Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 137/NQ-HĐND

Khánh Hòa, ngày 09 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN, THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm;

Căn cứ Quyết định số 2562/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Xét Báo cáo số 322/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2022 và văn bản số 12182/UBND-KT ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 207/BC-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán thu ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn năm 2023 như sau:

Tổng thu NSNN phát sinh trên địa bàn: 15.445.000 triệu đồng

- Thu nội địa: 13.460.000 triệu đồng

- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 1.985.000 triệu đồng

Điều 2. Thông qua dự toán thu, chi ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2023 như sau:

I. Thu ngân sách địa phương: 14.021.810 triệu đồng

1. Tổng thu NSĐP được hưởng theo phân cấp: 11.881.637 triệu đồng

a) Các khoản thu NSĐP được hưởng 100%: 2.766.100 triệu đồng

b) Các khoản thu NSĐP hưởng theo tỷ lệ %: 9.115.537 triệu đồng

2. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 2.140.173 triệu đồng

II. Chi ngân sách địa phương: 15.241.110 triệu đồng

1. Chi đầu tư phát triển: 6.578.268 triệu đồng

Trong đó: Chi đầu tư từ nguồn bội chi: 1.219.300 triệu đồng

2. Chi thường xuyên: 8.065.134 triệu đồng

3. Chi trả nợ lãi vay: 11.526 triệu đồng

4. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.170 triệu đồng

5. Dự phòng chi: 237.633 triệu đồng

III. Bội chi ngân sách địa phương : 1.219.300 triệu đồng

IV. Chi trả nợ gốc của ngân sách địa phương: 141.845 triệu đồng

V. Tổng mức vay của ngân sách địa phương: 1.219.300 triệu đồng

Vay để bù đắp bội chi : 219.300 triệu đồng

Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương: 1.000.000 triệu đồng

(Phụ lục I, II, III, IV đính kèm)

Điều 3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ ngân sách năm 2023

Dự toán chi NSĐP năm 2023 được xây dựng trên cơ sở số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp và nguồn ngân sách trung ương bổ sung. Việc phân bổ các nhiệm vụ chi đầu tư, chi thường xuyên trên cơ sở dự toán Trung ương giao, trong đó một số nhiệm vụ chi phân bổ theo định hướng của Trung ương. Việc phân bổ nhiệm vụ chi chưa đảm bảo theo nhu cầu của các địa phương, đơn vị, một số nhiệm vụ chi chưa được phân bổ trong dự toán đầu năm. Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ NSNN năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh triển khai một số giải pháp như sau:

1. Cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động đề ra các giải pháp tích cực, đồng bộ trong công tác tổ chức thu đối với các nguồn thu hiện có; khai thác các nguồn thu mới phát sinh; kiểm soát có hiệu quả việc nợ đọng thuế; định kỳ hàng tháng thực hiện tốt công tác dự báo, phân tích những tác động của thay đổi chính sách đến nguồn thu; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN, phấn đấu hoàn thành dự toán được Chính phủ giao, góp phần đảm bảo nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo phân cấp.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng. Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân. Hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, dịch vụ thông qua phát triển các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội theo hướng tạo thuận lợi ở mức cao nhất, kịp thời giải đáp các vướng mắc, kiến nghị, giảm thiểu tối đa thời gian chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.

- Đối với các khoản chi từ nguồn dự toán chưa phân bổ, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định sử dụng và định kỳ 6 tháng báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp và tổng hợp báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ động sử dụng nguồn tăng thu dự toán và nguồn tiết kiệm chi để bố trí các nhiệm vụ chi phát sinh trong năm, giảm áp lực cho ngân sách tỉnh.

2. Cơ quan thuế, hải quan

- Chủ động, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên nắm tình hình chấp hành pháp luật về thuế của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế để kịp thời đề ra các giải pháp quản lý phù hợp. Các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ trong quản lý thu, chống thất thu, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn, lậu thuế, phát hiện kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, gian lận thuế. Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, thực hiện kiểm tra trước khi hoàn thuế đối với 100% các trường hợp rủi ro cao, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế, chiếm đoạt tiền từ NSNN. Rà soát, xác định cụ thể các đối tượng đang được Nhà nước giao đất, thuê đất trên địa bàn, nhất là các dự án hết thời gian được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh hồ sơ về đất đai, xác định nghĩa vụ tài chính và đôn đốc thu, nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu từ đất đai vào ngân sách nhà nước.

- Tập trung thực hiện tốt Chỉ thị số 04/CT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng thuế. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai việc sử dụng hoá đơn điện tử trong bán hàng và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục phối hợp với cơ quan liên quan tiếp tục kiến nghị trung ương hướng dẫn xử lý trong công tác kiểm tra và truy thu thuế qua hình thức thanh toán điện tử: thông qua mã phản hồi nhanh (QR code) dưới hình thức sử dụng điện thoại thông minh và thẻ các loại thiết bị POS di động cầm tay từ nguồn thu cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch nước ngoài để chống thất thu ngân sách.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh

- Tăng cường kiểm soát việc giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung theo hàng quý để đảm bảo tiến độ, thực hiện chuyển nguồn theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công; kiên quyết cắt giảm các dự án không thực hiện giải ngân hoặc giải ngân chậm và điều chuyển cho các dự án khác.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư xác định danh mục các dự án đầu tư trọng điểm giai đoạn 2023-2027 và tập trung bố trí nguồn lực tránh phân bổ dàn trải, phân tán nguồn lực. Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan liên quan thu hút các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các khu, cụm công nghiệp để tạo nguồn thu mới và ổn định.

4. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh

- Sử dụng kinh phí các cấp phải chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính - NSNN, tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng NSNN. Hạn chế tối đa việc đề xuất ứng trước dự toán. Tăng cường thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN bảo đảm đúng dự toán được giao. Tiết kiệm các khoản chi cho bộ máy quản lý Nhà nước, sự nghiệp công, chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo đi công tác nước ngoài.

- Khi tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các chế độ chính sách, nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù, theo quy định tại Điều 30, Luật Ngân sách nhà nước phải có giải pháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.

- Trong năm chủ động rà soát dự toán được giao, đề nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh giữa các nhiệm vụ chi đảm bảo sử dụng ngân sách hiệu quả.

5. Cơ quan tài chính các cấp

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức điều hành ngân sách theo dự toán đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Định kỳ đánh giá, dự báo tình hình thu, chi ngân sách, kịp thời đề xuất những biện pháp, giải pháp điều hành ngân sách đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh.

- Cơ quan tài chính các cấp thực hiện điều hành quản lý chi ngân sách nhà nước đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, triển khai những giải pháp tối ưu trong công tác điều hành ngân sách, thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Ưu tiên nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trên cơ sở đó bố trí nguồn lực ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tổng thể giảm nghèo bền vững của huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2022-2025.

- Đối với các khoản chi cơ quan Tài chính đã thẩm định nhưng chưa bố trí trong dự toán, trường hợp có tăng thu ngân sách các cấp cơ quan Tài chính sẽ cân đối và tham mưu Ủy ban nhân dân các cấp bổ sung theo thứ tự ưu tiên như sau: các nội dung chi an sinh xã hội; chi phòng chống thiên tai, dịch bệnh; các chế độ, chính sách đã được Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và các nhiệm vụ cấp bách khác không thể trì hoãn.

- Sở Tài chính rà soát, xác định địa chỉ để đẩy nhanh tiến độ thu tiền sử dụng đất (ngoài nguồn thu được giao trong dự toán) và bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương đầu tư các công trình trọng điểm của tỉnh.

- Giao Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ nguồn lực được hưởng theo cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội như sau:

+ Đối với nguồn vốn phân bổ thêm 45% số chi tính theo định mức dân số được tổng hợp vào dự toán hàng năm và sử dụng tập trung cho các nhiệm vụ sau: Chi cho công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xác minh nguồn gốc đất, tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất tại Khu Kinh tế Vân Phong và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; chi cho công tác chuyển đổi số (nhiệm vụ chi thường xuyên); chi cho công tác quy hoạch (nhiệm vụ chi thường xuyên); chi các chính sách cho con người; chi phát triển đô thị, kiến thiết thị chính; các nhiệm vụ chi thường xuyên khác để thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị.

+ Đối với nguồn vốn phân bổ 70% từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương cho ngân sách tỉnh, trên cơ sở số bổ sung có mục tiêu từ NSTW, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất phương án phân bổ tập trung cho các nhiệm vụ sau: chi thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh; chi cho công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xác minh nguồn gốc đất, tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất tại Khu Kinh tế Vân Phong và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa; các nhiệm vụ chi khác để thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị.

- Sở Tài chính định kỳ 6 tháng rà soát dự toán chi của các đơn vị thuộc tỉnh và các địa phương, kịp thời điều chỉnh rút dự toán về ngân sách cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung các nhiệm vụ chi chưa được cân đối trong dự toán đầu năm.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ động sử dụng dự toán được giao đầu năm để bố trí các nhiệm vụ chi phát sinh trong năm, giảm áp lực cho ngân sách tỉnh. Trường hợp không cân đối được nguồn, tổng hợp nhu cầu chi phát sinh tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết trong 02 đợt/năm (đợt 1: tháng 5 năm 2023; đợt 2: tháng 10 năm 2023).

- Chủ động rà soát đánh giá dự toán các đơn vị, địa phương để điều chỉnh các nhiệm vụ chi trong dự toán, hạn chế đề nghị bổ sung ngoài dự toán đảm bảo sử dụng ngân sách tiết kiệm và hiệu quả.

- Việc phân cấp nguồn thu năm 2023 trên cơ sở nhiệm vụ thu của ngành thuế, trường hợp thay đổi nhiệm vụ của cơ quan thu hoặc phát sinh nguồn thu làm ngân sách địa phương tăng thu lớn thì số tăng thu phải nộp về ngân sách cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định thu về ngân sách cấp trên số tăng thu này và thực hiện bổ sung có mục tiêu một phần cho ngân sách cấp dưới theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa phương theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Trong năm 2023 phấn đấu tăng thu ngân sách để phân bổ cho các nhiệm vụ chi chưa bố trí dự toán đầu năm theo thứ tự ưu tiên gồm chính sách, chế độ chi cho con người, chính sách an sinh xã hội và một số nội dung khác. Trong đó trường hợp số thu của Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Khánh Hòa tăng so với dự toán sẽ bố trí lại một phần cho huyện Diên Khánh để thực hiện đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Kết thúc năm ngân sách 2022, căn cứ số liệu thu thực tế do Kho bạc Nhà nước xác định; Ủy ban nhân dân các cấp sẽ chỉ đạo cơ quan tài chính tham mưu xây dựng phương án sử dụng số tăng thu trình Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp để phân bổ các nhiệm vụ chi theo quy định tại khoản 6 Điều 36 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016. Đối với ngân sách cấp tỉnh, Sở Tài chính sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư và chi thường xuyên nhằm bổ sung nguồn lực cho các địa phương phát triển các nhiệm vụ kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng trên địa bàn.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2022./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Mạnh Dũng

 

PHỤ LỤC I

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023
(
Kèm theo Nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2022

ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2022

DỰ TOÁN NĂM 2023

SO SÁNH %

Tuyệt đối

Tương đối

A

TNG NGUỒN THU NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

10.357.156

16.889.130

14.021.810

3.664.654

135,38

I

Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp

9.120.412

11.938.022

11.881.637

2.761.225

130,28

1

Các khoản thu NSĐP hưởng 100%

1.981.700

2.687.880

2.766.100

784.400

139,58

2

Các khoản thu phân chia NSĐP hưởng theo tỷ lệ %

7.138.712

9.250.142

9.115.537

1.976.825

127,69

II

Bổ sung từ ngân sách Trung ương

1.236.744

1.536.565

2.140.173

903.429

173,05

1

Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn trong nước

1.109.126

1.405.586

1.887.511

778.385

170,18

2

Bổ sung có mục tiêu bằng nguồn vốn ngoài nước

127.618

130.979

252.662

125.044

 

III

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

 

 

 

 

 

IV

Nguồn tăng thu tiền sử dụng đất

 

159.193

 

 

 

V

Thu chuyển nguồn năm trước chuyển sang

 

1.673.873

 

 

 

VI

Nguồn tiết kiệm chi

 

721.426

 

 

 

VII

Nguồn cải cách tiền lương

 

24.959

 

 

 

VIII

Nguồn NS cấp dưới nộp lên

 

1.340

 

 

 

IX

Nguồn tài chính khác

 

705.351

 

 

 

X

Nguồn tăng thu khác

 

128.401

 

 

 

B

TỔNG CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

10.629.756

17.131.909

15.241.110

4.611.354

143,38

I

Chi cân đối ngân sách địa phương

10.629.756

16.943.625

14.893.731

4.263.975

140,11

1

Chi đầu tư phát triển

3.569.227

5.828.914

6.578.268

3.009.041

184,31

2

Chi thường xuyên

6.855.981

8.154.710

8.065.134

1.209.153

117,64

3

Chi trả lãi vay các khoản do chính quyền địa phương vay

10.936

10.936

11.526

590

105,40

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.170

1.170

1.170

 

100,00

5

Dự phòng chi

192.442

 

237.633

45.191

123,48

6

Chi tạo nguồn điều chỉnh tiền lương

 

130.285

 

 

 

7

Nguồn tăng thu dự toán chưa phân bổ

 

2.817.610

 

 

 

8

Chi nộp ngân sách cấp trên

 

 

 

 

 

II

Chi các Chương trình mục tiêu

 

188.284

347.379

347.379

 

1

Chi các chương trình MTQG

 

188.284

347.379

347.379

 

2

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

III

Tăng thu dự toán chưa phân bổ

 

 

 

 

 

 

Nguồn tăng thu dự toán chưa phân bổ

 

 

 

 

 

C

BỘI CHI NSĐP/ BỘI THU NSĐP

-272.600

-242.779

-1.219.300

-946.700

447,29

D

CHI TRẢ NỢ GỐC NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

24.988

24.988

141.845

116.857

567,65

I

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

 

 

 

 

II

Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh

24.988

24.988

141.845

116.857

 

E

TỔNG MỨC VAY NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

272.600

242.779

1.219.300

946.700

447,29

I

Vay để bù đắp bội chi

272.600

242.779

1.219.300

946.700

 

II

Vay để trả nợ gốc

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2023
(
Kèm theo Nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung thu

Ước thực hiện năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh (%)

 

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

 

1

2

3

4

5=3/1

6=4/2

 

A. TỔNG THU NSNN (I+II)

16.016.000

11.938.022

15.445.000

11.881.637

96,4

99,5

 

I. Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

3.316.000

 

1.985.000

 

59,9

 

 

- Thuế XK, NK, TTĐB hàng hóa nhập khẩu

585.000

 

304.000

 

52,0

 

 

- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

2.714.600

 

1.669.000

 

61,5

 

 

- Thuế bảo vệ môi trường

14.560

 

12.000

 

82,4

 

 

- Thu phí và lệ phí hải quan

 

 

 

 

 

 

 

- Thu khác

1.840

 

 

 

 

 

 

II. Thu nội địa

12.700.000

11.938.022

13.460.000

11.881.637

106,0

99,5

 

Trong đó: Thu nội địa không bao gồm tiền sử dụng đất

12.050.000

11.288.022

12.610.000

11.031.637

104,6

97,7

 

1. Thu từ DNNN Trung ương

430.000

421.402

500.000

450.000

116,3

106,8

 

- Thuế giá trị gia tăng

350.000

343.000

417.000

375.300

119,1

109,4

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

79.920

78.322

83.000

74.700

103,9

95,4

 

- Thuế TTĐB hàng hóa, dịch vụ trong nước

 

 

 

 

 

 

 

- Thuế tài nguyên

80

80

 

 

 

 

 

2. Thu từ DNNN địa phương

3.093.000

3.031.600

3.260.000

2.955.637

105,4

97,5

 

+ Tổng công ty Khánh Việt

2.743.000

 

2.835.000

 

103,4

 

 

+ Các doanh nghiệp còn lại

350.000

 

425.000

 

121,4

 

 

- Thuế giá trị gia tăng

550.000

539.000

646.000

581.400

117,5

107,9

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

170.000

166.600

190.000

171.000

111,8

102,6

 

- Thuế TTĐB hàng hóa, dịch vụ trong nước

2.350.000

2.303.000

2.400.000

2.179.237

102,1

94,6

 

- Thuế tài nguyên

23.000

23.000

24.000

24.000

104,3

104,3

 

3. Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài

960.000

941.240

1.080.000

974.300

112,5

103,5

 

- Thuế giá trị gia tăng

457.000

447.860

541.000

486.900

118,4

108,7

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

456.000

446.880

490.000

441.000

107,5

98,7

 

- Thuế TTĐB hàng hóa dịch vụ trong nước

25.000

24.500

26.000

23.400

104,0

95,5

 

- Thuế tài nguyên

22.000

22.000

23.000

23.000

104,5

104,5

 

4. Thu từ khu vực CTN ngoài quốc doanh

3.115.000

3.055.100

3.389.000

3.062.600

108,8

100,2

 

+ Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Khánh Hòa

400.000

 

406.000

 

101,5

 

 

- Thuế giá trị gia tăng

1.755.000

1.719.900

2.119.000

1.907.100

120,7

110,9

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

840.000

823.200

715.000

643.500

85,1

78,2

 

- Thuế TTĐB hàng hóa dịch vụ trong nước

400.000

392.000

430.000

387.000

107,5

98,7

 

- Thuế tài nguyên

120.000

120.000

125.000

125.000

104,2

104,2

 

5. Lệ phí trước bạ

700.000

700.000

550.000

550.000

78,6

78,6

 

6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp

-

-

 

 

 

 

 

7. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

28.500

28.500

16.000

16.000

56,1

56,1

 

8. Thuế thu nhập cá nhân

1.670.000

1.636.600

1.390.000

1.251.000

83,2

76,4

 

9. Thu thuế bảo vệ môi trường

700.000

329.280

1.100.000

594.000

157,1

180,4

 

- Thu thuế NSTW hưởng 100%

364.000

 

440.000

 

120,9

 

 

- Thu phân chia giữa NSTW và NSĐP

336.000

329.280

660.000

594.000

196,4

180,4

 

10. Thu phí và lệ phí

220.000

140.000

220.000

149.000

100,0

106,4

 

- Phí và lệ phí Trung ương

80.000

 

71.000

 

88,8

 

 

- Phí và lệ phí tỉnh

77.000

77.000

79.000

79.000

102,6

102,6

 

- Phí và lệ phí huyện

55.000

55.000

61.200

61.200

111,3

111,3

 

- Phí và lệ phí xã

8.000

8.000

8.800

8.800

110,0

110,0

 

11. Tiền sử dụng đất

650.000

650.000

850.000

850.000

130,8

130,8

 

- Ghi thu, ghi chi tiền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

- Thu phát sinh

650.000

650.000

850.000

850.000

130,8

130,8

 

+ UBND tỉnh ban hành QĐ giao đất

50.000

50.000

300000

300000

 

 

 

+ UBND huyện ban hành QĐ giao đất

600.000

600.000

550.000

550.000

91,7

91,7

 

12. Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước

250.000

250.000

300.000

300.000

120,0

120,0

 

- Ghi thu, ghi chi

 

 

 

 

 

 

 

- Thu phát sinh

250.000

250.000

300.000

300.000

120,0

120,0

 

+ UBND tỉnh ban hành QĐ cho thuê đất

249.000

249.000

299.960

299.960

120,5

120,5

 

+ UBND huyện ban hành QĐ cho thuê đất

1.000

1.000

40

40

4,0

4,0

 

13. Thu tiền bán & thuê nhà thuộc SHNN

175

175

 

 

 

 

 

+ Ngân sách tỉnh thu

145

145

 

 

 

 

 

+ Ngân sách cấp huyện thu

30

30

 

 

 

 

 

14. Thu khác ngân sách:

381.528

266.528

330.000

264.000

86,5

99,1

 

- Ngân sách Trung ương

115.000

 

66.000

 

57,4

 

 

- Ngân sách cấp tỉnh

130.298

130.298

131.000

131.000

100,5

100,5

 

- Ngân sách huyện

113.000

113.000

111.000

111.000

98,2

98,2

 

- Ngân sách xã

23.230

23.230

22.000

22.000

94,7

94,7

 

15. Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

20.240

20.240

19.000

19.000

93,9

93,9

 

16. Thu cấp quyền khai thác khoáng sản

45.000

31.700

45.000

35.900

100,0

113,2

 

- Trung ương cấp

19.000

5.700

13.000

3.900

68,4

68,4

 

- Địa phương cấp

26.000

26.000

32.000

32.000

123,1

123,1

 

17. Thu tiền sử dụng khu vực biển

2.000

1.100

1.000

200

50,0

18,2

 

- Trung ương cấp

900

 

800

 

88,9

 

 

- Địa phương cấp

1.100

1.100

200

200

18,2

18,2

 

18. Thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế

194.557

194.557

190.000

190.000

97,7

97,7

 

19. Thu xổ số kiến thiết

240.000

240.000

220.000

220.000

91,7

91,7

 

- Thuế giá trị gia tăng

84.000

84.000

75.000

75.000

89,3

89,3

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

10.000

10.000

32.000

32.000

320,0

320,0

 

- Thuế TTĐB hàng hóa dịch vụ trong nước

43.000

43.000

68.000

68.000

158,1

158,1

 

- Thu nhập sau thuế

103.000

103.000

45.000

45.000

43,7

43,7

 

- Thu khác

 

 

 

 

 

 

 

B. Các khoản ghi thu, ghi chi tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước; thu viện trợ

 

 

50.000

50.000

 

 

 

 

Phụ lục III

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2023
(Kèm theo Nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2022

Dự toán năm 2023

SO SÁNH%

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3=2-1

4=2/1

 

TỔNG CHI NSĐP

10.629.756

15.241.110

4.611.354

143,4

A

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

10.629.756

14.893.731

4.263.975

140,1

I

Chi đầu tư phát triển

3.569.227

6.578.268

3.009.041

184,3

1

Chi đầu tư cho các dự án

3.544.239

6.436.423

2.892.184

181,6

 

Trong đó: Chia theo nguồn vốn

 

 

 

 

-

Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

600.000

650.000

50.000

108,3

-

Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

200.000

220.000

20.000

110,0

-

Chi đầu tư từ nguồn bội chi

272.600

1.219.300

946.700

447,3

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

3

Chi đầu tư phát triển khác

24.988

141.845

 

 

-

Chi trả nợ gốc

24.988

141.845

 

 

II

Chi thường xuyên

6.855.981

8.065.134

1.209.153

117,6

 

Trong đó:

 

 

 

 

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

2.715.912

2.871.397

155.485

105,7

2

Chi khoa học và công nghệ

28.383

28.594

211

100,7

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

10.936

11.526

590

105,40

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.170

1.170

 

100

V

Dự phòng ngân sách

192.442

237.633

45.191

123

VI

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

 

 

 

B

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

 

347.379

 

 

C

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN - VAY TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023
(Kèm theo Nghị quyết số 137/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tnh Khánh Hòa)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

NỘI DUNG

Ước thực hiện năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh

A

B

1

-1

3 =2-1

 

A

MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP

3.385.769

7.226.138

3.840.369

 

B

BỘI CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

127.702

1.219.300

1.091.598

 

C

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

 

 

I

Tổng dư nợ đầu năm

542.773

645.487

102.714

 

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

16

9

-7

 

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

289.808

392.522

102.714

 

a

Dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải

5.451

4.613

-838

 

b

Dự án Sa chữa nâng cao an toàn đập

55.696

56.234

538

 

c

Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - tiểu dự án thành phố Nha Trang

220.766

313.900

93.134

 

d

Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán (WEIDAP/ADB8)

4.140

4.140

 

 

e

Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai VILG

3.755

13.635

9.880

 

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

252.965

252.965

 

 

a

Tạm ứng Kho bạc Nhà nước

 

 

 

 

b

Huy động vốn ứng trước tiền thuê đất nhà đầu tư tại Khu DL BBĐ Cam Ranh

252.965

252.965

 

 

II

Trả nợ gốc vay trong năm

 

 

 

 

1

Nợ gốc phải trả phân theo nguồn vay

24.988

141.845

116.857

 

a

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

 

 

b

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

24.988

41.845

16.857

 

 

- Dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải - Tiểu Dự án Nha Trang

838

838

 

 

 

- Dự án Sa chữa nâng cao an toàn đập

5.800

5.800

 

 

 

- Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai VILG

1.484

1.484

 

 

 

- Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu Dự án tp. Nha Trang

16.866

33.723

16.857

 

c

Vốn khác

 

100.000

100.000

 

 

- Tạm ứng Kho bạc Nhà nước

 

 

 

 

 

- Hoàn trả tiền ứng trước tiền thuê đất nhà đầu tư tại Khu DL BBĐ Cam Ranh

 

100.000

100.000

 

2

Nguồn trả nợ

24.988

141.845

116.857

 

 

- Từ nguồn vay

 

 

 

 

 

- Bội thu ngân sách địa phương

 

 

 

 

 

- Tăng thu, tiết kiệm chi

24.988

141.845

116.857

 

 

- Kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

 

 

 

III

Tổng mức vay trong năm

 

 

 

 

1

Theo mục đích vay

127.702

1.219.300

1.091.598

 

 

- Vay bù đắp bội chi

127.702

1.219.300

1.091.598

 

 

- Vay trả nợ gốc

 

 

 

 

2

Theo nguồn vay

127.702

1.219.300

1.091.598

 

a

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

1.000.000

1.000.000

 

b

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

127.702

219.300

91.598

 

 

- Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập

6.338

 

-6.338

 

 

- Dự án Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu Dự án tp. Nha Trang

110.000

215.682

105.682

 

 

- Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán

 

 

 

 

 

- Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai VILG

11.364

3.618

-7.746

 

c

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

 

- Tạm ứng Kho bạc Nhà nước

 

 

 

 

IV

Tổng dư nợ cuối năm

645.487

1.722.942

1.077.455

 

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

19

24

5

 

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

1.000.000

1.000.000

 

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

392.522

569.977

177.455

 

 

- Dự án Vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải

4.613

3.775

-838

 

 

- Sửa chữa và nâng cao an toàn đập

56.234

50.434

-5.800

 

 

- Dự án Môi trường bền vững các thành phố Duyên hải - Tiểu dự án thành phố Nha Trang

313.900

495.859

181.959

 

 

- Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán (WEIDAP/ADB8)

4.140

4.140

 

 

 

- Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (VILG)

13.635

15.769

2.134

 

3

Vay trong nước khác theo quy định của pháp luật

252.965

152.965

-100.000

 

b

Tạm ứng Kho bạc Nhà nước

 

 

 

 

c

Huy động vốn ứng trước tiền thuê đất nhà đầu tư tại Khu DL BBĐ Cam Ranh

252.965

152.965

-100.000

 

D

Trả nợ lãi, phí

7.938

11.526

3.589

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 137/NQ-HĐND năm 2022 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 do tỉnh Khánh Hòa ban hành

Số hiệu: 137/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
Người ký: Trần Mạnh Dũng
Ngày ban hành: 09/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 137/NQ-HĐND năm 2022 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 do tỉnh Khánh Hòa ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…