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG THAM NHŨNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2026
(Kèm theo Chiến lược quốc gia tại Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11 tháng 10
năm 2023 của Chính phủ)
STT |
Nội dung hoạt động cụ thể |
Sản phẩm |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời điểm hoàn thành |
1 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý kinh tế-xã hội trên tất cả các lĩnh vực[1] |
Báo cáo của Chính phủ |
Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan |
Hàng năm |
|
2 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai |
Dự án luật |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2023 |
3 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản |
Báo cáo |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2023 |
4 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở |
Dự án luật |
Bộ Xây dựng |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2023 |
5 |
Sửa đổi, bổ sung Luật các Tổ chức tín dụng |
Dự án luật |
Ngân hàng Nhà nước |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2023 |
6 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 |
Báo cáo |
Thanh tra Chính phủ |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2023 |
7 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản |
Dự án luật |
Bộ Tư pháp |
Các cơ quan có liên quan |
2024 |
8 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bất động sản |
Dự án luật |
Bộ Xây dựng |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2024 |
9 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch |
Báo cáo |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2024 |
10 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp |
Báo cáo |
Bộ Tài chính |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan |
2025 |
11 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán |
Báo cáo |
Bộ Tài chính |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2025 |
12 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế |
Dự án luật |
Bộ Tài chính |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2025 |
13 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường |
Dự án luật |
Bộ Tài chính |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2026 |
14 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân |
Dự án luật |
Bộ Tài chính |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2026 |
15 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp |
Dự án luật |
Bộ Tài chính |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2025 |
16 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp |
Báo cáo |
Bộ Tư pháp |
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan |
2025 |
17 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công |
Báo cáo |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
2026 |
1 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, Công chức |
Báo cáo |
Bộ Nội vụ |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
Trước năm 2026 |
2 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Viên chức |
Báo cáo |
Bộ Nội vụ |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
Trước năm 2026 |
3 |
Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện, đề xuất cải cách chính sách tiền lương và phụ cấp mới |
Báo cáo |
Bộ Nội vụ |
Các cơ quan có liên quan |
2026 |
4 |
Tổng kết việc thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 |
Báo cáo |
Ngân hàng Nhà nước |
Bộ Thông tin và các cơ quan có liên quan |
2025 |
5 |
Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với các bộ, ngành địa phương |
Báo cáo |
Thanh tra Chính phủ |
Các cơ quan có liên quan |
Hàng năm |
6 |
Tổng kết chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 |
Báo cáo |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan |
2026 |
1 |
Rà soát, sửa đổi cơ chế thiết lập quy trình quản lý, xử lý tài sản phạm tội và tài sản liên quan đến tham nhũng, kinh tế rửa tiền, tài trợ khủng bố |
Báo cáo |
Bộ Công an |
Các cơ quan có liên quan |
2023 |
2 |
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09/4/2018 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ; trong đó chú trọng nội dung phòng, chống tham nhũng |
Nghị định |
Thanh tra Chính phủ |
Bộ Nội vụ |
2023 |
3 |
Xây dựng CSDL quốc gia về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn |
Hệ thống CSDL |
Thanh tra Chính phủ |
Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan |
2024 |
4 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán nhà nước |
Báo cáo |
Kiểm toán Nhà nước |
Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan |
2024 |
5 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi Luật Thi hành án dân sự |
Báo cáo |
Bộ Tư pháp |
Các cơ quan có liên quan |
2025 |
6 |
Đề án tăng cường kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, dư luận bức xúc, báo chí phản ánh |
Đề án |
Bộ Công an |
Bộ Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ và các cơ quan có liên quan |
2025 |
7 |
Nghiên cứu tính khả thi và đề xuất việc xây dựng cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội tại Việt Nam |
Báo cáo |
Bộ Tư pháp |
Bộ Công an, VKSNDTC và các cơ quan có liên quan |
2025 |
8 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự |
Báo cáo |
Bộ Công an |
Bộ Công an, VKSNDTC và các cơ quan có liên quan |
2024 |
1 |
Nghiên cứu, rà soát Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-MTTQVN quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQVN và các luật, nghị quyết khác có liên quan |
Báo cáo |
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ, ngành liên quan |
2023 |
2 |
Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng |
Nghị định |
Bộ Nội vụ |
Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan |
2023 |
3 |
Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản |
Báo cáo |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan |
2023 |
4 |
Sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí |
Dự án luật |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan |
2024 |
5 |
Tổng kết việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng |
Báo cáo |
Thanh tra Chính phủ |
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan |
2024 |
6 |
Kế hoạch Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2024 - 2026 |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
Thanh tra Chính phủ |
Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan |
2024 |
7 |
Đề án thực hiện kinh doanh liêm chính |
Đề án |
VCCI |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan |
2024 |
8 |
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và các cơ quan báo chí, truyền thông |
Báo cáo |
Hội Nhà báo Việt Nam |
Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan |
2025 |
9 |
Tổng kết, đánh giá, đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật về khen thưởng và bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực |
Báo cáo |
Thanh tra Chính phủ |
Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan |
2025 |
10 |
Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Báo cáo |
Ủy ban Trung ương MTTQVN |
Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan |
2025 |
1 |
Dự án Luật về dẫn độ |
Dự án luật |
Bộ Công an |
VKSNDTC, TANDTC và các cơ quan có liên quan |
2025 |
2 |
Dự án Luật về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù |
Dự án luật |
Bộ Công an |
VKSNDTC, TANDTC và các cơ quan có liên quan |
2025 |
3 |
Tổng kết công tác tổ chức các hoạt động đánh giá để thực thi UNCAC theo Nghị quyết của Hội nghị các quốc gia thành viên UNCAC về cơ chế đánh giá |
Báo cáo |
Thanh tra Chính phủ |
Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSNDTC và các cơ quan có liên quan |
2023 |
4 |
Hợp tác với UNODC, OECD, WB và một số đối tác, tổ chức quốc tế khác về hỗ trợ kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng |
Báo cáo |
Thanh tra Chính phủ |
Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan |
Hàng năm |
[1] Bao gồm những hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử.
THE GOVERNMENT OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 168/NQ-CP |
Hanoi, October 11, 2023 |
RESOLUTION
PROMULGATING NATIONAL ANTI-CORRUPTION STRATEGY UNTIL 2030
THE GOVERNMENT
The Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Anti-Corruption dated November 20, 2018;
Pursuant to the working program of the Central Steering Committee for Anti-Corruption in Document No. 32-CTr-BCDTW dated January 19, 2023;
At the request of the Inspector General of the Government Inspectorate;
HEREBY RESOLVES:
...
...
...
Article 2. This Resolution comes into force as of its date of signing.
Article 3. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and central- affiliated cities and Heads of relevant authorities, organizations and units shall be responsible for the implementation of this Resolution./.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Le Minh Khai
NATIONAL STRATEGY
ANTI-CORRUPTION UNTIL 2030
(Enclosed with the Government’s Resolution No. 168/NQ-CP dated October 11,
2023)
I. CIRCUMSTANCE
...
...
...
In addition to the achieved results, there are many shortcomings and limitations. A lot of ministries, central and local authorities have not yet made considerable changes in anti-corruption efforts. Corruption is still a major and complicated issue in many sectors, especially personnel organization; management of finances, budget, public assets, management of state capital invested in enterprises, investment, construction, bidding, auction; land, natural resources, minerals; credit, banking; tax, customs and enforcement of laws directly related to the people and enterprises.
The corruption is still one of the risks threatening the existence of the Communist Party and regime. Main causes of corruption include: state management mechanisms in certain sectors are incomplete; law is not strictly enforced; punishments for corruption are not severe enough to effectively deter corruption; there are overlaps in organizational structure as well as the organization structure is not simplified and operates in an inefficient manner; some officials and public employees have moral and political degeneration; the participation in anti-corruption is still restricted.
In the new period, with the in-width and in-depth development of market economy and international integration, serious corruption will occur. The anti-corruption will face new difficulties and challenges. With a view to inheriting achievements and continuing to improve the effectiveness of anti-corruption, the Government has issued the national anti-corruption strategy until 2030.
II. VIEWPOINTS AND OBJECTIVES
1. Viewpoints
a) The anti-corruption is an important task of the entire political system and society under the Communist Party’s leadership. This task shall be performed in a strong, persistent, synchronous and focused manner with the motto of "no forbidden zones", "no exceptions"; the prevention is a basic and long-term task; detection and settlement are essential, urgent and breakthrough tasks; the prevention, detection and settlement is closely connected with the synchronous imposition of political, ideological, organizational, administrative, economic and criminal measures;
b) The anti-corruption is associated with the construction and rectification of the Communist Party, control of state power, prevention of moral and political degeneration, consolidation of the people's trust and enhancement of the great bloc of national unity;
c) Actively and proactively promoting international cooperation in and selectively gaining good experience in anti-corruption.
2. Objectives
...
...
...
Prevent and tackle corruption in order to contribute to construction of a democratic, disciplined and incorruptible society; stabilize political situation and promote socio-economic development.
b) Specific objectives:
- Overcome inadequacies and loopholes in policies and laws in socio-economic fields, especially those with high risk of corruption;
- Build a simplified organizational apparatus that operates effectively and efficiently; develop the contingent of officials and public employees that are professional, disciplined and incorruptible.
- Adopt preventive measures; promptly detect and strictly handle all corruption acts, and thoroughly recover appropriated and lost assets;
- Promote roles of the Vietnamese Fatherland Front and its member organizations, press and media agencies; mobilize the participation of the business community and the people in anti-corruption;
- Strengthen international cooperation in anti-corruption in association with implementation of the United Nations Convention against Corruption.
III. TASKS AND SOLUTIONS
1. Completion of policies and laws in fields of socio-economic management and anti-corruption
...
...
...
b) Complete regulations on promulgation of policies and laws. Issue, amend, revoke, suspend, extend, annul, and execute administrative decisions in a public and transparent manner and raise responsibilities for explanation thereof;
c) Thoroughly remove limitations and overcome inadequacies in mechanisms for management, policies and laws detected through inspection, examination, audit, investigation, prosecution, adjudication and judgment enforcement; clearly define responsibilities of agencies, organizations, units and heads for organization and implementation;
d) Review and elaborate regulations on the responsibilities of heads of authorities at all levels and heads of agencies, organizations and units for implementation of anti-corruption measures within local and central authorities, ministries, fields, agencies, organizations and units under their management.
2. Improvement of state apparatus, completion of regulations on public duties and development of the contingent of officials and public employees that are incorruptible; enhancement of effectiveness of law enforcement
a) Review and simplify the state administrative apparatus at all levels; promote decentralization, promulgate specific, clear and scientific regulations on functions, tasks and powers of managerial departments in each level, thereby ensuring transparency and high responsibility, and provide mechanisms for effective inspection, examination and supervision;
b) Develop the contingent of officials and public employees that are professional, disciplined, incorruptible, qualified and capable, and meet task requirements;
c) Encourage and protect officials who are dynamic, innovative, creative, dare to think, dare to do, dare to make breakthroughs, and dare to take responsibilities for the public interest; prevent and take actions against evasion of responsibility, reluctance and hesitation in taking actions by some officials and Communist Party members, especially leaders and managers at all levels;
d) Improve the efficiency in enforcement of laws in association with strict control of state power, conflicts of interests, assets and income of office holders; uphold the responsibilities of heads for anti-corruption;
dd) Innovate salary policies applicable to public employees and public duties, thereby ensuring that officials and public employees have reasonable income and stable life, and are able to resist temptation; strengthen control over the application of regimes, norms and standards to activities of agencies, organizations and units that use state budget;
...
...
...
g) Strengthen administrative reform with a focus on administrative procedures; build and effectively operate e-Government and digital government systems; promote the application of science, techniques and technology to state governance and socio-economic management towards openness, transparency, friendliness, accessibility and easy implementation in order to enable enterprises and the people to contribute to improvement of efficiency in management; enhance national financial transparency and non-cash payment;
h) Ensure openness and transparency in the performance of activities by agencies, organizations and units according to regulations of law, especially in fields with high risk of corruption, thereby enabling organizations and individuals to participate in procedures for making decisions and monitoring the activities of state administrative agencies.
3. Promotion of inspection, examination, audit, investigation, prosecution, adjudication and judgment enforcement;
a) Continue to improve organizational structure, functions, tasks, powers and professional procedures of agencies in charge of inspection, supervision, audit, investigation, prosecution, adjudication and judgment enforcement, thereby ensuring that there is no any overlap in operations and such agencies operate effectively and efficiently;
b) Raise responsibilities for and promote anti-corruption within agencies and units in charge of anti-corruption, especially specialized agencies and units;
c) Strengthen training and refresher training in order to develop expertise, professional qualifications, political courage, ethical qualities and lifestyle of officials in charge of anti-corruption; establish benefit policies to make sure anti-corruption officers are able to resist temptation and fully perform their duties.
d) Comply with regulations on complete recovery and confiscation of assets appropriated or lost due to corruption; build and easily access the national database on control of assets and income of office holders, promptly detect and prevent and handle acts of corruption and dispersal of assets.
dd) Carry out digital transformation and promote the application of information technology and digital technology to inspection, supervision, audit, investigation, prosecution, adjudication and judgment enforcement;
e) Strengthen cooperation among authorities in charge of inspection, supervision, audit, investigation, prosecution, adjudication, and judgment enforcement in prevention, detection and handling of corruption, and recovery of assets
...
...
...
a) Innovate and enhance the effectiveness of methods for disseminating and educating laws on anti-corruption; include anti-corruption in education, training and refresher training programs; enable the people to actively and proactively participate in anti-corruption in order to gradually build and develop an integrity culture in society;
b) Promptly provide accurate information on anti-corruption and corruption cases, especially those which have aroused public concern for news agencies to disseminate anti-corruption results; discover and propagate positive factors, excellent examples, initiatives and good methods for anti-corruption;
c) Strengthen roles and responsibilities of Vietnamese Fatherland Front and its member organizations, social organizations, socio-professional organizations, business and industry associations and news agencies for supervision and social criticism during the process of establishment and implementation of policies and laws on anti-corruption; propagate, disseminate and educate laws, encourage members, union members and the people to implement policies and laws on anti-corruption;
d) Clearly define the responsibilities of agencies, organizations, units and heads for receipt, processing and handling of feedback, reports and complaints about corruption and anti-corruption; reward and protect persons who give feedback, report on and complain about corruption and strictly impose penalties on individuals who intentionally give feedback or report information on, and complain about corruption and anti-corruption in an untruthful manner with the aim of slandering others or causing trouble, thereby affecting political security, social order and safety, interests of the State, legitimate rights and interests of collectives and individuals;
dd) Encourage and assist enterprises and business community to develop the integrity culture in trade, closely cooperate with competent authorities to promptly prevent, detect and handle acts of corruption, especially non-state sectors and harassment and bribe solicitation committed by officials and public employees.
5. Active participation in and improvement of the efficiency in international cooperation in anti-corruption, execution of full rights and obligations by member countries of the United Nations Convention against Corruption
a) Enhance efficiency in international cooperation in anti-corruption, especially cooperation and sharing of information and implementation of preventive measures for recovery of dispersed assets or arrest of corruption-related criminals who abscond and come to foreign countries; sign new international treaties and agreements or participate in other relevant international cooperation frameworks to meet Vietnam's practical requirements for anti-corruption, and gain international experience in judicial proceedings and mutual legal assistance, meeting requirements for handling of corruption cases involved in foreign elements;
b) Improve the effectiveness of implementation of the United Nations Convention against Corruption and encourage positive, proactive, real and efficient participation of Vietnam in cooperation within the framework of the United Nations Convention against Corruption, thereby meeting Vietnam's practical requirements for anti-corruption;
c) Promote technical linkage and cooperation in provision of training and refresher training for officials in anti-corruption with international organizations and partners; research and selectively gain international experience in anti-corruption in accordance with Vietnam's reality.
...
...
...
1. Implementation roadmap
The national anti-corruption strategy until 2030 is implemented in two phases:
a) During the first phase (from 2023 to 2026)
- Organize the synchronous performance of tasks and solutions with a focus on study, review and amendment to laws on socio-economic management and anti-corruption for the purpose of overcoming loopholes and inadequacies in these laws in order to propose specific tasks in development of laws and ordinances of the 15th and 16th National Assembly; focus on increase in capacity for and efficiency in prevention, detection and handling of corruption acts.
- Fulfill specific tasks in the period of 2023-2036 (a Plan is provided) and conduct preliminary review of implementation in 2026.
b) During the second phase (from 2026 to 2030)
- Promote positive results achieved in the first phase. On the basis of the preliminary review, according to requirements of anti-corruption and the practical situation, develop a specific Plan to implement the strategy for the period of 2026 - 2030 and promote comprehensive implementation of tasks and solutions to reach the objectives of the strategy.
- Conduct final review of implementation of the strategy in 2031.
2. Implementation
...
...
...
- The Government Inspectorate is assigned to preside over and cooperate with the Government Office and relevant agencies and organizations in advising and assisting the Government to conduct, urge and inspect the implementation of the strategy; proactively monitor, evaluate and make annual reports on the implementation of the strategy, and propose preliminary and final reviews of the implementation of the strategy.
The Government requests ministries, central and local authorities, business and industry associations, and enterprises to strictly implement the "national anti-corruption strategy until 2030"; recommends the leaders of the Communist Party, the State, the National Assembly, Supreme People's Court, Supreme People's Procuracy, State Audit, Vietnamese Fatherland Front and member organizations, social-professional organizations, news agencies and all people to participate in implementation, inspection and supervision of the implementation of this strategy.
THE PLAN
IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL ANTI-CORRUPTION STRATEGY
UNTIL 2030 AND UNITED NATIONS CONVENTION AGAINST CORRUPTION FOR THE PERIOD OF
2023-2026
(Enclosed with the national strategy in the Government’s Resolution No.
168/NQ-CP dated October 11, 2023)
NO.
Specific activities
Products
Presiding agencies
...
...
...
Time for completion
1. Completion of policies and laws in fields of socio-economic management and anti-corruption
1
Reviewing, proposing amendments to, and completing the system of laws on socio-economic management in all fields
Report made by the Government
Relevant ministries, central authorities and agencies
Every year
2
Amending the Land Law
...
...
...
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Justice and relevant agencies
2023
3
Amending the Law on Minerals
Report
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Justice and relevant agencies
2023
...
...
...
Amending the Law on Housing
Bill
Ministry of Construction
Ministry of Justice and relevant agencies
2023
5
Amending the Law on Credit Institutions
Bill
State Bank
...
...
...
2023
6
Reviewing and proposing amendments to the 2018 Law on Anti-Corruption
Report
Government Inspectorate
Ministry of Justice and relevant agencies
2023
7
Amending the Law on Property Auction
...
...
...
Ministry of Justice;
Relevant agencies
2024
8
Amending the Law on Real Estate Business
Bill
Ministry of Construction
Ministry of Justice and relevant agencies
2024
...
...
...
Reviewing and proposing amendments to the Law on Planning
Report
Ministry of Planning and Investment of Vietnam
Ministry of Justice and relevant agencies
2024
10
Reviewing and proposing amendments to the Law on management and utilization of state capital invested in production and trade at enterprises
Report
Ministry of Finance
...
...
...
2025
11
Reviewing and proposing amendments to the Law on Securities
Report
Ministry of Finance
Ministry of Justice and relevant agencies
2025
12
Amending the Law on Tax Administration
...
...
...
Ministry of Finance
Ministry of Justice and relevant agencies
2025
13
Amending the Law on Environmental Protection
Bill
Ministry of Finance
Ministry of Justice and relevant agencies
2026
...
...
...
Amending the Law on Personal Income Tax
Bill
Ministry of Finance
Ministry of Justice and relevant agencies
2026
15
Amending the Law on Corporate Income Tax
Bill
Ministry of Finance
...
...
...
2025
16
Reviewing and proposing amendments to the Law on Judicial Expertise
Report
Ministry of Justice;
Ministry of National Defense, Ministry of Public Security and relevant authorities
2025
17
Reviewing and proposing amendments to the Law on Public Investment
...
...
...
Ministry of Planning and Investment of Vietnam
Ministry of Justice and relevant agencies
2026
2. Improvement of state apparatus, completion of regulations on public duties and development of the contingent of officials and public employees that are incorruptible; enhancement of effectiveness of law enforcement
1
Reviewing and proposing amendments to the Law on Officials
Report
Ministry of Home Affairs
Ministry of Justice and relevant agencies
...
...
...
2
Reviewing and proposing amendments to the Law on Public Employees
Report
Ministry of Home Affairs
Ministry of Justice and relevant agencies
By 2026
3
Studying, reviewing, completing and proposing reforms in new salary and allowance policies
Report
...
...
...
Relevant agencies
2026
4
Conducting final review of the implementation of the Project on Development of Non-Cash Payment in Vietnam in the 2021 - 2025 period
Report
State Bank
Ministry of Information and relevant agencies
2025
5
...
...
...
Report
Government Inspectorate
Relevant agencies
Every year
6
Conducting final review of the national digital transformation program until 2025
Report
Ministry of Information and Communications
Government Office and relevant authorities
...
...
...
3. Promotion of inspection, examination, audit, investigation, prosecution, adjudication and judgment enforcement;
1
Reviewing and modifying the mechanism for establishment of procedures for managing and handling illegal assets and assets related to corruption, money laundering and terrorism financing.
Report
Ministry of Public Security
Relevant agencies
2023
2
Amending the Government’s Decree No. 50/2018/ND-CP dated April 09, 2018 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Government Inspectorate with a focus on anti-corruption
...
...
...
Government Inspectorate
Ministry of Home Affairs
2023
3
Building a national database on control of assets and income of office holders
Database system
Government Inspectorate
Ministry of Information and Communications and relevant agencies
2024
...
...
...
Reviewing and proposing amendments to the Law on State Audit
Report
State Audit
Ministry of Justice and relevant agencies and organizations
2024
5
Reviewing and proposing amendments to the Law on Civil Judgment Enforcement
Report
Ministry of Justice
...
...
...
2025
6
Carrying out Project on enhancement of thematic inspection and supervision of detection, transfer, receipt and processing of information on crimes with focus on fields with high risk of corruption, which easily triggers negative reactions in the public and the press
Project
Ministry of Public Security
Ministry of National Defense, Government Inspectorate and relevant authorities
2025
7
Studying the feasibility and proposing the development of a mechanism for non-conviction-based asset forfeiture
...
...
...
Ministry of Justice
Ministry of Public Security, Supreme People's Procuracy of Vietnam and relevant authorities
2025
8
Reviewing and proposing amendments to the Criminal Procedure Code
Report
Ministry of Public Security
Ministry of Public Security, Supreme People's Procuracy of Vietnam and relevant authorities
2024
...
...
...
1
Studying and reviewing Joint Resolution No. 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-MTTQVN on forms of supervision and social criticism by the Vietnamese Fatherland Front Committee and other relevant laws and resolutions
Report
Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front
Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front and relevant ministries and central authorities
2023
2
Decree on guidelines for the Law on Emulation and Commendation
Decree
...
...
...
Ministry of Justice, relevant ministries and central authorities
2023
3
Reviewing and proposing amendments to the Publishing Law
Report
Ministry of Information and Communications
Ministry of Justice, relevant ministries and central authorities
2023
4
...
...
...
Bill
Ministry of Information and Communications
Ministry of Justice, relevant ministries and central authorities
2024
5
Conducting final review of inclusion of anti-corruption in education, training and refresher training programs;
Report
Government Inspectorate
Ministry of Education and Training, relevant ministries and central authorities
...
...
...
6
The Plan to disseminate and educate laws on anti-corruption in the period of 2024-2026
Decision of the Prime Minister
Government Inspectorate
Ministry of Justice, Ministry of Education and Training and relevant agencies
2024
7
Lawful Business Scheme
Project
...
...
...
Ministry of Planning and Investment and relevant authorities
2024
8
Reviewing, proposing amendments, and completing codes of conduct and professional ethics of journalists and press and media agencies
Report
Vietnam Journalist Association
Ministry of Information and Communications and relevant agencies and organizations
2025
9
...
...
...
Report
Government Inspectorate
Ministry of Justice, Ministry of Home Affairs, Ministry of Public Security and relevant agencies and organizations
2025
10
Studying, reviewing and proposing amendments to the Law on Vietnamese Fatherland Front
Report
Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front
Ministry of Justice, relevant ministries and central authorities
...
...
...
5. Active participation in and improvement of the efficiency in international cooperation in anti-corruption on the basis of focus on execution of full rights and obligations by member countries of the United Nations Convention against Corruption
1
Extradition Bill
Bill
Ministry of Public Security
Supreme People's Procuracy, Supreme People's Court of Vietnam and relevant agencies
2025
2
Bill on transfer of prisoners
...
...
...
Ministry of Public Security
Supreme People's Procuracy, Supreme People's Court of Vietnam and relevant agencies
2025
3
Conducting final review of organization of assessment for implementation of UNCAC according to the Resolution of the Conference of the States Parties to UNCAC on assessment mechanism
Report
Government Inspectorate
Ministry of Justice, Ministry of Public Security, Supreme People's Procuracy and relevant agencies
2023
...
...
...
Cooperating with UNODC, OECD, WB and some other international partners and organizations in provision of technical assistance in anti-corruption
Report
Government Inspectorate
Ministry of Justice and relevant agencies
Every year
;
Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 168/NQ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 11/10/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 do Chính phủ ban hành
Chưa có Video