Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu để khôi phục sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của các loại hình thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai và các loại dịch bệnh nguy hiểm, được công bố theo quy định pháp luật về thú y, thủy sản, lâm nghiệp và các dịch bệnh công bố dịch theo quy định pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Hộ nông dân, người nuôi trồng thủy sản, diêm dân, chủ trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối (sau đây gọi là hộ sản xuất) bị thiệt hại trực tiếp do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ

1. Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).

2. Thực hiện hỗ trợ kịp thời, trực tiếp bằng tiền hoặc bằng giống cây, con, hiện vật. Giống cây, con, hiện vật hỗ trợ phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sinh thái và thực tế của địa phương.

3. Việc hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng mức và đúng đối tượng.

4. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung, hộ sản xuất chỉ được nhận hỗ trợ một chính sách phù hợp nhất.

Điều 4. Điều kiện hỗ trợ

Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

1. Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

2. Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.

3. Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

4. Thời điểm xảy ra thiệt hại:

a) Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận;

b) Đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

Điều 5. Mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ đối với cây trồng:

a) Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

c) Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

d) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

đ) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

2. Hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp:

a) Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha;

b) Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.

3. Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản:

a) Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha;

b) Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha;

c) Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 6.100.000 - 8.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;

d) Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;

đ) Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 40.500.000 - 60.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha;

e) Diện tích nuôi cá tra thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;

g) Lồng, bè nuôi nước ngọt bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 7.100.000 - 10.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng /100 m3 lồng;

h) Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 20.500.000 - 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha;

i) Diện tích nuôi cá nước lạnh (tầm, hồi) thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 35.500.000 - 50.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 15.000.000 - 35.000.000 đồng/ha;

k) Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (xa bờ, ven đảo) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 15.500.000 - 20.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng/100 m3 lồng;

l) Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 4.100.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha.

4. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:

a) Thiệt hại do thiên tai:

Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con;

Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;

Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;

Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;

Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.

b) Thiệt hại do dịch bệnh:

Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:

Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn;

Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai;

Hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

5. Hỗ trợ đối với sản xuất muối: Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.

6. Các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bị thiệt hại chưa được quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, đặc điểm sản xuất và yêu cầu thực tế tại địa phương để quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

7. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật, mức hỗ trợ được quy đổi tương đương hỗ trợ bằng tiền theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

Điều 6. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

1. Trình tự và cách thức thực hiện:

a) Hỗ trợ thiệt hại đối với dịch bệnh: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định;

b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.

2. Hồ sơ xin hỗ trợ:

a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 45 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);

b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

3. Trách nhiệm của các cấp:

a) Đối với dịch bệnh:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập hội đồng kiểm tra bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ chuyên môn của huyện, đại diện các tổ chức xã hội, đại diện thôn, bản, tổ dân phố để lập biên bản kiểm tra, xác minh mức độ thiệt hại, nhu cầu hỗ trợ cụ thể của từng hộ sản xuất; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định và quyết định hỗ trợ theo thẩm quyền hoặc tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và bố trí ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định tại Nghị đinh này.

b) Đối với thiên tai: Thực hiện như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có sự tham gia, phối hợp của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương trong việc kiểm tra, xác nhận thiệt hại và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 và khoản 2 Điều 31 Luật phòng, chống thiên tai.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tổng hợp thiệt hại đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo các mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Thời hạn giải quyết hồ sơ: Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân các cấp (đối với dịch bệnh) hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp (đối với thiên tai) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Điều 7. Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương

1. Nguồn lực:

a) Dự phòng ngân sách trung ương;

b) Dự phòng ngân sách địa phương;

c) Quỹ phòng, chống thiên tai;

đ) Nguồn dự trữ quốc gia;

đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương:

a) Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại;

b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

c) Các quy định khác:

Trường hợp kinh phí hỗ trợ thiệt hại trong năm dưới 01 tỷ đồng/năm: Các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện;

Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu từ các địa phương báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho các địa phương theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 30 Luật phòng, chống thiên tai.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành liên quan đôn đốc, kiểm tra giám sát và xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị định này;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ bằng hiện vật theo thẩm quyền từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương để khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

3. Bộ Tài chính căn cứ quy định tại Nghị định này và phần ngân sách địa phương thực chi để hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm cho từng địa phương và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở phạm vi lớn, ngân sách địa phương không đủ nguồn lực chi hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính thực hiện ứng trước kinh phí cho địa phương để thực hiện (tối đa 70% mức ngân sách trung ương hỗ trợ). Sau khi địa phương có báo cáo quyết toán kinh phí, Bộ Tài chính thực hiện thu hồi khoản kinh phí đã ứng trước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Tổ chức thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra, chủ động thực hiện công tác hỗ trợ từ nguồn ngân sách của địa phương, quỹ phòng, chống thiên tai, các nguồn lực hợp pháp khác để kịp thời khôi phục sản xuất; đề xuất nhu cầu hỗ trợ từ trung ương gửi Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (đối với thiệt hại do thiên tai) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo;

b) Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức quy định. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, có hiệu quả, ban hành các quy định, chế tài cụ thể đảm bảo không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực;

c) Quyết định mức hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại khoản 6 Điều 5 và quy định mức hỗ trợ cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhưng không vượt quá mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5 Nghị định này;

d) Kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh hoặc cuối năm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (đối với thiệt hại do thiên tai) kết quả thực hiện theo các mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 02 năm 2017.

2. Nghị định này thay thế các Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; khoản 1 Điều 1 Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và khoản 1 Điều 1 Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Điều khoản chuyển tiếp: Mức hỗ trợ cho hộ sản xuất bị thiệt hại trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực nhưng việc hỗ trợ thực hiện khi Nghị định này đã có hiệu lực thì vẫn áp dụng mức hỗ trợ theo quy định tại thời điểm xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (3).PC

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC I

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Kèm theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ)

Mẫu số 1

Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

Mẫu số 2

Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại sản xuất lâm nghiệp do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

Mẫu số 3

Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

Mẫu số 4

Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

Mẫu số 5

Đơn đề nghị hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai

Mẫu số 6

 

Bản kê khai số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu

 

Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại đối với cây trồng do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

Kính gửi:

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai);
- Ủy ban nhân dân xã, phường ….. (đối với dịch bệnh).

 

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Kê khai diện tích cây trồng bị thiệt hại do thiên tai/dịch bệnh như sau:

Đợt thiên tai/dịch bệnh: …………………………………………………………………………………

1. Đối tượng: ……………………………………………………………………………………………..

Thời điểm gieo, trồng: …………………………………………………………………………………..

Diện tích thiệt hại: …………………………………..ha.

Vị trí đất gieo, trồng: ……………………………………………………………………………………

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………………ha

Thiệt hại trên 70% là: ……………………………….ha

2. Đối tượng: …………………………………………………………………………………………….

Thời điểm gieo, trồng: …………………………………………………………………………………..

Diện tích thiệt hại: …………………………………..ha.

Vị trí đất gieo, trồng: …………………………………………………………………………………….

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………………ha

Thiệt hại trên 70% là: ……………………………….ha

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của …………………………………..

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN
THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ và tên)

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại sản xuất lâm nghiệp do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

Kính gửi:

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai);
- Ủy ban nhân dân xã, phường ….. (đối với dịch bệnh).

 

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Kê khai diện tích bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) trong sản xuất lâm nghiệp như sau:

Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ………………………………………………………………………..

1. Đối với diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại:

a) Đối với diện tích cây rừng:

Đối tượng trồng: ……………………………………………. Tuổi rừng: ………………………………

Thời điểm trồng: ………………………………………………………………………………………….

Diện tích thiệt hại: ………………………ha.

Vị trí trồng rừng: …………………………………………………………………………………………

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………ha

Thiệt hại trên 70% là: ………………….ha

b) Đối với các loài cây lâm sản ngoài gỗ:

Vị trí: ……………………………………………………………………………………………………..

Thời điểm trồng: ………………………………………………………………………………………..

Loài cây: …………………………………………………………………………………………………

Số lượng thiệt hại: …………………………….ha

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………………ha

Thiệt hại trên 70% là: ………………………….ha

c) Đối với vườn giống:

Thời điểm xây dựng: …………………………………………………………………………………….

Diện tích thiệt hại: ……………………………ha

Vị trí: ……………………………………………………………………………………………………….

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………..ha

Thiệt hại trên 70% là: ………………………...ha

d) Đối với rừng giống:

Thời điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………………

Loại rừng giống: …………………………………………………………………………………………

Diện tích thiệt hại: …………………………..ha

Vị trí: ……………………………………………………………………………………………………….

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………..ha

Thiệt hại trên 70% là: ………………………..ha

2. Đối với cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm:

Vị trí: ……………………………………………………………………………………………………….

Thời điểm trồng: …………………………………………………………………………………………

Loài cây: ………………………………………………………………………………………………….

Diện tích thiệt hại: …………………………ha

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ………………….ha

Thiệt hại trên 70% là: ……………………..ha

3. Đối với trồng cây phân tán:

Vị trí: ………………………………………………………………………………………………………

Loài cây: ………………………………………………………………………………………………….

Số lượng thiệt hại: ………………………cây

Hồ sơ lưu gồm có: ………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của ………………………………….

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn, toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN
THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ và tên)

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại nuôi trồng thủy sản do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

Kính gửi:

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai);
- Ủy ban nhân dân xã, phường ….. (đối với dịch bệnh).

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Kê khai diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:

Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ………………………………………………………………………….

Loài thủy sản nuôi: ………………………………………………………………………………………..

Tổng diện tích mặt nước nuôi thủy sản: ……………………..ha.

Vị trí khu vực nuôi: ……………………………………………………………………………………….

Thời điểm thả giống: ……………………………………………………………………………………..

Số lượng giống thả nuôi: ………………… con, nguồn gốc: …………………………………………

Hồ sơ lưu về giống gồm có: …………………………………………………………………………….

Hình thức nuôi: …………………………………………………………………………………………..

Thiệt hại từ 30 - 70% là: ……………………ha hoặc ………………………………………m3 lồng.

Thiệt hại trên 70% là: ………………………ha hoặc ………………………………………..m3 lồng.

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của …………………………………..

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN
THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ và tên)

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do thiên tai (hoặc dịch bệnh)

Kính gửi:

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn xã, phường... (đối với thiên tai);
- Ủy ban nhân dân xã, phường ….. (đối với dịch bệnh).

 

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Kê khai số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai (hoặc dịch bệnh) như sau:

Đợt thiên tai (hoặc dịch bệnh): ………………………………………………………………………….

1. Đối tượng nuôi 1: ……………………………………. Tuổi vật nuôi: ………………………………

Số lượng: …………………………….. con.

2. Đối tượng nuôi 2: …………………………………. Tuổi vật nuôi: ………………………………..

Số lượng: ………………………… con.

3. Đối tượng nuôi 3: ………………………………….. Tuổi vật nuôi: ……………………………….

Số lượng: …………………………con.

Hồ sơ lưu gồm có: ……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường).... (hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của …………………………………..

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN
THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ và tên)

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hỗ trợ sản xuất muối thiệt hại do thiên tai

Kính gửi:

- Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn xã, phường...

 

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Kê khai diện tích sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai như sau:

Đợt thiên tai: ……………………………………………………………………………………………….

Diện tích bị thiệt hại: ……………………………………….. ha

Vị trí sản xuất muối: ………………………………………………………………………………………

Thời điểm bắt đầu sản xuất: …………………………………………………………………………….

Diện tích thiệt hại: ……………………………………….ha

Thiệt hại từ 30 - 70% là: …………………………………ha

Thiệt hại trên 70% là: …………………………………….ha

Hồ sơ lưu gồm có: ………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã (phường)....) xem xét, hỗ trợ thiệt hại nêu trên của ……………………………………………………………………………………

Tôi xin cam kết nội dung theo bảng kê này là đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./.

 

XÁC NHẬN CỦA ĐẠI DIỆN
THÔN/BẢN/KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ và tên)

………,ngày ….. tháng ….. năm 20………
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

Mẫu số 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢN KÊ KHAI

Số lượng chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) ban đầu

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường …………………..

Họ, tên chủ cơ sở: …………………………………………………………………………………….

Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại ………………., Fax …………………..Email (nếu có):...........................................

Đăng ký chăn nuôi tập trung (hoặc nuôi trồng thủy sản) như sau:

TT

Đối tượng nuôi

Địa điểm

Diện tích nuôi (m2)

Thời gian bắt đầu nuôi (ngày, tháng) (dự kiến đối với thủy sản)

Số lượng giống dự kiến nuôi/thả (con)

Thời gian thu hoạch/xuất chuồng dự kiến (tháng, năm)

Sản lượng d kiến

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

..

 

 

 

 

 

 

 

 

Những vấn đề khác:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về các thông tin đã kê khai./.

 

…………, ngày ……. tháng ……. năm ………
Xác nhận của UBND xã/phường
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

…………, ngày ……. tháng ……. năm ………
CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng du nếu có)

 

…………, ngày ……. tháng ……. năm ………
Xác nhận của Cơ quan chuyên môn (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng du)

 

PHỤ LỤC II

MẪU BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC THIỆN HỖ TRỢ ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
(Kèm theo Nghị định số 02/20
17/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ)

Mẫu số 1

Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ đối với cây trồng để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Mẫu số 2

Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Mẫu số 3

Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ nuôi thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Mẫu số 4

Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ chăn nuôi để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Mẫu số 5

Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ sản xuất muối để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai

Mẫu số 6

Bảng tổng hợp đề xuất (hoặc kết quả thực hiện) hỗ trợ để khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

 


Mẫu số 1

ỦY BAN NHÂN DÂN …………….

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

(Từ ngày…..tháng...năm…. đến ngày....tháng …năm …..)

STT

Địa phương (tỉnh, huyện, xã)

TỔNG HP THIT HẠI

KINH PHÍ HỖ TRỢ

Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)

DIỆN TÍCH THIỆT HẠI HƠN 70%

DIỆN TÍCH THIỆT HẠI TỪ 30% - 70%

Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ)

Trong đó

Lúa thuần (ha)

Mạ lúa thuần (ha)

Lúa lai (ha)

Mạ lúa lai (ha)

Ngô và rau màu (ha)

Cây công nghiệp (ha)

Cây ăn quả lâu năm (ha)

Lúa thuần (ha)

Mạ lúa thuần (ha)

Lúa lai (ha)

Mạ lúa lai (ha)

Ngô và rau màu (ha)

Cây công nghiệp (ha)

Cây ăn quả lâu năm (ha)

NSTW hỗ trợ (tr.đ)

NSĐP đảm bảo (tr.đ)

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THEO ĐỊA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Chủ tịch UBND………………
(Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 2

ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP
ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)

STT

Địa phương (tỉnh, huyện, xã)

TỔNG HỢP THIỆT HẠI

KINH PHÍ HỖ TR

Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)

DIỆN TÍCH THIỆT HẠI HƠN 70%

DIỆN TÍCH THIỆT HẠI TỪ 30% - 70%

Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ)

Trong đó

Diện tích cây rừng (ha)

Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp (ha)

Diện tích vườn giống, rừng giống(ha)

Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm (ha)

Diện tích cây rừng (ha)

Diện tích cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp (ha)

Diện tích vườn giống, rừng giống(ha)

Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm (ha)

NSTW hỗ trợ (tr.đ)

NSĐP đảm bảo (tr.đ)

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Chủ tịch UBND…………..
(Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 3

ỦY BAN NHÂN DÂN …………………..

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ NUÔI THỦY SẢN
ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

(Từ ngày…..tháng…..năm…… đến ngày…..tháng…..năm……)

STT

Địa phương (tỉnh, huyện, xã)

TNG HỢP THIỆT HẠI

KINH PHÍ HỖ TRỢ GIỐNG

Tổng giá trị (thiệt hại (tr.đ)

Thiệt hại hơn 70%

Thiệt hại từ 30 - 70%

Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ)

NSTW hỗ trợ (tr.đ)

NSĐP đảm bảo (tr.đ)

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền (tr.đ)

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền (tr.đ)

Diện tích nuôi tôm quảng canh (ha)

Diện tích nuôi cá truyền thống cá bản địa (ha)

Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh (ha)

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh (ha)

Diện tích nuôi nhuyễn thể (ha)

Diện tích nuôi cá tra thâm canh (ha)

Lồng, bè nuôi nước ngọt (100 m3)

Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh (ha)

Diện tích nuôi cá nước lạnh thâm canh (ha)

Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (100 m3)

Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác (ha)

Diện tích nuôi tôm quảng canh (ha)

Diện tích nuôi cá truyền thống, cá bản địa (ha)

Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh (ha)

Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh (ha)

Diện tích nuôi nhuyễn thể  (ha)

Diện tích nuôi cá tra thâm canh (ha)

Lồng, bè nuôi nước ngọt (100 m3)

Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh (ha)

Diện tích nuôi cá nước lạnh thâm canh (ha)

Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (100 m3)

Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác (ha)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THEO ĐỊA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Chủ tịch UBND………….
(Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 4

ỦY BAN NHÂN DÂN ………………….

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ CHĂN NUÔI
ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH

(Từ ngày.... tháng.... năm ……. đến ngày ….. tháng.... năm....)

STT

Địa phương (tỉnh, huyện, xã)

TNG HỢP THIỆT HẠI

KINH PHÍ H TR

Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)

Gia cầm đến 28 ngày tuổi (con)

Gia cầm trên 28 ngày tuổi (con)

Lợn đến 28 ngày tuổi (con)

Lợn trên 28 ngày tuổi (con)

Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi (con)

Bò sữa trên 6 tháng tuổi (con)

Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi (con)

Trâu, bò thịt, ngựa trên 6 tháng tuổi (con)

Hươu, cừu, dê (con)

Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ)

NSTW hỗ trợ (tr.đ)

NSĐP đảm bảo (tr.đ)

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSTW quy ra tiền (tr.đ)

Hỗ trợ bằng hiện vật từ NSĐP quy ra tiền (tr.đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

 

TNG S

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Chủ tịch UBND …………..
(Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 5

ỦY BAN NHÂN DÂN ………………………

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN)
HỖ TRỢ SẢN XUẤT MUỐI ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI DỊCH BỆNH

(Từ ngày.... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng.... năm....)

STT

Địa phương (tỉnh, huyện, xã)

TNG HỢP THIỆT HẠI

KINH PHÍ H TRỢ

Tổng giá trị thiệt hại (tr.đ)

Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại trên 70%
(ha)

Diện tích sản xuất muối bị thiệt hại từ 30% - 70%
(ha)

Tổng NSNN hỗ trợ (tr.đ)

Trong đó

NSTW hỗ trợ (tr.đ)

NSĐP đảm bảo (tr.đ)

1

2

3

4

5

6

7

8

 

TNG SỐ

 

 

 

 

 

 

1

…………………

 

 

 

 

 

 

2

…………………

 

 

 

 

 

 

3

…………………

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Chủ tịch UBND …………..
(Ký tên đóng dấu)

 

Mẫu số 6

ỦY BAN NHÂN DÂN ……………

BẢNG TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT (HOẶC KẾT QUẢ THỰC HIỆN) HỖ TRỢ
ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH (ĐẾN THỜI ĐIỂM BÁO CÁO)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Địa phương (tỉnh, huyện, xã)

Tổng số tiền hỗ trợ

Trong đó:

Giống cây trồng

Lâm nghiệp

Ging thủy, hải sản

Giống vật nuôi

Sản xuất muối

Ghi chú

Quyết định hỗ trợ kinh phí (Số QĐ, ngày, tháng, năm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

TNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

1

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

2

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…………………

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(CHI TIẾT THEO ĐỊA PHƯƠNG)

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: UBND cấp huyện, xã sử dụng mẫu bảng nêu trên để tổng hợp đề xuất và báo cáo kết quả thực hiện với UBND cấp trên; UBND cấp tỉnh sử dụng để báo cáo kết quả thực hiện với các bộ ngành trung ương.

 

 

….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Chủ tịch UBND …………..
(Ký tên đóng dấu)

 

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No.02/2017/ND-CP

Hanoi, January 09, 2017

 

DECREE

ON POLICIES ON ASSISTANCE IN AGRICULTURE PRODUCTION FOR REVIVAL OF PRODUCTION OF AREAS SUFFERING FROM LOSSES CAUSED BY NATURAL DISASTERS AND EPIDEMICS

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on natural disaster management dated June 19, 2013;

Pursuant to the Law on state budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Veterinary Medicine dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Fisheries dated November 26, 2003;

Pursuant to the Law on Forest Protection and Development dated December 03, 2004;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government promulgates a Decree on policies on assistance in agricultural production for the revival of production of areas suffering from losses caused by natural disasters and epidemics.

Article 1. Scope

This Decree deals with assistance related to plant varieties, livestock breeds, fish seeds or a part of prime production costs intended for the revival of agricultural production areas suffering losses caused by natural disasters prescribed in Clause 1 in Article 3 of the law on natural disaster management and prevention and control of dangerous epidemics reveled in accordance with regulations of the law on veterinary medicine, fisheries, forestry and epidemics revealed as regulated by the law on plant protection and quarantine

Article 2. Regulated entities

Farmer households, aquaculture workers, salt workers, farm owners, cooperatives and cooperative groups concerning crop and animal husbandry, forestry, aquaculture and salt production (hereinafter referred to as productive households) suffering from losses caused by natural disasters and epidemics as prescribed in Article 1 of this Decree.

Article 3. Assistance principles

1. The State shall pay a portion of the costs of plant varieties, livestock breeds, fish seeds or a portion of prime production costs (compensation for losses is not required)

2. Assistance shall be promptly and directly provided in cash or in kind in the form of plant varieties, livestock breeds or perquisites. Plant varieties, livestock breeds and perquisites must be qualified and suitable for ecological and real conditions of local authority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. If a household is eligible for more than one forms of assistance, the most beneficial shall be provided.

Article 4. Conditions for getting assistance

A household suffering from losses shall be eligible for assistance if such household:

1. produces goods under the plan and guidance for agricultural production of local authorities.

2. has been granted initial registration of intensive farming (e.g. farms, cooperative groups and cooperatives) and aquaculture (according to Template no.6 provided in Appendix I issued together with this Decree) by People’s Committee of commune or the certificate of quarantine (if any). Households of intensive farming shall declare within 15 days from the day starting farming; People's Committee of commune shall take responsibility to examine and verify the declaration within 7 working days from the day on which the declaration is received. Aquaculture households shall have their declaration verified at the time starting their business.

3. suffer from losses irrespective of timely and adequately implementation of measures for natural disaster management and prevention and control of epidemics under the guidance of professional agencies and local authorities.

4. Time incurrence of loss:

a) For natural disasters: Time incurrence of loss is the period of natural disasters occurrence in the area verified by Committee for natural disaster management.

b) For epidemics: Time incurrence of loss is the period from announcement of epidemics to its termination. For special case in which cattle and poultry are required to be killed under the work of prevention and control of epidemics for the purpose of preventing epidemics from spreading as soon as the first pesthole is discovered although it is ineligible to be announced as a epidemic, time incurrence of loss is the period from the outbreak of epidemics to its termination.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For plants:

a) VND 2,000,000 and 1,000,000 per hectare for purebred land area suffering a loss of over 70% and 30 % - 70% respectively;

b) VND 20,000,000 and 10,000,000 per hectare for land area of young seedling suffering a loss of over 70% and 30% -70% respectively;

a) VND 3,000,000 and 1,500,000 per hectare for hybrid rice land area suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

a) VND 30,000,000 and 15,000,000 per hectare for young hybrid seedling land area suffering a loss of over 70% and 30% -70% respectively;

dd) VND 2,000,000 and 1,000,000 per hectare for land area of crops and vegetables suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

e) VND 4,000,000 and 2,000,000 per hectare for area of industrial and perennial fruit tree suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively

2. For forestry production:

e) VND 4,000,000 and 2,000,000 per hectare for the area of forest tree, non-timber forest product tree on forestry land, variety gardens and forests suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. For aquaculture:

a) A subsidy from VND 4,100,000 to 6,000,000 and from 2,000,000 to 4,000,000 per hectare for area of extensive shrimp farming such as rice-shrimp, ecological shrimp, forest-shrimp and combined shrimp farming suffering a loss of over 70% and 30% -70% respectively;

b) A subsidy from VND 7,100,000 to 10,000,000 and from 3,000,000 to 7,000,000 per hectare for area of traditional fish farming and local fish farming suffering a loss of over 70% and 30% -70% respectively;

c) A subsidy fromVND 6,100,000 to 8,000,000 and from 4,000,000 to 6,000,000 per hectare for area of semi-intensive and intensive giant tiger prawn farming suffering a loss of over 70% and 30% -70% respectively;

d) A subsidy fromVND 20,500,000 to30,000,000 and from 10,000,000 to 20,000,000 per hectare for area of semi-intensive and intensive whiteleg shrimp farming suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

dd) A subsidy from VND 40,500,000 to 60,000,000 and from 20,000,000 to 40,000,000 per hectare for area of mollusk farming suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

e) A subsidy from VND 20,500,000 to 30,000,000 and from 10,000,000 to 20,000,000 per hectare for area of intensive catfish20.500.000 farming suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

g) A subsidy from VND 7,100,000 to 10,000,000 and from 3,000,000 to 7,000,000 per 100 cubic meters for fish cage and raft in freshwater farming suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

h) A subsidy from VND 20,500,000 to 30,000,000 and from 10,000,000 to 20,000,000 per hectare for area of intensive tilapias farming suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

k) A subsidy fromVND 15,500,000 to 20,000,000 and from 10,000,000 to 15,000,000 per 100 cubic meters for cages and rafts in offshore aquaculture suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

l) A subsidy from VND 4,100,000 to 6,000,000 and from 2,000,000 to 4,000,000 per hectare for area of other fish farming suffering a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

4. For cattle and poultry farming:

a) Losses caused by natural disasters:

 A subsidy from VND 10,000 to 20,000 and from 21,000 to 35,000 per entity for poutry such as chicken, duck, geese of 28 days of age and over 28 days of age respectively;

A subsidy from VND 300,000 to 400,000 per entity for pig of 28 days of age, from VND 450,000 to 1,000,000 per entity for pigs of over 28 days of age and VND 2,000,000 per entity for harvested sows and boars;

A subsidy from VND 1.000.000 to 3.000.000 and from 3.100.000 to 10.000.000 per entity for milk producing heifers of 6 months of age and dairy cattle of over 6 months of age respectively;

A subsidy from VND 500.000 to 2.000.000 and from 2.100.000 to 6.000.000 per entity for buffalo, beef cattle and horse of 6 months of age and over 6 months of age respectively;

A subsidy from VND 1,000,000 to 2,500,000 per entity for deers, sheeps and goats

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Provide productive households having cattle and poultry compulsorily killed as their livestocks are infected by the epidemic or stay in the epidemic area with direct assistance under the following rates:

 VND 38,000 per kilogram for pig;

 VND 45,000 per kilogram for bufflalo, cow, goat, sheep and deer;

 VND 35,000 per entity for poultry such as chicken, duck and geese

5. For salt production: VND 1,500,000 and 1,000,000 per hectare for area of salt production suffering from a loss of over 70% and 30% - 70% respectively;

6. For plants, livestocks and fisheries not prescribed in clause 1, 2, 3 and 4 in this Article, Chairperson of People's Committee of provinces and centrally-affiliated cities shall determine specific assistance rates appropriate for the loss according to budget balance capacity, production features and actual requirements in local authority.

7. In case of assistance in the form of perquisite, the value of perquisites will be exchanged equivalent to monetary assistance according to prices at the assistance time

Article 6. Order and procedure for assistance

1. Order and method of implementation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Assistance in case of natural disasters: Households cooperate with local authorities in assessment of losses and directly send an application to Committee for natural disaster management, search and rescue of the commune.

a) Application form no.1, 2, 3, 4 and 5 provided in Appendix I issued together with this Decree; form no.6 provided in Appendix I issued together with this Decree or Certificate of quarantine (if any);

b) Statistic proving the loss caused by epidemics or natural disasters verified by an official of the village or neighborhood.

3. Responsibilities of authorities:

a) For epidemics:

Chairperson of People’s Committee of communes shall form a council for examination including People’s Committee of commune, experts of district, representatives of social organizations, villages, neighbor groups for the purpose of making minutes of examination and verification of loss level and specific requirements for assistance of each productive household and make a consolidated report sent to People’s Committee of districts. People’s Committee of districts shall organize inspection and issue a decision on assistance as authorized or make a consolidated report sent to People's Committee of provinces based on the report of People's Committee of communes.

Based on the report of People’s Committee of districts, professional agencies of provinces shall take responsibility to inspect and lodge the report to People's Committee of provinces for approval and allocation of local budget and other legal financial sources for the purpose of opportunely satisfying requirement for assistance intended for the revival of production in areas suffering from losses caused by natural disasters, epidemics as regulated in this Decree.

b) For natural disasters: Implementation shall be achieved as prescribed in point a in clause 3 of this Article together with cooperation of Committee for natural disaster management, search and rescue in local authority in examining and verifying the loss and making a consolidated report sent to central committee for natural disaster management as prescribed in point d in clause 2 in Article 30 and clause 2 in Article 31 of the law on natural disaster management.

Chairperson of People’s Committee of communes, districts shall make a consolidated report of proposed losses and send results of implementation of assistance according to Templates provided in Appendix II issued together with this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Resources and assistance mechanism from central budget

1. Resources:

a) Reserve fund of the central budget:

a) Reserve fund of the local budget:

c) Funds for natural disaster management;

d) National reserve sources;

dd) Other legal financial sources as required by laws

2. Mechanism for assistance by central budget:

a) Mountainous provinces and Central Highland will receive 80% of assistance provided by the state budget from the central budget.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Provinces and cities at least 50% of revenues of which are transferred to the central budget shall use their own local budgets to provide assistance.

Provinces and cities less than 50% of revenues of which are transferred to the central budget will receive 50% of assistance provided by the state budget from the central budget.

Other local authorities failing to balance their budget will receive 70% of assistance provided from the state budget from the central budget.

c) Other regulations:

In case funding assistance for losses within a year is less than VND 1 billion per year, provinces and cities shall use the reserve fund of the local budget to provide assistance.

For local authorities suffering from severe losses, if local budget required for the assistance exceeds 50% of reserve fund of the local budget assigned by the Prime Minister, central budget shall supplement the gap from 50% excess.

Article 8. Implementation

1. Central committee for natural disaster management, search and rescue shall make a consolidated report of loss assessment and requirements of local authorities and sent to the Government for prompt solutions and assistance sources as prescribed in point d in clause 2 in Article 30 of the law on natural disaster management.

2. Ministry of Agriculture and Rural Development;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Preside over and cooperate with ministries, departments and local authorities in sending reports to the Prime Minister and propose, as authorized, assistance in the form of perquisite from national reserve sources for local authorities to recover losses caused by natural disasters and epidemics.

3. Based on regulations in this Decree and realized expenditures of local budget intended for assistance for revival of production of areas suffering from losses caused by natural disasters and epidemics, the Minister of Finance shall consider annual assistance from reserve fund of the local budget for each local authority and periodically report the results of implementation to the Prime Minister. If natural disasters and epidemics occur in large scale and local budget could not be adequate for providing assistance as prescribed in Article 5 of this Decree, the Ministry of Finance shall advance funding for local authorities (maximum money amount stands 70% of assistance from the central budget) at the request of People's Committee of centrally-affiliated provinces and cities. The Ministry of Finance shall withdraw the advanced money as required by the law on state budget after receiving the report of funding finalization from local authorities.

4. Chairperson of People’s Committee of provinces is required to:

b) instruct professional agencies, People's Committee of provinces, communes to directly provide assistance for productive households suffering from losses effectively use the funding for assistance with right purpose, promulgate specific regulations and sanctions for prevention of funding loss or waste and negative issues.

c) decide the assistance rates as prescribed in clause 6 in Article 5 and prescribe particular assistance rate for each type of plant, livestock, fishery but not surpass regulated rate in clause 1, 2, 3 and 4 in Article 5 of this Decree;

d) send the report of implementation results following templates provided in Appendix II issued together with this Decree to the Ministry of Agriculture and Rural Development, Ministry of Finance and central committee for natural disaster management (in case of losses caused by natural disasters) at the end of the year or at the termination of natural disasters or epidemics.

Article 9. Implementation provisions

1. This Decree comes into force from February 25, 2017.

2. This Decree replaces Decision No. 142/2009/QD-TTg dated December 31, 2009, Decision No. 49/2012/QD-TTg dated November 08, 2012 on the amendments to Article 3 of Decision No. 142/2009/QD-TTg of the Prime Minister; clause 1 in Article 1 of Decision No. 719/QD-TTg dated June 05, 2008 and clause 1 in Article 1 of Decision No. 719/QD-TTg.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Ministries, Directors of ministerial agencies and Governmental agencies, Chairperson of People’s Committee of provinces and centrally-affiliated cities shall take responsibility to implement this Decree./.

 

 

PP. PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

;

Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Số hiệu: 02/2017/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 09/01/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [2]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [2]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…